K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2019
 

Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Học Tập - Giáo dục » Văn mẫu » Bài văn hay lớp 7

 
Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học sinh cách viết bài văn nêu Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, qua đó em có thể cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cũng như những giá trị tư tưởng sâu sắc của "bà Chúa thơ Nôm" ẩn chứa sau từng câu chữ, hình ảnh thơ.

Bài viết liên quan

  • Cảm nhận của em về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
  • Giá trị nhân đạo trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
  • Phân tích bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
  • Hồ Xuân Hương với vấn đề người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước
  • Chứng minh nhận định: Không chỉ mang nặng một nỗi niềm, Bánh trôi nước còn lắng đọng một cái nhìn Xuân Hương về phận đàn bà trong xã hội xưa cũ

 
 
Mục Lục bài viết:
1. Đoạn văn mẫu số 1
2. Đoạn văn mẫu số 2
3. Đoạn văn mẫu số 3
4. Đoạn văn mẫu số 4
 

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

cam nhan ve bai tho banh troi nuoc cua ho xuan huong

4 bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Bài Mẫu Số 1: Cảm Nhận Về Bài Thơ Bánh Trôi Nước Của Hồ Xuân Hương

Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn phải chịu những bất công, những định kiến đầy nghiệt ngã của xã hội. Sinh ra là người phụ nữ đã định sẵn những bất công, khác với các bậc nam nhi, họ bị coi thường, khinh rẻ, đối xử tàn nhẫn. Đó chính là nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh trong thơ Nguyễn Du, là Vũ Thị Thiết trong tác phẩm của Nguyễn Dữ... Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không có tiếng nói, cũng như bất kì địa vị vị gì. Hồ Xuân Hương đã được xem như một hiện tượng của nền văn học Việt Nam. Vì lần đầu tiên trong lịch sử văn chương, có người phụ nữ đề cao người phụ nữ, cất những vần thơ đấu tranh cho số phận của người phụ nữ, châm biếm, đả kích, thậm chí là hạn bệ các "thần tượng" trong xã hội lúc bấy giờ là vua chúa, quan lại, giai cấp thống trị. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương là bài thơ "Bánh trôi nước".

Thơ Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo trong câu từ, châm biếm chua cay khi phê phán giai cấp thống trị, những con người có chức có quyền nhưng sống tàn nhẫn, giả dối, đáng khinh. Lần đầu tiên có người dám lên tiếng và đả kích mạnh mẽ như vậy. Tuy nhiên, khi viết về những người phụ nữ, Hồ Xuân Hương lại luôn dành cho họ sự đồng cảm sâu sắc cùng với thái độ thiết tha nhất, bài thơ "Bánh trôi nước" viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đó là một thân phận nổi trôi, phù du và vận mệnh, cuộc sống của mình họ không được tự định đoạt mà hoàn toàn là do những người đàn ông, những người chồng của họ.

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non"

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã gợi mở những hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước. Bánh trôi nước là loại bánh làm bằng bột gạo nếp, qua bàn tay của những người nghệ nhân thì khi nặn xong chúng có hình dạng tròn trịa cùng một màu trắng đặc trưng của gạo. Ở trong bài thơ này, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước để nói về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Hiểu như thế ta có thể thấy qua hình ảnh tròn, trắng của những chiếc bánh trôi gợi ra vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp hình thể của những người phụ nữ.

Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Nhưng đối nghịch với vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận, tương lai đầy mịt mờ, tăm tối "Bảy nổi ba chìm với nước non". Về ý nghĩa tả thực, ta có thể hiểu đây là là quá trình luộc chín bánh, hoàn thành bước cuối cùng. Nhưng đây cũng chỉ là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Bởi nó gợi ra số phận, cuộc đời đầy thăng trầm, biến đổi của những người phụ nữ. Như đã nói, trong xã hội xưa, sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất công.

Bởi từ khi sinh ra đến lúc dựng vợ gả chồng thì họ hoàn toàn không được quyết định bất cứ vấn đề gì, kể cả tình yêu, đối tượng kết hôn, hạnh phúc của cả cuộc đời mình, vì trong xã hội xưa có quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", hay "xuất giá tòng phu", nghĩa là một khi đã lấy chồng thì mọi việc đều phải theo chồng. Vì vậy mà số phận thăng hay trầm đều hoàn toàn dựa vào người chồng của mình:

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Đến câu thơ này thì ý niệm của hai câu thơ đầu được thể hiện, triển khai một cách rõ nét, cụ thể hơn. Nếu như những chiếc bánh trôi tròn, méo, rắn, nát đều phụ thuộc vào tay người nặn, nếu như được họ cẩn trọng, nâng niu thì khi hoàn thành chiếc bánh sẽ có hình tròn mà màu trắng trong. Ngược lại, nếu người nghệ nhân vô tâm, hời hợt thì chiếc bánh sẽ bị méo mó, và khi luộc trong nước sẽ bị vỡ. Đối với người con gái trong xã hội xưa cũng vậy, nếu may mắn gặp được người cũng biết yêu thương, trân trọng thì cuộc sống của học sẽ hạnh phúc, vui vẻ; còn khi lấy phải người chồng độc đoán, vũ phu thì họ sẽ có cuộc sống đau khổ, bất hạnh. Nhưng dẫu cuộc sống có bất biến, phù du thì những người con gái ấy vẫn giữ được vẻ đẹp trong trắng thủy chung trong tâm hồn. Đến đây thì hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa được hoàn thiện, không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà vẻ đẹp tâm hồn của họ rất đáng được trân trọng.

Mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công hình ảnh của người phụ nữ xưa, đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn. Dẫu có những bất hạnh, đau khổ thì vẻ đẹp tâm hồn ấy không những không mất đi mà còn sáng rực lên những tia sáng của phẩm chất, đạo đức. Thông qua bài thơ, nhà thơ cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Bạn ấy cóp trên mạng kìa mn

26 tháng 11 2019

1.Chuột Micky 2. 

