làm bài cảm thụ
quê hương mỗi người chỉ một
như chỉ một mẹ thôi
quê hương nếu ai không giữ
sẽ khong lớn nổi thành người
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nhé!
Mở bài Giới thiệu về bài thơ “Hạt gạo làng ta”
Nhà thơ Trần Đăng Khoa rất nổi tiếng với tài năng của mình và được khẳng định bởi nhiều tác phẩm trong kho tàng văn học Việt Nam. Và trong giai đoạn đất nước ta còn nghèo nàn và sống chủ yếu vẫn là nghề nông nghiệp truyền thống tác phẩm tuyệt vời “Hạt gạo làng ta” dưới cái nhìn đầy quen thuộc dễ hiểu chân thực về tình yêu tác giả dành cho “Sản vật” quê nhà.
Thân bài Cảm nhận về bài thơ “hạt gạo làng ta”
Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm” , trong đó còn có lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện đậm vị
Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay…
Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy. Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…
Hình ảnh những hạt gạo còn gắn liền với lịch sử xa xưa lâu đời cùng theo người ra chiến trường, là quà , tình cảm của hậu phương gửi ra tiền tuyến, hạt gạo dẻo thơm là sức sống, để tăng cường sức khỏe cho người lính tiếp tục đứng vững chiến đấu kiên cường. Hình ảnh Hào giao thông được tác giả nhắc tới vì đây là hình ảnh không thể nào quên được trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, chống Pháp gian khổ trường kỳ là nơi cư trú an toàn, để thuận tiện cho hoạt đông di chuyển của người lính. Và hình ảnh những cô gái đeo sung đạn vàng trĩu nặng lung vẫn hăng hái đi cấy là một biểu tượng cho tinh thần vừa phải gia tăng sản xuất kết hợp chiến đấu bảo vệ quê hương mình.
Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông…
Khổ thơ tiếp theo, thấy được sự đóng góp công sức nhỏ bé của thế hệ trẻ như tác giả giúp đỡ bố mẹ chúng với trách nhiệm tự giác, chăm chỉ, đối lập với vóc dáng người nhỏ bé nhưng công việc hết sức nặng như người lớn mang lại nỗi xúc động, dễ thương lớn.Khá khen các em nhỏ biết Tranh thủ sắp xếp giữa việc học chữ và phụ giúp gia đình. Hình ảnh những thiếu niên cổ còn đeo khăn quàng đỏ, đỗi những chiếc mũ đan, gánh những mẻ đất mẻ phân giúp cho việc lao động trên cánh đồng dễ dàng hơn.
Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất
Ở khổ thơ cuối, tầm quan trọng của hạt gạo được ví như hạt vàng. Đem lại nguồn sống quý giá từ lâu đời của dân tộc. Hạt vàng lấp lánh sáng ngời hình ảnh của thành quả lao động cực nhọc của người nông dân. Niềm tự hào sản vật quê nhà cũng là sự tự hào sâu sắc với quê hương của tác giả Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta…
Kết luận bài viết Cảm nhận về bài thơ “hạt gạo làng ta”
Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá. Và bài thơ tuyệt vời này đã được phổ nhạc dễ đi vào lòng người mọi thế hệ bởi những lời ca tiếng hát ngân nga, là lời cảm ơn sâu sắc tới nhà thơ Trần Đăng Khoa, càng yêu thêm quê hương ta.
Cảm nghĩ của em về bài hạt gạo làng ta là :
Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá. Và bài thơ tuyệt vời này đã được phổ nhạc dễ đi vào lòng người mọi thế hệ bởi những lời ca tiếng hát ngân nga, là lời cảm ơn sâu sắc tới nhà thơ Trần Đăng Khoa, càng yêu thêm quê hương ta.
Tuần vừa qua, em bị ốm phải khám bệnh ở bệnh viện tỉnh. Tại đây, em gặp một cô y sĩ điều dưỡng rất đáng mến.
