K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2022

Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua những chi tiết:

-  Nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Uất hận trào dâng đến cực điểm khi tác giả bộc lộ thái độ của mình đối với kẻ thù: chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

24 tháng 11 2022

                 BÀI LÀM

       Hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc là một hình ảnh oai phong, đẹp đẽ thể hiện cho tinh thần kiên cường bất khuất của cả dân tộc ta. Tráng sĩ vươn vai lớn bổng, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt nhảy lên ngựa xông pha ra trận giặc. Một người tráng sĩ cường tráng trên con ngựa phun lửa, đánh hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Khi roi sắt gẫy, người nhổ bụi tre để tiếp tục chiến đấu. Người mang một sức mạnh phi thường đánh tan hết bè lũ xâm lăng, bảo vệ bờ cõi. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng cưỡi ngựa cầm tre đánh giặc đã khắc sâu vào tâm trí người Việt và rồi con cháu đời sau vẫn mãi ghi nhớ công lao của vị anh hùng oai phong, lẫm liệt.
 

CM
25 tháng 11 2022

  Thánh Gióng là hình tượng nhân vật anh hùng tiêu biểu của văn học dân gian Việt Nam. Thánh Gióng có xuất thân và quá trình lớn lên rất đặc biệt: người mẹ ướm vào vết chân khổng lồ rồi có mang, người mẹ mang thai mười hai tháng mới sinh ra Gióng; ba tuổi nhưng Gióng chỉ nằm im một chỗ. Ấy vậy mà, khi đất nước có giặc, Gióng đã phát huy sức mạnh, ý chí và tinh thần yêu nước của mình. Không chỉ vậy, Thánh Gióng còn là kết tinh cho tinh thần đoàn kết của nhân dân qua chi tiết dân làng góp gạo nuôi Gióng. Gióng còn là người anh hùng không ham hư vinh vật chất khi quyết định bay về trời sau chiến thắng. Như vậy, Thánh Gióng là đại diện cho sức mạnh, ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam.

24 tháng 11 2022

+ Để thuyết phục, người viết đã nêu lên các lĩ lẽ và bằng chứng cụ thể:

Ÿ Hai vẻ đẹp chính của bài ca dao: cánh đồng và cô gái.

Ÿ Phân tích hai câu đầu;

Ÿ Phân tích hai câu cuối.

Học tốt nhé !

24 tháng 11 2022

thanks !

CM
24 tháng 11 2022

Gợi ý viết đoạn văn: Em bày tỏ cảm xúc của bản thân qua các gợi ý sau:

- Cảnh vật thiên nhiên mùa thu trong trẻo, tươi đẹp:

+ Sương đọng cỏ.

+ Nắng lên.

+ Lúa xanh đang ngậm sữa.

+ Hương lúa.

- Tình cha mênh mang hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước: 

+ Cha đưa con tới trường, luôn đồng hành, tin tưởng con.

+ Dạy cho con bài học về tình yêu quê hương đất nước.

CM
24 tháng 11 2022
A (vỏ chứa diễn đạt)B (đối tượng tác giả muốn diễn đạt)
Bàn tayNgười lao động
Trái ĐấtToàn bộ mọi người sống trên Trái Đất

- Mối quan hệ giữa A và B: quan hệ gần gũi.

- Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
23 tháng 11 2022

Em hãy chụp ảnh truyện và tải lên đây nhé!

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
23 tháng 11 2022

Bài văn nghị luận nhưng trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ. Em xem kĩ lại đề bài là "nghị luận trình bày ý kiến của em" hay "bài văn nêu cảm nhận của em" nhé!

Tham khảo ạ:

Hạt gạo là kết quả của sự kết tinh những gì tinh túy nhất hình thành nên, là vị phù sa của sông Kinh Thầy, là hương sen thơm trong hồ nước đầy, thậm chí còn có cả tình cảm của những người mẹ trong đó, là lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay.Muốn làm ra được hạt gạo thì đâu phải dễ dàng gì, người nông dân phải vất vã rất nhiều. Trong hạt gạo có bao nhiêu mồ hôi nước nước mắt, vị phù sa của con sông thuần khiết, hương sen và cả những câu hát vui khi chăm sóc cánh đồng, khoảnh ruộng của mẹ. Người nông dân muốn cho cây lúa tốt tươi thì còn phải cực nhọc khi những cơn bão lớn đi qua, mưa to, gió lốc lớn, những trưa hè oi ả lại phải ra đồng cày cấy, nước ruộng nóng cứ như là được ai đun sôi. Đến các con vật như cá, cua cũng không chịu nổi: "cá chết-cua ngoi lên bờ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên như vậy mà người nông dân, cụ thể ở đây là người mẹ của tác giả vẫn không quản khó khăn, chịu nắng nóng khắc nghiệt để xuống đồng gieo mạ. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuở.

Tick ik cảm ưn:<

23 tháng 11 2022

Câu chuyện bắt đầu với những chi tiết miêu tả đất trời từ sự chuyển đổi thời tiết. Trời đang ấm, chỉ qua một đêm mưa rào, bông gió rét thổi về. Ai cũng tưởng như đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn ‘tung chăn tỉnh dậy’. Em nhìn ra ngoài sân, nghe ‘gió vi vu…’, âm thanh xào xạc của những chiếc lá khô. Những khóm lan ‘lá rung động và hình như sắt lại vì rét’... Đây là những đoạn văn thể hiện ngòi bút quan sát tinh tế của tác giả về thiên nhiên. Miêu tả thiên nhiên vào đông, gió lạnh nhưng người đọc cũng cảm thấy tình người ấm áp qua sự quan tâm chăm sóc từ chiếc áo ấm mà mẹ dành cho Sơn.

8. Một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật cô bé bán diêm (Cô bé bán diêm) và Hiên (Gió lạnh đầu mùa):

  • Giống nhau: Đều là những cô bé có hoàn cảnh nghèo khó, thiếu thốn, không được hưởng một cuộc sống có "cơm ngon áo đẹp".
  • Khác nhau:

        - Cô bé bán diêm: Có cuộc sống bất hạnh, không có sự yêu thương, bảo vệ của gia đình. Em phải tự mình kiếm tiền mang về cho bố, nếu không có tiền sẽ không được về nhà. Số phận của em là một số phận đầy bi kịch khi em đã không thể chông chọi được sự khắc nghiệt của cuộc sống, đã chết đi, về với vòng tay yêu thương của bà.

        - Hiên: Em vẫn có mẹ bên cạnh chăm sóc, vẫn có bạn bè, có hai chị em Sơn quan tâm, yêu thương và đùm bọc. 

 

“Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”                                                                            Thanh Tịnh Câu 1: Đoạn văn trên...
Đọc tiếp

“Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”

                                                                           Thanh Tịnh

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?; xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên 

Câu 2: Xác định trợ từ và câu ghép trong đoạn văn trên.

Câu 3: Từ đoạn văn trên, chọn một hình ảnh gieo vào lòng em ấn tượng nhất. Tại sao ?

1
CM
24 tháng 11 2022

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản "Tôi đi học". Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là tự sự.

Câu 2. 

- Trợ từ: chính

- Câu ghép: Cảnh vật chung quanh tôi/ đều thay đổi,// vì chính lòng tôi/ đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Câu 3: Hình ảnh "mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". Hình ảnh này đã gợi cho bạn đọc sự êm dịu, bâng khuâng khi chứng kiến hình ảnh người mẹ dắt tay con đến trường. Hình ảnh đó lấp lánh tình mẫu tử, tình thương yêu, sự quan tâm mẹ dành cho con.