K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

viết đoạn văn khoảng 150 chữ, phân tích nhân vật tôi trong đoạn tích bà tôi của tác giả xuân quỳnh văn bản Thì ra bà tôi lâu nay vẫn đi bán bỏng ngoài bến tàu. Khổ thân bà quá! Bà ơi, cháu thương bà lắm. Bà có nghe thấy tiếng cháu gọi thầm bà không? Lúc này bà làm gì, ở đâu? Sao bà không về với cháu đi bà! Ôi, tôi như nhìn thấy bà tôi đang len lỏi đi dọc các toa tàu, giơ gói bỏng lên trước mặt hành khách nài nỉ: “Ông...
Đọc tiếp

viết đoạn văn khoảng 150 chữ, phân tích nhân vật tôi trong đoạn tích bà tôi của tác giả xuân quỳnh

văn bản

Thì ra bà tôi lâu nay vẫn đi bán bỏng ngoài bến tàu. Khổ thân bà quá! Bà ơi, cháu thương bà lắm. Bà có nghe thấy tiếng cháu gọi thầm bà không? Lúc này bà làm gì, ở đâu? Sao bà không về với cháu đi bà!

Ôi, tôi như nhìn thấy bà tôi đang len lỏi đi dọc các toa tàu, giơ gói bỏng lên trước mặt hành khách nài nỉ: “Ông ơi, bà ơi mua bỏng giúp tôi đi!”. Nhưng con tàu vô hình cứ mang các hành khách chạy đi, để lại bà tôi tóc bạc, lưng còng, đứng chơ vơ giữa hai vệt đường ray… Chính tôi, tôi cũng vô tình như con tàu, tôi chẳng để ý gì đến bà tôi, tôi chỉ nghĩ đến những con quay, những quả bóng của tôi thôi! Nhiều lúc bà tôi đến chơi, mới ngồi với bà được một tí, tôi đã vội bỏ đi với những trò chơi của tôi rồi! Không, không thể để thế được. Tôi đã mười hai tuổi, lớn rồi, tôi cũng có quyền bàn chuyện nghiêm chỉnh với bố mẹ tôi chứ! Nghĩ rồi, tôi chạy ào xuống nhà. Tôi thấy mẹ tôi đang rửa bát, còn bố tôi đang xách nước lên.

- Bố mẹ ơi, – tôi gọi giục giã, – bố mẹ vào cả đây con có chuyện này muốn nói với bố mẹ.

- Thằng này hôm nay lạ thật. – Bố tôi nói. – Có chuyện gì mà quan trọng vậy?

- Thì con cứ nói đi, – mẹ tôi nói, – mẹ vừa rửa bát vừa nghe cũng được.

- Không , cả mẹ nữa, mẹ vào đây con mới nói.

Mẹ tôi vào, nhìn tôi lo lắng:

- Hay con có chuyện gì ở lớp?

- Không.

- Hay con đánh nhau với bạn nào?

- Không. Chuyện nhà ta kia. Bố mẹ ơi, bố mẹ có thương bà không?

- Sao tự nhiên con lại hỏi thế? – Bố tôi hỏi lại tôi. – Mà bà làm sao kia mà thương?

- Bà chẳng làm sao cả. Bà đi bán bỏng ở bến tàu ấy, người ta bảo thế. Bố mẹ có biết không?

- Biết, – bố tôi có vẻ lúng túng, – nhưng thế thì sao.

- Còn sao nữa! – Tôi nghẹn ngào: – Bà già rồi. Sao bố lại để bà như thế? Khổ thân bà!

- Bố có bắt bà phải thế đâu, – mẹ tôi trả lời thay cho bố, – vì bà thích thế chứ.

- Thích ư? Con chắc là bà chẳng thích đâu. Đời nào bà lại thích đi bán bỏng hơn ở nhà với con, với bố mẹ. Bà yêu thương bố mẹ và con lắm kia mà. Ôi, con cứ nghĩ đến những ngày nắng, ngày rét mà bà thì già thế, bà sao chịu nổi, bà ốm rồi bà chết như bà Thìn bên cạnh ấy thì sao. – Nói đến đây tôi oà lên khóc. – Ước gì bây giờ con đã lớn để con nuôi được bà!

