K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 7 2018

 Tôi là cây lúa. Họ hàng nhà lúa chúng tôi có mặt ở nhiều nơi trên thế giới đã mấy ngàn năm nay. Từ thuở xa xưa, tổ tiên chúng tôi đã gắn bó thân thiết với con người. Bằng hạt gạo – hạt ngọc của trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng mừng thọ vua Hùng. Cuộc đời cây lúa chúng tôi gắn liền với niềm vui, nỗi buồn của con người.

   Chúng tôi sinh ra và lớn lên từ những hạt thóc giống chín mẩy, vàng ươm. Sau mấy tháng nằm nghỉ ngơi trong bồ lúa, chị em chúng tôi được đem ra ngâm vào nước ba sôi hai lạnh. Nước ấm làm chúng tôi tỉnh giấc. Sự sống trong chúng tôi bừng dậy. Vài ngày sau, những chiếc rễ trắng tinh đã nhú ra. Một sớm mai hồng, chúng tôi được đem gieo trên những mảnh ruộng phẳng phiu như chiếu trải. Mùi bùn ngai ngái khiến chúng tôi ngây ngất. Ánh nắng ấm áp ban ngày, làn sương mát dịu ban đêm giúp chúng tôi nảy mầm đâm lá thành những cây mạ non mơn mởn. Cô bác nông dân chăm sóc chúng tôi kĩ lắm.

   Thế rồi vào một ngày đẹp trời, chúng tôi được nhổ lên, bó thành từng bó. Từ đó, chị em chúng tôi bước qua một giai đoạn mới của cuộc đời: từ cây mạ biến thành cây lúa. Cứ vài dảnh mạ được cấy thành một gốc. Gốc này cách gốc kia mỗi chiều chừng ba tấc. Đang quen sống quây quần ấm áp bên nhau, giờ bị tách riêng ra, chúng tôi cảm thấy trống trải và lạnh lẽo vô cùng. Phải mất chừng vài tuần, chúng tôi mới bén rễ trên đất mới. Màu xanh của lá thẫm dần và thân thể chúng tôi cứng cáp hẳn lên. Bộ rễ cần cù hút màu mỡ nuôi cây. Dần dà, chúng tôi đã trở thành những bụi lúa đầy đặn và tươi tốt. Bụi nọ mọc sát bụi kia tạo thành một tấm thảm xanh mênh mông, mỗi lần gió thổi qua lại dập dờn như sóng biển.

   Ngày tháng trôi qua, chúng tôi đã thành lúa thì con gái. Các cô bác nông dân thường xuyên nhổ cỏ, bón phân, xịt thuốc trừ sâu rầy phá hoại lúa. Một hôm, trong gió sớm thoang thoảng mùi thơm thật dễ chịu. Đầu bờ, có tiếng reo vui: Ồ, lúa đã làm đòng rồi đây này! Những bàn tay vuốt ve trìu mến. Chúng tôi thầm cám ơn những bàn tay chai sần, rám nắng của người nông dân một nắng hai sương vất vả trên đồng ruộng.

   Bao mồ hôi của họ đã đổ xuống đất này. Họ hàng nhà lúa chúng tôi không phụ ơn người. Tháng năm, mùa lúa chín, cả cánh đồng phủ một màu vàng rực như kén tằm. Màu vàng của nắng, màu vàng của lúa làm sáng cả một vùng quê thanh bình, gợi cảm giác ấm no, sung túc.

   Đoàn người tay liềm, tay hái đổ ra đồng gặt lúa. Tiếng cắt lúa xoèn xoẹt, tiếng máy tuốt lúa rào rào xen lẫn tiếng nói cười rộn rã. Âm thanh náo nức vang khắp cánh đồng. Theo chân người, chúng tôi về với từng sân phơi. Quang cảnh xóm làng thật nhộn nhịp và trong lòng chúng tôi cũng dâng lên một niềm vui khó tả.

   Sau mấy ngày phơi mình dưới ánh nắng chói chang, chúng tôi được quạt sạch rôi đổ vào bồ, vào vựa. Có chúng tôi, người nông dân sẽ có được nhiều thứ hàng hóa cần thiết phục vụ cho đời sống. Chúng tôi đã góp phần tạo nên những ngôi nhà ngói mới, thay thế những mái tranh nghèo. Bộ mặt nông thôn ngày càng tươi đẹp chính là nhờ sự đóng góp đáng kể của họ hàng nhà lúa chúng tôi.

