Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chi tiết chuôi gươm trên rừng, lưỡi gươm ở dưới nước... khi tra vào thì vừa in có nghĩa gì?
Gấp lắm ạ
Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì "vừa như in". Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
Vì sao Sự tích Hồ Gươm là truyền thuyết? Chúng ta có thể khẳng định Sự tích Hồ Gươm là truyền thuyết vì: nội dung của truyện là câu chuyện lịch sử về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử chứ thực tế không có thật.
Đó là khoảnh khắc bắt đầu của một ngày mới với những gì tinh khôi nhất. Từ phía đằng xa, mặt trời từ từ nhô lên đỉnh đồi, xua tan đi sương giá. Cảnh vật được kéo khỏi đêm đen, chậm rãi bước vào vùng sáng. Nhưng mà chỉ mới là tờ mờ sáng mà thôi, chứ trời chưa thực sự sáng. Màn sương lúc này hãy còn dày, giăng mắc lên mọi thứ, tựa như cả thế giới đang đẫm mình trong thế giới cổ tích hư ảo.
Naktop1MF
hok tốt
“Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng- nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.
''Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng - nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.
“Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng - nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Tham khảo nhé!!!
Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ
Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ. Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đó chính là dành cho trẻ con tình yêu thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. Những lời ru tiếng hát ấy mở ra cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị nguồn, cơn mưa. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con. Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem đến cho trẻ con tình yêu thương và chăm sóc. Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.
Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ. Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như một minh chứng cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên. Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế...Đó là những biểu tượng của sự thay đổi kì diệu của cuộc sống này. Trong sự phát triển ấy đã làm con người ta văn minh hơn.
Kì nghỉ hè năm vừa rồi là kì nghỉ vô cùng ý nghĩa đối với em. Vì em được bố mẹ dẫn về thăm ông bà ngoại.
Hôm đó, sau khi dự lễ tổng kết ở trường về, thì em nghe thấy bố mẹ đang bàn với nhau việc gì đó ở trong phòng khách. Thấy em về, mẹ liền gọi em vào và bảo:
- Hè năm nay, bố mẹ quyết định là cả nhà mình sẽ về quê thăm ông bà ngoại trong hai tuần.
Nghe mẹ nói vậy, em vô cùng vui sướng, lập tức nhảy lên và trả lời:
- Thật hả mẹ? Tuyệt vời quá đi!
Nhìn em vui sướng như vậy, bố mẹ cười theo. Sau đó, em có một ngày để cùng bố mẹ sửa soạn các thứ. Bố mẹ tất bật mua các loại hoa quả, trà bánh để làm quà cho họ hàng ở quê. Còn em thì được phân công sắp xếp quần áo và đồ dùng cá nhân vào vali. Tất bật suốt một ngày thì đến lúc chiều tối, mọi thứ đã xong xuôi. Suốt tối hôm đó, em cứ trằn trọc mãi không sao ngủ được. Nằm trên giường mà em cứ nghĩ đến chuyến về quê ngày mai, là sung sướng vô cùng. Mãi đến gần sáng, em mới chìm vào giấc ngủ. Sáng hôm sau, mới 6 giờ sáng, cả nhà đã lên xe để đi về nhà bà. Trên đường đi, em ngủ say sưa. Một lúc sau, nghe tiếng mẹ gọi dậy, bảo là đã đến cổng làng. Em liền bật dậy ngay, áp sát mặt mình vào cửa xe để nhìn ra ngoài. Vừa nhìn vừa trầm trồ, đây đúng là quê ngoại yêu dấu của mình rồi.
Trước mắt em, là một làng quê yên bình trong ánh nắng vàng ươm của mùa hè. Xe đi qua con đường trải nhựa bằng phẳng, êm ái. Hai bên là cánh đồng lúa chín vàng, trải rộng mênh mông. Thỉnh thoảng, có vài cô chú đi xem lúa, đang đạp xe trở về nhà đi ngang qua xe. Khi xe tiến vào làng, em thích thú ngắm nhìn những ngôi nhà, con đường tuy nhỏ nhưng sạch sẽ. Những khu vườn xanh tốt cây cối, và những ao hồ nhỏ dập dềnh bèo trôi. Tất cả thật tươi đẹp, thân thương đến lạ kì.
Vào đến sân nhà bà, em vừa mở cửa xe, đã nhìn thấy ông bà đứng chờ sẵn ở đó. Thế là em liền chạy nhanh về phía trước, ôm chầm lấy ông bà. Cảm nhận từng cái vuốt ve hiền từ của bà mà em thấy sung sướng, cảm động vô cùng. Vì đã hai năm rồi em mới được về quê ngoại, em thấy nhớ ông bà nhiều lắm. Lúc này, bố mẹ cũng đã xuống xe, mọi người nói chuyện rôm rả, dẫn nhau vào nhà. Vào trong nhà, em ngồi xuống chiếc ghế gỗ mát lạnh, uống cốc nước mơ ướp đá được bà pha sẵn mà thấy thư thái vô cùng.
Suốt những ngày ở quê với ông bà, em cảm thấy mình như đang được ở thiên đường. Ở đây không có máy tính, các trung tâm thương mại lớn, bể bơi, sân bóng… như ở thành phố. Nhưng lại có những trò chơi còn thú vị hấp dẫn hơn nhiều. Buổi sáng, em cùng bà ra chợ, xem cá, xem gà. Được ăn bao nhiêu món quà quê mới lạ, hấp dẫn. Buổi chiều, em theo ông ra vườn hái trái. Khu vườn của ông to lớn, bao nhiêu là trái ngọt làm em thích mê. Buổi tối, cả nhà lại ra ngồi trước sân, nghe ông bà kể chuyện thời xưa. Có lúc, em cùng các bạn nhỏ hàng xóm ra đồng xem lúa chín, hay ra sống chèo thuyền câu cá. Rồi lại đi đá bóng ở bãi đất trống giữa làng. Xong lại đi thả diều ở chân đê.
Suốt hai tuần ở nhà ông bà ngoại, lúc nào em cũng vui vẻ, tươi cười, và mong sao thời gian đừng trôi nữa. Thế nhưng, ngày trở lại thành phố cũng đến. Dù không muốn chút nào, em vẫn phải tạm biệt ông bà. Hôm đó, ông bà gói cho cả nhà rất nhiều đồ ăn ngon ở quê, nào gạo, gà, thịt, rau, hoa quả… Nhìn những món đồ ấy, em lại càng thấm thía tình cảm thân thiết, yêu thương của ông bà dành cho con cháu.
Trên đường về, em cứ nhớ mong về những ngày vừa qua. Em mong sao ông bà luôn khỏe mạnh và yêu đời như bây giờ. Để những lần sau, khi em về thăm quê sẽ lại được nhìn thấy hình bóng ông bà tươi cười hiền lành chờ đón ở trước sân.
Bài làm:
Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.
Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3,4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.
Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.
Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm “cây nhà lá vườn”: cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoài vườn và ngủ đi lúc nào không hay.
Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: “Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé”.
Tham khảo chứ h mak viết ko kịp