Bố mẹ tôi lặng lẽ nhìn tôi rồi lại nhìn nhau. Bố tôi đặt một bàn tay lên vai tôi rồi nói:

- Thôi con nín đi. Bố hiểu rồi. Con nín đi con!

Tôi cảm thấy giọng bố tôi hơi run và bàn tay nóng ran của bố truyền hơi nóng sang vai tôi. Mẹ tôi cũng nghẹn ngào:

- Con nói đúng, bố mẹ có lỗi với bà. Con đi ngủ đi, sáng mai bố mẹ sẽ xuống Vĩnh Tuy đón bà về đây. Gia đình ta lại sum họp như trước.

Tôi ngoan ngoãn nghe lời mẹ, lên giường nằm nhưng không làm sao chợp mắt được. Tôi cảm thấy phấp phỏng, vừa lo lại vừa vui. Chỉ sáng mai thôi, tôi lại được sống cùng với bà như trước. Nhưng nói dại, không hiểu sáng mai bà tôi có còn gặp được tôi không? Bà tôi vẫn thường hay nói với tôi: “Bà sống được ngày nào hay ngày ấy. Người già như ngọn đèn trước gió, không biết tắt lúc nào”.

 
0
(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Kiến trúc hoàng cung qua các phát hiện khảo cổ học tại Hoàng Thành Thăng Long        Kiến trúc hoàng cung Thăng Long là đỉnh cao của nền kiến trúc đương thời, không chỉ có quy mô to lớn, nhiều tầng mái mà trang trí rất nguy nga tráng lệ. Sử cũ viết cung điện “chạm trổ, trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ, xưa chưa từng có”...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Kiến trúc hoàng cung qua các phát hiện khảo cổ học tại
Hoàng Thành Thăng Long

       Kiến trúc hoàng cung Thăng Long là đỉnh cao của nền kiến trúc đương thời, không chỉ có quy mô to lớn, nhiều tầng mái mà trang trí rất nguy nga tráng lệ. Sử cũ viết cung điện “chạm trổ, trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ, xưa chưa từng có” (Việt sử lược) hay “Nhà/ cung điện đều sơn son, cột vẽ hình long, hạc, tiên nữ” ("Quế hải ngu hành chí"(1), Phạm Thành Đạt). Song, để hình dung được vẻ đẹp đó là diều không đơn giản.

       Thăng Long có vị trí đắc địa, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là đất thiêng hội tụ những tinh hoa của đất nước và khu vực. Tại đây, từ năm 1010, các triều đại Lý, Trần, Lê nối tiếp nhau quy hoạch, xây dựng cung điện, lầu gác làm nơi thiết triều, nơi làm việc và sinh hoạt của Hoàng đế, Hoàng gia và Triều đình. Tuy nhiên, những hiểu biết về kiến trúc hoàng cung thời Lý - Trần và thậm chí thời Lê còn hết sức hạn chế, do hiện nay ở Việt Nam không còn lưu giữ được một công trình cung điện nào cùng thời. Điều đó cũng đồng nghĩa, kiến trúc cung điện hoàng cung Thăng Long vẫn còn là bí ẩn của lịch sử kiến trúc Việt Nam.

       Dưới lòng đất khu di sản Hoàng thành Thăng Long, kết quả khai quật khảo cổ học từ năm 2002 - 2017, đã xác định được một quần thể nền móng kiến trúc Đại La, Nét truyền thống dễ nhận thấy trong kiến trúc cổ truyền người Việt là cột hiên nằm rất gần với cấp nền(2) nên phần mái hiên của kiến trúc nhô ra không nhiều. Lý, Trần, Lê. Trong đó, nền móng kiến trúc giai đoạn Thăng Long được làm rất kiên cố và bền vững, bộ vì(3) đặt trực tiếp trên chân tảng đá chạm hoa sen để đỡ mái.