   Chúng tôi vui sướng vì đã giúp ích cho con người. Nhân đây, chúng tôi xin gửi đến các bạn học sinh lời nhắn nhủ chân thành của ông cha:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

26 tháng 7 2018

 Tôi là cây lúa. Họ hàng nhà lúa chúng tôi có mặt ở nhiều nơi trên thế giới đã mấy ngàn năm nay. Từ thuở xa xưa, tổ tiên chúng tôi đã gắn bó thân thiết với con người. Bằng hạt gạo – hạt ngọc của trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng mừng thọ vua Hùng. Cuộc đời cây lúa chúng tôi gắn liền với niềm vui, nỗi buồn của con người.

   Chúng tôi sinh ra và lớn lên từ những hạt thóc giống chín mẩy, vàng ươm. Sau mấy tháng nằm nghỉ ngơi trong bồ lúa, chị em chúng tôi được đem ra ngâm vào nước ba sôi hai lạnh. Nước ấm làm chúng tôi tỉnh giấc. Sự sống trong chúng tôi bừng dậy. Vài ngày sau, những chiếc rễ trắng tinh đã nhú ra. Một sớm mai hồng, chúng tôi được đem gieo trên những mảnh ruộng phẳng phiu như chiếu trải. Mùi bùn ngai ngái khiến chúng tôi ngây ngất. Ánh nắng ấm áp ban ngày, làn sương mát dịu ban đêm giúp chúng tôi nảy mầm đâm lá thành những cây mạ non mơn mởn. Cô bác nông dân chăm sóc chúng tôi kĩ lắm.

   Thế rồi vào một ngày đẹp trời, chúng tôi được nhổ lên, bó thành từng bó. Từ đó, chị em chúng tôi bước qua một giai đoạn mới của cuộc đời: từ cây mạ biến thành cây lúa. Cứ vài dảnh mạ được cấy thành một gốc. Gốc này cách gốc kia mỗi chiều chừng ba tấc. Đang quen sống quây quần ấm áp bên nhau, giờ bị tách riêng ra, chúng tôi cảm thấy trống trải và lạnh lẽo vô cùng. Phải mất chừng vài tuần, chúng tôi mới bén rễ trên đất mới. Màu xanh của lá thẫm dần và thân thể chúng tôi cứng cáp hẳn lên. Bộ rễ cần cù hút màu mỡ nuôi cây. Dần dà, chúng tôi đã trở thành những bụi lúa đầy đặn và tươi tốt. Bụi nọ mọc sát bụi kia tạo thành một tấm thảm xanh mênh mông, mỗi lần gió thổi qua lại dập dờn như sóng biển.

   Ngày tháng trôi qua, chúng tôi đã thành lúa thì con gái. Các cô bác nông dân thường xuyên nhổ cỏ, bón phân, xịt thuốc trừ sâu rầy phá hoại lúa. Một hôm, trong gió sớm thoang thoảng mùi thơm thật dễ chịu. Đầu bờ, có tiếng reo vui: Ồ, lúa đã làm đòng rồi đây này! Những bàn tay vuốt ve trìu mến. Chúng tôi thầm cám ơn những bàn tay chai sần, rám nắng của người nông dân một nắng hai sương vất vả trên đồng ruộng.

   Bao mồ hôi của họ đã đổ xuống đất này. Họ hàng nhà lúa chúng tôi không phụ ơn người. Tháng năm, mùa lúa chín, cả cánh đồng phủ một màu vàng rực như kén tằm. Màu vàng của nắng, màu vàng của lúa làm sáng cả một vùng quê thanh bình, gợi cảm giác ấm no, sung túc.

   Đoàn người tay liềm, tay hái đổ ra đồng gặt lúa. Tiếng cắt lúa xoèn xoẹt, tiếng máy tuốt lúa rào rào xen lẫn tiếng nói cười rộn rã. Âm thanh náo nức vang khắp cánh đồng. Theo chân người, chúng tôi về với từng sân phơi. Quang cảnh xóm làng thật nhộn nhịp và trong lòng chúng tôi cũng dâng lên một niềm vui khó tả.

