K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2017

Toi la 1 hoc sinh guong mau,luon luon thuc hien dung noi quy cua truong,lop.Toi luon dat duoc nhung con 9,con 10 nen toi luc nao cung dung nhat lop.Tuy nhien,trong 1 bai kiem tra,toi da duoc 6 diem do so suat ko doc ki de: Doi voi ai do thi diem 6 la cao roi nhung voi toi,1 hoc sinh guong mau,truoc day luon luon dc diem 9,10 thi diem do la rat thap.That la xau ho va nhuc nha.Trong tat ca cac lan,day la lan dau tien toi dc diem so te hai den the.Di tren duong ra ve,toi tham nghi:'A,mk co 1 sang kien,truoc day me luon luon tin cay mk ma,sao mk ko day diem len thanh 9 diem'.Nghi vay,toi di bo rat nhanh ve nha va mat cuoi tuoi vui ve nhu ko co gi.Ve nha,me hoi toi:'Lan,bai kiem tra Toan con dc may diem noi cho me bk coi nao'.Toi tra loi:Thua me,con dc 9 diem me a.

Ko danh dau dc.Sorry bn nhoa.

25 tháng 10 2017

Tôi luôn là học sinh gương mẫu, đứng đầu lớp với những số điểm cao. Tôi luôn luôn làm theo đúng nội quy của nhà trường: lễ phép với thầy cô, ngoan ngoãn,....Các môn học tôi luôn là người đạt điểm cao nhất lớp với những con 9 và 10. Khi cô giáo cho bài kiểm tra, vì một cái sơ xuất nhỏ và không đọc kĩ đề bài nên khi phát bài kiểm tra tôi chỉ có 6 điểm, chưa bao giờ tôi được điểm thấp như thế, nào giờ tôi luôn là người đạt điểm cao trong lớp nhưng hôm nay tôi lại là người có số điểm thấp nhất. Vì tôi luôn là học sinh gương mẫu trong lớp nên tôi không muốn cho mẹ biết hôm nay mình được 6 điểm, nếu mẹ biết mẹ sẽ rất buồn về tôi, nên khi về nhà, mẹ hỏi tôi rằng:"Này, Lan hôm nay cô giáo kiểm tra bài của con, con được mấy điểm nào, nói mẹ nghe." Tôi cảm thấy rất ngại ngùng khi nói với mẹ là tôi chỉ có 6 điểm mà thôi, nhưng để làm mẹ vui nên tôi nói:"Dạ thưa mẹ, hôm nay cô cho con kiểm tra bài của con, con được 9 điểm mẹ ạ"

23 tháng 10 2017

Chúng ta đã từng học qua những truyện như Nanh Trắng , Tổi Thơ Dữ Dội và chắc không mấy ai trong số chúng ta lại không trầm trồ thán phục tài năng nghệ thuật của Nam Cao . Với riêng tôi, dù đã đọc đi đọc lại truyện ngắn của Nam Cao rất nhiều lần nhưng dường như lần nào tôi cũng lại tìm thấy thêm được một vài điều lý thú. Nó cuốn hút tôi, lay động tôi, khi thì gợi trong tôi sự căm thù, khi lại gọi về chan chứa những yêu thương.

Lão Hạc là sản phẩm của một tấm lòng nhân đạo cao cả. Nó là tình yêu thương, là sự ngợi ca, trân trọng người lao động của Nam Cao. Giống như Ngô Tất Tố cùng nhiều nhà văn thời đó, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng với những phẩm chất đáng quý, đáng yêu: chăm chỉ, cần cù, giàu tình yêu thương và giàu đức hy sinh.

Trước cách mạng, Nam Cao say sưa khám phá cuộc sống và tính cách của nông dân. Trong các tác phẩm của ông, môi trường và hoàn cảnh sống của nhân vật chính thường gắn liền với cái nghèo, cái đói, với miếng ăn và với các định kiến xã hội đã thâm sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ vào cách nhìn của con người ở nông thôn.

Lão Hạc cũng vậy, suốt đời sống trong cảnh nghèo và cái đói. Lão đã dành hầu như cả đời mình để nuôi con mà chưa bao giờ nghĩ đến mình. Lão thương con vô bờ bến: thương khi con không lấy được vợ vì nhà ta nghèo quá, thương con phải bỏ làng, bỏ xứ mà đi để ôm mộng làm giàu giữa chốn hang hùm miệng sói. Và đọc truyện ta còn thấy lão đau khổ biết nhường nào khi phải bán đi cậu Vàng, kỳ vật duy nhất của đứa con trai. Không bán, lão biết lấy gì nuôi nó sống? Cuộc sống ngày thêm một khó khăn. Rồi cuối cùng, đến cái thân lão, lão cũng không giữ được. Lão ăn củ chuối, ăn sung luộc. Nhưng lão nghĩ, lão “không nên” sống nữa. Sống thêm, nhất định lão sẽ tiêu hết số tiền dành dụm cho đứa con mình. Vậy là, thật đớn đau thay! Lão Hạc đã phải tự “sắp xếp” cái chết cho mình. Cuộc sống của nông dân ta trước cách mạng ngột ngạt đến không thở được. Nhìn cái hiện thực ấy, ta đau đớn, xót xa. Ta cũng căm ghét vô cùng bọn địa chủ, bọn thực dân gian ác.

Lão Hạc chết. Cái chết của Lão Hạc sáng bừng phẩm chất cao đẹp của người nồng dân. Nó khiến ta vừa cảm thương vừa nể phục một nhân cách giàu tự trọng. Lão chết nhưng đã quyết giữ cho được mảnh vườn, chết mà không muốn làm luỵ phiền hàng xóm. Cái chết của Lão Hạc thay cho lời tố cáo cái xã hội phi nhân đạo - một thứ sản phẩm hỗn tạp của phong kiến, thực dân.

Đọc Lão Hạc ta thấy đâu phải chỉ mình lão khổ. Những hạng người như Binh Tư, một kẻ do cái nghèo mà bị tha hoá thành một tên trộm cắp. Đó là ông giáo, một người trí thức đầy hiểu biết nhưng cũng không thoát ra khỏi áp lực của cảnh vợ con rách áo, đói cơm. Cái nghèo khiến ông giáo đã phải rứt ruột bán đi từng cuốn sách vô giá của mình. Nhưng cái thứ ấy bán đi thì được mấy bữa cơm? Vậy ra ở trong truyện tất cả đã đều là Lão Hạc. Lão Hạc phải oằn mình mà chết trước thử hỏi những người kia có thể cầm cự được bao lâu?