Ngữ văn 11, Đọc hiểu văn bản thông tin, OLM

Hình 1: Tượng đầu rồng trang trí nóc mái, thời Lý

 Hình 2: Tượng đầu sư tử trang trí bờ dải, thời Lý

Hình 3: Lan can đá chạm rồng, thời Lý

Hình 4: Chân tảng đá hoa sen đặt trên móng cột, thời Lý

Hình 5: Gạch vuông lát nền, thời Lý

Hình 6: Tượng đầu chim phượng trang trí trên mái, thời Lý

       Theo GS Ueno (Nhật Bản) “kiến trúc cung điện thời Lý có thể đã sử dụng đấu củng(4) nhưng hiện tượng phần hiên không nhô ra nhiều cho thấy đấu củng thời Lý thuộc loại đơn giản”. Tuy nhiên, cũng không loại trừ thời Lý - Trần đã sử dụng kết cấu vì nóc kiểu giá chiêng giống như ở chùa Thái Lạc (Hưng Yên), chùa Dâu (Bắc Ninh) và Bối Khê (Hà Nội). Đây là những kiến trúc còn bảo lưu được ít nhiều phong cách cuối thời Trần.

       Vật liệu kiến trúc cũng rất đa dạng, phong phú, mái cung điện lợp ngói âm - dương và ngói phẳng, góc mái, đầu nóc trang trí các loại tượng tròn đất nung hình rồng, phượng, sư tử. Vẻ đẹp thực sự của kiến trúc được phô diễn bởi các loại ngói lợp, người xưa gọi bằng các mỹ từ như: “kim ngõa - ngói men vàng”, “ngân ngõa - ngói men bạc, “bích ngõa - ngói men xanh”, “uyên ngõa - ngói uyên ương” và “liên ngõa - ngói sen”. Vẻ đẹp đó còn là cảm hứng của văn học, thi ca; bia Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh(5) (năm 1125) viết “mái hiên bay cao như cánh chim, ngói xếp như bày vảy cá” hay “ngói sen ngàn lớp tựa vẩy cá, sương sớm giọt giọt ngỡ hạt châu” (Thiệu Long tự bi minh(6), 1226), hình ảnh Xi Vẫn(7) - tượng chim phượng trang trí trên mái soi ngược xuống mặt nước được thiền sư Huyền Quang (1254 - 1334) viết trong bài thơ chùa Diên Hựu “In ngược hình chim, gương nước lạnh”. Thời Trần kế thừa và đã sáng tạo loại ngói sen lợp mái, mang lại sắc thái riêng cho kiến trúc đương thời.

Ngữ văn 11, Đọc hiểu văn bản thông tin, OLM

Hình 7: Minh họa cách lợp ngói rồng thời Lê sơ, thế kỷ XV-XVI

Hình 8: Ngói dương men xanh lợp diềm mái, thời Lê Sơ, thế kỷ XV

Hình 9: Ngói âm men xanh lợp diềm mái, thời Lê Sơ thế kỷ XV

Hình 10: Ngói Rồng men vàng lợp mái cung điện, thời Lê Sơ, thế kỷ XV

       Đến thời Lê, kiến trúc cung điện Thăng Long đã có nhiều thay đổi do ảnh hưởng lớn từ hệ tư tưởng nho giáo nhưng vẻ đẹp và sự hoa mỹ thì càng được nâng cao. Nếu ai đó được một lần nhìn thấy loại “ngói rồng” tráng men xanh, men vàng phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long thì sẽ hiểu được kiến trúc cung điện đẹp đến nhường nào. Lý Tiên Căn (sứ giả nhà Thanh) viết về kiến trúc cung điện thời Lê như sau: “chỉ có nhà vua mới được lợp ngói màu vàng, quan và dân lợp bằng cỏ” (trích An Nam tạp ký). Đánh giá về kiến trúc cung điện Thăng Long PGS.TS Tống Trung Tín bày tỏ “Phải còn rất lâu nữa chúng ta mới hiểu được kiến trúc hoàng cung Thăng Long” bởi những khám phá của khảo cổ học mới chỉ là bước đầu làm phát lộ di tích di vật. Quá trình nghiên cứu chắc chắn còn phải kéo dài và rất khó khăn trong bối cảnh thiếu thốn nguồn tư liệu đương thời để so sánh, ví dụ như: tên gọi các cung điện, bộ khung gỗ, chưa kể đến trang trí nội thất bên trong các cung điện đó.

