K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tui nè~ kb ik^^

24 tháng 4 2019

con gà cs trước

hok tốt

nhớ tk

24 tháng 4 2019

Nhưng gà được nở từ trứng?

20 tháng 4 2019

                                                                                  Bài làm

Tên thực của Truyện Kiều là Đoạn trường tân thanh, có nghĩa là tiếng kêu đứt ruột. Thực ra trong đó có vô vàn tiếc kêu thương. Mà trao duyên có lẽ là tiếng kêu đứt ruột đầu tiên khởi đầu một chuỗi dài đau thương chất chồng lên cuộc đời truân chuyên của một người con gái tài sắc. Thuý Kiều đứt ruột trao duyên. Và Nguyễn Du cũng đã viết nên cảnh trao duyên bằng những lời thơ tan nát can tràng.

Nỗi oan khiên bỗng đâu ập xuống gia đình, giáng họa lên đầu mọi người, không trừ một ai. Nhưng dường như Kiều muốn một mình hứng chịu tất cả. Tự nguyện bán mình chuộc cha, đêm trước nàng đã trải qua một cuộc giằng xé âm thầm giữa một bên là mối tình đầu biết bao hứa hẹn và một bên là bổn phận làm con đối với ơn sinh thành. Cuối cùng những dằn vặt day dứt đã hết sau khi đã quyết chọn một con đường. Nào ngờ, đó mới chỉ là khởi đầu, dạo đầu. Hôm trước, là chữ Tình và chữ Hiếu, nó có phần chóng vánh. Còn hôm nay, là giằng xé giữa chữ Tình và chữ Duyên, nó mới thực sự bi kịch, vĩnh viễn đau thương. Nỗi đau đớn đứt ruột trong tâm trạng Kiều hôm nay là sự tiếp tục của đêm trước. Bởi, đã xác định vì chữ Hiếu thì phải làm nốt phần việc còn lại là trao duyên cho người khác. 

Hôm qua là sự chọn lựa trong nhận thức, hôm nay mới chính thức mất mát trong tình cảm. Giá Kiều không phải là người tận tình, tận tâm; giá nàng hời hợt đơn giản hơn một chút thôi, chắc nàng không lâm vào bi kịch, không rơi vào đau đớn đến thế. Đằng này duyên thì đã trao mà Tình càng thêm nặng! Thậm chí, chính lúc mất Kim Trọng này lại thấy yêu, thấy gắn bó với chàng Kim hơn bao giờ hết. Vì thế, mỗi lời nàng nói, mỗi việc nàng làm trong cái lúc trao duyên này đều như đứt từng khúc ruột. Chẳng biết Nguyễn Du đã hoá thành người trong cuộc sâu sắc như thế nào mà thấu được mọi lẽ nhường ấy. Thi hào mới thấy tường tận Tình và Hiếu chỉ là đầu mối, là cái phần bên trên, còn ở bề sâu, cái phần nhức buốt chính là Tình và Duyên. Cảnh trao duyên. Là giằng xé của bi kịch ấy.

Đọc trích đoạn trao duyên, ta dễ dàng nhận thấy nó tự hình thành ba phần. Phần đầu, gồm 12 câu: Thuý Kiều lựa lời thuyết phục Thuý Vân thay mình nối duyên với Kim Trọng; phần tiếp theo gồm 14 câu: Kiều trao kỉ vật lại cho Vân. Phần cuối, gồm 8 câu: Kiều tạ từ với Kim trọng- con người tuy không hiện diện nhưng luôn sống trong tình yêu và nỗi đau của Kiều. Ban đầu, nàng Kiều còn bình tĩnh, càng về cuối càng lâm li, càng về cuối càng chìm vào nỗi đau đớn tột bậc để rồi cuộc trao duyên từ biệt cứ muốn thành cuộc tử biệt chia li.