26 tháng 11 2019

câu 1 chuột mickey

câu 2 vịt không què

25 tháng 11 2019

Diệt mầm mống sâu bệnh trong đất

Tránh thời kì sâu bệnh phát triển mạnh

Tăng sức chống chịu sâu bệnh cho cây

Nhằm hạn chế sâu bệnh phát triển

Để sâu bệnh không bị sâu hủy, tăng sức đề kháng cho cây

Vì biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại sẽ tránh sâu, bệnh hại xâm nhập cây trồng, phá nơi ẩn nấp, tránh sâu bệnh phát triển nhanh, tăng sức chống chịu sâu bệnh hại cây trồng, thay đổi điều kiện sống và thay đổi nguồn thức ăn.

25 tháng 11 2019

Vì biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại sẽ tránh sâu, bệnh hại xâm nhập cây trồng, phá nơi ẩm nấp, chống sâu phát triển nhanh, tăng sức chống chịu sâu, bệnh hại cây trồng, thay đổi điều kiện sống và thay đổi nguồn thức ăn

25 tháng 11 2019

THIÊN HẠ

25 tháng 11 2019

Thiên thạch 
Nếu sai thì cho mình xin lỗi nhé^^

25 tháng 11 2019

nhớ bấm đúng nha

vì phân lân phân hữu cơ là loại phân khó tan người ta dùng bón lót để cây hút chất dinh dưỡng từ từ

25 tháng 11 2019

ví sao dùng phân lân hữu cơ để bón lót

25 tháng 11 2019

Trong những bài thơ Bác Hồ sáng tác ở chiến khu VIệt Bắc thời kì kháng chiến chống Pháp, “Cảnh khuya” là bài thơ gây cho em sự xúc động và ngưỡng mộ nhất.

   Càng đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em càng thấy Bác là người yêu thiên nhiên, có tâm hồn nghệ sĩ và Bác cũng là người chiến sĩ cách mạng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa."

    Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát?

     Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng:

“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.

     Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sương đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa.

“Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ”

     Mới đọc đến câu thơ thứ ba thì ai cũng đoán Bác chưa ngủ, Bác không ngủ được vì cảnh đẹp. Bác chỉ so sánh cảnh như “vẽ”. Như vẽ là thế nào, mỗi người đọc tự tưởng tượng. Nhưng như vẽ có nghĩa là rất đẹp, cũng giống như trong ca dao ví cảnh “như tranh họa đồ”. Tuy thế, câu thơ thứ tư Bác cho biết: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Hóa ra không phải Bác thức khuya để ngắm cảnh đẹp. Bác thức khuya vì lo nỗi nước nhà.

     Đã bao đêm Bác thao thức. Đêm nay Bác cũng thức khuya để lo việc nước, nhưng chợt gặp cảnh thiên nhiên tươi đẹp, lòng người xúc động mà bật ra những vần thơ của bài “Cảnh khuya” chứ không phải Bác ngắm cảnh để làm thơ. Bác bận trăm công ngàn việc, lo lắng vì vận mệnh đất nước, nhưng trong khoảnh khắc, Người vẫn cảm nhận được sự tươi đẹp, thơ mộng của thiên nhiên. Người nghệ sĩ và người chiến sĩ trong Bác luôn luôn gắn bó. Điều này khiến cho em hay bất cứ ai đọc thơ đều yêu kính, khâm phục tâm hồn của Bác, tấm lòng của Bác.

   Đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em vừa say mê, thích thú với cảnh, vừa kính phục phẩm chất và tâm hồn của Bác. Bài thơ chỉ cho chúng ta biết một đêm thức khuya, không ngủ của Người. Nhưng Bác còn bao nhiêu đêm thao thức, Bác còn bao nhiêu đêm không ngủ vì “thương đoàn dân công”, vì “lo nỗi nước nhà”?



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/phat-bieu-cam-nghi-ve-tac-pham-canh-khuya

25 tháng 11 2019

Sau Nhật kí trong tù, những năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc là thời kì Hồ Chí Minh làm nhiều thơ hơn cả. Từ những bài thơ kháng chiến của Người toát lên tình cảm thiết tha đối với thiên nhiên đất nước mình, tinh thần trách nhiệm lớn lao của vị lãnh tụ đang chèo chống con thuyền kháng chiến, toát lên phong thái ung dung, lạc quan dù trong bất cứ hoàn cảnh nào của một con người luôn vững tin ở tương lai. “Cảnh khuya” chính là bài thơ thể hiện rõ tư tưởng, phong cách thơ văn của Hồ Chí Minh. Bài thơ được sáng tác ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1947, thời điểm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, lúc tình hình đất nước rất khó khăn, gian khổ, cam go.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

(Cảnh khuya)

    Cảnh khuya thể hiện sinh động quan điểm thẩm mĩ, nhân sinh cao đẹp, phong cách nghệ thuật độc đáo của một chiến sĩ cách mạng vĩ đại đồng thời là một nhà thơ lớn. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt do đó mà mang nét cổ điển vào hồn thơ nhưng cũng lại rất hiện đại bởi tư tưởng của tác phẩm. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ, huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ, tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng. Tiếng suối không còn đơn thuần là những tiếc róc rách vui tai mà với Bác đó lại là nhưng tiếng hát vọng lại. Phải là một con người yêu thiên nhiên và sống hòa mình vào thiên nhiên nên Người mới có thể cảm nhận sự vận động của thiên nhiên theo một cách riêng, lạ. Câu thơ của Bác Hồ khiến ta nhớ lại Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi:

“Côn Sơn có suối nước trong

 Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm”