Ngữ văn 11, Đọc hiểu văn bản thông tin, OLM

Hình 11: Phối cảnh tưởng tượng về mặt bằng kiến trúc cung điện thời Lý tại khu khảo cổ học
18 Hoàng Diệu, Hà Nội

       Qua khám phá của khảo cổ học và thư tịch cổ có thể thấy kiến trúc cung điện, lầu gác tại hoàng cung Thăng Long đều là kiến trúc có bộ khung gỗ, mái lợp ngói, trang trí nội ngoại thất rất công phu và tráng lệ, chứng tỏ trình độ kỹ thuật, mỹ thuật và trình độ quy hoạch xây dựng đô thành đã rất phát triển dưới thời Lý, Trần, Lê tạo cho Thăng Long vị thế xứng đáng là quốc đô qua nhiều triều đại, trải dài lịch sử 779 năm (1010 - 1789). Những thành tựu nhiều mặt đó phản ánh sự kết tinh, giao thoa và tiếp biến văn hóa(8) của Thăng Long với các vùng văn hóa trong nước cũng như các nền văn minh trong khu vực. Đó cũng là một trong những giá trị nổi bật toàn cầu của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long mà UNESCO đã ghi danh là di sản thế giới năm 2010.

(TS. Trần Thế Anh, Ths. Đỗ Đức Tuệ, Ths. Nguyễn Hồng Quang, bài đăng trên tạp chí Kiến trúc số 10 - 2018)

Chú thích: 

(1) Quế hải ngu hành chí: Tập bút kí cho Phạm Thành Đại (1126 - 1193) thời Tống biên soạn. Phạm Thành Đại từng giữ chức trưởng quan của Quảng Nam Tây lộ - đầu mối thông tin giữa nhà Tống và Đại Việt.

(2) Cấp nền: Cầu nối đi lại phía trước ngôi nhà, là vị trí nối liền giữa sân và nhà, là nơi kết nối giao thông các hoạt động sống trong và ngoài của căn nhà.

(3) Bộ vì: Một bộ phận thuộc mái nhà có nhiệm vụ chống đỡ, kết nối hệ mái với những bộ phận khác để làm tăng độ kiên cố, vững chắc cho hệ mái. Đồng thời nó cũng giúp nâng cao giá trị thẩm mĩ cho ngôi nhà.

(4) Đấu củng: Một loại kết cấu mái theo kĩ thuật chồng tường (các loại gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau). Nó không chỉ có tác dụng mở rộng diện tích hiên nhà, tăng khả năng chịu lực mà còn đóng vai trò như một chi tiết để tô điểm, trang trí.

(5) Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh (Bia chùa Hương Nghiêm trên núi Càn Ni): Văn bia được khắc ở chùa Hương Nghiêm, thôn Diên Hào, huyện Lôi Dương nay là xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Văn bia không ghi người soạn nhưng theo khảo cứu của Hoàng Xuân Hãn thì tác giả bài văn bia này có thể là nhà sư Hải Chiếu.

(6) Thiệu Long tự bi (Bia chùa Thiệu Long): Văn bia được khắc ở chùa Thiệu Long, xã Tam Hiệp, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Bia này được khắc năm Bính Tuất (1226), năm đầu của nhà Trần.