Trao duyên được mở đầu bằng hai câu thơ mà khi nói về vẻ đẹp của ngôn ngữ Truyện Kiều ít ai không nói đến. Nó giản đơn như những lời nói thông thường mà chân xác như mọi câu thơ hàm xúc nhất:

Cậy em em có chịu lời 

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Đúng là trọng lượng của câu thơ rời vào bốn chữ cậy, chịu, lạy, thưa. Người ta không thể thay các chữ kia bằng bất cứ chữ nào khác. Tôi muốn nói thêm rằng: 4 chữ ấy mang đậm cái bi kịch của nàng Kiều. Với bốn chữ kia, vị thế của hai chị em Thuý Kiều đã thay đổi, đảo lộn. vẫn xưng hô là chị em, mà thực tình trong đó là quan hệ giữa một ân nhân và một kẻ chịu ơn. Bốn chữ ấy đều là lời của kẻ dưới đang nói khó với người trên. Chị thành kẻ lép vế phải cậy cục luỵ phiền, em thành người ban ơn. Để báo đáp ân tình trong muôn một cho chàng Kim, Kiều đã phải nhún mình hạ minh, đến thế! Nhưng trong cái cử chỉ tội nghiệp kia, ta thấy tất cả sự cao khiết của một tấm lòng, một phẩm cách. Rồi nàng kể, nàng giãi bày thật nhanh, thật rõ ràng ngành ngọn cho Vân hiểu vi sao mình phải lựa chọn cách này. Trong lời lẽ có phần khôn ngoan của Thuý Kiều cứ thấy lộ ra cái vẻ lo âu. Dường như Kiều phải cố gắng thuyết phục hết lời, tận tình để cho em vì mình mà không thể thoái thác. Nàng đã viện đến cả cái chết để lời cậy nhờ nặng như lời uỷ thác:

Ngày xuân em hãy còn dài 

Xót tình máu mủ thay lời nước non 

Chị dù thịt nát xương mòn 

Ngậm cười chín suốt hãy còn thơm lây.

Nhưng ngẫm mà xem, Kiều đâu phải dùng cái chết như một nghệ thuật thuyết phục! Trong suốt đoạn trao duyên này và cả trước đó nữa, nàng luôn nghĩ đến cái chết như một kế cục u ám. Trong hoàn cảnh này, đời đã đến thế này, có còn gì để tha thiết nữa đâu, vô nghĩa hết cả rồi, người ra đâu còn muốn sống nữa! Càng yêu đời lại càng không muốn sống.

Đoạn Trao duyên phải là một cuộc chuyện trò, nhưng rồi lại diễn ra như một màn dộc thoại. Thuý Vân hầu như không lên tiếng. Nàng im lặng chịu lời. Và thế là Kiều phải làm nốt cái phần việc cuối cùng và khó khăn nhất: trao lại kỷ vật cho Vân. Hôm qua nghĩ đến việc hi sinh mối tình, Kiều đã nghĩ đến việc mất Kim Trọng. Và vừa rồi trong lúc lựa lời thuyết phục em gái, cảm giác mất mát ấy có đến gần hơn. Nhưng có lẽ phải lúc này đây nó mới thực sự choáng ngợp tâm hồn nàng. Còn giữ kỉ vật, ít nhiều người ta vẫn có cái ảo giác người yêu vẫn còn là của mình, vẫn trong mình. Chỉ đến khi tự tay cầm kỉ vật trao đi, người ta mới thật rơi vào hẫng hụt. Bắt đầu từ giây phút này đây, cùng với kỉ vật này đây, chàng Kim sẽ vĩnh viễn thuộc về người khác! Câu thơ như một nỗi nghẹn ngào:

Chiếc thoa với bức tờ mây 

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Quả là, hai chữ của chung chất chứa bao đau xót. Kỉ vật tình yêu chỉ thiêng liêng khi nó là tín vật, là nhân chứng thầm kín của riêng hai người thôi. Còn bây giờ, từ bây giờ, nó đã thành của chung! Nhưng câu thơ còn giấu trong nhịp điệu của nó một nỗi đau sâu kín của nàng Kiều. Hai chữ này như dằn lòng, như dang dở. Lý trí đã quyết định trao duyên, trao kỷ vật. Song tình cảm vẫn cố trì hoãn, níu giữ. Vì thế mà cái động thái trao kia cứ dùng dằng. Kỷ vật lìa khỏi tay người như cũng vật vã không yên. Cố dằn lòng mà không thể cầm lòng!