Cô y sĩ còn rất trẻ, ước chừng cô chỉ mới hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi. Dáng người cô nhỏ nhắn, tay chân thon thả. Cô có nước da trắng nõn nà như da em bé. Mái tóc cô búi gọn trong chiếc mũ y sĩ màu trắng. Vài sợi tóc mái loà xoà trước trán cô, ló ra khỏi vành mũ. Cô có khuôn mặt trái xoan, mắt to, đôi lông mày vòng cung thanh mảnh. Đôi môi hình trái tim sắc nét tô một lớp son màu hồng nhạt, trông cô duyên dáng hẳn ra.
Cô mặc áo choàng y sĩ màu trắng, ngắn tay, để lộ khủyu tay, cánh tay thon đẹp, bàn tay nhỏ nhắn với các ngón tay tháp bút xinh xinh.
Cô y sĩ đọc tên bệnh nhân rành mạch, rõ ràng rồi đưa họ vào phòng khám. Trước khi bác sĩ khám bệnh, cô đo huyết áp cho bệnh nhân và ghi vào hồ sơ bệnh án. Cô làm việc nhẹ nhàng, thành thạo. Cô ân cần nhắc nhở bệnh nhân: “Các cô chú cởi áo khoác ra nghen, đo huyết áp xong thì mặc vào lại nha.”. Cô cẩn thận dắt tay một cụ già, để cụ ngồi vào ghế tựa chờ bác sĩ khám. Cô nói năng nhỏ nhẹ, dịu dàng. Khi bác sĩ kê đơn thuốc xong, cô dặn kĩ bệnh nhân cách dùng thuốc và hướng dẫn họ đến quầy thuốc của bệnh viện để mua thuốc. Bệnh nhân rất đông, người nọ nối tiếp người kia vào khám. Cô y sĩ làm việc liên tục nhưng nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi cô. Có vài bệnh nhân đi nhầm khoa, cô tận tình chỉ dẫn họ đến khoa mà họ muốn tìm. Thái độ niềm nở của cô thật dễ thương. Với khuôn mặt xinh xắn, có duyên và với chuyên môn vững vàng, cô y sĩ toát lên vẻ đẹp nhũn nhặn đầy lòng bác ái. Y đức của cô đúng như câu biểu ngữ viết trên tường bệnh viện: “Lương y như từ mẫu” (Thầy thuốc như mẹ hiền).
Khám bệnh xong, về đến nhà em nhớ hoài nụ cười hiền dịu của cô y sĩ. Em thấy cô thật đẹp. Thế mới biết nhan sắc mặn mà của một người con gái không phải chỉ vì họ đẹp mà còn vì họ biết cư xử đẹp. Cô y sĩ em gặp một lần mà nhớ mãi chính là người con gái như vậy.
Y sĩ điều dưỡng là phụ tá đắc lực của bác sĩ, là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. Ngoài chuyên môn được đào tạo của mình, người y sĩ điều dưỡng còn phải có tấm lòng nhân ái, yêu thương bệnh nhân mới hoàn thành tốt công việc. Suốt buổi khám bệnh, nhìn cô y sĩ làm việc, ước mơ vào học ngành y của em càng lớn, càng thêm mạnh mẽ. Em sẽ gắng học giỏi để thi vào trường Đại học Y, trở thành người thầy thuốc tốt.
Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều người. Có những người chỉ gặp một lần thôi nhưng để lại cho chúng ta những ấn tượng sâu sắc không thể nào quên. Và cậu bé đánh giầy em từng gặp trên đường là một người như thế – một người em mới chỉ gặp một lần nhưng ấn tượng về cậu bé ấy khiến em không thể quên được.
Vào một sáng thứ bảy, khi được ba mẹ cho ra ngoài ăn sáng, em đã gặp một cậu bé đánh giày. Cậu bé ấy người nhỏ nhắn, thấp hơn em hẳn một cái đầu, em đoán chừng cậu bé ấy cũng ít tuổi hơn em. Hôm đó, trời mới vào đông se se lạnh, nhưng cậu bé đó chỉ mặc độc trên người một chiếc áo thun mỏng cộc tay đã cũ mèn. Bên dưới mặc một chiếc quần ngố dài tới đầu gối để lộ đôi chân đen mà gầy gò. Bàn chân thì đeo đôi dép tổ ong, chắc cậu được ai đó cho lại vì nó to hơn hẳn so với size chân của cậu. Cậu bé có một khuôn mặt rất đáng yêu, nhưng có lẽ vì đi nắng nhiều nên da cậu đen cháy lại. Đôi mắt to và tròn, trong vắt như hòn bi ve. Gương mặt nhỏ lấm tấm những vết bẩn.