(7) Xi Vẫn: Một trong những đứa con của rồng. Theo truyền thuyết kể lại, rồng sinh ra chín đứa con nhưng không còn nào trở thành rồng cả. Chín con của rồng được gọi bằng những cái tên khác nhau là Bị Hí, Xi Vẫn, Bồ Lao, Bệ Ngạn, Thao Thiết, Công Phúc,… Xi Vẫn là con thứ hai, mang hình dáng đầu rồng đuôi cá.

(8) Tiếp biến văn hóa: Quá trình thay đổi văn hóa và thay đổi tâm lí sau cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa.

Câu 1. Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 2. Thông tin trong văn bản được triển khai theo trật tự nào?

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Vẻ đẹp thực sự của kiến trúc được phô diễn bởi các loại ngói lợp, người xưa gọi bằng các mỹ từ như: “kim ngõa - ngói men vàng”, “ngân ngõa - ngói men bạc, “bích ngõa - ngói men xanh”, “uyên ngõa - ngói uyên ương” và “liên ngõa - ngói sen”.

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

Câu 5. Em ấn tượng với thông tin nào trong văn bản? Vì sao?        

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc văn bản sau: Người bán mai vàng      Ngay cả ở đất Cố Đô, không mấy ai biết ở chân núi Ngũ Tây có một vườn mai vàng. Chủ vườn mai ấy là hai cha con ông già mù. Vườn mai có từ bao giờ không nhớ. Gốc cây sù sì, nổi u, nổi cục, rêu xanh bám từng đám, loang lổ, cổ kính. Khi nghe gió đông về, ông già mù rờ rờ từng cành cây bứt hết lá: “cho cây tụ nhựa”. Những ngày giá lạnh...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

Người bán mai vàng

     Ngay cả ở đất Cố Đô, không mấy ai biết ở chân núi Ngũ Tây có một vườn mai vàng. Chủ vườn mai ấy là hai cha con ông già mù. Vườn mai có từ bao giờ không nhớ. Gốc cây sù sì, nổi u, nổi cục, rêu xanh bám từng đám, loang lổ, cổ kính. Khi nghe gió đông về, ông già mù rờ rờ từng cành cây bứt hết lá: “cho cây tụ nhựa”. Những ngày giá lạnh nhất, mặc chiếc áo dạ sờn, mái tóc bạc ghé tai vào gốc mai, ông nghe rõ cả dòng nhựa đang chảy âm thầm trong gốc mai cổ. Đôi bàn tay nhăn nheo, khô khẳng lần sờ từng mắt mầm, xem mầm đã nứt nanh đến đâu.

     Những chùm nụ xanh lớn dần nôn nao hay chính lòng ông nôn nao. Tay ông mân mê, vuốt ve từng núm nụ không biết chán, cái láng lẩy của da nụ làm những ngón tay mê mẩn. Như không biết gió lạnh, suốt ngày ông quanh quẩn với từng gốc mai. Núm nụ đầu tiên, mới nhú màu cánh vàng hé nở, ông biết liền. Ngón tay ông đặt đúng vào cái nụ ấy. Ông nhận ra bằng hương thơm của hoa mai dẫn đường hay bằng linh cảm ông cũng không biết, chỉ biết rằng, ông đã đến đúng nụ hoa cần đến. Rồi mừng rỡ gọi con:

     – Ra mà xem, Mai ơi, hoa sắp nở rồi!

     Người con trai dù đang ăn, đang uống cũng bỏ, chạy nhào ra với cha. Lập tức anh cũng bị cái màu vàng óng ả vừa nứt hé ra kia hút hồn. Cả hai cha con không biết ai mê mải hơn ai. Cái tên Mai ông đặt cho con bắt đầu từ nỗi si mê ấy. […]

     Mùa xuân năm ấy hai cha con chặt mai đem bán bên vỉa hè trước cổng Thương Bạc. Hai cha con ngủ lại giữ mai. Đêm hai mươi tám tết cuối năm đó, Mai gặp cô bé dắt mẹ đi ăn xin, bà mẹ bị cảm lạnh chết. Cô khóc đứt hơi. Ôm xác mẹ lăn lộn dưới mái ni-lông che bên cột đèn vườn hoa. Tiếng cô khóc kéo Mai lại. Nhóm từ thiện đường phố chôn cất cho bà mẹ. Cám cảnh, Mai nói với cô bé:

     – Lan ơi – tên cô bé – đời ăn mày khổ lắm. Anh biết. Nhà anh rất nghèo, em có muốn về nhà ở với cha con anh không?