Người giản đơn có thế nghĩ trung đại không phức tạp đến thê. Nhưng cho dù thời nào thì bản chất tình yêu vẫn không thế chia sẻ! Trái tim yêu thời nào có lẽ cũng đau như vậy thôi. Trao kỉ vật cho Thuý Vân và dặn dò em, nhưng có lẽ qua Thuý Vân, Kiều muốn dặn dò Kim Trọng. Lời nàng lâm li, tức tưởi. Nỗi đau trong lòng cứ quặn lên mãi. Kiều nhìn khắp lượt những đồ vật thân yêu, những chứng nhân lặng lẽ trong những giây phút nồng nàn hạnh phúc của mình với Kim Trọng: Chiếc thoa với bức tờ mây, phím đàn với mảnh hương nguyền, lò hương ấy, tơ phím này… Và hình dung, chỉ ngày mai thôi chúng sẽ lại chứng kiến những phút giây nồng nàn như thế của Kim Trọng với một người khác, cho dù người ấy có là em gái mình đi chăng nữa… cũng không thể chịu nổi. Nguyễn Du có lẽ đã hiểu thấu những tâm tư khuất lấp mà chân thực vô cùng ấy, cho nên đã viết những câu thật lắng đọng:

Mai sau dù có bao giờ 

Đốt Lò hương ấy so tơ phím này

Trông ra ngọn cỏ lá cây 

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Có lẽ nhà thơ Vũ Cao đã có lý khi cho rằng cái câu Mai sau… nghe thật không đâu mà lại chính là câu thơ khó viết. Đã đành Kiều đang hình dung về mai sau, một cái mai sau rồi sẽ đến. Nhưng sao lại có hai cái tiếng dù có như một giả định về một việc khi xảy ra như vậy? Hai chữ dù có như bỗng nhói lên trong cái âm điệu xuôi chiều của câu thơ. Nó cho thấy lòng nàng không dễ nuôi yên, nàng không muốn có cái cảnh bao giờ trớ trêu ấy xảy ra. Tấm tình ấy đâu đã chịu tắt lửa lòng! Kiều hình dung mình sẽ chết rõ quá và tội quá! (chứ không còn chung chung ngậm cười chín suối như ở phần trên!) Mối tình sâu nặng với Kim Trọng nàng vẫn cứ mang theo như khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan. Vì sự thiết tha ấy oan hồn của nàng còn trở về dương thế! Thậm chí nàng còn hình dung rõ mồn một mình sẽ về trong gió trong cây cỏ thế nào. Hai chữ hiu hiu nghe mà gai người. Người ta như thấy trong đó cả sự hiển linh. Hai tiếng hiu hiu chấp chới giữa hai thế giới thực tại và hư vô, chập chờn giữa hai cõi thế: cõi âm và cõi dương! Kiều hi sinh tất cả, cho tất cả. về dương thế, nàng chỉ xin cho mình có một chén nước thôi. Một chút nhớ thương của người sống? Một chút tình cũ? Hay một chút duyên thừa? Chi một chén nước thôi, một chút thế thôi mà nàng đã thấy được an ủi, cảm thông nhiều lắm:

Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền ghì trúc mai 

Dạ đài cách mặt, khuất lời 

Rảy xin chén nước cho người thác oan.

Khi hình dung mình chết. Và Kiều còn thấy rõ là minh thác oan! Hai chữ thác oan có biết bao là tình là hận!

Những việc cần làm thì đã làm rồi. Sợi dây níu buộc đã cắt lìa rồi. Nhìn vào lòng mình, đời mình, bấy giờ Kiều mới thấy rõ mất mát để lại trong lòng cả một nỗi trống hoang, hụt hẫng. Nàng quên đi em Vân trước mặt, quay vào với nỗi đau trong lòng. Giờ đây với nàng, chỉ còn nỗi đau kia là hiện hữu, nỗi đau đang choáng ngập cả lòng nàng. Quên mất thực tại để chỉ chìm sâu vào trong lòng, đấy là lúc bi kịch đang dâng lên trầm trọng. Kiều như phân trần, thanh minh, tạ lỗỉ với chàng Kim. Mong muốn ở chàng một sự cảm thông, thấu hiểu:

Bây giờ trăm gãy, bình tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân! 