   Sau mấy ngày phơi mình dưới ánh nắng chói chang, chúng tôi được quạt sạch rôi đổ vào bồ, vào vựa. Có chúng tôi, người nông dân sẽ có được nhiều thứ hàng hóa cần thiết phục vụ cho đời sống. Chúng tôi đã góp phần tạo nên những ngôi nhà ngói mới, thay thế những mái tranh nghèo. Bộ mặt nông thôn ngày càng tươi đẹp chính là nhờ sự đóng góp đáng kể của họ hàng nhà lúa chúng tôi.

   Chúng tôi vui sướng vì đã giúp ích cho con người. Nhân đây, chúng tôi xin gửi đến các bạn học sinh lời nhắn nhủ chân thành của ông cha:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

26 tháng 7 2018

lời cảm ơn

26 tháng 7 2018

lời cảm ơn bn ạ

k mk nha!

Thật vui biết bao khi mùa hè đến phải không các bạn ? Khi mùa xuân rảo bước ra đi, mùa hè đầy nắng gió lại tớ.Trên bầu trời cao trong xanh không một gợn mây, những tia nắng tinh nghịch nô đùa một cách vui vẻ. Những chú chim từ đâu bay ra thích chí cùng hồn nhiên bay lượn với làn may biếc. Chị gió cùng hòa mình với mặt trời le lói len lỏi vào những khe lá tạo nên mầu ngọc bích tươi trẻ. Những chú ve sầu thi nhau ca lên những khúc nhạc lí thú. Người và xe nườm nượp đổ về nhà trong thời tiết khắc nhiệt. Mùa hè đến cho tụi học sinh chúng tôi một kì nghỉ lí thú nhưng làm sao có thể quên được những hàng phượng vĩ nở hoa đỏ rục như vẫy gọi mặt trời cơ chú. Những màu sắc mùa hè thật là cháy bỏng

Không hay, mong bn thông cảm nhé!

Buổi sáng mùa hè, ánh mặt trời lên cao, từng tia nắng chiếu xuống mặt đường khiến cho không gian trở nên sáng chói. Nhưng ánh nắng lúc giữa trưa rất gay gắt, ai ra đường cũng phải bịt kín tránh sự xâm hại của nắng. Bầu trời xanh thẳm, những đám mây trắng đang trải dài trên bầu trời xanh,trên sân trường lúc này chẳng có một bóng người chỉ thấy hàng phượng đỏ-một màu đỏ rực cả sân trường.Nhưng lại chẳng mấy ai được thưởng thức cảnh đẹp này.Vì đây đang là mùa hè mà chả ai đến trường cả... Những cánh diều bay giữa bầu trời xanh biếc và lồng lộng gió. Những cánh đồng lúa mênh mông bát ngát trải dài đến vô tận, mùa hè những người làm nông sẽ bắt đầu thu hoạch lúa, thóc phơi vàng cả góc sân.Em rất yêu mùa hè!

26 tháng 7 2018

- Đoạn văn trên được trình bày theo đoạn văn song hành

- Cách trình bày nội dung của đoạn văn trên được sắp xếp theo trình tự thời gian

+ Khi mưa mới ngớt

+ Khi mưa tạnh hẳn

26 tháng 7 2018

Đoạn văn đc trinh bày theo kiểu song hành 

nội dung :

lúc đầu : tác giả đã cho thấy đc cảnh mưa ngớt 

sau đó : tác giả đã cho thấy đc cảnh mưa tạnh 

và cuối cùng là cảnh của mặt trời 

hok tốt !

I don't now

or no I don't

..................

sorry

26 tháng 7 2018

Bé,ngủ ngon quá

     Đẩy cả giấc trưa

     Cái võng thương bé

     Thức hoài đu đưa

sử dụng nghệ thuật : nhân hóa 

nhân hóa đồ vật như người 

cảm nhận : Tác giả đã nhân hóa để cho ta thấy cái võng là một món quà tuổi thơ .

đôi lúc nó còn có thể gợi cho ta nhớ đến ng mẹ đã thức xuất đêm để lo cho mik .

hok tốt ! 

26 tháng 7 2018

ba ông phúc , lộc ,thọ

măng cầu ,dừa ,đu đủ

26 tháng 7 2018

3 ông phúc, lộc ,thọ 

mãng cầu, dừa, đu dủ

chúc bn học tốt nha

26 tháng 7 2018

Mình ARMY nè

26 tháng 7 2018

hi bạn yêu , kết bạn với mình nha

26 tháng 7 2018

Quê hương vốn là tên gọi thiêng liêng mà rất đỗi thân thuộc trong tâm trí mỗi con người.Đó là nơi sinh ra, nơi chúng ta bắt đầu mọi thứ.Và đối với em quê hương cũng là một nơi rất bình yên mỗi khi nhớ về.Nhất là vào mỗi buổi sáng mùa hè, quê hương em trở nên đẹp lạ kì.

