K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2020

Danh sĩ, nhà văn hóa lớn, hiệu Ức Trai, cháu ngoại Tư Đồ Trần Nguyên Đán - tôn thất nhà Trần - con danh sĩ Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh. Quê làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông (nay là thôn Nhị Khê, xã Quốc Tuấn, huyện Thượng Phúc, thuộc tỉnh Hà Tây).

Năm Canh thìn 1400 ông đỗ Thái học sinh, đời nhà Hồ, lúc 20 tuổi. Làm Ngự sử đài chánh chưởng. Năm Đinh hợi 1407, nhà Minh sang cướp nước ta, cha ông bị chúng bắt giải về Kim Lăng, ông đi theo đến Nam Quan gặp cha. Cha ông khuyên ông hãy trở về lo việc báo thù cho cha, rửa hận cho nước, ông vâng lời nhưng khi trở về, ông bị chúng bắt giam lỏng ở phía Nam thành Đông Quan (Hà Nội).

Năm Mậu tuất 1418 ông cùng Trần Nguyên Hãn trốn vào Lam Sơn, tham dự cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo. Suốt 10 năm kháng chiến cứu nước, ông đã ra tài về chiến lược quân sự, ngoại giao giúp cuộc kháng chiến thành công.

Năm Đinh vị 1427 ông được liệt vào hàng Đại phu, coi sóc các việc chính trị và gồm coi việc ở Viện Khu mật. Năm sau (Mậu thân 1428) Lê Lợi lên ngôi, phong ông tước Quan Phục Hầu và cho theo họ vua, nên cũng gọi là Lê Trãi.

Đến khi Lê Thái tổ mất, ông bị bọn nịnh thần gièm pha nên phải cáo quan, ẩn dật ở Côn Sơn, thuộc Chí Linh, tỉnh Hải Dương (nay vẫn thuộc Hải Dương). Năm Giáp dần 1434, Lê Thái tông lại triệu ông ra, tỏ vẻ tin dùng, ông đành trở lại triều đình lo việc chính trị, văn hóa. Nhưng không bao lâu Lê Thái tông đi duyệt binh ở Hải Dương, ngụ nơi Vườn Vải (Lệ Chi viên) của ông, rồi đột ngột bệnh mất tại đấy. Đám gian thần nhân đó ghép ông vào tội đã khiến nàng hầu Nguyễn Thị Lộ giết vua, rồi bắt ông giam vào ngục.

Năm Nhâm tuất, ngày 16-8 Ất lịch (19-9-1442) ông bị giết với cả ba họ, thọ 62 tuổi.

Sang đời Lê Thánh tông, nỗi oan của ông được giải, vua truy phong là Tế Văn Hầu, và các con cháu còn sót lại (Nguyễn Anh Võ, Tô Giám, Tô Kiên...) đều được trọng dụng.

Tâm sự ông u uất, nghìn sau như còn thấy tiếng thở dài của ông trong bài thơ Oan ngục bằng chữ Hán và bài Tự Thán bằng Quốc âm:

Chiếc thuyền lơ lửng bên sông,

Biết đem tâm sự ngõ cùng ai hay.

Chắc chi thiên hạ đời này,

Mà đem non nước làm rầy chiêm bao.

Đã buồn về trận mưa rào,

Lại đau về nỗi ào ào gió đông.

Mây trôi nước chảy xuôi dòng,

Chiếc thuyền lơ lửng trên sông môt mình.

Các tác phẩm của ông còn truyền tụng:

- Bình Ngô đại cáo

- Bài văn bia Vĩnh Lăng ỏ Lam Sơn

- Quân trung từ mệnh tập

- Ức Trai dư địa chí

- Quốc âm thi tập

- Ức Trai di tập

- Ngọc Đường di cảo

- Gia huấn ca

Nay đền thờ ông vẫn còn rực rỡ ở quê hương. Hai câu đối của Phạm Quí Thích tán tụng công nghiệp ông:

Sự nghiệp văn chương khai quốc thủ

Kì thường đới lê cố gia thanh.

Công tồn khai quốc Lam Sơn lục;

Khánh điển truyền gia cố ấp từ.

Các danh sĩ từ trước đến nay đều ca ngợi công nghiệp ông. Trong Khiếu Vịnh thi tập của Hà Nhậm Đại đời Hậu Lê có bài thơ quốc âm đề vịnh:

Giấc mộng hai nơi khéo tỏ tường,

Tới non sông gặp đức Cao hoàng.

Hịch thư nhiều thuở tài mau mắn,

Pháp độ trăm đường sức sửa sang.

Công giúp hồng đồ cao tợ núi,

Danh ghi thanh sử sáng bằng gương.

Họa kia gây bởi văn hoàng lỗi,

Xà nọ lời đâu chỉn lạ nhường.

11 tháng 2 2020
  • Người sống đống vàng
  • Bắn súng không nên phải đền đạn                    .Mễ tận dân tàn.                                                                                     . Nhất sĩ, nhì nông, tam công, tứ cổ.                  .Sáng giũa cưa, trưa mài đục.                                                                .Muốn giàu thì buôn bè, muốn què thì tập vật.    .Làm thấy địa lý mất mả táng cha.                      .Phi thương bất phú.                                            .Là lượt là vợ thông lại, nhễ .nhại là vợ học trò.
  • Nhất dáng nhì da thứ ba là tóc
11 tháng 2 2020

bn vào h đi,ở bên đó sẽ trả lời nhanh hơn đấy

chúc bn hoc tốt

.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức ; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển ; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con ; hoặc lo...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức ; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển ; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con ; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh ; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trông không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào.

a.Nêu luận điểm của đoan văn nghị luận trên.

b.Những câu văn nào là li lẽ.

c.Những câu văn nào là dẫn chứng.

Xin các bn giúp mình với ạ. mik cần gấp lắm.

0
11 tháng 2 2020

đó có nghĩa là cuộc sống sau này dư giả, no ấm .

11 tháng 2 2020

TL :

a.Là câu nói, ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện khinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.

11 tháng 2 2020

Trong cuộc sống(trạng ngữ), đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả! Tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Ôi thật đáng trân trọng biết bao !