Ở tác phẩm Lão Hạc, ta có thấy niềm tin và sự lạc quan của nhà văn vào bản chất tốt đẹp của con người. Thế nhưng điều quan trọng hơn mà nhà văn muốn nhắn gửi đó là một lời tố cáo. Nó cất lên như là một tiếng kêu để cứu lấy con người. Từ chiều sâu của nội dung tư tưởng, tác phẩm nói lên tính cấp bách và yêu cầu khẩn thiết phải thay đổi toàn bộ môi trường sống để cứu lấy những giá trị chân chính và tốt đẹp của con người.
Lão Hạc cho ta một cái nhìn về quá khứ để mà trân trọng nhiều hơn cuộc sống hôm nay. Nó cũng dạy ta, cuộc sống là một cuộc đấu tranh khỏng phải chỉ đơn giản là để sinh tồn mà còn là một cuộc đấu tranh để bảo toàn nhân cách

22 tháng 10 2017

1,Có những câu chuyện đọc rồi sẽ quên. Nhưng cũng không ít quyển sách đã để lại ấn tượng khó phai, là tiền đề, mục đích, lí tưởng và là bệ phóng hướng con người tới những chân trời tương lai tươi mới. “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một quyển sách như vậy, tôi tin với bất cứ ai từng đọc tác phẩm này đều không thể quên được thế giới mông lung và đầy mơ mộng trong con mắt của cậu bé tám tuổi tinh nghịch. Nhưng thế giới ấy chẳng hề xa hoa, bí ẩn hay mĩ miều như trong những câu chuyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ mà nó chính là góc khuất thầm kín trong tâm hồn, là những kí ức chân thật nhất, là tấm gương rọi vào quá khứ phản chiếu lại biết bao kỉ niệm của một thời thơ ấu đã qua. Nguyễn Nhật Ánh đã tặng bạn đọc một tấm vé trên chuyến tàu đặc biệt để mỗi người chúng ta có thể lật lại trang sách thời gian nhuốm màu dĩ vãng này trở về dòng sông trong trẻo của tuổi thơ và gột rửa hết những bụi bặm, những bế tắc, những phù phiếm ở thế giới người lớn. Xin đừng vội nghĩ rằng đây chỉ là tác phẩm xáo rỗng, vô vị dành cho bọn trẻ con mà đánh mất đi cơ hội tìm về chính bản thân mình, tìm về chính bản chất đơn thuần nhất của cuộc sống, cũng như tác giả đã từng khẳng định “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”

Xuyên suốt quyển sách là câu chuyển xoay quanh nhóm bạn bốn người với những “ông cụ, bà cụ non” khoác trên mình hình hài trẻ thơ gồm: nhân vật tôi (cu Mùi), con Tí sún, thằng Hải cò và Tủn- hoa khôi của xóm. Qua hành trình khôn lớn của những “bé con” đó, tôi như được chứng kiến một thước phim quay chậm lúc thì mờ ảo, nhiễu loạn nhưng có lúc hình ảnh về ngày tháng tuổi thơ lại hiện lên rõ nét, sinh động ngỡ như mới chỉ ngày hôm qua. Những hồi ức ấy nào có phải toàn mang ánh hào quang rực rỡ, nào có phải là bản hùng ca với đầy chiến tích đáng tự hào mà với cu Mùi, nó đơn thuần chỉ là nỗi buồn không rõ nguồn gốc về cuộc sống cũ kĩ theo vòng tuần hoàn tẻ nhạt “Vẫn ánh mặt trời ấy chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà”. Và hơn hết sự nghịch ngợm, ngổ ngáo của cậu nhóc lên tám còn thể hiện rất chân thật qua những năm mài đũng quần trên ghế nhà trường với niềm vui thú đến lớp để tán gẫu, cãi cọ, cấu véo, ngủ gật hay chọn vị trí tối tăm cho ít bị kêu lên bảng trả bài. Ngay ở chương đầu tiên của quyển sách, chắc hẳn người đọc đã thoáng có chút giật mình, lắng đọng xen lẫn ngượng ngùng khi bắt gặp chính hình bóng của mình trong thời áo trắng qua nhân vật trữ tình. Dù bạn có dám thừa nhận hay không thì ở cái tuổi ham chơi, hiếu động ấy thì việc học như một nghĩa vụ giam cầm ta trước bao nhiêu trò chơi hấp dẫn, trước bao nhiêu khung trời mới mẻ và giờ ra chơi chính là thời gian thần tiên để chú chim non sổ lồng tìm chút niềm vui ngắn ngủi. Mạch liên tưởng độc đáo đó như thể là một chiếc chìa khóa vạn năng chạm tới mọi góc khuất riêng tư nhất trong miền kí ức của tôi, kí ức về cô học sinh lớp ba luôn thơ thẩn, mơ mộng về những bài toán chia dài ngoằng thành biết bao tòa cao ốc đồ sộ mà chính tôi là vị kiến trúc sư đại tài thiết kế nên hay những dòng chữ gà bới đang múa lượn trong quyển vở tập viết với tôi lại là món mì xoắn ốc mới mẻ, ngon lành dưới bàn tay khéo léo của đầu bếp cừ khôi… Có lẽ tôi và rất nhiều “bạn nhỏ” khác cũng đã hoặc đang đánh mất rất nhiều năm học tập quý giá, đánh mất rất nhiều kiến thức bổ ích nhưng tôi sẽ chẳng chối bỏ tuổi thơ đó, chẳng chối bỏ lỗi lầm đó vì con người không ai có thể luôn hoàn hảo, nếu ta không đủ can đảm nhìn nhận quá khứ, nhìn nhận những thiếu sót của bản thân thì ta chỉ đang tự lừa dối chính mình bởi vỏ bọc hoàn thiện giả tạo. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng đã nêu triết lý “Để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn”, thật vậy qua những lời kể chân thật về tuổi thơ đã qua, tác giả đã nhẹ nhàng gởi gắm những tư tưởng mang tính giáo dục sâu lắng, nhẹ nhàng gõ tiếng chuông vang vọng vào tiềm thức con người giúp ta khai phá nên những chân lý mới lạ.

