Đỗ Thế Vinh
Giới thiệu về bản thân
Tỉ số phần trăm là tỉ số của 2 số mà khi đó ta quy mẫu số của tỉ số về thành số 100
Rảnh
160
là những hợp chất hóa học không có mặt nguyên tử carbon, ngoại trừ khí CO, khí CO2, axit H2CO3 và các muối carbonat, hydrocarbonat và các carbide kim loại
160
Bác Hồ sinh năm 1890
Thuộc thế kỉ thứ 19
138 nha
Âu Lạc, Địa danh lịch sử; quốc hiệu do Thục An Dương Vương lập ra tồn tại từ 257 đến 208 TCN. Tên nước Âu Lạc gồm hai thành tố Âu (Tây Âu, Âu Việt) và Lạc (Lạc Việt), phản ánh sự liên kết hai nhóm người Lạc Việt và Tây Âu. Trong triều vua Thục vẫn có Lạc hầu và các địa phương vẫn do lạc tướng cai quản.
* Bối cảnh ra đời của nhà nước Âu lạc:
- Cuối thế kỉ III TCN, nhà tần đem quân đánh xuống phía Nam. Người Lạc Việt và người Âu Việt đã đoàn kết với nhau để cùng chống quân xâm lược. Họ đã cử “người tuấn kiệt” là Thục Phán lãnh đạo cuộc kháng chiến.
- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần, năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước Âu Lạc.
* So sánh nhà nước Văn Lang và Âu Lạc
|
Nhà nước Văn Lang |
Nhà nước Âu Lạc |
|
Giống nhau |
Lãnh thổ chủ yếu |
- Thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay. |
|
Tổ chức nhà nước |
- Đứng đầu nhà nước là vua, nắm giữ mọi quyền hành. - Giúp việc cho vua là các lạc hầu và Lạc tướng. - Lạc tướng đứng đầu các bộ; Bồ chính (già làng) đứng đầu các chiềng, chạ. |
||
Khác nhau |
Kinh đô |
Phong Châu (Phú Thọ) |
Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội) |
Lãnh thổ |
Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay. |
Địa bàn được mở rộng hơn (trên cơ sở hợp nhất vùng đất của Tây Âu và Lạc việt). |
|
Tổ chức Nhà nước |
Đơn giản, sơ khai |
- Tổ chức nhà nước chặt chẽ hơn: + Vua nắm giữ nhiều quyền hành và có vị thế cao hơn trong việc trị nước. + Có quân đội mạnh, vũ khí tốt; có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.
|
Nhắc đến nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, em vô cùng ấn tượng trước sáng tác "Mẹ và quả" của ông. Đây quả là một tác phẩm hay và sâu sắc khi viết về tình mẫu tử cao đẹp, thiêng liêng, sâu nặng. Trong toàn bộ văn bản, điều khiến em yêu thích nhất chính là khổ cuối cùng: "Và chúng tôi, một thứ quả trên đời/ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái/ Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh". Ở hai dòng thơ đầu: "Và chúng tôi, một thứ quả trên đời/ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái", tác giả đã đem đến cho em những cảm nhận về sự trân trọng, biết ơn của người con dành cho mẹ. Nhân vật trữ tình coi mình như một loại quả. Thứ quả ấy lớn lên nhờ tình yêu thương, chăm sóc, chở che của mẹ. "Bảy mươi tuổi" chính là cột mốc quan trọng của đời người. Mẹ đã đi quá nửa cuộc đời, đã trở nên già yếu. Đây cũng là lúc mẹ mong chờ được "hái" loại quả mà mình thương yêu nhất. Mẹ muốn nhìn thấy các con khôn lớn, trưởng thành. Đặc biệt, em vô cùng ấn tượng trước tình cảm chân thành, da diết của người con ở hai dòng cuối cùng: "Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh". Câu thơ ấy khơi gợi sự xúc động, sâu lắng trong lòng người đọc bởi tình cảm và tấm lòng hiếu thảo của nhà thơ. Với biện pháp hoán dụ, lấy hình ảnh "bàn tay mẹ mỏi", tác giả muốn diễn tả sự già yếu của mẹ. Tiếp đó là biện pháp ẩn dụ "mình vẫn còn một thứ quả non xanh?", đối lập với tuổi cao, sức yếu của mẹ là sự non nớt, chưa trưởng thành của con. Con lo sợ mẹ già rồi mà mình vẫn còn vụng dại, chưa kịp trưởng thành, lớn khôn. Như vậy, bằng các biện pháp tu từ độc đáo như ẩn dụ, hoán dụ, tác giả đã diễn tả được tình cảm sâu nặng dành cho người mẹ kính yêu. Từ đây, em càng thêm trân trọng, yêu thương mẹ của mình.