K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2020

Vào mùa đông,mọi vật đều trơ trụi.Lúc đó trên cây nào cây nấy đều trơ trụi vậy mà cây bàng vẫn rụng không hết.Trên cây còn lưa thưa vài chiếc lá nhỏ trên đầu ngọn cây.Mà nói đến cây bàng mùa đông thì rụng rất nhiều lá.Không biết cây bàng có biết lạnh không mà mùa đông lạnh như thế mà cây bàng có thể chống chọi suốt bao nhiêu năm.Nếu tiến lại gần,chạm vào thân và gốc cây bàng thì mới sự sần sùi và phần lạnh của mùa đông như ngấm dần vào từng rễ cây mới thấy mùa đông đã hiện rõ rệt rồi.Cây bàng của mùa đông thay đổi rất nhiều,sự thay đổi của cây bàng là cởi bỏ lớp áo cũ mà thay vào lớp áo xanh tươi mới.Cây bàng phi thường đang vươn lên trong mùa đông giá lạnh,để chống chọi không biết nó đã trải qua bao nhiêu là khó khăn và thử thách của chị Mùa Đông rồi.Cây bàng cũng như bao loài thực vật khác đang thấy mình lớn lên dần mà chiêm nghiệm về sự thay đổi từng ngày của chính mình. Em cũng như bao thứ khác và cả cây bàng luôn mong muốn chị Mùa Đông qua đi và chị Mùa Xuân trở lại để có sự ấm áp và dâm chồi vươn mầm tri thức.

8 tháng 12 2020

Hai mươi tháng tuổi, em bị trúng gió rất nặng. Mẹ em kể lại rằng nhờ ông thầy thuốc giỏi như ông tiên mà em được cứu sống. Nhưng lần trúng gió ấy đã để lại cho em một chứng bệnh nặng: bệnh động kinh.

Theo lời mẹ kể em thường xuyên bị động kinh nếu thời tiết thay đổi đột ngột. Mỗi lần như vậy, cả nhà phải tụ lại, cấp cứu kịp thời.

Em luôn luôn phải uống thuốc. Em luôn luôn bị đau đầu và đau khắp tay chân cột sống. Đôi khi những lần té ngã, co giật để lại cho em những chấnthương như trật khớp tay chân, u đầu, dập môi. Sáu tuổi, em may mắn gặp một vị thiền sư cho một cây thuốc Nam kì diệu: cây cửu lý hương. Em thường xuyên uống thuốc lá đó ngay cả khi không lên cơn động kinh và bệnh giảm dần. Cùng với uống thuốc lá cửu lý hương, em tập chạy, tập nhảy dây, tập đi xe đạp. Em còn muốn tập bơi nữa nhưng nếu tiếp xúc nhiều với nước lạnh em sẽ bị bệnh nên em không tập được. Khi em còn bé, mẹ và chị hái lá thuốc, giã và lọc nước cho em uống. Cửu lý hương rất khó uống nhưng vì uống nhiều nên em quen rồi. Lớn lên, em tự mình hái lá mà mẹ em trồng trong chậu trước nhà và tự làm thuốc cho mình. Em luôn rèn luyện thể lực để chống chọi với bệnh tật. Em phát triển bình thường, gầy hơn các bạn cùng lớp nhưng năm học nào em cũng đạt được danh hiệu Học sinh giỏi nhất khối lớp.

Dù lúc nào cũng phải uống thuốc, nhưng em cảm thấy mình may mắn vì được gặp thầy thuốc giỏi, được thiền sư cho cây thuốc quý. Em hứa sẽ cố gắng vượt mọi khó khăn, rèn luyện tinh thần và thể lực để bản thân khỏe mạnh, bố mẹ đỡ lo lắng hơn.

Bài tham khảo 2

Anh Danh, kĩ sư trong khu phố em là một tấm gương chiến thắng bệnh tật đáng khâm phục.