Văn phong của tác giả nửa như giễu cợt, bông đùa, nửa lại mang hơi hướng triết lý sâu sắc truyền đạt tới đông đảo bạn đọc và đôi khi là các bậc cha mẹ nói riêng. Chắc ta không thể quên lời than phiền của cu Mùi “Người lớn thường cho phép mình làm tất cả những gì mình thích, kể cả những ý thích rất vớ vẩn và cấm trẻ con làm tất cả những gì họ không thích, và sự cấm cản của họ nhiều khi cũng vớ vẩn nốt”, đôi khi vì quá yêu thương con mà cha mẹ vô tình thái quá sự phán xét và áp đặt trẻ bởi họ luôn muốn con mình nhận lấy mọi điều tốt đẹp và tránh xa những cạm bẫy. Nhưng liệu có quá bất công khi chúng ta tước đi quyền được vấp ngã của con trẻ và ép chúng vào khuôn mẫu hoàn hảo chỉ chứa niềm vui và sự sung túc? Nghe có vẻ nghịch lý nhưng nó cũng giống như một món ăn tuy ngon đến mấy nhưng ăn hoài sẽ thành chán ngán, tầm thương ví như bước đường ta đi nếu quá bằng phẳng và trải đầy hoa hồng thì hạnh phúc cũng trở nên nhàm chán, vô vị vì đời người chỉ được một lần sống, ta chỉ một lần được trải nghiệm hết những hỉ, nộ, ái, ố, đau thương. Có đứa bé nào tập đi mà chưa từng vấp ngã, đứa bé chưa từng nói ngọng sẽ không thể phát âm tròn vành, rõ chữ vậy nên qua tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh còn muốn gởi thông điệp đến “những người lớn” hãy để con cái được phát triển tự nhiên nhất, ta chỉ nên khuyên răn chứ đừng ngăn cấm chúng khám phá thế giới dù biết trước đó là ngõ cụt bởi ta cũng đã từng được trải nghiệm nên hãy để trẻ con vươn tới tương lai bằng chính đôi chân nhỏ bé của bản thân.

Không chỉ vậy, trong “cho tôi một vé đi tuổi thơ” làm mỗi người lớn phải thốt lên khâm phục trước sự sáng tạo, mộng mơ của bọn trẻ mà cũng chính là của ta ngày xưa. Đó là mong ước muốn “đặt tên cho thế giới”, dùng trí tưởng tượng biến cái gối thành búp bê, biến cái nón thành cuốn tập, con chó thành bàn ủi, chiếc quạt máy thành cái tivi và thằng Mùi là Thầy hiệu trưởng…Chúng không hề lố bịch, quậy phá mà bản chất của trò chơi “kì lạ” đó là ước muốn thầm kín được thay đổi thế giới xung quanh trở nên mới mẻ, tinh khôi như thể được sinh ra một lần nữa, để chúng khỏi chán ngắt với việc ăn, ngủ, đến lớp và học bài. Nhưng có lẽ trong tác phẩm người đọc thích thú nhất vẫn là cái tình cảm ngô nghê, hồn nhiên của cu Mùi với cô bạn Tủn mà thấp thoáng hiện lên lời bộc bạch rất ngây thơ “Sau này tôi biết đó là cảm giác ghen tuông, tất nhiên là ghen tuông theo kiểu trẻ con, còn lúc đó tôi chỉ cảm thấy khó chịu”. Đó là tình yên con nít mà có lẽ là trong sáng, thiêng liêng hơn cả vì nó không hề bị vẫn đục bởi vòng xoáy của tiền tài, danh lợi và không bị chi phối, bão hòa cảm xúc khi người lớn cố lập trình, lên kế hoạch để ép thứ cảm xúc vô hình vào khuôn khổ chặt chẽ.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ- một tác phẩm mở ra thiên đường trong trẻo, tràn ngập hoa nắng và tiếng cười giòn giã của trẻ thơ. Nguyễn Nhật Ánh đã kết nối những trang hồi ức vô tình bị lãng quên hay thậm chí là đánh mất giữa dòng đời xô bồ, tấp nập này. Ông đã mang bạn đọc từ khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp lên chung một chuyến tàu về lại sân ga tuổi thơ để từ đó bắt đầu hành trình tìm lại chính mình, chính bản chất “nhân chi sơ tính bản thiện”. Đọc tác phẩm mà mỗi hình ảnh, mỗi hành động, lời nói của bốn nhân vật đều để lại trong tôi một sự khắc khoải, ám ảnh sâu sắc, ám ảnh về dòng chảy hờ hững của thời gian đã mang đi mất của tôi rất nhiều thứ, mang đi mất những tháng ngày rong ruổi dạo chơi khắp xóm, mang đi mất những người bạn thân thiết đã từng là tất cả với tôi và hơn hết là mang đi mất chính hình bóng tuổi thơ thậm chí là biết bao hoài bão cháy bỏng mà tôi đã từng khát khao thực hiện cũng bị lớp bụi thời gian xóa mờ, vùi lấp.

21 tháng 10 2017

mình là fan đó, tk cho mk nhé bạn

22 tháng 10 2017

fan thường

21 tháng 10 2017

Tôi có một người bạn rất thân thiết bạn ấy tên Đạt . Cậu ấy đã 11 tuổi rồi . Đạt không cao lắm , dáng người đầy đặn . Khuôn mặt hình chữ điền và mái tóc đen láy rất hợp với cậu ấy . Cùng với đôi mắt to tròn đen láy , chứa bao điều yêu thương và trìu mến . Đôi môi dày , lúc nào cười cũng để lộ hàm răng trắng tinh . Bạn ấy là một người tốt bụng luôn giúp đỡ và chia sẻ những lúc tôi buồn . Tôi ước gì thời gian ngừng trôi để tôi và Đạt mãi mãi là bạn thân của nha u .

Trường từng vựng : đôi mắt to

                              hàm răng trắng muốt

21 tháng 10 2017

Hay quá Hiếu CTV

Cảm ơn you nhé

20 tháng 10 2017

    Bài Làm :

Chưa có bất kì câu chuyện nào để lại cho em ấn tượng nhất ngoài câu chuyện cối xây giói em ấn tượng nhất là nhân vật Đôn - ki - hô - tê . Một hôm anh ta đi với một người giám mã là Xa - chô Pan - xa . Một hôm hai người phát hiện có ba bốn chục chiếc cối xay gió , anh ta vừa nhìn thấy liền nói với giám mã là : '" Đó là những tên khổng lồ gian ác " và anh ta cứ xông vào đánh mặc dù Xan - chô Pan - xa đã ngăn cản . Kết quả là Đôn - ki - hô - tê đã thất bại một cách đâu đớn . Chàng đánh nhau vì muốn cứu người chứ không biết hành động của mình đều sai cả . Trên đường đi chàng đã nhịn ăn rồi không kêu đâu cho dù có bị xổ cả gan ruột ra ngoài .