Nghĩ về quá khứ muôn vàn ái ân mà đau. Nghĩ đến bây giờ một thực tại quá phũ phàng trâm gãy bình tan mà đau. Nghĩ đến mai sau…dạ đài khuất mặt khuất lời mà càng bội phần đau đớn. Tâm tư Kiều bị vây khốn, bị dim ngập giữa bao đau thương. Muôn vàn ái ân đã hoá thành muôn vàn đớn đau! Ngán ngẩm cho số kiếp đen bạc của mình, nàng cất lên cái tiếng than thân thăm thẳm cửa người đàn bà. Nàng sa vào mặc cảm phũ phàng. Mở đầu thì lạy em gái, bây giờ thì phải lạy cả người yêu. Nàng cứ thấy mình là kẻ bội tình và những mong được lượng thứ:

Trăm nghìn gửi lạy tình quân 

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

Phận sao phận bạc như vôi?

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ta nghe trong đó tiếng vọng của những câu thơ mà Nguyễn Du đã bao lần kêu lên đầy thống khổ cho những thân phận đàn bà tài sắc:

Đau đớn thay phận đàn bà  

Chém cha cái số hoa đào.

Và cuối cùng như oà lên, câu thơ không nói gì đến nước mắt, nhưng chúng ta biết lời Kiều đang vỡ ra trong nước mắt, nức nở cay cực: 

Ôi Kim Lang! hỡi Kim Lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

Vậy đấy, lời trao duyên đứt ruột đã hoá thành lời trăng trối!

Hình như cái tố chất đặc thù của người nghệ sĩ chính là sự cảm thông. Khả năng cảm thông sâu sắc khiến cho người nghệ sĩ đã hoá thân thành người trong cuộc, nhập thân thành người trong cuộc đến từng thoáng gợn mơ hồ nhất của xúc cảm để nói lên những tiếng nói sâu xa kín khuất nhất của cỗi lòng. Nguyễn Du đã làm được điều đó. Nguyễn Du đã hoá thành Thuý Kiều. Đến nỗi Thuý Kiều trao duyên mà ngỡ như chính Nguyễn Du đang đứt ruột trao duyên.

Chúc học tốt nhé.

20 tháng 4 2019

Thuý Kiều một người con hiếu hạnh, tài đức vẹn toàn. Vì phải cứu gia đình, nàng đành phải bán mình chuộc cha. Nhưng làm vậy thì nàng đã phản bội lời thề nguyền thuỷ chung, son sắc với tình lang Kim Trọng. Tình thế ép buộc nàng đành nhờ cậy em ruột là Thuý Vân, xem như chị trao duyên lại cho em, nhờ em thực hiện lời thề của mình với Kim Trọng dù rằng Thuý Kiều rất đau đớn, day dứt tâm can và nhắn nhủ với em mình như thể rằng chị sắp đi xa vĩnh viễn “một đi không trở lại”.

Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ gió cây,

Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.

Bốn câu thơ tưởng chừng như Thuý Kiều đang trăn trối nói về ngày sau khi mình chết đi. Mai sau em “đốt lò hương”, nhìn thấy trời “hiu hiu gió” thì hồn chị đã về:

Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt, khuất lời,

Rảy xin chén nước cho người thác oan.

Hồn chị đã về đây, mang nặng nỗi thống khổ của một kẻ phụ tình. Trước khi thát oan, nàng chấp nhận cho thân nát để đền cho người bạn tình chung thuỷ vì tội đã phản bội lại lời thề nguyền. Nỗi day dứt ấy chị vẫn mang theo xuống cửu tuyền. Hôm nay chị trở về thì đã "âm dương cách biệt đôi đường" không thể nói được gì, chỉ xin rảy cho chén nước để oan hồn chị được siêu thoát.

Nhìn lại thực tại, nghĩ đến tình quân nàng nhắn nhủ đôi lời tâm sự, giải bày:

Bây giờ trâm gãy bình tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

Giờ đây mọi chuyện đã tan vỡ, lỡ làng, nói làm sao hết những tình cảm tha thiết, da diết, những kỉ niệm ngọt ngào ân ái ngày xưa đã trao nhau. Thôi thì thiếp đành cam chấp nhận số phận, tơ duyên ngắn ngủi, hạnh phúc quá mong manh, kiếp này đã lỡ phu thê, thiếp xin bái biệt đi về cõi âm. Lời nhắn nhủ vừa mang nỗi tiếc nuối, vừa cam chịu chỉ "có ngần ấy thôi" ít ỏi quá chàng ơi, nhưng không thể nào kéo dài thêm được nữa.

Câu thơ chứa chan tình cảm, xót xa đau cho kiếp số phũ phàng, chua chát - lời thơ như hờn oán, trách móc than thân trách phận:

Phân sao phận bạc như vôi?

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Lời thơ uất nghẹn, phận gì? mà bạc như vôi? Phận trâu ngựa, kiếp chó mèo chứ không phải là phận người, kiếp người nữa. Cuộc đời quá cay đắng, bạc bẽo hay xã hội quá bất công, tàn nhẫn với con người tài sắc vẹn toàn như Thuý Kiều. Đành rằng cuộc đời “nước chảy hoa trôi” nhưng cũng có giới hạn thôi chứ sao mà quá bi đát, quá phũ phàng đến vậy. Quay về với thực tại Thuý Kiều như bừng tỉnh, thốt lên:

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

Việc “trao duyên” đã thành, việc bán mình cũng đã xong, thì bi kịch của Thuý Kiều cũng đến. "Ôi", "Hỡi" Kim Lang, Thuý Kiều gọi tên tình nhân lần sau cuối trong nước mắt nhạt nhoà, nàng ôm nỗi đau giằng xé tâm can khi biết chắc chắn rằng từ đây nàng đã mất chàng Kim mãi mãi. Sự thật ấy làm cho Thuý Kiều kêu lên thống thiết “thôi thôi” một cách vật vã, đớn đau “đứt từng đoạn ruột”. Điều đó cho ta thấy được tình cảm của Thuý Kiều dành cho Kim Trọng vô cùng lớn, vô cùng sâu đậm, chung thuỷ sắc son.

Sự “hi sinh” của Thuý Kiều làm cho người đời cảm phục, tình cảm của Thuý Kiều làm cho chúng ta trân quý yêu thương. Đó là điểm sáng chói ngời trong phẩm giá con người Thúy Kiều, khiến cho nàng sống mãi trong lòng người đọc.

nguồn sachgiai

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

18 tháng 4 2019

Muốn học giỏi thì chỉ cần mik tự học thêm, tham khảo, tìm hiểu những điều thầy cô dạy mà mình chưa hiểu. Cố gắng tập trung vào việc học hành và ko nên bỏ bê việc học hành mà sa vào việc khác.

18 tháng 4 2019

1.vào lớp ít ns chuyện

2. học 7/24 ngày

3. dậy sớm hc bài

4. ko dc có crush

5.tập thể thao nhiều

15 tháng 4 2019

Đi hỏi mấy thằng trọng tài ý, đừng hỏi teo

15 tháng 4 2019

bởi vì cái giò to hơn cs giá trị hơn cái cẳng

......................

...................................

15 tháng 4 2019

đọc nhiều lần

và thuộc

đọc nhiều 

Một trong những đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc ta đó chính là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, được thể hiện rất sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày, qua những ngày lễ lớn mà tiêu biểu là ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10-3 hàng năm như một ngày hội lớn của dân tộc ta để con cháu thể hiện niềm kính yêu với cội nguồn của mình. Bàn về điều này, ông cha ta đã có câu “Dù ai đi ngược về xuôi /Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” .Câu ca dao trên đã ra đời từ rất lâu rồi,là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Ngày lễ là cơ hội để biết bao người con xa xứ, xa quê, được tựu chung về đây, về Đền hùng (Phú Thọ) để dâng nén hương thành kính, tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên ta, những đời vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Qua câu ca dao trên, ông cha ta nhắn nhủ đến mỗi người dù có đi đâu, làm gì thế nhưng cũng không bao giờ được phép quên đi Ngày Giỗ tổ, quên đi việc tưởng nhớ chính nguồn cội của mình.hắc đến những đời vua Hùng, không ai là không biết đến công lao dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta ngày trước. Vậy nên, ngày lễ là để mỗi người con trong dân tộc này bày tỏ lòng biết ơn thành kính đối với những vị đã cho ta cuộc sống như ngày hôm nay. Mọi thành quả mà chúng ta được hưởng thụ, mọi nền văn hóa, văn minh, đều là bàn tay của biết bao thế hệ trước rầy công vun xới mà tạo nên. vforum.vn Ngày Giỗ Tổ không chỉ thể hiện bản sắc dân tộc đặc trưng của đất nước ta mà còn giúp con người dù là lớn hay bé, già hay trẻ, có thêm những nhận thức, hiểu biết sâu sắc về cội nguồn của chính mình, rèn luyện được lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn, không phủ nhận, quay lưng với quá khứ. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, giữ gìn những truyền thống , bản sắc quý báu của dân tộc ta.Câu tục ngữ không chỉ là một lời nhắc nhở về cội nguồn mà còn đặt ra những bài học đạo lý về việc biết ơn thế hệ đi trước, trân trọng những thành quả mà ta được hưởng thụ trong cuộc sống hôm nay. Bác Hồ đã có câu “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” , hơn cả việc nhớ ơn công lao , mỗi người cần biết biến nó thành hành động cụ thể, không ngừng trau dồi bản thân để sau này giúp đất nước phát triển, bảo vệ dân tộc khỏi những thách thức khó khăn , yêu thương đồng bào, giống như ông cha ta, tổ tiên ta, những đời vua Hùng đã quyết tâm, bỏ biết bao công sức để thực hiện trước đó. Chúng ta đang sống trong một cuộc sống là thành quả của biết bao thế hệ tổ tiên đã để lại, nhiệm vụ của ta là cần biết giữ gìn và phát huy để xây dựng đất nước, dân tộc không ngừng đi lên.