Anh Danh bị sốt tê liệt từ bé, hai chân không phát triển được bình thường. May mắn là đôi chân bệnh tật ấy tuy nhỏ một chân thấp một chân cao nhưng vẫn co duỗi và đi lại được. Anh Danh ít khi ra ngoài, anh học tập chăm chỉ và rất giỏi. Những năm Trung học anh đều đạt học sinh giỏi. Rồi anh thi đỗ vào trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, khoa Công nghệ Thông tin. Việc học của anh đôi khi bị gián đoạn vì sức khỏe của anh yếu, thường hay trở bệnh liệt giường. Khi đỡ bệnh, anh đi khập khiễng đến giảng đường trường Đại học. Thường xuyên đau ốm nhưng anh luôn luôn vui vẻ lạc quan. Để rèn luyện thể lực, anh tập chạy tại chỗ, rồi bệnh cũng lui dần. Chân anh không thể trở lại như người bình thường được nhưng anh khỏe khoắn hơn, không ốm đau thường xuyên như trước. Anh nhận bằng tốt nghiệp kĩ sư loại giỏi và được một công ty phần mềm danh tiếng tuyển dụng. Hiện nay anh đã lập gia đình và có một cậu con trai kháu khỉnh.

Có những người kém may mắn, bị bệnh tật nhưng họ vẫn sống tốt và có nhiều công sức đóng góp cho cuộc đời. Họ học tập, rèn luyện, làm việc, cải thiện đời sống của chính họ và cống hiến trí tuệ cho cuộc sống tiến bộ của nhân loại. Những tấm gương như anh Danh luôn luôn nhắc nhở chúng em phải học tập, rèn luyện và không bao giờ được lười biếng, ỷ lại; phải trau dồi bản thân để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

13 tháng 12 2020

Chị Thủy Tiên sinh ra trông một gia đình khá giả,có điều kiện.Nhưng không may năm 18 tuổi chị bị bệnh ung thư vú.Năm ấy ở trườngchị có cuộc thi hoa khôi học đường.Dù bị rụng hết tóc nhưng chị vẫn tham gia với mái đầu trọc,chị quyết định không dùng tóc giả để thể hiện ró bản thân của mình.Cuộc thi đã kết thúc có nhiều người phải ngạc nhiên vì chính chị lại là quán quân của cuộc thi.Mọi người đã rất xúc động về chị.Sau cuộc thi chị vào bệnh viện K để điều trị bệnh,trong thời gian đó mọi người đã ủng hộ chị số tiền lên đến 2 tỷ đồng.Chị đã dùng số tiền đó để ủng hộ cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong bệnh viện K,một lần chị giúp đỡ cho em nhỏ 5 tuổi nhưng em ấy không thể vượt qua bệnh tật,nhừ em nhỏ mà chị có động lực để chiến thắng được căn bệnh mà chị đang mang trong mình.Sau sáu tháng điều trị,mới đây trên trang các nhân của mình chị đã được xuất viện.Mọi người không khỏi kinh ngạc,giờ đây mái tóc lại mọc,chị lại đến trường như bao người bạn khác của chị.Chị đã làm được một việc ngoài sức tưởng tượng của nhiều người,mà xưa nay hiếm người làm được.Chị đúng là một người anh hùng chiến thắng bệnh tật.

 Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực.                                                                     Bài làmTôi xin kể cho các bạn nghe về bạn Gia Linh-một học sinh nghèo có tinh thần vượt khó,ham học ở trường Nguyễn Hữu Tiến,tỉnh Hà Nam mà chị tôi đã kể cho tôi nghe.Linh mồ côi cha từ lúc lên 6 tuổi. Cô là con gái lớn, sau Linh còn...
Đọc tiếp

 Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực.

                                                                     Bài làm

Tôi xin kể cho các bạn nghe về bạn Gia Linh-một học sinh nghèo có tinh thần vượt khó,ham học ở trường Nguyễn Hữu Tiến,tỉnh Hà Nam mà chị tôi đã kể cho tôi nghe.