Trời tờ mờ sáng, ngước mắt lên cao vẫn nhìn thấy những ngôi sao lấp lánh ở phía Tây.Gà trong xóm em thi nhau cất tiếng gáy râm ran như một bản hòa ca chào bình minh.Mọi người đã thức dậy, nghe đâu đây tiếng í ới gọi nhau đi chợ buổi sớm của các cô các mẹ , và tiếng hò nhau đi làm đồng , tất cả những âm thanh tạo nên một bầu không khí sinh động.Trời hửng sáng , sương tan dần, cạnh vật bắt đầu hiện rõ dưới ánh nắng tran hòa.Mặt trời lên vươn vai tỏa ánh sáng vàng sau những rặng tre xanh mướt đầu làng. Tiếng chim chích chèo hót vàng hòa cùng tiếng ríu rít của những chú chim sâu trong vườn. Những hàng cau xanh cao đón ánh nắng sớm mai , nắng bao phủ khu vườn, nó không phải ánh nắng trang trang buổi trưa hè, không phải ánh nắng vàng của mùa thu mà nó là cái nắng ướt của buổi sớm mùa hạ trong trẻo tinh khôi.Những làn gió mát thổi nhẹ làm rung động cành lá, khẽ giật mình ,con bướm trắng đang đậu bỗng nhẹ đập cánh bay đi.Trên con đường đất , những đứa trẻ kéo nhau chạy tung tăng đến trường, đi ngang qua cánh đồng đang mùa lúa chín vàng trải dài bát ngát,em thấy những người nông dân đang chăm chỉ làm việc gặt lúa và những chú trâu đang cần mẫn cày từng đường đất .Quả thật, từ xưa đến nay , trâu luôn là người bạn thân thiết với con người trên những mảnh đất làm nông dân dã. Phía đông ánh hồng rực rỡ, mặt trời như chạy theo ta tỏa những tia nắng vàng xuyên qua kẽ lá.Trời mùa hạ trong xanh với những tảng mây trắng bồng bềnh lững lờ trôi vô định.Nằm dưới gốc đa đầu đình, có thể ngắm hết những đám mây đủ hình thù kì thú. Thỉnh thoảng nghe vọng xa xa tiếng họp chợ, tiếng mua bán trao đổi của các bà, các mẹ làm cho không gian buổi sớm tràn đầy sức sống.Nhịp sống nơi thôn dã vào buổi sớm mùa hạ thật khác thành phố đầy khói bụi, đầy xe cộ, người ta vội vã ra đường , tụ tập nơi điểm chờ xe buýt để đến chỗ làm , bắt đầu ngày mới với những vội vàng và bận rộn.Còn quê hương buổi sớm bình yên vô cùng từ cảnh vật đến con người luôn mang một thứ gì đó rất đỗi thơ mộng.

Ánh nắng đã lên cao và bắt đầu chói chang hơn, trời ngả về trưa. Một buổi sáng diễn ra và kết thúc như thường lệ.Chỉ khi con người ta sống chậm lại mới cảm nhận được hết thảy vẻ đẹp trong lành của nó. Sáng sớm là lúc quê hương em đẹp nhất, đẹp với những sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây.

26 tháng 7 2018

Mỗi người sinh ra đều gắn bó với mảnh đất đất quê hương mình, với những cảnh sắc tươi đẹp của quê hương. Đối với em, cảnh quê hương vào buổi sáng mùa hè luôn là để lại ấn tượng khó phai trong tâm trí em.