Nhưng điều khiến cho gương mặt cậu bé ấy thu hút ánh nhìn của em đó là bởi nụ cười tươi rói nở trên môi cậu. Em cảm nhận được sự yêu đời từ nụ cười đó của cậu. Mặc dù còn rất nhỏ đã phải ra ngoài bươn trải kiếm sống nhưng cậu bé ấy vẫn vui vẻ và hồn nhiên. Em thấy cậu bé đi tới các bàn ăn, hỏi từng người xem họ có muốn đánh giày không? Dù có người từ chối, nhưng cậu bé đó vẫn không tỏ ra khó chịu hay buồn bã mà vui vẻ đi sang bàn khác. Thấy vậy em quay ra bảo ba: “Ba ơi, giày ba bẩn rồi kìa. Ba nhờ cậu bé kia đánh giày hộ ba đi.” Ba em biết em muốn giúp cậu bé. Liền gọi cậu bé lại, nhờ đánh giày. Khi thấy có người kêu đánh giày cậu bé ấy mừng lắm. Đôi mắt đen sáng lung linh, và nụ cười trên môi như càng tươi hơn.
Em rất thương cậu bé. Vì cậu bé ấy tuy còn nhỏ tuổi hơn em nhưng đã phải chiu nhiều khổ cực. Đáng ra tuổi của cậu bé đó phải được vui vẻ nô đùa và được chăm sóc. Nhưng thực tế cậu bé ấy lại phải ra đường, dãi nắng dầm mưa để có thể mưu sinh.
Về đến nhà hình ảnh của cậu bé nhỏ nhắn ấy vẫn in đậm trong đầu em. Nếu lúc này có một điều ước em sẽ ước tất cả trẻ em trên trái đất này đều được sống trong một tuổi thơ hạnh phúc mà không phải đi kiếm tiền sớm như vậy.
bạn chép cả đoạn đi
hỏi thế bố ai mà biết đc
dau gach ngang trong cau tren co tac dung danh dau bo phan dung sau no la loi giai thich cho bo phan dung truoc
k cho mik nha
Chuỗi câu sau được liên kết bằng cách nào
Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. thì ra hai cô bé hoa và lan đang đang chơi chuyền thẻ trên đó
Chỉ giúp mình !🧐🧐
mình đang cần gấp các bạn giúp mình nhé (thank)
Gợi ý:
-Dù có đi đâu xa, hơi thở của quê hương vẫn bên ta, để ta luôn có một góc nhỏ bình yên với tâm hồn. Khi ta lớn lên, ta ra đi, bon chen, lặn lội trên đường đời. Bao nhiêu mệt mỏi, bao nhiêu tủi hờn, ấm ức, ta vẫn cố chịu, để rồi khi trở về nhìn thấy rặng tre đầu làng, con đê trước sông và nhận ra mái nhà thân quen của ta đâu đó trong xóm, ta lại bật khóc, tiến - Câu thơ nằm trong thi phẩm viết về quê hương. Trong thi phẩm ấy, nhà thơ gợi ra những cách hiểu về quê hương. - Cách so sánh độc đáo, thú vị : quê hương và mẹ.Ý ngĩa của cách so sánh ấy là để khẳng định quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là sự sống tinh thần, tâm hốn. Qua lối so sánh khẳng định để nêu bật tình cảm với quê hương. Quê hương là điều quý giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu. Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người trở nên chông chênh, lệch lạc. Đồng thời, qua cách so sánh, tác giả cũng khơi dậy, nuôi dưỡng tình cảm với quê hương : tình cảm với mẹ là tình cảm tự nhiên như một bản năng, tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người. - Gợi mở một cách sống, cách làm người : Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một khiếm khuyết trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn.