Câu hỏi và bài tập tiết 2 hóa 9:CHỦ ĐỀ OXIT
Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là
A. CO2. B. Na2O. C. SO2. D. P2O5.
Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là
A. K2O. B. CuO. C. P2O5. D. CaO.
Câu 3: Công thức hoá học của sắt (III) oxit là:
A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeO. D. Fe3O2.
Câu 4: 0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với:
A. 0,02 mol HCl. B. 0,1 mol HCl.
C. 0,05 mol HCl. D. 0,01 mol HCl.
Câu 5: Dãy chất nào sau đây là oxit lưỡng tính?
A. Al2O3, ZnO, PbO, Cr2O3. B. Al2O3, MgO, PbO, SnO2.
C. CaO, ZnO, Na2O, Cr2O3. D. PbO, Al2O3, K2O, SnO2.
Câu 6: Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là:
A. CO2 và BaO. B. K2O và NO.
C. Fe2O3 và SO2. D. MgO và CO.
Câu 7: Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142 đvC. Công thức hoá học của oxit là:
A. P2O3. B. P2O5. C. PO2. D. P2O4.
Câu 8: Khí CO bị lẫn tạp chất là khí CO2. Cách làm nào sau đây có thể thu được CO tinh khiết?
A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2 dư.
B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch PbCl2 dư
C. Dẫn hỗn hợp qua NH3.
D. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Cu(NO3)2.
Câu 9: Cho 7,2 gam một loại oxit sắt tác dụng hoàn toàn với khí hiđro cho 5,6 gam sắt. Công thức oxit sắt là:
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO2.
Câu 10: Hoà tan 2,4 g một oxit kim loại hoá trị II cần dùng 30g dung dịch HCl 7,3%. Công thức của oxit kim loại là:
A. CaO. B. CuO. C. FeO. D. ZnO.
1b 2c 3a 4b 5a 6a 7 b 8a hình như cô viết sai đề 9a 10b
Kết quả: 1B 2C 3A 4B 5A 6C 7B 8A 9A 10B