     Trong lúc khốn cùng, có một bàn tay dắt, còn gì hơn. Lan đứng bán mai cùng cha con Mai, đến gần giao thừa mới về nhà. Tết ấy, nhà Mai vui hơn. Mai gắng sức nuôi thêm một người. Chỉ một năm sau, Lan đã có thể góp sức cùng anh nuôi nổi mình. Ba năm sau Lan trở thành một thiếu nữ xinh tươi. Hoàn toàn khác cô gái Mai nhặt được ở Thương Bạc. Hai người yêu nhau từ lúc nào. Già Mai bằng lòng cho hai người thành vợ thành chồng. Vườn mai vàng bên núi Ngũ Tây chứng giám cho đám cưới của họ. […]

     Tình thương yêu trong gia đình vượt lên được cái nghèo. Già Mai chiêm nghiệm cả tối, nói được một câu với con dâu: “Đời không gì bằng chữ Tâm, Lan ạ. Con nhớ điều ấy cho ba.”. Lan sinh con trai. Ông nội lấy chữ Tâm đặt tên cho cháu. Cu Tâm ra đời vào những năm gian lao. Năm đầu trời đại hạn. Nước mặn trên sông Hương tràn lên tận bến Tuần. Lúa cháy. Từ thành phố xuôi về Thuận An, toàn thấy xe đi bán nước ngọt. Con suối chảy quanh năm trước vườn mai cạn khô. Xuôi xa một cây số dòng suối mới bắt đầu có nước lại. Mai và Lan cùi cụi suốt ngày gánh nước tưới mới cứu được vườn mai. Tết ấy mai mất mùa. Năm sau trời lạnh buốt. Ba cha con già Mai cắt cỏ ủ gốc, qua Tết mai mới chúm nụ. Lại thêm một năm trời giật mất miếng cơm. Mai thương cha, thương vợ. Trong nỗi quẫn trí, anh bật nảy một điều trong óc: “Những người trồng hoa ở Huế, họ sống bằng cách nào?”.

     Ý nghĩ ấy kéo anh đi. Già Mai ở nhà trông cháu. Lan vào rừng kiếm củi, hái lá nón. Mai lần mò đến các gia đình trồng hoa. Lâu nay anh sống cam chịu, sống bó mình. Tự ti cũng có, buông thả cũng có. Anh bằng lòng sống đạm bạc ở một gia đình con con. Nhiều lúc không hơn người đi ở ẩn. Những vườn hoa của đồng nghiệp làm anh bừng tỉnh. Song tỏ tường rồi thì anh buồn.

     Anh mang theo nỗi niềm ấy về nhà. Lan lựa lời, lúc có cha chồng, Lan mới dám hỏi:

     – Răng anh buồn rứa?

     Hết bữa cơm chiều, Mai mới nói được với cha và vợ:

     – Mai vàng quý. Song chẳng ai sống được bằng vườn mai. Họ trồng cúc, trồng hồng, trồng tùng, trồng bách và cả trồng mai trong chậu nữa mới sống nổi bằng nghề hoa. Những người có vườn rộng họ trồng huệ, trồng lay ơn. Nghĩa là họ phải trồng tất cả những gì trồng được. Cách trồng, chúng ta đi học. Nhưng cái chúng ta thiếu là không có vốn. Không có vốn thì không thể nói mạnh được điều gì.