     Tiếp đó, ta bắt gặp hình ảnh trăng trong câu thơ tiếp. Trăng là hình ảnh rất đỗi thân thuộc trong thơ Hồ Chí Minh nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Trăng tròn trịa, sáng trong như tâm hồn thi sĩ thanh bạch đang một lòng bày tỏ cái tôi, cái tình giấu kín trong lòng. “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” - câu thơ như vẽ lên bức tranh phong cảnh đẹp, có tầng lớp. Nhìn lên: vầng trăng cao lồng cổ thụ – nét hoạ có tính trang nghiêm, cổ điển. Nhìn thấp xuống: bóng trăng và bóng cây cổ thụ lại in lồng trong hoa, trong những cây lá ở dưới – nét bút nhỏ, tinh tế. Câu thơ vẽ ra một không gian đa tầng với những mảng màu đen trắng lồng gắn lẫn nhau.

     Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác đã rung động trước cảnh vật mà viết nên những vần thơ tràn ngập cảm xúc và đậm chất suy tưởng:

“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”

      Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà. Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước, thương dân của Người sâu sắc, mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

“Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”

(Không ngủ được - Hồ Chí Minh)

“Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

(Tố Hữu)

     Hai câu thơ trên do nhà thơ Tố Hữu viết về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam - Hồ Chí Minh. Bác Hồ - hai tiếng vang lên thật bình dị và gần gũi biết bao mà cũng thiêng liêng biết bao. Bác Hồ là tất cả, là kết tinh và hội tụ của cả Cha, Bác và Anh trong một con người, là trái tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ. Bác chính là lý tưởng và sự nghiệp của chúng ta, là cuộc chiến đấu không mệt mỏi vì độc lập, tự do của dân tộc, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, vì đất nước mạnh giàu sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

     Bài thơ “Cảnh khuya” đã đem lại nhiều cảm xúc cho đọc giả, đặc biệt là ta có thể đọc được tấm lòng nhân nghĩa vì dân vì nước của Người, sự trăn trở đêm khuya không ngủ mà lo nghĩ cho vận mệnh đất nước.

25 tháng 11 2019

Vì diện tích đất canh tác có giới hạn,vì vậy chúng ta phải sử dụng một cách hợp lí để đảm bảo được sản lượng và chất lượng của nông sản

25 tháng 11 2019

Tl : Vì nước ta có tỉ lệ tăng dân số cao. Dân số tăng thì nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm tăng theo. Trong khi đó, diện tích đất trồng có hạn, vì vậy phải biết sử dụng đất hợp lí, có hiệu quả.

#Panda

25 tháng 11 2019

Nguyên tiêu là bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh được viết trong thời gian kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc, Thu Đông 1947 sang Xuân Hè 1948 quân ta lại thắng lớn trên đường số 4. Niềm vui thắng lợi tràn ngập tiền tuyến, hậu phương. Trong không khí sôi động và phấn chấn ấy bài thơ Nguyền tiêu của Bác Hồ xuất hiện trên báo Cứu quốc như một đoá hoa xuân ngọt ngào rực rỡ sắc hương.

Kim dạ nguyền tiêu nguyệt chính viên

 Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

 Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

Mở đầu bài thơ là cảnh tuyệt vời trong đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời vầng trăng tròn vành vạnh:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

(Rằm xuân lồng lộng trăng soi)

Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì có hơi thở của mùa xuân. Đêm rằm, trăng sáng ánh trăng lồng lộng dát vàng trên nền trời, phủ khắp chốn trần gian, ánh trăng tràn mọi nẻo... Ánh trăng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình lung linh sinh sắc. Đất nước, quê hương bao la một màu xanh bát ngát, màu xanh lấp lánh của xuân giang, dòng sông như được tiếp thêm sức sống mới dưới khí trời mát dịu. Dòng sông trở nên đẹp hơn, hữu tình hơn, dòng sông xanh xuân thủy và tiếp nối với màu xanh của xuân thiên.

Mùa xuân là mùa của chồi non, sự sống. Xuân phơi phới có ở khắp mọi nơi, xuân của dòng sông, dòng nước, không gian cao rộng của bầu trời. Khí xuân tràn ngập sự sống, ba từ xuân làm nổi bật cái thần của cảnh vật, sông nước và bầu trời:

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên

 (Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)

Xuân trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ và vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả màu xanh của sông nước, đất trời vào xuân. Khi vào xuân, con người tạo vật như bừng tỉnh, rạo rực trong cuộc sống mới. Nhà thơ Thanh Hải đã từng cảm nhận mùa xuân cua thiên nhiên và đất trời qua những tín hiệu đặc sắc:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc Ơi! Con chim chiền chiện

 Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng...

(Mùa xuân nho nhỏ)

Xuân đến, tiếng chim hót vang lừng, giọt mùa xuân long lanh do đất trời ban tặng làm cho sự sống rạo rực hơn và bất tận.

Trong câu thơ của Bác xuân còn gợi tả màu xanh của sông nước, trời đất vào xuân, sức sống mãnh liệt, trẻ trung căng tràn nhựa sống. Niềm vui sướng tự hào phơi phới của Bác đang ngây ngất say sưa giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử - đất nước đang anh dũng kháng chiến.

Với Bác, yêu trăng, yêu xuân chính là yêu cuộc đời. Trái tim mênh mông của người chan hoà với thiên nhiên, sông núi, hoa lá cỏ cây thật hữu tình. Có trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa, trăng vào cửa sổ đòi thơ trong niềm vui thắng trận. Và xem sách chim rừng vào cửa đậu - phê văn hoa núi ghé nghiêng soi. Thiên nhiên trong thơ Bác thật phong phú và chan chứa chất thơ.

