Câu 1. Trong các lực sau đây thì lực nào không phải là áp lực?
A. Trọng lượng của máy kéo. B. Lực kéo khúc gỗ.
C. Lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh. D.Lực của mũi đinh tác dụng lên bảng gỗ.
Câu 2. Cách nào dưới đây làm giảm áp suất?
A. Tăng độ lớn của áp lực. B. Giảm diện tích mặt bị ép.
C. Tăng độ lớn của áp lực, đồng thời giảm diện tích bị ép.
D. Giảm độ lớn áp lực, đồng thời tăng diện tích mặt bị ép.
Câu 3. Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị đo áp suất?
A. J/s. B. Pa. C. N/m2. D. mmHg.
Câu 4. Áp suất lên mặt sàn lớn nhất trong trường hợp nào dưới đây?
A. Người đứng cả hai chân. B. Người đứng cả hai chân, tay cầm một cái xẻng.
C. Người đứng co một chân. D. Người đứng trên một tấm ván to và co một chân.
Câu 5. một quả nặng làm bằng sắt nặng 50g, có thể tích 25 cm3 được nhúng chìm trong nước. Trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3 . Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật là:
A. 0,5 N B. 0,25 N C. 0,05N D. 2, 5N
Câu 6. Trường hợp nào sau đây không tính được cường độ của lực đẩy Acsimet tác dụng lên một vật nổi trên mặt chất lỏng?
A. Biết trọng lượng riêng của vật và phần thể tích vật chìm trong chất lỏng.
B. Biết thể tích của vật và trọng lượng riêng của vật.
C. Biết trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Biết khối lượng của vật.
Câu 7. Cách làm nào dưới đây không xác định được độ lớn của lực đẩy Acsimet?
A. Đo trọng lượng P của vật trong chất lỏng, từ đó suy ra: FA = Pvật chìm trong nước.
B. Đo trọng lượng P1 của vật trong không khí và trọng lượng P2 của vật khi nhúng chìm vật trong nước, từ đó suy ra: FA = P1 – P2.
C. Đo trọng lượng P của vật nổi trên mặt chất lỏng, từ đó suy ra: FA = Pvật.
D. Đo trọng lượng P của phần nước bị vật chiếm chỗ, từ đó suy ra: FA = Pnước bị vật chiếm chỗ.
Câu 8. Công thức tính lực đẩy Acsimet là
A. FA = dlỏng.h. B. FA = dlỏng.Vnước bị vật chiếm chỗ.
C. FA = dvật.Vnước bị vật chiếm chỗ. D. FA = dvật.h.
Câu 9: Một người khối lượng 60 kg đứng thẳng gây một áp suất 20000 N/m2 lên mặt đất. Tính diện tích tiếp xúc của hai bàn chân với mặt đất ?
A. 0,03 m2 B. 0,05 m2 C. 0,05 m2 D. 0,3 m2
Câu 10. Hai hòn bi sắt và bi chì có trọng lượng bằng nhau, được treo vào hai phía của một cân treo. Để cân thăng bằng rồi nhúng ngập cả hai hòn bi đó đồng thời vào hai bình nước. Hiện tượng nào dưới đây đúng?
A. Cân treo vẫn thăng bằng. B. Cân treo lệch về phía bi sắt.
C. Cần treo lệch về phía bi chì.
D. Lúc đầu cân lệch về phía bi chì, sau đó cân thăng bằng và cuối cùng lệch về phía hòn bi sắt.
Câu 11. Áp suất của người tác dụng lên mặt sàn trong trường hợp nào sau đây là lớn nhất?
A. Đứng cả hai chân. B. Đứng co một chân
C. Đứng hai chân và cúi gập người. D. Đứng hai chân và cầm thêm quả tạ.
Câu 12. Một người thợ lặn lặn xuống độ sâu 12m. Áp suất do nước tác dụng lên người đó là bao nhiêu? Biết Trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3
A. 12000 N/m2. B. 60 000N/m2. C. 120 000N/m2. D. 180 000N/m2.
Câu 13. Cách làm thay đổi áp suất nào sau đây không đúng?
A. Tăng áp suất bằng cách tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
B. Tăng áp suất bằng cách giảm áp lực và tăng diện tích bị ép
C. Giảm áp suất bằng cách giảm áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép.
D. Giảm áp suất bằng cách tăng diện tích bị ép.
Câu 14. Hai bình a và b thông nhau có khóa ngăn ở đáy. Bình a lớn hơn đựng rượu, bình b đựng nước tới cùng một độ cao. Khi mở khóa thông hai bình thì rượu và nước có chảy từ bình nọ sang bình kia không?
A. Không, vì độ cao của các cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau.
B. Rượu chảy sang nước vì lượng rượu nhiều hơn.
C. Nước chảy sang rượu vì áp suất cột nước lớn hơn do nước có trọng lượng riêng lớn hơn
D. Rượu chảy sang nước vì rượu nhẹ hơn.
Câu 15. Hiện tượng nào dưới đây do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên.
B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.
C. Có thể hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ.
D. Đổ nước vào quả bóng bay chưa thổi căng, quả bóng phồng lên.
Quỹ đạo chuyển động của con lắc thứ nhất là:
\(A_2=4\cdot A_1=4\cdot5=20\left(cm\right)\)
Phương trình dao động của con lắc thứ 2 là: \(x=20\left(cos10\pi t+\dfrac{\pi}{6}+\dfrac{\pi}{2}\right)=20\left(cos10\pi t+\dfrac{2\pi}{3}\right)\left(cm\right)\)
phương trình dao động của con lắc thứ 2:
là 20(cos10πt + \(\dfrac{2\pi}{3}\)) cm