     Không khí gia đình chùng hẳn xuống. Nỗi bất lực đè nặng lên họ. […] Ông già Mai lặng thinh. Vừa cõng cháu trên lưng, vừa lang thang trong vườn mai. Ông đếm từng cây mai một. Bàn tay xương xẩu rờ rẫm, vuốt ve chúng, như bàn tay già rờ rẫm đứa con xa lâu ngày gặp lại. Gió lạnh và mưa bay. Ông già đã nhận ra mùi hoa mai nở. Ông ngồi tựa cột ngửa mặt lên nhìn trời hít ngửi mùi hoa ngây ngất. Ông như nghe rõ từng tiếng lách tách của mỗi cánh hoa xòe nở. Ông tự nói với mình: “Đời mình sắp qua rồi. Đã đến đời con cháu. Vườn mai này sẽ là của chúng.”. […]

     Ông nói:

     – Cha bằng lòng cho con cưa nửa vườn mai, cưa cả cây, những cơ quan giàu có họ chẳng thích mua kiểu mai cây của mình đó sao. Ba bằng lòng cho các con, để các con có vốn ban đầu.

     – Thật chứ ba? – Mai reo lên.

     – Miễn sao vợ chồng con có hạnh phúc. Ngần ấy cũng đủ làm niềm vui tuổi già của ba rồi.

     Đúng ngày cưa mai, ông già Mai dắt cháu lang thang khắp đồi núi Ngũ Tây. Ông kể cho cháu nghe, xưa kia, không phải đồi trọc như bây giờ, mà là những cánh rừng, mùa xuân về nở đầy hoa mai. Thằng bé nghe chẳng hiểu gì. Nó dắt ông hết mỏm đồi này sang mỏm đồi khác, còn ông già cứ kể. Đi thật xa và kể để ông khỏi nghe tiếng cưa đang cắt những cây mai có từng mảnh đời ông hóa thân trong đó. Sau đó là những đêm không ngủ. Ông lần ra vườn mai. Đặt bàn tay mình nơi nhát cây bị cắt. Nghe nhựa mai dính dính nơi bàn tay. Ông chết lặng đi và âm thầm khóc một mình. Ông những tưởng mình sẽ gục ngã cùng những cây mai bị cắt kia, song sức ông đã hồi sinh nhờ sự năng nổ của vợ chồng Mai, bắt được cái nhịp của cuộc sống mới bằng chính những cánh mai vàng.

(Nguyễn Quang Hà, Tạp chí Sông Hương, số ra tháng 2 năm 1995)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định ngôi kể của văn bản trên.

Câu 2. Tóm tắt văn bản trong khoảng 5 đến 7 câu.

Câu 3. Nhận xét về nhân vật ông già Mai.

Câu 4. Em thích nhất chi tiết nào trong văn bản? Vì sao?

Câu 5. Yếu tố “tình cảm gia đình” có ảnh hưởng như thế nào đến nhân vật Mai?

0
Câu 1. (2 điểm)      Từ những gợi ý trong văn bản trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về hành trình theo đuổi ước mơ trong cuộc sống.  Câu 2. (4 điểm)      Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ sau:  sáng nay trong vườn nhỏ mọc một đám cỏ xanh có một trong số đó bị sâu ăn tan tành đứa bé con bảo bố ngọn...
Đọc tiếp

Câu 1. (2 điểm)

     Từ những gợi ý trong văn bản trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về hành trình theo đuổi ước mơ trong cuộc sống. 

Câu 2. (4 điểm)

     Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ sau: 

sáng nay trong vườn nhỏ
mọc một đám cỏ xanh
có một trong số đó
bị sâu ăn tan tành

đứa bé con bảo bố
ngọn cỏ thật đáng thương
bố chỉ cười và nói: 
"bố lại thấy kiên cường"

ngọn cỏ xanh khiếm khuyết
nhưng vẫn cố xanh rì
có lẽ vì nó biết
mình sống để làm chi

những tổn thương thể xác
có lẽ nó từng buồn
nhưng sau bao mất mát
nó không hề chọn buông...

                             (Lam)

0