Đến hai câu thơ cuối, ta thấy cảm nhận về dòng sông, về khói sóng, và con thuyền được nâng lên một mức:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

Nhớ ánh trăng ngày nào khi Bác còn bị giam dưới ngục lạnh nơi đất khách quê người (1942-1943) thì đêm nay - đêm rằm tháng giêng (1948) lại bắt gặp ánh trăng nơi chiến khu Việt Bắc. Con thuyền xuôi mái giữa dòng sông trăng, tựa mạn thuyền người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh đang đàm quân sự. Ánh trăng đêm này là ánh trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm được nhân dân đón đợi với bao tình cảm nồng hậu. Trăng đêm nay không phải là ánh trăng bình thường trước sân nhà, đầu ngõ. Bác thưởng trăng trên khói sóng, người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các bậc tao nhân mặc khách ngày xưa mà còn là con người hành động, người chiến sĩ cộng sản đánh giặc. Vị lãnh tụ đang bàn bạc việc quân trên con thuyền nhẹ lướt giữa sông nước trời xuân đây là trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt, yên ba là khói sóng, thi liệu cổ của Đường thi. Vậy là câu thơ có nét cổ điển và có nét hiện đại, chất hiện đại đó chính chất thép, chất chiến đấu của người chiến sĩ cộng sản: Nay ở trong thơ nên có thép - Nhà thơ củng phải biết xung phong.

Sau quãng thời gian bàn bạc việc quân, đêm đã về khuya, nửa đêm (dạ bán). Con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng trên vời sông nước mênh mông:

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)

Hình ảnh nguyệt mãn thuyền gợi cho chúng ta nhớ đến những vần thơ cổ thi hoa lệ:

Thuyền mấy lá đông, tây lặng ngắt

Một vầng trăng trong vắt lòng sông...

(Bạch Cư Dị)

Nước biếc non xanh thuyền gối bãi

Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu

(Nguyễn Trãi)

Trở lại bài thơ Nguyên tiêu ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ ẩn hiện sau màn sương khói. Trên chiếc thuyền hình ảnh thi sĩ - chiến sĩ hiện lên thật đẹp đẽ với bàn bạc việc quân trong đêm trăng, tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, quyết chiến đấu giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

Nguyên tiêu là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, mang phong vị Đường thi. Bài thơ có nét thơ cổ thể: con thuyền, trăng, sóng, xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng... điệu thơ thanh nhẹ. Trong khung cảnh ấy chất chiến sĩ là trung tâm. Bài thơ như một đoá hoa xuân, tinh hoa kết tụ tâm hồn trí tuệ, đạo đức Hồ Chí Minh.

Văn là người, thơ là tấm lòng. Bài thơ này thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước, đồng thời bộc lộ tình yêu nước sâu sắc. Cốt cách thi sĩ hoà quyện chất chiến sĩ chất chứa đầy ắp trên chiếc thuyền kháng chiến đang tiến nhanh về bến bờ độc lập tự do.



 

25 tháng 11 2019


   Rằm tháng giêng là bài thơ nổi tiếng của Bác, được viết vào đúng rằm tháng giêng năm 1948 ở chiến khu Việt Bắc. Bài thơ đã cho thấy sự tinh tế của Bác trong cách cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên, và tâm hồn thi sĩ hòa quyện với tâm hồn của người chiến sĩ.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên

   Ta có thể hình dung khung cảnh bầu trời cao rộng trong trẻo, nổi bật là nền trời ấy là ánh trăng tỏa rạng, sáng ngời. Bức tranh của Bác gợi nhiều hơn tả, khung cảnh được vẽ rộng mênh mông, với vài nét phác họa đơn sơ, Người chú ý đến toàn cảnh mà ít đi vào miêu tả chi tiết, cụ thể, đây cũng là cách miêu tả phổ biến trong thơ ca cổ điển. Cả dòng thơ thứ hai tràn ngập sức sống mùa xuân, câu thơ mở rộng ở cả hai chiều, chiều rộng xuân giang, chiều cao xuân thiên, khiến cho khung cảnh càng trở nên rộng rãi, khoáng đạt hơn. Đồng thời sử dụng liên tiếp ba chữ xuân cũng cho thấy sức sống mùa xuân đang tràn ngập khắp nơi. Bác như một tao nhân mặc khách, ung dung thưởng tức không khí xuân nhẹ nhàng, yên bình.

Nhưng thật bất ngờ, trong bầu không khí ấy lại đang diễn ra cuộc họp bàn việc quân sự, bàn việc đất nước: Yên ba thâm xứ đàm quân sự. Đối chiếu với nguyên tác ta có thể thấy phần dịch thơ đã không dịch hai chữ “yên ba” có nghĩa là khói sóng. Lược bỏ đi đã làm mất đi cái hư thực, huyền bí của không gian đêm khuya. Ba chữ “đàm quân sự” rất hiện đại và mang âm hưởng của thời đại.

Đặt trong hoàn cảnh đất nước đang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ta càng thấy rõ hơn sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan của vị lãnh tụ. Mặc dù vẫn ngày đêm lo nghĩ cho việc nước, nhưng Bác vẫn dành ra chút thời gian ít ỏi để rung cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên. Phong thái ung dung còn được thể hiện trong câu thơ cuối: Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Con thuyền của Bác sau khi bàn việc quân tràn ngập ánh trăng, lướt đi phơi phới như đang chở một thuyền trăng trở về.

Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách cổ điển và phong cách hiện đại. Những thi liệu cổ như con thuyền, vầng trăng,… đã biến Bác thành một thi nhân hòa mình vào thiên nhiên. Không gian núi rừng để đàm đạo quân sự lại đầy chất hiện đại. Sử dụng thể thở thất ngôn tứ tuyệt, lời ít ý nhiều , tạo sức gợi cho ngôn từ và hình ảnh.