Từ những điều anh chàng đã làm trên ta có nhận xét về nhân vật Đôn - ki - hô - tê là một người có khát vọng có lý tưởng cao đẹp rất gan dạ , dũng cảm nhưng đầu óc lại rất hoang tưởng

Bài này là mình tự làm không chép mạng bạn nhé

20 tháng 10 2017

Xéc-van-tét (1547-1616) là một nhà văn lớn, yêu công lí, bác ái, đã thể hiện những giá trị nhân văn cao quý ở thời đại Phục hưng, là nhà văn nổi tiếng có tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê làm say mê bao thế hệ người đọc trên thế giới, Đôn Ki-hô-tê cũng là nhân vật chính trong tác phẩm vừa nói đã từ trong lòng sách bước ra cuộc đời, đi vào lòng người nhiều thế hệ, trên ba trăm năm nay. Thật vậy, từ bấy đến nay, đã có bao thế hệ yêu thích tác phẩm ấy, đặc biệt là nhân vật ấy, một nhân vật vừa đáng cười chê, lại vừa đáng thương yêu, khâm phục.

   Đáng cười chê, bởi vì Đôn Ki-hô-tê đúng là một con người thiếu bình thường. Bình thường làm sao được, khi nhà quý tộc trứ danh xứ Man-tra này mê đọc sách kiếm hiệp đến mức cuồng dại. Ông đọc mải miết từ tối đến sáng, từ sáng đến tối, đọc đến mức do ngủ ít đọc nhiều nên đầu óc ông teo đi, mất cả trí khôn. Đã vậy, nhà quý tộc còn bán cả một phần ruộng đang cày cấy để mua sách kiếm hiệp về chất đống trong nhà. Bao nhiêu điều trong sách đều ăn sâu vào đầu óc ông. Có thể nói Đôn Ki-hô-tê mê sách kiếm hiệp đến mức cuồng tín, không còn biết phải trái, thực hư. Từ suy nghĩ đến hành động, ông đều bị nội dung sách kiếm hiệp chi phối. Bởi vậy, ông mới tự thấy mình là một nhà quý tộc tuổi đã ngũ tuần, ốm yếu, gầy gò là một trang hiệp sĩ dũng mãnh có thể chiến thắng tất cả mọi hiệp sĩ ở trên đời và con ngựa khốn khổ của chàng là con tuấn mã Rô Xi-man-tê. Nhà quý tộc trứ danh này cũng nhìn cái cối xay gió ra tên khổng lồ có cánh tay dài. Trong quãng đời làm hiệp sĩ của mình, nhà quý tộc đã lắm phen bị điêu đứng vì những ảo tưởng do tự mình tạo ra như thế.

   Tuy vậy, trong các nhược điểm vừa nói vẫn bộc lộ ra những phẩm chất đáng yêu, đáng quý của nhà quý tộc, của trang hiệp sĩ này. Trong cuộc sống không gì quý hơn lí tưởng, bởi lẽ không lí tưởng cuộc sống của con người sẽ nhàm chán, vô vị. Cũng chính từ cuộc sống nhàm chán vô vị của gã quý tộc thôn quê mà Đôn Ki-hô-tê đọc sách, tìm ra cho mình một lí tưởng. Cũng vì say mê lí tưởng mà nhà quý tộc này đã vùi đầu vào sách đến mất ngủ quên ăn. ông đã mong ước trở thành một chàng hiệp sĩ giang hồ, một thương, một ngựa chu du thiên hạ, thực hiện chính nghĩa, bênh vực kẻ hèn yếu, tiêu diệt bất công, đạp bằng mọi gian nguy trên đời, để lại tiếng thơm truyền lưu hậu thế. Dẫu sao, lí tưởng đó vẫn là điều tốt đẹp nhất từ xưa đến nay. Lí tưởng ấy vượt xa mọi thứ lí tưởng vị kỉ tầm thường.

   Đâu phải chỉ là mong ước, Đôn Ki-hô-tê còn hành động. Chàng coi việc cứu khốn phò nguy ấy là lẽ sống của cuộc đời chàng. Chàng quyết tâm rời bỏ cuộc sống bình yên, chỉ đọc sách và hưởng thụ ích kỉ. Chàng đã đánh bóng lại những vũ khí đã han rỉ, sửa chữa lại cái mũ. Đi thăm con ngựa cà khổ, chàng đặt tên mới cho nó là Rô Xi-man-tê. Chàng cũng không quên đặt biệt hiệu cho mình. Để rồi chàng đã mặc áo giáp, cắp giáo lên ngựa dấn thân vào con đường hành hiệp mà chàng đã biết trước là đầy thử thách, gian nguy, có thể phải hi sinh cả tính mạng mình. Hành động ấy của Đôn Ki-hô-tê dẫu là do ảo tưởng, nhưng cũng đẹp đẽ biết mấy.

   Nghĩ là làm, Đôn Ki-hô-tê đã xông vào quyết tâm đánh chết những tên khổng lồ hung tợn, xấu xa, đẻ giải phóng cho mọi người khỏi mối đe dọa khủng khiếp, chàng đã đánh nhau với cối xay gió. Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió kể về một trong những trận giao chiên của Đôn Ki-hô-tê. Nội dung xoay quanh mấy sự việc chính: Sự xuất hiện của cối xay gió. Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. Đôn Ki-hô-tê bị thương. Việc ăn ngủ của hai thầy trò trên đường đi. Qua đó, tính cách của hai nhân vật được bộc lộ rõ nét. Sự tương phản hoàn toàn giữa chủ và tớ đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới. Tính cách của Đôn Ki- hô-tê thật nực cười, tuy vậy lão cũng có ít nhiều ưu điểm. Bác nông dân Xan-chô Pan-xa có những mặt tốt, song cũng có nhiều điểm đáng chê trách.

   Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê cao lênh khênh, gầy nhẳng, trông như một bộ xương biết đi. Lão mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, cưỡi trên lưng con ngựa già com nhom, hăng hái lên đường lập chiến công. Đang đi, chợt hai thầy trò phát hiện ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng và Đôn Ki-hô-tê vừa nhìn thấy liền nói với giám mã với giọng tràn đầy khí thế: Vận may run rủi khiến cho sự nghiệp của chúng ta tốt đẹp quá sự mong muốn, vì kia kìa, anh bạn Xan-chô Pan-xa ơi, có đến ba chục hoặc trên ba chục tên khổng lồ ghê gớm, ta quyết giao chiến giết hết bọn chúng."