 

13 tháng 4 2019

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3
Dù ai buôn bán gần xa
​Nhớ ngày giỗ Tổ tháng 3 mùng 10


​ Ngày Giỗ tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc Kinh tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nhưng được dân Việt trong cũng như ngoài nước đều kỷ niệm.

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng hiện được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành giỗ quốc Tổ tổ chức lớn vào những năm chẵn.

Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:
1. Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá dưới những tán lá cây để tới đỉnh núi Thiêng.
2. Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Từ năm 2001, giỗ tổ Hùng Vương trở thành quốc lễ. Từ ngày 10/3/ 2007 âm lịch hàng năm là ngày nghỉ lễ. Lê hội đền Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức. Các năm chẵn sẽ có quy mô ở các cấp trung ương. Lễ hội đền Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích lịch sử đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng.v.v.

Theo nghị định 82/2001/NĐ-CP về việc quy ước lễ hội đền Hùng thì:
- "Năm chẵn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "0", Năm tròn  là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "5 "; Trung ương, Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.
- "Năm lẻ" là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Lăng Hùng vương trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Việt Trì, Phú  Thọ (xưa đây là kinh đô Phong Châu, nước Văn Lang)

Lịch sử
Ngày giỗ Hùng Vương từ lâu đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam. Từ thời xưa, các triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch; đổi lại dân địa phương được triều đình miễn cho những khoản thuế ruộng cùng sưu dịch và sung vào lính.

Sang thế kỷ 20, năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25 Tháng 7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10 Tháng 3 âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.

Ngày 10 Tháng 3 từ đó được dùng cho toàn quốc. Khi nền quân chủ cáo chung thì ngày Giỗ Tổ Hùng Vương vẫn được Việt Nam Cộng hòa công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức cho đến năm 1975.

Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 2007 chính thức quy định ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

UNESCO đã công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng" là "kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đại diện của nhân loại".

Trong dân gian Việt Nam có câu lục bát lưu truyền từ xa xưa:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Đền Hùng
Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.

Vị trí
Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này.

Quá trình phát triển
Đền Hùng được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia vào năm 1962. Đến năm 1967, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khoanh vùng xây dựng khu rừng cấm Đền Hùng. Ngày 8 tháng 2 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng lần thứ nhất, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng nhiều công trình hạng mục trong khu di tích.

Ngày 6 tháng 1 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hàng năm. Ngày 10 tháng 3 trở thành ngày quốc lễ, ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã không ngừng lớn mạnh, được thể hiện sâu sắc và rõ nét hơn qua hàng loạt công trình kiến trúc văn hóa đầu tư xây dựng. Nổi bật nhất là từ sau Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015.

Nhiều công trình tiếp tục được xây dựng tại khu di tích Đền Hùng như Đền thờ Lạc Long Quân, đường hành lễ tại trung tâm lễ hội, trụ sở làm việc và nhà tiếp đón khách của khu di tích, đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ...Trước sự phát triển và quy mô ngày càng lớn, đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý tương xứng. Ngày 23 tháng 2 năm 2005, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 525/2005/QĐ-UB về việc nâng cấp Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng thuộc Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử Đền Hùng trực thuộc UBND tỉnh.