Linh mồ côi cha từ lúc lên 6 tuổi. Cô là con gái lớn, sau Linh còn một em gái. Mẹ cô tuy chưa già nhưng thường hay ốm đau. Gia đình lâm vào cảnh túng thiếu. Tuổi chưa lớn mà Linh đã phải lăn lóc giữa bụi đời để kiếm sống. Điều kì lạ là Linh học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp. Thời gian học thì ít, cuộc sống thì thiếu thốn mọi bề mà cô không bao giờ than vãn một điều. Sáng nào cô cũng đi bán vé số và mang theo cả cặp sách đi học. Nhờ mau mồm mau miệng và thái độ ôn tồn nhã nhặn nên bao giờ vé số của cô cũng bán hết trước mọi người. Những lúc như thế cô lại ngồi ở ghế đá công viên học bài và làm bài. Chiều đi học, tối cô lại tranh thủ bán thêm một ít vé số ở các quán cà phê đông khách để kiếm thêm ít tiền. Linh còn là một người hết mình vì bạn. Thường ngày vào những giờ giải lao, cô thường ngồi lại hướng dẫn thêm cho những bạn còn học yếu làm những bài toán mới học. Coi việc giúp đỡ bạn là một niềm vui của mình.

Gia Linh xứng đáng là một tấm gương sáng,một con ngoan trò giỏi được Tỉnh Đoàn trao tặng suất học bổng " Học sinh nghèo vượt khó " trong năm qua. Chuyện của Gia Linh là vậy đấy.

Mình cần các bạn cho ý kiến và bổ sung hộ mình bài này nhé. Mình sắp phải nộp bài rồi. Cảm ơn các bạn rất nhiều.

0
8 tháng 12 2020

1. Mở bài : Giới thiệu đồ vật định tả

2. Thân bài: Tả bao quát ( Hình dáng, màu sắc, ...)

Tả chi tiết: Để cái gì trên đấy, ở góc này góc kia ( Ví dụ như Hộp đựng bút, Giấy Khen,...)

kỉ niệm đẹp nhất của bạn với đồ vật.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bạn về đồ vật đấy

Tả cái bàn học:

Trong gia đình, đồ vật gì cũng có rất nhiều kỉ niệm đối với em. Nhưng thứ mà em thích nhất và cũng là thứ chứa nhiều kỉ niệm của em nhất đó là cái bàn học.

Chiếc bàn ấy đã xuất hiện khi em bước vào lớp .... Lúc ấy, em và bố mẹ đã cùng đi mua cái bàn này. Vì biết em thích màu ... nên bố mẹ đã mua cho em một cái bàn học màu ... rất xinh xắn ( dễ thương, đáng yêu). Chiếc bàn học ấy được làm từ gỗ, được sơn lên một màu ... rất đẹp. Nó có tổng cộng ... cái kệ và ... cái tủ nho nhỏ. À! Xém nữa thì quên mất, còn có cả 1 chiếc hộc bàn nữa. Hộc bàn ấy rất rộng thế nên em chia ra làm 3 phần. bên trái em để đất nặn, màu, giấy màu cho tiết học Thủ công, ở giữa thì em để những chồng vở được xếp ngay ngắn, còn bên phải em đựng sách giáo khoa. Trên bàn em để những chiếc hộp đựng bút này, đồ dùng học tập như là những cây bút mực xinh xinh, các cây bút chì xinh xắn. Em còn treo Thời khóa biểu trên mặt bàn học cho đễ nhớ nữa. Những tấm Giấy Khen có tên em từ lớp 1 đến lớp 3. Em còn đặt 1 cuốn Nhật kí riêng tư của em nữa đấy.

Dẫu sau này có lớn lên, có thay những chiếc bàn học khác, thay những kỉ niệm của tháng ngày nhưng không bao giờ em quên chiếc bàn học yêu dấu thời học sinh của em.

Những phần ... thì em tự ghi nội dung của em vào. Trên đây là một bài văn chị làm. Chúc em học tốt.

a) ông sao

b) xao xuyến

c) xách va li

d) sách vở

a) Sao sáng 

b) xao xuyến 

c) xách cặp

d) Sách bút

6 tháng 12 2020

c1:

Bài giải

Đổi : 1 giờ 15 phút = 75 phút

Sau 1 giờ 15 phút , vòi 1 chảy được số lít nước là:

24x 75 = 1.800 ( lít)

Sau 1 giờ 15 phút vòi 2 chảy được số lít nước là:

181x 75=13.575 ( lít

Sau 1 giờ 15 phút cả 2 vòi chảy vào bể số lít nước là:

1.800 + 13.575= 15.375 ( lít)

ĐS: 15.375 lít nước

5 tháng 12 2020
Đơn xin nghỉ học. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC Kính gửi: – Ban Giám hiệu trường……………………………. – Giáo viên chủ nhiệm lớp…………….. Tôi tên là:……………………………………………………………… Phụ huynh em: …………….. Hiện đang học lớp…………. Lí do là hôm nay cháu: …………….. nhà tôi bị: ……………. Chính vì vậy, mà tôi làm đơn này là để xin phép cho em:………………………….. được phép nghỉ học. Thời gian nghỉ: Từ …………………………….đến……………………………….. Thời gian xin được học lại( hoặc đảm bảo sẽ nhắc nhở con học bù kiến thức để không bị mất lượng kiến thức do nghỉ học):……………………………………………………………….
5 tháng 12 2020
Đây là cau hỏi bn hỏi ở câu hỏi trc nha!!! Mk k tìm thấy nên viết ra đây lun!!
5 tháng 12 2020
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC Kính gửi: – Ban Giám hiệu trường……………………………. – Giáo viên chủ nhiệm lớp…………….. Tôi tên là:……………………………………………………………… Phụ huynh em: …………….. Hiện đang học lớp…………. Lí do là hôm nay cháu: …………….. nhà tôi bị: ……………. Chính vì vậy, mà tôi làm đơn này là để xin phép cho em:………………………….. được phép nghỉ học. Thời gian nghỉ: Từ …………………………….đến……………………………….. Thời gian xin được học lại( hoặc đảm bảo sẽ nhắc nhở con học bù kiến thức để không bị mất lượng kiến thức do nghỉ học):……………………………………………………………….
5 tháng 12 2020
Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải. Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương. Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiên đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.
5 tháng 12 2020

1.

-Mình đã gặp người này ở đâu nhỉ?

2.

-Ai xui mình thế nhỉ?

3.

-Mình đã đọc nó ở đâu rồi ấy nhỉ?

Nếu câu hỏi không cần người khác trả lời thì là câu hỏi đặt ra để tự hỏi mình mà thôi.

Ủng hộ cái kkkkkkk nhé^^^^^^^

6 tháng 12 2020

1) Mình để cái mũ ở đâu nhỉ ?

2) Mình học bài chưa nhỉ ?

3) Cái quạt của mình đâu nhỉ ?

4 tháng 12 2020

Trường tiểu học.................                                                                                              Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

............................................                                                                                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                          ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC 

   Kính gửi: - Ban giám hiệu nhà trường

                    -Cô giáo chủ nhiệm lớp

Em tên là:............................................

Học lớp:.............................................

Em xin viết đơn này được nghỉ từ ngày..............................đến ngày..........................

Lý do.................................................................................................................................

Kính mong các thầy cô xem xét,giúp đỡ em,em hứa sẽ học bài làm bài tập đầy đủ

Em xin tran thành cảm ơn!

                                                                                                                   ...........................,ngày......tháng........năm 20

Ý KIẾN CỦA PHỤ HUYNH                                                                                              NGƯỜI VIẾT ĐƠN

5 tháng 12 2020

                                                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                         ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC

                                                                                                                           .....................,ngày..........,tháng........,năm 2020

Trường Tiểu học.........................

Kính gửi:Ban giám hiệu nhà trường và thầy(cô)chủ nhiệm

Em tên là:..............................................

Học sinh lớp:...................

Của thầy(cô)chủ nhiệm:..........................

Hôm nay em viết lá đơn này để xin nghỉ học

Vì em bị:......................................

Em xin hứa khi nào khỏi bệnh em sẽ đi học lại và  em sẽ không để sót bất cứ một bài tập nào hết cả.

Em xin hứa.

Ý KIẾN,CHỮ KÍ VÀ TÊN CỦA PHỤ HUYNH                                                   ....................,ngày...................,tháng.................,năm 2020

..............................................................                                                                                         NGƯỜI LÀM ĐƠN

..............................................................                                                                     .................................................................

.............................................................                                                                       .................................................................