   - Lũ súc sinh kia không được chạy trốn! Có ta là hiệp sĩ, một thương một mã đến đọ sức với bọn ngươi đây.

   - Dù cho bọn ngươi có vung nhiều cánh tay hơn cả tên khổng lồ đi nữa, các ngươi cũng sẽ phải đền tội.

   Lời nói ấy chứng tỏ quyết tâm của chàng hiệp sĩ cho dù giám mã có can ngăn, bảo đó chỉ là cối xay gió. Đôn Ki-hô-tê háo hức tưởng tượng ra kết quả của cuộc giao chiến này là vừa thỏa chí bình sinh, vừa thu được chiến lợi phẩm, vừa hành động hợp với ý Chúa: Những chiến phẩm thu được, chúng ta sẽ bắt đầu giàu có. Bởi đây là một cuộc chiến đấu chính đáng và quét sạch cái giống xấu xa này ra khỏi mặt đất là phụng sự ý Chúa đấy.

   Có thể chúng ta phì cười trước hành động của nhà quý tộc xứ Man-tra này, nhưng chúng ta không khỏi khâm phục trước quyết tâm trừ gian khử ác của chàng, dù là biết những tên khổng lồ này xảo quyệt và mạnh mẽ hơn mình bội lần. Mặc cho Xan-chô hết lời giải thích, Đôn Ki-hô-tê vẫn khăng khăng không chấp nhận sự thật. Thực ra, nếu hiểu theo nghĩa đen của câu chuyện, thì chàng hiệp sĩ này là một người nhầm lẫn, nhưng nếu ta hiểu theo một nghĩa "tượng trưng" và "triết lí" hơn, thì thực sự các cối xay gió là "nhũng nhu cầu vật chất" luôn theo sát con người để hành hạ bao tử và tâm trí con người. Do đó, việc đánh nhau với cối xay gió vừa là màn hài kịch, vừa là một câu chuyện đầy triết lí của cuộc sống mưu sinh trần thế! Đôn Ki-hô-tê muốn ra tay tiêu trừ "khổng lồ xấu xa" ấy. Mục đích của lão rất tốt, ta hãy nghe chàng cao giọng phê phán bác giám mã Xan-chô: "Xem ra anh chẳng thành thạo gì về những chuyện phiêu lưu... Đấy là những tên khồng lồ, và nếu anh sợ thì hãy tránh xa ra mà cầu kinh trong lúc ta sẽ đương đầu với chúng trong cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức.

   Rõ ràng trước mắt chàng hiệp sĩ là đám gió nhưng trong bụng vốn đinh ninh phía trước là những tên khổng lồ nên Đôn Ki-hô-tê chằng những không nghe can ngăn của giám mã Xan-chô, mà khi đã tới gần cũng chẳng nhận ra đấy là những chiếc cối xay; đã thế, chàng ta còn thét lớn: "Chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chì có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây".

   Cuộc giao chiến giữa người với vật được tác giả miêu tả bằng giọng văn hài hước, hóm hỉnh: Vừa lúc đó nổi lên một làn gió nhẹ và các cánh quạt lớn của những chiếc cối xay gió bắt đầu chuyển động; thấy thế, Đôn Ki-hô-tê liền "Dù cho bọn ngươi có vung nhiều cánh tay hơn cả gã khổng lồ Bri-a-rê-ô các ngươi cũng sắp phải đền tội". Nói xong, lão nhiệt tình thành tâm niệm cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a của mình cứu giúp cho trong lúc nguy nan này; rồi lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, lão thúc con Rõ-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất ở trước mặt, và đâm mũi giáo vào cánh quạt; gió làm cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gãy tan tành, kéo theo cả người và ngựa ngã văng ra xa.

   Dẫu sao, đó cũng là hành động của một con người dám hi sinh vì lí tưởng, sẵn sàng chấp nhận một cuộc đấu tranh không cân sức, chỉ vì muốn thực hiện lí tưởng cao đẹp của mình.

   Nếu độc giả nhỏ tuổi hồn nhiên bật cười trước suy nghĩ ngớ ngẩn và hành động dại dột khi Đôn Ki-hô-tê khi cả người lẫn ngựa đã bị cánh quạt của chiếc cối xay gió văng trúng, ngã lăn ra đất thì người suy nghĩ sâu xa sẽ thấy vừa chu xót vừa thương hại cho chàng hiệp sĩ cao thượng nhưng chiến đấu vì một ảo ảnh quá xa vời.

   Xan-chô Pan-xa vội thúc lừa chạy đến cứu, tới nơi thì thấy chủ nằm không cựa quậy. " Giúp tôi với, lạy Chúa!", Xan-chô nói, tôi đã chẳng bảo ngài rằng phải coi chừng cần thận đấy ư, rằng đó chỉ là những chiếc cối xay gió, ai chẳng biết thế, trừ kẻ nào đầu óc cũng quay cuồng như cối xay!". Giám mã Xan-chô nói rất đúng tâm trạng của Đôn Ki-hô-tê lúc này. Nhưng trong tình thế vừa cười vừa khóc ấy, lão vẫn ngoan cố cho rằng việc làm của mình là đúng và vẫn tự lừa dối bằng những lời hoa mỹ hoang đường, bịa đặt: Thôi im đi, anh bạn Xan-chô, ...chuyện chinh chiến thường biến hóa khôn lường chứ không như các chuyện khác; bởi lẽ, ta cho rằng, và đúng là như thế, chính lão pháp sư Phơ-re-xtôntrước đây đã đánh cắp thư phòng và sách vở của ta, bây giờ lại biến những tên khổng lồ kia thành cối xay gió để tước đi của ta niềm vinh quang đánh bại chúng, vì lão thâm thù ta lắm cơ; nhưng rồi các pháp thuật xấu xa của lão cũng sẽ không thể nào đối chọi với thanh kiếm lợi hại cùa ta. Đến nước này thì giám mã Xan-chô chỉ còn biết lắc đầu và cầu Chúa hết sức phù hộ cho và nâng Đôn Ki-hô-tê dậy, đỡ lão ngồi lại lên lưng con Rô-xi-nan-tê cũng bị toạc nửa vai!

   Tuy bị trọng thương nhưng Đôn Ki-hô-tê không hề rên rỉ. Tinh thần chịu đựng kiên cường ấy cũng đáng khen nhưng rất tiếc đấy lại là do lão cố bắt chước đúng như các hiệp sĩ giang hồ... trong sách: Ta không kêu đau là vì hiệp giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rì, dù xổ cả ruột gan ra ngoài.