Buổi sáng mùa hè ở quê hương thật yên lành và trong trẻo. Sau một đêm dài, ông mặt trời thức giấc từ từ nhô lên sau lũy tre làng, chiếu những tia nắng yếu ớt đầu tiên đánh thức nhân gian. Vạn vật đang ngủ say bỗng bừng lên trong nắng sớm. Những giọt sương như hạt ngọc trời long lanh vẫn còn đọng lại trên những chiếc lá, giăng mắc trên những lùm cây tạo một sự huyền ảo mơ hồ. Trong vườn, cây cối còn thấm đẫm sương đêm, những cây cau cao mảnh dẻ đang vươn cánh tay dài rộng để hứng những tia nắng sớm đầu tiên. Chú gà trống dường như cũng thức giấc cùng ông mặt trời, đứng trên đống rơm gáy vang bài ca quen thuộc chào đón ngày mới, nhắc mọi người rằng một ngày nữa sắp bắt đầu rồi, mau mau dậy đi thôi. Tiếng gáy của chú làm cho cây cối giật mình tỉnh giấc, khẽ vươn mình cựa quậy. Màu xanh của cây được ánh nắng chiếu vào trở nên tươi tắn, rực rỡ hơn, tràn đầy nhựa sống. Những chú chim cũng rời tổ bay lượn khắp trời, vui vẻ hót lên những khúc ca hay nhất để ca ngợi quê hương yên bình và hạnh phúc.

Mọi người đang chuẩn bị để sẵn sàng đón ngày mới đầy tốt đẹp của mình. Các bác nông dân đang dắt những chú trâu ra đồng, mang theo hi vọng về một ngày làm việc hiệu quả để có một vụ mùa bội thu. Cánh đồng lúa trong nắng sớm ánh lên sắc vàng của sự trù phú, những cơn gió mát lành của mùa hạ thổi qua làm biển lúa khẽ gợn lên vô vàn những con sóng nhỏ nối đuôi nhau đi về tận phía chân trời. Các bà, các mẹ rủ nhau đi chợ sớm, họ trò chuyện rôm rả về việc gia đình, việc đồng áng, việc buôn bán.Vài đứa trẻ con đang nô đùa như những con chim non ríu rít. Từng tốp học sinh thong thả đi bộ đến trường, chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai, gương mặt họ ánh lên niềm háo hức và rạng rỡ. Ai ai cũng bắt đầu ngày mới với tâm trạng thật háo hức, vui tươi, lòng tràn đầy niềm tin và hi vọng về một khởi đầu tốt lành.

Buổi sáng mùa hè ở quê hương luôn để lại trong em những dư vị ngọt ngào cùng cảm xúc thân thương. Ngắm nhìn vẻ đẹp của quê hương thanh bình, em càng cảm thấy yêu quê hơn, tự nhủ phải học tập thật tốt để sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.

28 tháng 7 2018

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. 

Bài làm:

Tìm hiểu, suy ngẫm về chùm truyền thuyết cổ xưa xuất hiện trong thời đại các vua Hùng dựng nước như Con Rồng cháu Tiên; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh... chúng ta thấy các nhân vật và sự kiện lịch sử đã được nhào nặn, kì ảo hoá, lí tưởng hoá khiến cho chất thực mờ đi, chất mộng mơ, lãng mạn, tưởng tượng hiện rõ. Tiếp sau các truyén thuyết đẫm chất mộng, chất thơ ấy, tổ tiên chúng ta sáng tác nhiều truyền thuyết tiêu biểu mang nhiều yếu tố sự thật lịch sử hơn. Một trong những tác phẩm tiêu biểu có cốt lõi lịch sử nổi bật là truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Đây là loại truyền thuyết vừa giải thích nguồn gốc một địa danh vừa tôn vinh những danh nhân, những anh hùng nổi bật trong lịch sử có công với dân, với nước. Sự tích Hồ Gươm là một trong hàng trăm sáng tác dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỷ XV. Tuy tác phẩm mang cốt lõi lịch sử nổi bật, nhưng vẫn có những chi tiết kì ảo, tưởng tượng đặc sắc, toát và nhiều ý nghĩa. Đọng lại trong suy ngẫm và cảm xúc của người kể, người nghe truyền thuyết này là hình ảnh thanh kiếm "Thuận Thiên". Nói khác đi, đây là câu chuyện "Trời trao gươm báu, việc lớn ắt thành công". 1. Vì sao đức Long Quân cho mượn gươm ? Qua truyền thuyết, chúng ta hiểu rằng: Lúc bấy giờ giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta : trời đất và lòng người - căm giận chúng đến tận xương tuỷ. Ở vùng Lam Sơn, Lê Lợi đã tạp hợp những người dân có nghĩa khí nổi dậy chống giặc. Những ngày đầu, nghĩa quân lực yếu, lương thảo ít, thanh thế chưa cao, nhiều lần bị thua trận. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc. Như vậy, trời đã thấu hiểu việc đời, lòng dân. Việc làm của nghĩa quân Lam Sơn hợp ý trời, được tổ tiên, thần linh ủng hộ, giúp đỡ. Nhưng cách ủng hộ, giúp đỡ ấy không đơn giản, dễ dàng mà nhiều thử thách, đòi hỏi con người phải thông minh, phải giàu bản lĩnh và có quyết tâm cao. 2. Cách Long Quân cho mượn gươm, Lê Lợi nhận gươm và tổ chức chiến đấu như thế nào ? a) Từ trong lòng nước, lưỡi gươm đến tay người dân. Chàng Lê Thận đánh cá, ba lần quăng chài thả lưới, kéo lưới vẫn chỉ thấy thanh sắt lạ "chui vào lưới mình". Đưa thanh sắt cạnh mồi lửa, chàng nhận ra một lưỡi gươm. Vậy là, người dân bình thường ấy đã được sông nước tặng vũ khí, thôi thúc chàng lên đường tham gia nghĩa quân. Nhưng "lưỡi gươm" kia vẫn ngủ im. Kể cả lúc chủ tướng Lê Lợi cầm lên xem, thấy hai chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi gươm, mọi người vẫn không biết đó là báu vật. "Thuận Thiên" nghĩa là "hợp lòng trời, thuận với ý trời". Có thể Lê Lợi hiểu nghĩa của hai chữ đó, nhưng chưa thấu tỏ được ý thiêng, thâm thuý của thần linh. Đây cũng là một câu đố, một thứ thách, đòi hỏi trí thông minh, sự sáng tạo của con người. Trong các truyền thuyết trước, đã xuất hiện những "bài toán", câu đố. Đến truyện này, câu đố hiện lên ở một vật thiêng bằng chữ thánh hiền khiến cho cả nhân vật trong truyện và người đọc chúng ta băn khoăn, hồi hộp. Câu đố tiếp tục xuất hiện, thần linh tiếp tục thử thách. Lần này sự thử thách không đến với dân mà hiện ra trước mắt người chủ tướng. Trên đường lui quân, Lê Lợi bỗng thấy "có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa... trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận...". Ít ngày sau "khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in". Như vậy là trải qua một quá trình thử thách, thần linh đã phát hiện được người đủ tài đủ đức, có trí sáng, lòng thành để trao gươm báu. Ta thử ví dụ, sau khi vớt được thanh sắt - lưỡi gươm, chàng ngư dân Lê Thận không gia nhập nghĩa quân, không chiến đấu dũng cảm để được Lê Lợi quý mến, gần gũi và chủ tướng Lê Lợi khi nhìn thấy cái chuôi gươm nạm ngọc không nhớ tới lưỡi gươm nhà Lê Thận... thì sự việc sẽ ra sao ? Có thể nói, từ trong lòng nước, lưỡi gươm vào tay người dân rồi từ trên rừng sâu, núi cao, chuôi gươm thôi thúc chủ tướng để hoàn thiện một thanh gươm, để hoà hợp ý trời và lòng dân, dũng khí của quân và trí sáng của tướng, hoà hợp lực lượng miền xuôi, sông nước và lực lượng người dân miền núi, rừng già. Điều này gợi nhớ lời dặn xưa của bố Rồng, mẹ Tiên "kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn...". Các chi tiết xung quanh việc cho mượn gươm, việc nhận gươm và hai chữ "Thuận Thiên" khắc trên gươm lung linh màu sắc kì ảo, toả sáng biết bao ý nghĩa sâu xa. Tất cả đã đọng lại rồi ngân lên trong câu nói của Lê Thận khi dâng gươm cho Lê -Lợi: "Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh eươm thần này để báo đền Tổ quốc !". Sáng tạo câu chuyện trao gươm "Thuận Thiên" như thế, nhân dân ta khẳng định tính chất chính nghĩa và tôn vinh vai trò, uy tín, tài năng phẩm chất người chủ tướng, vị minh công, người anh hùng Lê Lợi trong công cuộc kháng chiến chống giặc Minh lúc bấy giờ. Trời thử lòng trao cho mệnh lớn Ta gắng chí khắc phục gian nan Sau này, trong bản hùng văn Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã thâu tóm sự việc trời trao gươm, dân gửi niềm tin và ý chí, quyết tâm đánh giặc của Lê Lợi bằng hai câu văn đặc sắc như thế. Không rõ truyền thuyết Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm có trước, hay bài hùng văn của Nguvễn Trãi có trước ? Điều chắc chắn rằng, đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nói chung, cá nhân Lê Lợi nói riêng, nhân dân ta dã tôn vinh bằng những hình ảnh, chi tiết, sự việc, lời văn đẹp nhất. b) Sau khi nhận được gươm thần, nhận sứ mệnh thiêng liêng của Trời Đất và muôn dân, Lê Lợi cùng nghĩa quân đã bừng lên một sức sống mới. "Nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng..., thanh gươm thần tung hoành khấp các trận địa... Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi... Họ... xông xáo đi tìm giặc... Gươm thần mở đường cho họ đánh... cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước". Đoạn truyện ở cuối phần một của áng truyền thuyết không có sự việc nào nổi bật mà chỉ là mấy lời trần thuật ngắn gọn. Nhưng lời văn đi liền một mạch, tốc độ lời kể, giọng kể chuyển dộng mỗi lúc một nhanh, dồn dập, sôi nổi... nghe thật hào hùng, sảng khoái. Âm hưởng áng văn chương truyền miệng dân gian như đồng vọng với âm hưởng tác phẩm văn học viết của danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi lúc bấy giờ: Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông Cơn gió to trút sạch lá khô  Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ... (Bình Ngô đại cáo) Đúng là "Trời trao gươm báu, việc lớn ắt thành công" ! 3. Việc lớn thành công rồi, gươm thần trả lại Long Quân như thế nào ? Việc ấy có ý nghĩa gì ? Hoàn cảnh diễn ra việc trả gươm khá đặc biệt. Đất nước thanh bình, nhân dân sống yên vui, vua và quần thần được tạm nghi ngơi, dạo mát, ngắm cảnh trên mặt hồ, cái lẵng hoa xanh mát, con mắt ngọc long lanh giữa kinh thành. Hồ có tên là Tả Vọng, có lẽ vì hồ nằm ở phía trái cung vua, nhìn về cung điện. Một cái tên bình thường không có gì đặc sắc. Điều đặc sắc là "Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước". Trong khi đó lưỡi gươm thần đeo bên người đức vua "tự nhiên động đậy...". Và Rùa nói được tiếng người : "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân ! Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng... Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước...", việc trả gươm diễn ra mau chóng, toàn là những chi tiết kì ảo, vừa như có thật, lại vừa như không thật, vừa là chuyện con người lại vừa là chuyện của thần thánh. Nghe chuyện và tưởng tượng, chúng ta không khỏi bàng hoàng, suy ngẫm. Vậy việc trả gươm trên hồ Tầ Vọng, sau được đổi thành Hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm có ý nghĩa gì ? Trước hết việc ấy phản ánh tư tưởng, tình cảm yêu hoà bình của dân tộc ta. Khi có giặc ngoại xâm, cả thần lẫn người, tổ tiên và con cháu hợp sức vung gươm đánh giặc, khi đất nước thanh bình, chúng ta "treo gươm", "cất gươm", "trả gươm" về chốn cũ. Việc ấy cũng có nghĩa là : chúng ta "trả gươm" cho thần thánh, nhờ giữ hộ để "gươm" tạm nghỉ ngơi hoá thân vào khí thiêng non nước. Bọn giặc hãy coi chừng ! Hồ Tả Vọng, bên cạnh hoàng cung, nay có tên là "Hoàn Kiếm" sẽ lưu giữ thanh gươm "Thuận Thiên" giữa lòng Tổ quốc, mãi mãi lưu giữ chiến công của nghĩa quân Lam Sơn, thường xuyên nhắc nhở nhân dân nhớ ơn người xưa và cảnh giác trước kẻ thù xâm lược. Tên hồ và "ánh sáng le lói dưới mặt hồ xanh" như trong truyền thuyết kể muôn đời toả sáng các ý nghĩa đó. Vậy đấy, truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là câu chuyện Trời trao gươm báu, việc lớn của muôn dân ắt sẽ thành công. Bằng những chi tiết tưởng tượng, kì ảo (như gươm thần, Rùa Vàng) kết hợp những sự việc khá hấp dẫn của một áng văn tự sự dân gian, tác phẩm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc ta. Bạn ơi ! Nếu ở Hà Nội, hay ở bất cứ nơi nào trên Tổ quốc ta, ở đâu trên thế giới, có dịp tới thăm Hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm, hãy lắng nghe, hãy kể cho nhau nghe câu chuyện thần thánh cho mượn gươm, rồi đòi trả lại gươm... bạn nhé !