   Bài thơ với ngôn ngữ cô đọng, chắt lọc tinh tế đã cho ta thấy Bác ở những chiều kích khác nhau. Đó là một tâm hồn yêu thiên nhiên, rung cảm trước vẻ đẹp của vạn vật khi xuân sang. Không chỉ vậy, đó còn là tâm hồn của một chiến sĩ, luôn ngày đêm lo lắng cho sự nghiệp cứu nước, nhưng hơn hết vẫn thể hiện được phong thái ung dung, lạc quan trong cuộc đời kháng chiến đầy gian khổ.

Bài mẫu 1

   Có lẽ trăng là đối tượng muôn đời của thi sĩ. Ánh sáng lung linh, huyền diệu thanh thoát và dịu hiền của trăng rất dễ gợi cảm hứng cho thi nhân. Trăng đã từng bàng bạc tỏa sáng những trang thơ trong đôi mắt "biếc rờn" dạt dào say đắm của thi sĩ. Là một nhà thơ yêu thiến nhiên tha thiết, Bác cũng không nằm ngoài qui luật cảm hứng chung ấy của nhân loại. Bác yêu trăng, nâng niu thứ ánh sáng thanh khiết của trăng nên mỗi khi thưởng trăng, Bác thường gửi gắm vào người, bạn tri âm ấy những cảm xúc dạt dào và say đắm của tâm hồn. Hoài Thanh đã từng nhận xét: "Thiên nhiên trong thơ Bác thường chan chứa một niềm vui lớn". Bài thơ viết về trăng nổi tiếng của Bác – bài "Nguyên tiêu" cũng "chan chứa niềm vui lớn" mà Bác trân trọng gửi gắm với tất cả thương yêu.

   Ở con người Bác – một con người giản dị, nhưng vẫn luôn luôn tóa sáng một nhân cách lớn lao, vĩ đại. Bác sống vì lý tưởng cao cả, buồn với nỗi đau lớn, vui với niềm vui lớn nên Bác mang cả "niềm vui lớn" ấy vào trong thơ. Chính vì thế thiên nhiên – "người tình muôn đời của thi sĩ" trong thơ Bác thường được Bác yêu thương gửi gắm nỗi niềm. Và nhất là nói với Bác, trăng vẫn là một người bạn tri âm chia sẻ vui buồn, trăng vốn chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp thơ ca Hồ Chí Minh. Trăng cũng thường mang trong mình những nỗi niềm tha thiết, mãnh liệt mà sâu lắng của Người. Bài thơ "Nguyên tiêu" tuyệt đẹp cũng nằm trong nguồn mạch ấy. 

Bài thơ chữ Hán nhỏ xinh ấy đã ra đời trong 9 năm kháng chiến Chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc (cụ thể là bài thơ được sáng tác vào mùa xuân năm 1948). Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông 1947, quân dân ta liên tiếp thu được những chiến thắng rực rỡ. Niềm vui thắng trận đã mang đến một niềm phấn khởi, một niềm tin mãnh liệt cho những con người kháng chiến. Trong không khí sôi động phấn chấn ấy, hồn thơ của Bác đã cất cánh, "Nguyên tiêu" đã ra đời như một đóa hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Vì thế, bức tranh thiên nhiên trong bài thơ mang vẻ đẹp tươi tắn, thể hiện sâu sắc niềm vui dào dạt của tâm hồn Bác trong đêm nguyên tiêu lịch sử.

Mở đầu bài thơ là một lời thông báo, một lời nhận xét mang tính hiện thực cao độ:

"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên"
(Rằm xuân lồng lộng trăng soi)

Rằm tháng giêng, trăng đang vào độ tràn đầy, viên mãn nhất. Trăng ở trên đỉnh bầu trời tỏa xuống thế gian một thứ ánh sáng mênh mang, huyền diệu. Có người đã so sánh vầng trăng trong "Rằm tháng giêng" với vầng trăng trong "Phong kiều dạ bạc" của Trương Kế:

"Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên"

Một tiếng quạ kêu vang lên thê thiết giữa đêm khuya, một vầng trăng tàn, trăng úa đã gợi dậy cả một nổi buồn mênh mang, sầu não. Cũng là vầng trăng thiên nhiên ấy nhưng vầng trăng trong "Nguyên tiêu" lại là vầng trăng rực rỡ sắc xuân, tràn đầy "sung mãn".

"Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Không gian bức tranh mở ra mênh mông bát ngát – một không gian ba chiều tràn đầy sức sống mùa xuân. Câu thơ chính đã đánh rơi mất một chữ xuân trong nguyên tác "Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên": sông mùa xuân, nước mùa xuân, tiếp với bầu trời mùa xuân. Ba chữ "xuân" tiếp ứng trong câu thơ như tạc như in cái xuân sắc của đất trời vào hồn người đọc. "Xuân giang", "xuân thủy" hòa với "xuân thiên" tạo nên một mùa xuân bất tận, sức sống bừng lên toàn vũ trụ mênh mông. Giữa sông nước và bầu trời không còn giới hạn mà như hòa quyện vào nhau, chan chứa ánh sáng lấp lánh, vừa tươi đẹp vừa hư ảo như ở chốn bồng lai tiên cảnh. Độ dài rộng của sông nước, độ cao bát ngát của trời xuân như mở rộng ra mãi trong lòng người.