   Tương phản với Đôn Ki-hô-tê là giám mã Xan-chô Pan-xa béo lùn, thực dụng và láu cá. Bác ta nhận làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê với hi vọng sau khi công thành danh toại, ông chủ sẽ cho bác làm thống đốc, cai trị một vài hòn đảo giữa biển khơi. Suốt cuộc phiêu lưu, giám mã đủng đỉnh cưỡi lừa đi theo chủ và lúc nào cũng mang theo bầu rượu cùng cái túi hai ngăn đựng đầy thức ăn ngon.

   Đầu óc Xan-chô hoàn toàn tỉnh táo. Khi chủ khẳng định mấy chục chiếc cối xay gió trước mặt là những tên khổng lồ, bác ngạc nhiên hỏi: Những tên khổng lồ nào cơ? Rồi giải thích thật cặn kẽ: Thưa ngài, xuất hiện ở kia chẳng phải là các tên khổng lồ đâu mà chỉ là những cối xay gió, và cái vật trông giống cánh tay là những cánh quạt, khi có gió thổi, chúng sẽ quay tròn làm chuyển động cối đá bên trong. Chủ vẫn khăng khăng muốn đánh nhau, bác ra sức can ngăn. Khi chủ lâm nạn, bác ta vội thúc lừa tới cứu và xót xa vì chủ bị ngã quá đau. Cách xử sự đó chứng tỏ bác ta tử tế và biết thương người. Bên cạnh đó, bác ta là người sống rất thực tế. Đoạn miêu tả cung cách ăn uống thể hiện khá rõ tính cách ấy: Xan-chô nhắc chủ đã đến giờ ăn. Đôn Ki-hô-tê đáp là lúc này chưa cần ăn, nếu Xan-chô đói thì cứ tự nhiên. Được phép, Xan-chô ngồi lại cho thật thoải mái trên lưng lừa, lôi các thứ ở trong cái túi hai ngăn ra, vừa đi theo chủ vừa ung dung đánh chén, thỉnh thoảng lại tu bầu rượu một cách ngon lành khiến tay chù quán rượu dễ thương nhất ở Ma-la-ga cũng phải phát ghen. Vừa đi vừa chè chén như thế, Xan-chô chẳng còn nhớ gì đến những lời hứa hẹn của chủ và cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu này dù có nguy hiểm đến đâu cũng chẳng vất vả gì mà lại thoải mái nữa là khác... Trong khi giám mã Pan-xa ngủ say như chết, Đôn Ki-hô-tê thức trắng suốt đêm, sáng ra lại không cần ăn sáng nữa, tất cả chỉ vì "đã là hiệp sĩ thì phải như thế". Phải có một nghị lực phi thường, một quyết tâm sắt đá mới có thể làm được như thế! Việc ngủ của hai thầy trò cũng được tác giả miêu tả rất đúng với tính cách từng người. Suốt đêm, Đôn Ki-hô-tê không cần ngủ mà thức trắng để suy nghĩ viển vông:... Đêm hôm ấy, hai người ở dưới các vòm cây và Đôn Ki-hô-tê bẻ một cành khô, rút cái mũi sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo. Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ để nghĩ đến nàng Đuyn-xi-nê-a của lão, bắt chước những hiệp sĩ lão từng đọc trong sách thức trắng nhiều đêm ròng ở trong rừng hoặc nơi hoang mạc liên tưởng nhớ tới tình nương...

   Ở chương khác, khi thấy một thiếu phụ ngồi trong xe, Đôn Ki-hô-tê tin rằng đó là một nàng công chúa, một người lương thiện bị bọn cướp giam cầm ức hiếp bức hại. Thế là chàng hiệp sĩ xông vào sống mái với hai thầy tu, chẳng cần đếm xỉa đến hậu quả tai hại sẽ đến với bản thân mình.

   Yêu chính nghĩa, khao khát công lí, sẵn sàng trừ gian diệt ác, đó chính là đặc điểm của tính cách nhân vật Đôn Ki-hô-tê. Chính vì say mê lí tưởng, chàng hiệp sĩ đã kiên trì. Không một phút nào chàng nao lòng, chán nản, cho dù bao lần phải ngã quỵ vì thương tích. Dù bị thương, chàng không hề than vãn nửa lời, chỉ cắn răng cam chịu đau đớn vì: "Đã là người hiệp sĩ thì có bị thương cũng không rên rỉ dù là xổ cả ruột ra ngoài.

   Trái lại, Xan-chô Pan-xa thì không thể, bởi vì dạ dày no căng toàn là rượu thịt, bác ngủ một mạch và nếu như chủ không gọi, thì dù ánh nắng chiếu thẳng vào mặt và vô số tiếng chim líu lo đón mừng một ngày mới có lẽ cũng không đủ để đánh thức bác. Vừa ngủ dậy, bác vớ ngay lấy bầu rượu, thấy nó nhẹ hơn tối hôm trước nên buồn rầu vì xem chừng trên quãng đường này khó đào đâu ra rượu ngay để đổ vào cho đầy.

   Nhân vật Đôn Ki-hô-tê tuy có nhiều điều đáng trách, nhưng cũng có lắm chỗ đáng yêu. Trong tính cách của nhân vật Đôn Ki-hô-tê tuy có một số điều tốt đẹp như căm ghét áp bức bất công, sẵn sàng xả thân, mong muốn lập lại trật tự xã hội, đem lại công lí cho người nghèo.... Nhưng điều tốt đẹp đó còn xuất phát từ động cơ là vì tình nương Đuyn-xi-nê-a! Gạt bỏ đi những tưởng tượng vớ vẩn, xa rời thực tế, nhược điểm thời đại, giai cấp đã sản sinh ra, thì Đôn Ki-hô-tê đã phản ánh ước mơ của con người thời đại Phục hưng ở Tây Ban Nha thời ấy. Chàng hiệp sĩ xứ Man-tra này đeo đuổi một lí tưởng công bằng và bác ái cao cả, đẹp đẽ, nhưng đã nhầm lẫn kẻ thù và dùng cách thức chiến đấu đã lỗi thời nên chuốc lấy thất bại.

   Đây cũng là tính cách chung của một hạng người trong xã hội đương thời mà tác giả muốn phê phán. Rõ ràng đấu tranh với sai lấm của bản thân cũng là một cuộc chiến gay go, gian khổ.

