âu 1: Trên Trái Đất người ta chia thành mấy đới khí hậu?
A: 2
B: 3
C:4
D: 5
Câu 2: Có bao nhiêu % số loài cây và chim, thú trên Trái Đất sinh sống ở rừng rậm đới nóng?
A: 40%
B:50%
C: 60%
D: 70%
Câu 3: Vị trí của môi trường xích đạo ẩm nằm trong khoảng
A: từ 50B đến 50N
B: từ vĩ tuyến 50 đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.
C: khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
D: khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi.
Câu 4: Vị trí của môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng
A: từ 50B đến 50N
B: từ vĩ tuyến 50 đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.
C: khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
D: khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi.
Câu 5: Tại sao đới nóng có giới sinh vật hết sức phong phú và đa dạng?
A. khí hậu phân hóa đa dạng với nhiều kiểu khác nhau, dẫn đến sự phong phú về sinh vật.
B. là nơi gặp gỡ của các luồng sinh vật di cư và di lưu đến từ nhiều vùng miền.
C. do con người mang nhiều loài sinh vật từ nơi khác đến và nhân giống, lai tạo mới.
D. khí hậu nóng quanh năm, lượng mưa dồi dào và độ ẩm lớn.
Câu 6. Sự thất thường trong chế độ mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa đã gây ra thiên tai:
A. động đất, sóng thần.
B. bão, lốc.
C. hạn hán, lũ lụt.
D. núi lửa.
Câu 7. Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là:
A. Đông Bắc Hoa Kì, Nam Á.
B. Nam Á, Đông Á.
C. Đông Nam Á, Đông Á.
D. Tây Âu và Trung Âu, Tây Phi.
Câu 8: Môi trường nhiệt đới gió mùa nằm ở khu vực
A: từ 50B đến 50N
B: từ vĩ tuyến 50 đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.
C: khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
D: khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi.
Câu 9: Việt Nam thuộc kiểu khí hậu
A: xích đạo ẩm
B: nhiệt đới
C: nhiệt đới gió mùa
D: ôn đới.
Câu 10: Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu:
A: Có sự biến đổi của thiên nhiên theo thời gian và không gian.
B: Có nhiều thiên tai lũ lụt, hạn hán.
C: Có sự biến đổi của khí hậu theo sự phân bố của gió mùa.
D: Có sự biến đổi của khí hậu theo sự phân bố của lượng mư
Câu 1: Căn cứ vào hình dáng của tháp tuổi ta không thể biết:
A. Các độ tuổi của dân số. B. Số lượng nam và nữ.
C. Số người sinh, tử của một năm. D. Số người dưới tuổi lao động.
Câu 2: Châu lục nào có số dân ít nhất (so với toàn thế giới)?
A. Châu Á. B. Châu Âu. C. Châu Phi. D. Châu Đại Dương.
Câu 3: Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua:
A. mật độ dân số. B. tổng số dân.
C. gia tăng dân số tự nhiên. D. tháp dân số.
Câu 4: Những khu vực tập trung đông dân cư là:
A. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Phi. B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.
C. Nam Á, Bắc Á, Bắc Mĩ. D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.
Câu 5: Dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực địa hình đồng bằng vì:
A. tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có.
B. thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế.
C. khí hậu mát mẻ, ổn định.
D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.