(4,0 điểm)
Viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật trong truyện mà em yêu thích.Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) bàn về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Trong cuộc sống, để có thể sống đẹp, sống tốt, sống đúng không phải là điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là chuyện không thể. Giữa xã hội có nhiều vết nhơ hay trong một môi trường đầy cám dỗ, để có thể sống không hổ thẹn với lòng mình cần rất nhiều bản lĩnh. Bởi vậy cha ông ta đã có câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” bao gồm hai vế, vừa đối lập vừa bổ sung hỗ trợ cho nhau để hoàn thiện điều khuyên răn mà người xưa muốn nhắn nhủ.
Vế thứ nhất “Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau. Còn về tầng nghĩa chìm của vế này “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây đã có hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục.
Dù phải đối mặt với nhiều thiếu thốn, tiền bạc không có nhưng cũng phải giữ được tấm lòng thanh sạch, không làm những điều trái với lương tâm. Như vậy thì cuộc sống dù khó khăn cũng thấy vui vẻ và hạnh phúc. Bản thân sẽ không thấy hổ thẹn, không thấy day dứt. Dù nghèo nhưng cũng không được trộm cắp, dù muốn cũng phải cắn răng chịu đựng. Có rất nhiều người lâm vào hoàn cảnh bế tắc nên đã làm “liều’ đi ăn trộm, đi đánh bài bạc, đi làm những việc xấu xa để mong có tiền tiêu.
Thực ra đến bước đường cùng họ mới làm như vậy nhưng đây là điều không nên. Một lần rồi còn có lần thứ hai, thứ ba và cứ tiếp diễn như thế. Để tấm lòng mình thanh sạch, không bị phủ đục thì cuộc sống dù khó, dù thiếu vẫn thấy rằng mình thanh thản, không phải cắn rứt.
Vế thứ hai của câu nói “Rách cho thơm” ý chỉ dù rách nát, quần áo không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải để chúng luôn thơm tho, để người khác nhìn vào không kì thị và không chỉ trọ. Chúng ta vẫn thấy rất nhiều người nghèo đói, quần áo không có mặc nhưng họ vẫn luôn giữ được sự thơm tho, sạch sẽ. Ý thứ hai của từ “thơm” cũng như từ “sạch”. Ý chỉ những điều trong sáng, đúng đắn, luôn giữ đúng đạo nghĩa, không khiến cho tâm hồn phải bận tâm suy nghĩ nhiều.
Em đã từng thấy có hai mẹ con nghèo đến nỗi những bữa cơm cũng thiếu, nhiều khi còn phải nhờ sự giúp đỡ của mọi người nhưng vào căn nhà họ luôn sạch sẽ, tinh tươm. Đứa bé nhiều lúc đói, thấy người khác ăn cũng phát thèm nhưng kiềm chế và nhẫn nhịn chờ mẹ mamg chút gì đó về.
Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.
Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy.
Cha ông ta có câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” cũng nhằm nhắn nhủ điều này đối với mọi người. Sống đẹp, sống đúng là cách sống mà chúng ta cần vươn tới.
Đối với những người trẻ, đừng để bị cuốn vào vòng quay của xã hội mà đánh mất đi cái tốt đẹp của bản thân mình
Thật vậy, câu tục ngữ đã có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của mỗi người. Giúp chúng ta sống tốt, sống đẹp, sống hạnh phúc hơn, trở thành người có ích cho xã hội.
Người ăn xin là một truyện ngắn thành công của Tuốc - ghê - nhép. Với một cốt truyện nhẹ nhàng nhưng mang tính giáo dục cao, câu chuyện đã gửi gắm cho người đọc rất nhiều những điều ý nghĩa về cuộc sống. Truyện đã xây dựng thành công nhân vật tôi, một chàng thanh niên tuy ít tuổi nhưng rất giàu lòng nhân ái, biết đối nhân xử thế.
Người ăn xin có một cốt truyện rất đơn giản, xoay quanh nhân vật tôi và người ăn xin. Họ tình cờ gặp nhau trên đường, người ăn xin chìa tay xin tôi một chút gì đó. Tuy không có gì trong tay nhưng nhân vật tôi đã thật tử tế nắm lấy đôi tay người ăn xin và tặng ông những tình cảm thật ấm áp chân thành. Cốt truyện đơn giản, xoay quanh hai nhân vật và một tình huống đời thường, song cần đó cũng để để các nhân vật bộc lộ những nét phẩm chất và tính cách của mình.
Nhân vật tôi gây ấn tượng với người đọc bởi một trái tim rất ấm áp, chân thành. Khi chứng kiến tình cảnh của ông lão tay run run và đôi mắt đỏ hoe, tôi đã động lòng trắc ẩn. Sự nhân hậu, chân thành đã khiến tôi phải trăn trở trước hoàn cảnh éo le của ông lão ăn xin đáng thương. Tôi lục lọi khắp các túi để tìm kiếm chút gì đó cho ông lão nhưng không có gì. Cuối cùng tôi đã đáp lại ông lão bằng một cái nắm tay thật chặt “Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả”. Đúng nhân vật tôi đã không có gì để cho ông lão nhưng kỳ thực tôi đã cho ông lão rất nhiều. Đó là sự cảm thông, chia sẻ, là trái tim ấm áp giúp ông lão vơi bớt những nỗi bất hạnh, thiệt thòi trong cuộc đời mình. Ngần ấy thôi cũng đã rất đủ trước xã hội đang thiếu vắng tình người.
Nhân vật tôi được khắc họa qua người kể chuyện ngôi thứ nhất. Với người kể chuyện này tác phẩm trở nên chân thật hơn, đáng tin hơn. Nhân vật - nhà văn - người kể chuyện đồng hiện làm một, từ đó cũng dễ dàng bộc lộ, đánh giá, nhận xét những thứ xung quanh mình. Tình tiết truyện nhẹ nhàng nhưng lại rất giàu ý nghĩa, từ đó giúp người đọc hiểu sâu hơn về nhân vật và những ý đồ nghệ thuật được tác giả gửi gắm.
Dù là một mẩu truyện rất ngắn song “Người ăn xin” của Tuốc - ghê - nhép vẫn xây dựng thành công nhân vật tôi. Qua nhân vật này tác giả nhắn nhủ con người trong cuộc sống này hãy luôn tin yêu và dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất.
-
Việc uống nước nhớ nguồn không chỉ đề cao tinh thần biết ơn mà còn nhấn mạnh vào việc giữ gìn và trân trọng những nguồn tài nguyên quý báu mà tự nhiên ban tặng cho chúng ta.
-
Câu nói "Học, học nữa, học mãi" của Lê Nin thể hiện tầm quan trọng của việc học tập và không ngừng rèn luyện kiến thức, kỹ năng để phát triển bản thân và đóng góp vào sự phát triển của xã hội.