Ngày 6 tháng 12 năm 2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc tổ. Đây là hiện tượng văn hóa không phải dân tộc nào cũng có.

Đặc điểm
Các di tích chính
1. Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ... sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con.
2. Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh đền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Trong nay đặt tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954.
3. Chùa Thiên Quang: còn gọi là Thiên quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ.
4. Đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.
5. Đền Thượng: Đền được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt triệu tổ" (tổ tiên của Việt Nam).
6. Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Vương.
7. Lăng Hùng Vương (Hùng Vương lăng) tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa đây là một mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (năm 1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại.
8. Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18.
9. Đền Mẫu Âu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004. Đền được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn)
10. Đền thờ Lạc Long Quân: Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương Lộc Tục và con gái Động Đình Quân tên là Thần Long. Lạc Long Quân được xem là vị vua nước Xích Quỷ, trước nhà nước Âu Lạc. Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là thủy tổ của dân tộc Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết "bọc trăm trứng". Con trai cả của ông là người đã lập ra nước Văn Lang, thống nhất 15 bộ lạc, lấy hiệu là Hùng vương đời thứ nhất. Hiện nay đền thờ Lạc Long Quân nằm tại núi Sim của khu di tích lịch sử Đền Hùng, cách núi Nghĩa Lĩnh (hay còn gọi là núi Hùng) khoảng 1km về phía Đông Nam.

Hành trình của du khách
Khu di tích lịch sử đền Hùng bao gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, du khách sẽ qua cánh cổng, bước nhiều bậc đá lên thắp hương và thăm thú các đền, kết thúc tại đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, nơi có lăng mộ vua Hùng thứ 6.

Trống đồng tại Đền Hùng
Trống đồng mang tên Trống Hy Cương được tìm thấy ở xã Hy Cương ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh ngày 7 tháng 8 năm 1990 khi một gia đình người dân đào hố tôi vôi. Trống khá nguyên vẹn, có đường kính mặt 93 cm và chiều cao 70 cm, là trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất trong tổng số trống Đông Sơn đã biết ở Việt Nam và Đông Nam Á. Trống có hoa văn trang trí phong phú và cách điệu hóa cao độ, trong đó có các loại hoa văn chủ đạo như hình ngôi sao 12 cánh đường kính đến 20 cm, 8 con chim lạc dài 15 cm bay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, hình người hóa trang cách điệu chỉ có mắt và lông công, thuyền v.v. Có thể quanh Hy Cương còn nhiều trống đồng chưa được phát hiện ra, nhưng với việc phát hiện trống lớn như một bằng chứng khảo cổ tại chân núi Nghĩa Lĩnh, cho thấy vị trí đặc biệt của Hy Cương và đền Hùng trong lịch sử dân tộc (trống lớn thường thuộc sở hữu của một vị tù trưởng hoặc thủ lĩnh rất lớn), là một trong những minh chứng khẳng định tính lịch sử của huyền thoại các vua Hùng. Trống hiện được lưu giữ trong Bảo tàng Hùng Vương với số đăng ký ĐH 2012 (theo số mới), số cũ là 1549.

Hình ảnh về đền Hùng:

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Cổng dẫn lên khu di tích đền Hùng

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Đền Giếng

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Đền Hạ

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Đền Trung

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Đền Thượng

Bài trướcBài sau

Ca dao tục ngữ khác:

  • Làm khách sạch bụng
  • Bách chiến bách thắng
  • Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
  • Ở đây một hạt cơm rơi, Ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng
  • Cha nào con nấy
  • ​Một nhà sinh đặng ba vua, ​Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài
  • Cái áo không làm nên thầy tu
  • Trẻ em như búp trên cành, Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan
  • Bụt ở trên tòa, gà nào dám mổ mắt
  • Vô doan xấu phước, lấy thằng chồng trước khật khùng, Lấy thằng chồng sau khôn quỉ, nó đào trùng nó ăn
7 tháng 4 2019

Đáp án :

ANNECY

Đúng không vậy bn ?

Hok tốt

7 tháng 4 2019

THÀNH PHỐ ANNECY