Động từ "tiếp" dựng dậy độ cao của bức tranh khoáng đạt, càng tạo ấn tượng về không gian vũ trụ bao la, hùng vĩ. Điệp từ "xuân" như những nốt nhấn, trong trẻo khiến sức sống bùng lên tỏa lan đất trời. Đêm trăng huyền diệu tràn ngập sức xuân tươi mới ấy tưởng như ở chốn bồng lai, nhưng thật ra đó là vẻ đẹp trần thế ngay giữa cuộc đời, nơi sông nước Việt Bắc – căn cứ địa cuộc kháng chiến chông Pháp thần thánh của dân tộc ta. Tưởng như thi nhân đang mở rộng cõi lòng để thu lấy sắc xuân của tạo vật, của đất trời trong cái nhìn hân hoan, giao cảm lạc quan với thiên nhiên. Đằng sau bức tranh xuân lộng lẫy ánh sáng, lộng lẫy vẻ đẹp sắc màu của cảnh vật hữu tình chan chứa một điệu xanh bát ngát: xanh lấp lánh "xuân giang", xanh ngọc bích "xuân thủy", xanh thiên thanh của "xuân thiên" (Tạ Đức Hiền), là một tâm hồn trong trẻo, cao đẹp và tràn ngập "một niềm vui lớn". "Xuân" là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ dẹp tươi xinh nhưng "xuân" còn là vẻ đẹp, là sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong chiến tranh gian khổ vẫn bừng lên một sức sống mạnh mẽ tiềm tàng, trẻ trung không thể dập tắt được. Hai câu thơ đầu không chỉ mở ra một bức tranh xuân viên mãn với ánh trăng căng trào sức sống mà còn thể hiện tinh tế một niềm cảm xúc tự hào, một niềm vui sướng mênh mông của "một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến" (Tạ Đức Hiền). Vì thế, niềm vui cao cả lớn lao ấy của Bác như truyền vào cảnh khiến cảnh vật tươi mới, dạt dào sự sống hơn bao giờ hết.

Thơ Bác luôn vận động linh hoạt, con người luôn chủ động làm tâm điểm của bức tranh thiên nhiên. Hai câu thơ cuối đã hướng tới con người – chủ thể trữ tình với một niềm vui bát ngát:

"Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền".

Một chiếc thuyền bồng bềnh giữa chốn khói sóng mịt mùng, giữa nơi núi rừng sâu thẳm. Cảnh tượng nên thơ, hư hư thực thực như ở chốn thần tiên huyền ảo. Người trên thuyền như một tao nhân mặc khách đang giăng thuyền thưởng trăng với "gió trăng chứa một thuyền đầy" (Nguyễn Công Trứ). Cảnh ấy, người ấy tự lâu dã làm rung động biết bao hồn thơ. Nhưng thật bất ngờ, những người khách ở trên thuyền không phải “đàm tâm sự", cũng không "đàm thế sự" mà là "đàm quân sự" – một công việc có liên quan đến sự sống còn của đất nước đến vận mệnh của dân tộc. Trên con thuyền bồng bềnh nơi sông nước kia không phải là những người ẩn sĩ, thoát tục xa lánh cuộc đời thường xuất hiện trong thơ ca:

"Thế sự thăng trầm quân mặc vấn
Yên ba thâm xử hữu ngư châu”
(Việc thế thăng trầm anh chớ hỏi
Mênh mông khói sóng chiếc thuyền câu)

(Cao Bá Quát)

hay ở câu thơ nổi tiếng của Thôi Hiệu:

"Yên ba giang thượng sử nhân sầu"
(Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)

"Yên ba thâm xứ” một thi liệu cổ được Bác vận dụng sáng tạo khiến câu thơ phảng phất hương vị Đường thi. Nhưng ba chữ "đàm quân sự" lại khiến vần thơ mang màu sắc, mang không khí của lịch sử, thời đại vẻ đẹp hòa quyện giữa chất cổ điển và chất hiện đại đã tạo cho bức tranh vừa huyền ảo một lớp sương khói vấn vương vừa tái hiện sâu sắc một công việc,trọng đại của bàn chỉ huy cuộc kháng chiến thần thánh nơi căn cứ địa Việt Bắc. Con người ở đây không là ẩn sĩ lánh đời mà là những chiến sĩ bàn bạc việc đời, việc đất nước, nhân dân. Bác đã thay đổi hồn cốt của câu thơ, làm nổi bật lên tâm hồn chiến sĩ cao đẹp: đặt việc nước việc quân lên trên hết. Công việc trọng đại có liên quan đến vận mệnh quốc gia lại được bàn bạc trên con thuyền giữa chốn khói sóng mịt mùng vừa rất nên thơ lại vừa rất độc đáo. Cảnh đẹp đầy sức quyến rũ nhưng con người không đắm chìm vào thiên nhiên, không tìm đến thiên nhiên để thoát tục tìm sự nghỉ ngơi trong tâm hồn mà con người vẫn trĩu nặng chất đời. Chỉ đến khi công việc bàn bạc quân sự đã hoàn thành, tâm hồn chiến sĩ mới dành chỗ cho tâm hồn thi sĩ phơi phới bốc men say:

"Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"

Nửa đêm, khi việc nước đã bàn xong, phương lược kháng chiến đã định, tâm hồn con người đã vơi đi lo âu thế sự thì thiên nhiên đã trở về tràn ngập tâm hồn thi nhân với vẻ đẹp đắm say hơn bao giờ hết. Trăng lùa vào thuyền, vào hồn nhà thơ vấn vít. Trăng dâng đầy lai láng con thuyền khiến con thuyền để "bàn quân sự" vụt biến thành con thuyền thơ đầy ảo mộng. Một hình ảnh thơ tuyệt đẹp đã bay đến hồn thi nhân. Khi công việc đã hoàn thành, tâm hồn Bác mở rộng đón thứ ánh sáng cao khiết của ánh trăng, no nê, thưởng ngoạn chất xuân sung mãn. Vì thế, thiên nhiên trong bài thơ như hân hoan, trong niềm sảng khoái trong niềm vui thanh thản của người lãnh tụ đã tìm được phương lược kháng chiến để cứu nước. Câu thơ phảng phất hương vị Đường thi như trong câu thơ của Trương Kế:

"Cổ Tô thành ngoại Hàn sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền"

(Phong kiều dạ bạc)

Nếu câu thơ của Trương Kế ghi lại thời điểm đêm khuya tĩnh vắng, tâm trạng cô quạnh đơn chiếc của người lữ thứ thì trong "Nguyên tiêu", cũng là nửa đêm nhưng cảnh không tĩnh vắng mà ấm nóng hoạt động của con người, mà sáng bừng ánh sắc của trăng rằm rực rỡ. Trong thơ Bác, trăng là thiên nhiên tươi đẹp, thanh xuân; trăng là người bạn tri âm tri kỉ và trăng cũng là biểu tượng cao đẹp, sáng láng của tự do. Ta đã từng bắt gặp tâm hồn người tù Hồ Chí Minh phá tan song sắt nhà lao Tưởng Giới Thạch để bay lên giữa bát ngát ánh trăng;

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

thì giờ đây, giữa Việt Bắc "thủ đô gió ngàn", tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát tự do ấy càng bừng lên mãnh liệt. Trăng chính là hình ảnh tự do. Không còn tầm tôi một, cánh cửa nhà tù, chỉ có con người và ánh trăng làm trung tâm bức tranh phong cảnh. Niềm vui chan chưa trong hình ảnh thiên nhiên tự do, khoáng đạt gieo vào hồn người một cảm xúc trong trẻo đầy chất thơ.

Thơ Bác thường vận động hướng tới ánh sáng như niềm tin mãnh liệt của Bác vào tương lai huy hoàng tươi sáng của ngày mai. Bài thơ kết thúc trong dòng suối trăng lấp lánh rực rỡ, kết trong hình ảnh một con thuyền trăng chan hòa. "Ý tại ngôn ngoại", lời thơ đóng lại nhưng ý thơ mở ra mênh mang, niềm vui như tỏa lan vương vấn mãi trong hồn người đọc. Niềm vui có được sau khi việc quân việc nước đã bàn xong, niềm vui có được khi thi nhân say đắm ngắm trăng vàng và tin vào tương lai tươi sáng. Niềm vui ấy củng cố cho con người niềm tin vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến vĩ đại. Câu thơ tràn đầy niềm lạc quan cách mạng của nhà thơ – vị lãnh tụ tài ba. Và vì thế con thuyền bát ngát trăng cũng như bát ngát niềm vui cao đẹp tin tưởng vào bình minh sáng rực của dân tộc. Chất lãng mạn cách mạng vút lên từ hiện thực kháng chiến, lâng lâng một niềm vui sảng khoái. Người chiến sĩ vụt biến thành thi sĩ, dể rồi say sưa trước xuân viên mãn, nhưng vẫn hết lòng với cuộc kháng chiến giành độc lập tự do, giữ mãi đêm trăng rằm mộng mị trên quê hương yên bình. Con thuyền quân sự – con thuyền trăng – con thuyền kháng chiến lướt trên dòng sông trong nguồn sáng rực rỡ là dự báo cuộc kháng chiến nhất định sẽ thắng lợi, con thuyền cách mạng sẽ cập bến vinh quang.

"Nguyên tiêu" là một bài thơ trăng đẹp. Bài thơ man mác phong vị Đường thi nhưng cảnh không buồn rầu như trong thơ cổ mà phơi phới một niềm vui lớn của một tâm hồn cao cả. Sức xưa như tràn ra trong hình ảnh thơ, ánh trăng như lai láng lan cả vào hồn bạn đọc đã thế hiện một tình yêu thiên nhiên tha thiết của một tâm hồn, dù trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan tin tưởng vào ngày mai. Cảnh vật trong bài thơ thanh nhẹ nhưng lấp lánh niềm vui lớn. Dù thiên nhiên có phảng phất phong vị cổ điển vẫn phơi phới một niềm vui hiện đại, vẫn trĩu nặng chất đời. Trăng trong thơ Bác và trăng của hàng nghìn năm trước vẫn là vầng trăng ấy. Nhưng trăng xưa là trăng buồn, trăng úa, thì trăng trong "Rằm tháng giêng" lại là vầng trăng vui dạt dào sức sống. Vậy thì sự buồn vui đâu phải tự vầng trăng mà nỗi niềm ấy xuất phát tự lòng người. Trăng vui trăng đẹp, trăng trong trăng sáng thanh cao ấy là vì lòng người cũng vui, cũng đẹp, cũng trong sáng như trăng. Qua trăng trong bài thơ Bác, trăng trong "Nguyên tiêu" ta hiểu được vẻ đẹp tâm hồn trong trẻo cao đẹp của Bác chính là vì vậy.

   "Thơ là tiếng nói của trái tim đến mỗi trái tim". Niềm vui lớn trong thơ Bác đã tìm được sự đồng diệu trong lòng bao thế hệ. Qua thiên nhiên trong thơ Bác nói chung và thiên nhiên trong “Nguyên tiêu" nói riêng ta hiểu được nhân cách cao cả của người. Cuộc đời cứ trôi đi, nhưng tác phẩm nghệ thuật đích thực, những tâm hồn cao đẹp càng ngời sáng lấp lánh với muôn đời như "cây đời mãi mãi xanh tươi". "Nguyên tiêu" với bức tranh thiên nhiên "chan chứa niềm vui lớn" sẽ mãi là một bông hoa xuân thắm sắc nhịp nhàng sự sống, nắng ấm tình đời như mới hôm qua.

Bài mẫu 2

   Nguyên tiêu là bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh được viết trong thời gian kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc, Thu Đông 1947 sang Xuân Hè 1948 quân ta lại thắng lớn trên đường số 4. Niềm vui thắng lợi tràn ngập tiền tuyến, hậu phương. Trong không khí sôi động và phấn chấn ấy bài thơ Nguyền tiêu của Bác Hồ xuất hiện trên báo Cứu quốc như một đoá hoa xuân ngọt ngào rực rỡ sắc hương.