   Hình tượng Đôn Ki-hô-tê đã sống trên ba trăm năm nay, được biết bao thế hệ yêu mến. Đối chiếu giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa về mọi mặt, ta sẽ thấy mục đích của nhà văn là cố tình xây dựng một cặp nhân vật tương phản hoàn toàn. Đôn Ki-hô-tê gầy gò, cao lênh khênh lại cưỡi trên lưng con ngực còm nên trông như càng cao thêm. Xan-chô Pan-xa đã béo lùn lại ngồi trên lưng lừa nên càng lùn tịt. Đôn Ki-hô-tê có khát vọng cao cả, Xan-chô Pan-xa chỉ có ước muốn tầm thường. Đôn Ki-hô-tê khao khát giúp ích cho đời, Xan-chô Pan-xa chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Đôn Ki-hô-tê sống với ảo ảnh và lí tưởng, Xan-chô Pan-xa sống với rượu thịt và thực tế. Đôn Ki-hô-tê dũng cảm, Xan-chô Pan-xa hèn nhát… Đặt cạnh nhau, người này sẽ làm cho tính cách của người kia nổi bật.

   Khi nào trên quả đất này còn "những tên khổng lồ hung tợn", còn những người bị ức hiếp, bức hại, giam cầm, thì Đôn Ki-hô-tê còn được yêu mến. Bài thơ "Ai bảo chàng Đôn Ki-hô-tê chết rồi của nhà thơ nữ Liên XôI.U.Lia.Dru- nhi-na đã khẳng định:

''Ai bảo chàng Đôn Ki-hô-tê chết rồi,

Chàng đang mở cuộc hành trình mới.''

20 tháng 10 2017

Em không thích phim hoạt hình . Ngắn chưa

20 tháng 10 2017

lên mạng mà tìm dựa vào mà làm

19 tháng 10 2017

Ở xóm Giữa của làng Đại Hoàng chỉ có khoảng vài chục nóc nhà. Lão Hạc là hàng xóm của gia đình em và gia đình ông giáo Tri. Ông giáo Tri là người có học, hiểu biết rộng và tử tế nên được dân làng tin cậy. Chiều chiều, lão Hạc thường xách cái vò đất nung sang nhà ông giáo để xin nước giếng. Lần nào ông giáo cũng giữ lão Hạc lại chuyện trò, uống bát nước chè tươi hoặc hút điếu thuốc lào… để cho lão bớt cảm thấy lẻ loi, cô độc. Vợ chết đã lâu, con trai lại đi phu cao su đất đỏ mãi tận Nam Kì, Lão Hạc sống thui thủi một mình trong căn nhà nát chỉ có mỗi chú chó Vàng làm bạn. Lão quý nó như quý con, cho nó ăn bằng bát như người.   Chiều nay, lão sang chơi sớm hơn mọi khi. Vừa thấy ông giáo, lão báo ngay :   –    Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!   Ông giáo ngạc nhiên:   –    Cụ bán nó rồi ư? Sao cụ bảo là…?   Lão Hạc gật đầu, cố lấy giọng vui vẻ nhưng miệng méo xệch và mắt thì đỏ hoe. Ông giáo nhìn lão ái ngại, lòng đầy thương xót:   –    Thế nó để cho bắt dễ dàng hả cụ?   Bất chợt, lão Hạc bật khóc hu hu, khuôn mặt co rúm lại vì đau khổ   –    Khốn nạn… ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc là trói chặt cả bốn chân nó lại. Đấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!… Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó kêu ư ử và nhìn tôi, như muốn trách tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối sử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!   Ông giáo vỗ an, an ủi lão:   –    Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại, ai nuôi chó mà chả để bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác cụ ạ!   Lão Hạc cố gượng cười:   –    Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút… Kiếp người như kiếp tôi đây chẳng hạn!   Biết lão đang tự mỉa mai, ông giáo nói:   –    Kiếp ai thì cũng thế cả thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Thôi, bây giờ có cái này là sung sướng: Cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu ấm nước chè, rồi tôi với cụ vừa ăn khoai, uống nước hút thuốc lào vừa nói chuyện, thế là sướng!       Vẻ mặt lão Hạc nghiêm trang hẳn:   –    Xin phép ông giáo để cho khi khác! Tôi muốn nhờ ông giáo giúp cho một việc. –    Việc gì thế cụ? –    Chuyện là thế này, ông giáo ạ!   Thế rồi lão Hạc kể lể về anh con trai của lão chỉ vì không có tiền cưới vợ mà phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền cao su ở tận Nam Kì đã hơn năm nay. Lão nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này, cọn trai lão vể thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Còn chuyện thứ hai là lão gửi ông giáo giữ hộ ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán chút hoa lợi còm cõi và tiền vừa bán chó. Lão bảo rằng lão đã già yếu, lại nay ốm mai đau, chẳng biết thế nào. Rủi có nằm xuống thì sẵn số tiền ấy, nhờ ông giáo đứng ra lo liệu cho, thiếu đâu đành trông cậy vào hàng xóm.   Lặng nghe lão Hạc nói, ông giáo trầm ngâm suy nghĩ. Lão Hạc vốn là người khái tính, ít chịu phiền ai. Không biết lão có ý định gì mà hôm nay lại nhắc đến những chuyện hệ trọng như thế?! Ông giáo động viên lão Hạc:   –    Gớm, cụ cứ lo xa làm gì cho mệt? Cụ còn khoẻ lắm, chết là chết thế nào? Cụ cứ để tiền mà ăn, khi nào chết hãy hay, tội gì có tiền mà lại chịu nhịn đói?! Lão Hạc vẫn năn nỉ: –    Mong ông giáo thương tình tôi già nua tuổi tác mà nhận cho! Được vậy thì tôi cảm ơn lắm! Không thể từ chối, ông giáo đành nhận lời, nhưng vẫn băn khoăn hỏi lại: –    Có bao nhiêu tiền dành dụm, cụ gửi tôi cả thì từ mai lấy gì mà ăn?   Lão Hạc xua tay tỏ ý không cần:   –    Ông giáo đừng lo, tôi đã sắp xếp đâu vào đấy cả rồi ạ! Xin phép ông giáo, tôi về! –    Vâng! Cụ lại nhà!   Lão Hạc chậm chạp lê từng bước chân ra cổng, ông giáo nhìn theo cái dáng lòng khòng, lam lũ của lão mà động lòng thương. Dạo này, cà làng đói. Có người cả tháng không biết đến hạt cơm, chỉ củ khoai, củ sắn, mớ rau lang, rau má… sống lay lắt qua ngày. Lão Hạc cũng thế, nhưng lão thà nhịn đói chứ nhất quyết không bán mảnh vườn để dành cho con. Lúc bóng lão Hạc đã khuất sau rặng tre đầu ngõ, ông giáo thở dài quay vào nhà, trong tay vẫn giữ chặt chiếc túi nhỏ màu nâu cũ kĩ đựng mấy chục đồng bạc của lão Hạc gửi. Ông giáo lắc đầu, lẩm bẩm một mình: “Rõ khổ!”. kể lại truyện lão hạc bán chó Chứng kiến đầu đuôi câu chuyện, trong lòng em trào lên tình cảm xót xa và mến phục. Cuộc sống của lão Hạc chẳng có gì vui. Cái nghèo đeo đẳng làm khổ lão suốt đời. Ông lão già nua, ốm yếu ấy sống âm thầm, lặng lẽ trong sự chờ đợi mỏi mòn đứa con trai yêu quý của mình. Ngày trở về của anh ấy chắc còn xa lắm, mà lão Hạc thì như ngọn đèn lắt lay trước gió. Tình thương và đức hi sinh của ông lão thật đáng cảm phục và bi kịch của cuộc đời ông lão khiến cho ta rơi nước mắt. Số phận bi đát của lão Hạc cũng là số phận chung của nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, khi chưa được Đảng giác ngộ và dẫn dắt vào con đường đấu tranh giải phóng khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến vạn ác.

