Câu 1: Các từ láy có trong lời bài hát là: vỗ về, nhẹ nhàng.
Câu 2: Nghĩa của từ “đi” trong câu “Dẫu đi trọn cả một kiếp người” là sống, trải qua một kiếp sống, một kiếp người.
Câu 3:
Trong câu thơ:
Mẹ dành hết tuổi xuân vì con
Mẹ dành những chăm lo tháng ngày
Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.
Biện pháp điệp ngữ khẳng định vai trò và tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người. Mẹ là người luôn dành hết mọi sự yêu thương, che chở, bảo vệ, hi sinh vì con. Mẹ phải mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày, nuôi con với muôn màn khó khăn, gian khổ, dành cho con những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống thậm chí có thể hi sinh bản thân mình để bảo vệ con. Mẹ giống như điểm tựa, là bến đỗ bình yên của mỗi người trong cuộc sống. Tiếp thêm sức mạnh trước mỗi khó khăn, thử thách. Hơn nữa,mẹ còn làm cho đời sống tinh thẩn của chúng ta đầy đủ, phong phú,t ốt đẹp hơn, là động lực, mục đích cho sự nỗ lực và khao khát sống của mỗi cá nhân. Mẹ còn soi sáng, thức tỉnh ta mỗi khi lầm đường lạc lối, sống có trách nghiệm hơn với bản thân …Tác giả đã sử dụng biện pháp điệp ngữ “mẹ dành” lặp lại ba lần như nhấn mạnh sự chăm lo, hi sinh tuổi xuân của mẹ, mẹ dành cả cuộc đời cho con để con được trưởng thành, được chạm tới những ước mơ, khát vọng.
Sự lặp lại ba lần “mẹ dành” cũng góp phần tạo nên nhạc điệu cho đoạn thơ.
Câu 4:
Trong cuộc đời mối con người, ngày buồn khổ nhất chính là ngày mà ta mất đi người mẹ yêu thương của mình, bởi “mẹ là thiên thần mà thượng đế đã ban tặng cho mỗi chúng ta”, là người bạn, người thầy, là chỗ dựa tinh thần vững chắc. trong cuộc sống của mỗi con người, mẹ có vai trò hết sức quan trọng.
“Cảm ơn mẹ vì luôn bên con
Lúc đau buồn và khi sóng gió
Giữa giông tố cuộc đời
Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về”.
Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Lời cảm ơn có lẽ là một trong những lời nói chân thành nhất xuất phát từ trái tim từ tấm lòng của chính mình. Cảm ơn là một thái độ trân trọng biết ơn những gì mà người khác đã làm cho ta đem lại cho ta những điều tốt đẹp. Cảm ơn chính là một cách thể hiện tình cảm, lối ứng xử lịch sự, lễ phép, biết tôn trọng đến những người xung quanh mình. Văn hóa cảm ơn chính là nét đẹp vốn có của một con người. Lời cảm ơn dù chỉ là bé nhỏ nhưng lại có thể đánh giá được nhân phẩm của một con người. Thế giới sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu ta biết cảm ơn ta biết trân trọng những thành quả mà người khác đã làm cho ta. Nét đẹp của lối sống này diễn ra thường xuyên biểu hiện ở lời nói, cử chỉ, hành động và nằm ngay trong chính tình cảm của mỗi người. Cảm ơn thực ra chỉ là một cách hành xử biết điều, lễ phép, lịch sự. Hằng ngày chúng ta gặp gỡ bao nhiêu chuyện, tiếp xúc bao nhiêu chuyện. Lời cảm ơn khi được bạn bè giúp đỡ, cảm ơn khi đi lạc đường được một người lạ chỉ giúp, cảm ơn vì hôm nay xe thủng xăm và có người đưa mình về. Chỉ là một lời nói đơn giản và rất dễ dàng thể hiện. Hoặc đơn giản hơn là nói lời cảm ơn ba mẹ vì đã nuôi dạy mình lớn khôn, có thể tự lập được. Lời cảm ơn không quá khó nói nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Lời cảm ơn tuy không làm bạn mất gì nhưng nó có tác động lớn đến cuộc sống của bạn, giúp mọi người có thái độ khác về bạn. khi ta nói lời cảm ơn hay nhận được lời cảm ơn từ người khác sau mỗi một hành động đẹp, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ và yêu đời hơn rất nhiều. Một lời cảm ơn chân thành được nói ra sẽ giúp khoảng cách giữa các đối tượng dường như được rút ngắn lại. Khoảng cách giữa giàu và nghèo, người người tốt và người xấu…sẽ dần mất đi. Khi chúng ta dùng thái độ chân thành nhất để ứng xử với nhau, bán ẽ cảm nhận được cuộc sống này gần gũi và đáng yêu biết bao nhiêu. Khi đi trên đường, thấy một người gặp khó khăn được mọi người giúp đỡ bạn cũng cảm thấy tinh thần minh phấn chấn và lạc quan hơn rất nhiều. Vì trong cuộc sống vẫn còn những người tốt và những điều nhỏ nhặt nhưng đáng yêu. Nói lời “cám ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử giữa người với người. Thế nhưng từ ngữ rất đỗi gần gũi và dễ dàng ấy đã dần dần trở nên xa lạ, nhất là đối với bạn trẻ. Không ít trường hợp bạn trẻ ra đường nhờ bác xe ôm chỉ dùm nhưng lại quên mất lời “cám ơn”, khi đánh rơi đồ được người khác nhặt dùm lại quên “cám ơn”, đi siêu thị chú bảo vệ dắt xe dùm cũng không lên tiếng “cám ơn” mà ung dung lên xe nổ máy,... Và còn rất nhiều trường hợp khác nữa. Không riêng gì trong giao tiếp ngoài xã hội, nhiều bạn trẻ thi thoảng mới nói câu “cảm ơn” với những người thân yêu trong gia đình mình vì... ngại. “Mình sẽ gián tiếp thể hiện sự biết ơn bằng cách khác như phụ giúp, đỡ đần cho ba mẹ. Vì từ nhỏ đến giờ chẳng mấy khi bày tỏ tình cảm trực tiếp thành ra quen… Nói lời “cám ơn” hoàn toàn không phải là một việc quá khó khăn. Đây cũng là tiêu chí đánh giá phẩm chất và văn hóa của mỗi cá nhân. Và việc không quen nói lời “cảm ơn” đã phản ánh một thực trạng: người trẻ ngày nay dường như chỉ biết nhận mà không biết cho, đã vô tình hình thành nên sự vô cảm. Người Nhật có thói quen khi nói “xin lỗi”, “cảm ơn” và cả chào hỏi họ đều cúi đầu rất lâu. Đó là điều chúng ta cần suy nghĩ”. Cảm ơn là nét sống văn minh của con người có học thức, có giáo dục. Cảm ơn hoàn toàn không phải là hình thức phức tạp hóa ứng xử, khách sáo, mà nó là sự cần thiết, là quy tắc giao tiếp giữa con người với con người. bạn đang tự làm đẹp mình khi biết nói hai từ “cảm ơn”! Đừng ngần ngại nói 2 từ “cảm ơn” nhé, chính lời cảm ơn giúp chúng ta sống hạnh phúc, nắm bắt được giá trị cuộc sống là gì, tạo mối liên kết với mọi người trong xã hội và góp phần làm cho thế giới thêm tốt đẹp hơn.