Kim dạ nguyền tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

   Mở đầu bài thơ là cảnh tuyệt vời trong đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời vầng trăng tròn vành vạnh:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

(Rằm xuân lồng lộng trăng soi)

Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì có hơi thở của mùa xuân. Đêm rằm, trăng sáng ánh trăng lồng lộng dát vàng trên nền trời, phủ khắp chốn trần gian, ánh trăng tràn mọi nẻo... Ánh trăng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình lung linh sinh sắc. Đất nước, quê hương bao la một màu xanh bát ngát, màu xanh lấp lánh của xuân giang, dòng sông như được tiếp thêm sức sống mới dưới khí trời mát dịu. Dòng sông trở nên đẹp hơn, hữu tình hơn, dòng sông xanh xuân thủy và tiếp nối với màu xanh của xuân thiên.

Mùa xuân là mùa của chồi non, sự sống. Xuân phơi phới có ở khắp mọi nơi, xuân của dòng sông, dòng nước, không gian cao rộng của bầu trời. Khí xuân tràn ngập sự sống, ba từ xuân làm nổi bật cái thần của cảnh vật, sông nước và bầu trời:

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên

(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)

Xuân trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ và vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả màu xanh của sông nước, đất trời vào xuân. Khi vào xuân, con người tạo vật như bừng tỉnh, rạo rực trong cuộc sống mới. Nhà thơ Thanh Hải đâ từng cảm nhận mùa xuân cua thiên nhiên và đất trời qua những tín hiệu đặc sắc:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc Ơi! Con chim chiền chiện

 Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng...

(Mùa xuân nho nhỏ)

Xuân đến, tiếng chim hót vang lừng, giọt mùa xuân long lanh do đất trời ban tặng làm cho sự sống rạo rực hơn và bất tận.

Trong câu thơ của Bác xuân còn gợi tả màu xanh của sông nước, trời đất vào xuân, sức sống mãnh liệt, trẻ trung căng tràn nhựa sống. Niềm vui sướng tự hào phơi phới của Bác đang ngây ngất say sưa giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử - đất nước đang anh dũng kháng chiến.

Với Bác, yêu trăng, yêu xuân chính là yêu cuộc đời. Trái tim mênh mông của người chan hoà với thiên nhiên, sông núi, hoa lá cỏ cây thật hữu tình. Có trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa, trăng vào cửa sổ đòi thơ trong niềm vui thắng trận. Và xem sách chim rừng vào cửa đậu - phê văn hoa núi ghé nghiêng soi. Thiên nhiên trong thơ Bác thật phong phú và chan chứa chất thơ.

Đến hai câu thơ cuối, ta thấy cảm nhận về dòng sông, về khói sóng, và con thuyền được nâng lên một mức:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

Nhớ ánh trăng ngày nào khi Bác còn bị giam dưới ngục lạnh nơi đất khách quê người (1942-1943) thì đêm nay - đêm rằm tháng giêng (1948) lại bắt gặp ánh trăng nơi chiến khu Việt Bắc. Con thuyền xuôi mái giữa dòng sông trăng, tựa mạn thuyền người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh đang đàm quân sự. Ánh trăng đêm này là ánh trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm được nhân dân đón đợi với bao tình cảm nồng hậu. Trăng đêm nay không phải là ánh trăng bình thường trước sân nhà, đầu ngõ. Bác thưởng trăng trên khói sóng, người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các bậc tao nhân mặc khách ngày xưa mà còn là con người hành động, người chiến sĩ cộng sản đánh giặc. Vị lãnh tụ đang bàn bạc việc quân trên con thuyền nhẹ lướt giữa sông nước trời xuân đây là trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt, yên ba là khói sóng, thi liệu cổ của Đường thi. Vậy là câu thơ có nét cổ điển và có nét hiện đại, chất hiện đại đó chính chất thép, chất chiến đấu của người chiến sĩ cộng sản: Nay ở trong thơ nên có thép - Nhà thơ củng phải biết xung phong.

Sau quãng thời gian bàn bạc việc quân, đêm đã về khuya, nửa đêm (dạ bán). Con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng trên vời sông nước mênh mông:

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)

Hình ảnh nguyệt mãn thuyền gợi cho chúng ta nhớ đến những vần thơ cổ thi hoa lệ:

Thuyền mấy lá đông, tây lặng ngắt

Một vầng trăng trong vắt lòng sông...

(Bạch Cư Dị)

Nước biếc non xanh thuyền gối bãi

Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu

(Nguyễn Trãi)

Trở lại bài thơ Nguyên tiêu ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ ẩn hiện sau màn sương khói. Trên chiếc thuyền hình ảnh thi sĩ - chiến sĩ hiện lên thật đẹp đẽ với bàn bạc việc quân trong đêm trăng, tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, quyết chiến đấu giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

Nguyên tiêu là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, mang phong vị Đường thi. Bài thơ có nét thơ cổ thể: con thuyền, trăng, sóng, xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng... điệu thơ thanh nhẹ. Trong khung cảnh ấy chất chiến sĩ là trung tâm. Bài thơ như một đoá hoa xuân, tinh hoa kết tụ tâm hồn trí tuệ, đạo đức Hồ Chí Minh.

   Văn là người, thơ là tấm lòng. Bài thơ này thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước, đồng thời bộc lộ tình yêu nước sâu sắc. Côt cách thi sĩ hoà quyện chất chiến sĩ chất chứa đầy ắp trên chiếc thuyền kháng chiến đang tiến nhanh về bến bờ độc lập tự do.