 

19 tháng 10 2017

I don't know

19 tháng 10 2017

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không ít lần mắc lỗi nhưng có những lỗi lầm đã gây ra không bao giờ chúng ta quên được. Bây giờ, cứ mỗi lần nhớ đến cô giáo dạy văn năm lớp bảy, tôi lại thấy trong lòng mình ray rứt vì đã vô lễ với cô.

Tôi vốn là một đứa trẻ bất hạnh nhất trên đời – tôi luôn nghĩ về bản thân mình như vậy. Mẹ tôi sinh ra tôi nhưng tôi không có bố. Từ bé tôi đã luôn bị mọi người xung quanh khinh miệt, giễu cợt là “đồ con hoang”. Nhiều bà mẹ không cho con họ chơi với tôi. Tôi sống thui thủi như thế với mẹ trong căn nhà nhỏ tồi tàn cuối xóm. Từ bé, tôi không thấy ai tốt bụng và thương tôi ngoài mẹ tôi. Hai mẹ con tôi sống trơ trọi không họ hàng trong sự khinh miệt của mọi người xung quanh. Trong mắt tôi, loài người thật xấu xa và độc ác – trừ người mẹ hiền lành mà tôi hết lòng thương yêu và kính trọng. Đến tuổi đi học, tôi không chơi với bạn nào trong lớp, luôn lãnh đạm, thờ ơ với mọi người xung quanh.

Năm ấy, tôi học lớp bảy. Trong giờ văn, hôm nay lớp học văn nghị luận chứng minh. Cô giáo giảng đề “Lá lành đùm lá rách”. Cô đã dùng nhiều lập luận và dẫn chứng gần gũi, cụ thể, thiết thực để cho chúng tôi thấy đấy là lòng nhân ái của người Việt Nam ta. Giảng xong, cô cho lớp viết bài, tiết sau cô sẽ sửa. Tiết học sau, cô gọi một số bạn nộp bài cho cô sửa – trong đó có tôi. Cô gọi tôi lên và hỏi: “Toàn, tại sao em lại không làm bài mà để giấy trắng? Em không hiểu bài à? Không hiểu chỗ nào cô sẽ giảng lại cho?”

Phản ứng của tôi bất ngờ đến mức làm cả lớp sững sờ nhìn tôi. Tôi gân cổ lên trả lời cô: “Em không làm vì em không thèm làm chứ không phải không hiểu. Toàn là nói dối, bịa đặt, trên đời này làm gì có lòng nhân ái, người yêu thương người. Tại sao em lại chứng minh điều dối trá như thế là đúng cơ chứ?” Tôi nói mà không biết mình đang nói gì. Có lẽ đó là những điều uất ức dồn nén từ lâu hôm nay bộc phát. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt ngỡ ngàng về phía tôi. Còn cô giáo thì mặt tái xanh, tôi thấy cô giận đến run người. Cô không nói lời nào mà bước nhanh ra khỏi lớp. Tôi biết cô rất giận. Cô sợ không kìm chế được cảm xúc nên bước ra ngoài chăng? Tôi thoáng ân hận vì quá lời với cô nhưng tôi không thấy mình sai. Lớp trưởng đến bên tôi nhẹ nhàng: “Tại sao cậu vô lễ như thế? Đi theo xin lỗi cô đi!” Tôi giận dữ: “Tớ không nói sai. Tớ không có lỗi!”

Sau sự việc trên, tôi đinh ninh mình sẽ bị đuổi học hoặc chí ít là mời phụ huynh. Tôi chỉ lo mẹ sẽ buồn. Cuối giờ, cô gọi tôi lên gặp riêng cô. Tôi biết mình sẽ bị khiển trách rất nặng. Tôi bước vào phòng giáo viên, cô ngồi đó vẻ mặt buồn rười rượi. Trên đôi mắt đen lay láy của cô còn ngân ngấn nước. Tôi đoán cô vừa khóc và thấy ngạc nhiên. Tôi càng ngạc nhiên hơn khi cô không trách mắng tôi mà nhẹ nhàng phân tích cho tôi thấy rằng tôi nghĩ như thế là lệch lạc. Các bạn đã luôn gần gũi và giúp đỡ tôi, cô đã luôn quan tâm và yêu thương tôi,… Tôi vô cùng ân hận. Tôi lí nhí xin lỗi cô. Cô dịu dàng xoa vào đầu tôi và bảo: “Em hiểu được như thế là tốt và đừng nên mất niềm tin vào tình người như thế! Cô không giận em đâu”. Dù cô nói vậy nhưng tôi vẫn thấy mình thật có lỗi khi vô lễ với cô.

Tôi thật biết ơn cô vì đã dạy tôi bài học về tấm lòng độ lượng và giúp tôi lấy lại niềm tin về tình người.

19 tháng 10 2017

leminhduc nó đã bảo là ko được chép mạng rồi mà

Lần sau chép thì ghi nguồn và tham khảo nếu tông trọng lời nói và công sức của người khác

19 tháng 10 2017

Các hình thức miễn dịch:

-Miễn dịch nhân tạo

-Miễn dịch tự nhiên

Ý nghĩa: Giúp cơ thể không mắc lại các bệnh đã được tiêm vắc xin

19 tháng 10 2017

Còn cơ chế miễn dịch nữa bn