giải thích câu tục ngữ rừng vàng biển bạc
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý:
I. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng, những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. Bên cạnh câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”
“Uống nước”: Là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết
“Nguồn”: Là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.
>> Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại
2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn
- Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên
- Của cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng
- Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn
3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn
- Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
- Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người
III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”
- Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ
Bài văn:
Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau những bài học đáng giá và đáng để chúng ta học hỏi và suy ngẫm. Những câu ca dao tục ngữ đó được đúc kết từ những bài học kinh nghiệm quý giá. Một trong những câu tục ngữ có tính chất răn dạy con người chúng ta chính là câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn”. Ngay ở câu tục ngữ khi chúng ta đọc lên cũng có thể suy luận ra nhiều bài học đáng giá.
“Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ đã được đúc rút từ hàng nghìn đời nay và cho tới bây giờ nó vẫn chứa đựng nhiều ý nghĩa và răn dạy cho những người thế hệ sau đặc biệt là thế hệ trẻ có bổn phận học hỏi và ghi nhớ những công ơn của những con người đi trước.
Theo nghĩa đen của câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn” thì chúng ta có thể hiểu rằng. Mỗi con sông mỗi con suối đều bắt nguồn từ một nguồn lớn và cho dù hàng trăm dòng chảy lớn bé như thế nào thì cũng bắt đầu từ một nguồn. Chính vì vậy mỗi khi chúng ta lấy nước lấy nước để ăn uống để sinh hoạt thì càng phải biết ơn những nguồn lớn đã sản sinh ra những dòng nước như bây giờ cho chúng ta sinh hoạt, cho chúng ta có để uống để tưới tiêu. Đây chính là lúc mà con người chúng ta cần phải biết ơn từ những cái đơn giản nhất, biết ơn thiên nhiên vì tạo hóa đã cho ta đã ban tặng cho ta một nguồn sống quý giá.
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn theo nghĩa bóng cũng mang tới cho chúng ta những bài học mang tính giáo dục sâu sắc. Câu tục ngữ khuyên răn chúng ta phải biết sống biết ơn, ghi nhớ những công lao và những gì người khác đã phải hi sinh xương máu để giành giật được. Câu tục ngữ mang ý nghĩa xuyên suốt nhiều mặt của cuộc sống của mỗi con người
Từ khi chúng ta sinh ra trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước có biết bao con người đã hi sinh và nằm xuống bỏ lại mạng sống của chính họ nơi chiến trường mà cũng có thể là viễn xứ để đánh đổi lấy cuộc sống yên bình cho những người dân Việt Nam. Và để có cuộc sống ấm no như bây giờ thì chúng ta cần biết ơn những người đã nằm xuống vì cuộc sống hòa bình hiện tại.
Bản thân chúng ta sinh ra mỗi người con người cháu lại có bổn phận phải biết ơn kính trọng những người lớn tuổi phải biết kính trên nhường dưới kính trọng ông bà cha mẹ. Họ là những người sinh ra chúng ta là người dạy dỗ chỉ bảo cho chúng ta nên người. Có họ mới có cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay.
Những hạt lúa hạt gạo thơm dẻo là công lao bao ngày chăm sóc của những người nông dân chân lấm tây bùn, khi chúng ta cầm bát cơm lên chúng ta phải biết những gì là quan trọng những gì là quý giá. Có họ chúng ta mới có cơm ăn mới có ấm no.
Những bài học làm người bắt đầu từ sự biết ơn và lời nói cảm ơn. Những hành động nhỏ nhặt đó sẽ không mất nhiều thời gian của chúng ta nhưng đổi lại thì mỗi chúng ta lại thấy bản thân làm được những điều có ý nghĩa vô cùng. Nó sưởi ấm và đổi lại nụ cười của mỗi con người trên môi. Lòng biết ơn quý trọng những người đã tạo cho mình cuộc sống này, hãy biết ơn rằng chính hôm nay bạn phải cảm ơn cha mẹ cảm ơn bạn bè cảm ơn những người nông dân vì đã cho bạn một sự sống đáng quý hơn thế.
Tham Khảo
I. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng, những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. Bên cạnh câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”
“Uống nước”: Là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết
“Nguồn”: Là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.
>> Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại
2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn
- Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên
- Của cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng
- Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn
3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn
- Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
- Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người
III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”
- Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ
I/Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: Thất bại là mẹ thành công
Trong cuộc sống mấy ai ko từng gặp thất bại. Có những người không thể tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã của chính bản thân mình. Để khuyên nhủ, động viên, nhắc nhở, tục ngữ có câu: "Thất bại là mẹ thành công"
II/Thân bài:
1. Giải thích:
- Giải thích nghĩa đen:
* Trước hết, ta phải hiểu “thất bại” là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi.
* Còn thành công thì lại trái ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp.
* Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công
- Giải thích nghĩa bóng của luận điểm:
* Trong đời, ai cũng phải có đôi lần thất bại.Thực ra chẳng có ai muốn thất bại cả.
Nhưng khi đã thất bại thì thường có 2 loại người với 2 phản ứng khác nhau:
- Có người bỏ cuộc như con chim khi trúng tên thì sợ cây cung.
- Có những người lại quyết tâm làm lại. Chính khi bắt đầu làm lại người ta mới phân tích, mổ xẻ nguyên nhân của thất bại để tránh bị thất bại lần nữa. Và qua đó người ta có được những bài học cũng như kinh nghiệm quý báu để công việc trở nên tiến triển tốt hơn
* Từ những ý nghĩa trên, ông cha ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Chính những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời
2. Tại sao thất bại lại là mẹ thành công?
- Sự mâu thuẫn: Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau
- Nguyên nhân: Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn
3. Tác dụng của thất bại đối với người không có ý chí và người có ý chí:
* Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này có vẻ như sai nhưng đối với những người kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được thành công thì những vấp ngã thiếu sót hầu như không thể tránh khỏi. Đó là một điều tất yếu. Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh hơn
* Dẫn chứng:
- Khi chúng ta còn thơ bé, trong những lần chập chững biết đi, chẳng phải chúng ta đã té ngã bao nhiêu lần ư? Trong lúc tập chạy xe đạp, có phải bạn đã té xe đến độ trầy cả chân sao? Nếu những lúc ấy ta buông xuôi thì có lẽ đến giờ chúng ta vẫn chưa biết đi, chưa biết lái xe đạp đấy.
- Để phát triển khái niệm những lợi ích của sự thất bại, Trường đại học Penn State đã có một khóa học cho những sinh viên sắp ra trường gọi là “Thất bại 101”. Sinh viên có thể gặp những rủi ro khi làm thí nghiệm. Và càng gặp nhiều thất bại, họ sẽ càng nhanh chóng lấy được chứng chỉ loại A;
- Nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng 15 trong tổng số 22 học sinh. Sự thất bại đó không làm ông nản lòng mà còn là động lực để giúp ông vươn cao, trở thành nhà bác học nổi tiếng;
- Nhà bác học Edíson cũng đã từng thất bại hàng nghìn lần trước khi phát minh ra bóng đèn điện;
- Soichiro Honda, người sáng lập ra hãng Honda đã nói rằng: “Nhiều người mơ ước mình sẽ thành công. Nhưng hẳn ít người hiểu rằng thành công chỉ có thể đến với bạn sau rất nhiều thất bại liên tiếp và sự tự xem xét nội quan. Thành công chỉ đại diện cho số 1% kết quả công việc mà bạn đạt được từ 99% khác được gọi là sự thất bại”.
III/Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Bài học cho bản thân: Vậy xin chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn không thể tự đứng dậy sau mỗi vấp ngã của chính mình.
Quào thiệt là ý nghĩa
#Yuuki
Tham Khảo
I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận
Thành công là thứ con người luôn muốn đạt được, nó có sức hấp dẫn với mỗi người. Nhưng con đường dẫn đến thành công không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng, nó là hành trình đầy những khó khăn, chông gai, đầy những vấp ngã. Nói về mối quan hệ giữa thất bại và thành công cha ông ta đã khuyên dạy: "Thất bại là mẹ thành công"
II. Thân bài:
a. Giải thích nghĩa câu tục ngữ:
- "Thất bại" là khi chúng ta không đạt kết quả không như mong muốn.
- "Thành công" là khái niệm trái với thất bại, ở đây được hiểu là khi đạt được những giá trị, kết quả mình mong muốn hoặc những giá trị mà xã hội công nhận và đánh giá cao.
- Câu tục ngữ khẳng định: thất bại là yếu tố quan trọng tạo nên thành công
b. Tại sao:
- Câu tục ngữ hoàn toàn có cơ sở vì trong thực tế không mấy ai đạt được thành công mà không từng trải qua thất bại.
- Thất bại không phải là kẻ thù mà nó chính là cơ hội để ta rèn luyện, rút kinh nghiệm, bài học sau mỗi lần vấp ngã, có như vậy tỉ lệ thành công càng cao. Quan trọng là thái độ của bạn với những khó khăn, thành công sẽ đến khi bạn biết trân trọng những thất bại, cố gắng bước tiếp .
c. Chứng minh:
- Trong thực tế có rất nhiều nhà khoa học trước khi có được những phát minh cho nhân loại họ đều phải trải nghiệm qua một thời gian dài. Chính những sự sai lệch, thất bại đó tạo điều kiện thuận lợi cho họ dẫn đến thành công.
- Như nhà nông học tiến sĩ Lương Đình Của để tạo một giống lúa mới có năng suất cao cho bà con nông dân, ông đã làm việc rất vất vả dưới điều kiện khắc nghiệt. Hằng ngày ông lội bì bõm dưới bùn từ sáng đến tối mịt. Không biết đã bao nhiêu cuộc thử nghiệm thất bại được thực hiện mà cuối cùng mới có thể lai tạo thành công loại giống lúa mới cho nhân dân. Như vậy thất bại không phải là điều đáng tự hào nhưng nó cũng không phải vô giá trị mà nó đã để lại những bài học để tiến tới thành công.
- Edison- nhà vật lý nổi tiếng thế giới đã thất bại 1000 lần trong thí nghiệm mới tìm ra chất dùng làm dây tóc bóng đèn. Thử hỏi nếu không có 1000 lần thất bại cùng với ý chí nghị lực thì không biết bao giờ con người mới có ánh sáng nhân tạo để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
c. Mở rộng và bài học:
- Thất bại càng lớn thì thành công sẽ là một trái ngọt càng quý giá với những ai biết đứng dậy sau khi ngã, biết rút kinh nghiệm để không mắc sai lầm.
- Như vậy chúng ta đã hiểu thế nào là" Thất bại là mẹ thành công" song chúng ta cũng cần phải làm như thế nào để biến thất bại thành thành công mới là điều quan trọng.Trước hết khi gặp thất bại bạn phải bình tĩnh không được nản chí. Trái lại bạn cần phải càng quyết tâm hơn, cần tìm ra nguyên nhân thất bại để không mắc sai lầm, vạch ra chiến lược và mục tiêu rõ ràng để thực hiện ước mơ của mình. Không phải thất bại nào cũng dẫn đến thành công, nếu thiếu tư duy, nhẫn nại thì cũng khó thành công. Nhưng dù có ý chí mà nôn nóng, liều lĩnh thì cũng khó có trái ngọt. Niềm tin vào thành công cũng cần có sự thực tế, nếu cứ mù quáng theo đuổi ước mơ viển vông thì bạn sẽ liên tiếp gặp thất bại, những thất bại sẽ làm lãng phí thời gian, tiền bạc của con người.
- Hãy luôn lạc quan và mạnh mẽ, luôn tin rằng đằng sau bóng tối sẽ là ánh sáng, vượt qua khó khăn ta sẽ có thành quả.
- Trong dân gian cũng có rất nhiều câu tục ngữ khuyên dạy chúng ta biết đứng dậy sau khi ngã: "Mỗi lần ngã là một lần bớt dại"
III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận
Câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công" sẽ là mới bài học vô giá cho chúng ta. Chúng ta hãy coi đó là hành trang quý giá, lời khích lệ, động viên cho ta xây đắp những hoài bão, ước mơ, lí tưởng của mình.
Đồng Hoa - một tiểu thuyết gia nổi tiếng của Trung Quốc đã viết trong cuốn sách của mình rằng: "Giành được lòng tin rất khó mà hủy diệt thì dễ lắm, quan trọng không phải là dối gạt chuyện lớn hay nhỏ mà chính việc dối gạt đã là vấn đề". Câu nói ấy gợi nhắc chúng ta câu chuyện về chú bé chăn cừu, một cậu bé với trò chơi khăm quái đản, luôn cố tình hét lên, cầu cứu với mọi người là có sói đến, nhưng thực tế lại chẳng có con sói nào cả. Trò đùa ấy diễn ra được vài lần, cho đến khi không ai còn tin vào lời của cậu ta nữa, rồi khi có sói đến thật, cậu bé kêu cứu thì đã không còn ai tin tưởng và kết quả đàn cừu của cậu ta bị bầy sói xơi tái bằng hết. Đó là hậu quả của một lời nói dối, một trò đùa tai hại mà cậu bé phải gánh chịu. Vậy trong thời buổi hiện nay thói quen nói dối đã đem lại những tác hại gì?
Trước hết là chúng ta cùng định nghĩa thế nào là nói dối. Nói dối tức là một phát ngôn không đúng với sự thật, nhằm phục vụ cho một mục đích nào đó của người nói và gần như trong tất cả các trường hợp nói dối đều là hành động mang tính tiêu cực, làm ảnh hưởng đến các cá thể khác vì sự sai lệch trong thông tin. Chỉ một số ít những trường hợp lời nói dối là vì mục đích nhân đạo và trở thành lời nói dối vô hại vì nó không mang tới ảnh hưởng xấu cho bất cứ một cá nhân nào. Và lời nói dối lúc nào cũng khoác lên mình một vẻ hào nhoáng, trau chuốt dễ khiến người khác tin tưởng hơn là một sự thật đầy gai góc ví như Albert Camus đã từng nói: "Sự thật, giống như ánh sáng, làm người ta chói mắt. Sự giả dối thì ngược lại, là ánh chiều hôm tươi đẹp bao trùm lên mọi vật". Và sự dối trá cũng không chỉ riêng lời nói mà nó còn nằm ở hành động của mỗi con người giống như câu "Dối trá không nằm trong ngôn từ; nó nằm trong sự việc, theo Italo Calvino. Hoặc như Robert Southey đã từng nói: "Tất cả sự lừa lọc trong đời thực chất chẳng là gì khác ngoài lời nói dối được thực hành, và sự dối trá chuyển từ ngôn từ vào sự vật". Chung quy lại sự nói dối là biểu hiện rõ nét nhất của sự suy thoái đạo đức và đánh mất dần bản thân chân chính của một con người.
Trong xã hội hiện nay hiện tượng nói dối hay lừa lọc đã trở nên rất phổ biến ở mọi tầng lớp mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, mọi tôn giáo. Có thể nói rằng lời nói dối luôn được phát ra mỗi một phút một giây, và trong một giây có hàng triệu con người đang bị những lời nói dối bịp bợm mà họ không hề ý thức được. Những đứa trẻ vài ba tuổi thì bắt đầu biết nói dối rằng chúng đau bụng để không phải ăn những thứ mà chúng ghét, những đứa trẻ đã đến trường thì bắt đầu dối gạt cha mẹ và thầy cô về bài tập của mình, một số đã biết thế nào là quay cóp, gian lận trong thi cử. Những sinh viên thì ngày càng trở nên bạo gan hơn trong việc dối trá, lừa dối cha mẹ về việc tham gia các khóa học tiếng anh, tin học, kỹ năng,... để xin tiền ăn chơi, trong khi thực tế cái họ học được duy nhất chỉ là cách nói dối ngày càng một chuyên nghiệp hơn. Khi bước ra ngoài xã hội, người ta lại tiếp tục lừa dối nhau bằng những lời nói dối tinh vi hơn, một chàng trai hay một cô gái nào đó sẵn sàng lừa dối người yêu của mình để qua lại với vài người khác nữa. Một nhân viên sẵn sàng ăn cắp ý tưởng của đồng nghiệp để tranh công với sếp, những nhà thầu công trình khai sai số lượng vật liệu xây dựng để rút ruột công trình, những nhân viên kế toán tìm cách rút tiền công quỹ bằng cách hóa đơn khống. Những người chồng tìm cách nói dối vợ về các bữa tiệc xã giao để đem thời gian và tiền bạc đi cặp kè với nhân tình. Một số người nông dân dùng vô số loại thuốc bảo vệ thực vật vào rau củ của mình nhưng lại điềm nhiên nói rằng chúng hoàn toàn tươi sạch. Các nghệ sĩ, nhà văn thì ngấm ngầm đạo tác phẩm của đồng nghiệp rồi trắng trợn nói rằng chúng là do mình tự sáng tác,... Và còn rất nhiều những lời nói dối mà dù có liệt kê cả nghìn trang giấy cũng không thể nào cạn được.
Vậy cuối cùng thói dối trá đã đem lại cho con người những gì ngoài sự đổ đốn và mục rữa trong tâm hồn, có thể ngay lúc ấy sự lừa lọc kẻ khác đã đem cho chúng ta những lợi ích nhất định khiến chúng ta thỏa mãn, thế nhưng những hậu quả mà nó đem lại cho người khác thì sao? Những bậc cha mẹ và thầy cô phải phiền lòng vì sự dối trá của những đứa con, và bản thân chúng cũng trở nên mục rỗng thiếu kiến thức, thiếu trách nhiệm, cuối cùng nặng nề nhất ấy chính là thiếu hụt đạo đức, chúng không hề ý thức và ngày càng chìm đắm vào việc nói dối như một đam mê. Những cô gái, những chàng trai, những người vợ, người chồng phải đau khổ vì bị phản bội, bị mọc sừng, hạnh phúc trong tình yêu, trong hôn nhân lập tức sụp đổ ngay trước mắt. Còn những công trình bị rút ruột thì luôn ẩn chứa khả năng giết người tiềm tàng tựa như một cái máy chém sẵn sàng sập xuống bất cứ lúc nào. Còn những thứ rau quả toàn thức bảo vệ thực vật sẽ giết con người bằng lưỡi dao vô hình và khủng khiếp, nó hủy hoại dần con người ta từ bên trong khiến chúng ta chết từ từ với những căn bệnh quái ác như ung thư. Những kẻ đạo văn, đạo nhạc thì đã làm vấy bẩn thế giới nghệ thuật vốn tươi đẹp và thanh cao, làm cho con người ta không còn tín nhiệm vào những thứ để bồi bổ tâm hồn như sách vở và âm nhạc. Chung quy lại quá nhiều lời nói dối và các hành động dối trá diễn ra khiến con người luôn sống trong sự hoài nghi. Cha mẹ không dám tin tưởng con cái rồi vô tình gây ra những tổn thương cho đứa trẻ; người ta sợ hãi tình yêu hôn nhân; không còn tin vào chất lượng của các công trình, ái ngại khi bỏ tiền ra mua nhà cửa. Người ta cũng không dám ăn những thứ được bày bán ngoài chợ vì sợ có độc, sợ nguy hiểm cho bản thân và gia đình. Như vậy xã hội này đã biến thành một xã hội với những kẻ nói dối và những con người luôn hoài nghi, sợ hãi. Và tôi khẳng định rằng đó là một xã hội tồi tệ, khi con người không có niềm tin dành cho nhau, cuộc sống đó là một cuộc sống quá đỗi mệt mỏi.
Không chỉ gây nguy hại cho đời sống xã hội, lời nói dối còn có tác động tiêu cực với chính người đã tạo ra chúng. Trước hết việc lừa dối làm nhân cách đạo đức con người ngày một suy mòn, đi xuống, họ mất đi cái gọi là lòng trung thực, sự chân thành, riết rồi tâm hồn họ chỉ có hai chữ dối trá che mờ tất cả. Bởi một lời nói dối tất sẽ kéo theo những lời nói dối khác để che đậy cho nó, con người nói dối một lần, hai lần rồi nhiều đến mức họ tin rằng những lời nói dối đó là thật và trở nên điềm nhiên trong sự dối trá tệ hại của mình. Và đặc biệt không ai có thể nói dối cả đời như câu nói "Sống để bụng chết mang theo" được, trên đời này chỉ có sự thật là chính nó còn riêng lời nói dối lúc nào cũng như một kẻ phạm tội luôn để lại dấu vết ở khắp nơi. Một khi bị phát hiện là kẻ dối trá người thân, bạn bè, đồng nghiệp, sếp tổng sẽ không còn ai dám tin tưởng và hợp tác với bạn nữa. Hoặc mọi người sẽ tạm tin bạn và luôn đặt bạn dưới tầm ngắm nếu có bất cứ một vấn đề nào xảy ra, lúc này đây bạn cũng chẳng khác mấy so với chú bé chăn cừu tinh quái. Cuộc sống của bạn sẽ trở nên tồi tệ khi mất đi sự tín nhiệm của mọi người, bạn sẽ dần bị xa lánh, ghét bỏ, không chỉ vậy mỗi một hành động của chúng ta đều có ảnh hưởng rất lớn đến con cái của chúng ta sau này. Sẽ khó có đứa trẻ nào ngoan ngoãn khi cha mẹ chúng liên tục nói dối, liên tục làm những trò bịp bợm trước mặt chúng, bởi đơn giản trẻ em là một tờ giấy trắng, tờ giấy ấy là một bức tranh đẹp hay một bức tranh tệ hại chính là phụ thuộc vào ngòi bút của những người lớn đấy các bạn ạ.
Tóm lại sống trên đời chúng ta nên trung thực và chân thành với lòng mình, chẳng hạn sự thật có quá đỗi trần trụi gai góc, thì chúng ta hãy uyển chuyển tìm cách khiến nó trở nên nhẹ nhàng, dễ tiếp thu chứ đừng biến nó rành những lời nói dối độc hại. Đừng tự hủy hoại bản thân và cuộc đời người khác bằng thói ích kỷ của mình nhé các bạn.
Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam ta có rất nhiều câu phản ánh đạo lí sống của nhân dân ta như :
"Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn "
Hay
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con "
Trong đó lòng biết ơn luôn là đạo lí sống tốt đẹp được thể hiện qua hai câu tục ngữ :
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "
Và
"Uống nước nhớ nguồn "
Hai câu tục ngữ trên nhắc nhở chúng ta rằng phải biết trân trọng, biết ơn những người đi trước đã đổ hết mồ hôi, nước mắt thậm chí là sương máu của mình để đem lại thành quả tốt đẹp mà hôm nay chúng ta được hưởng thụ.
Lòng biết ơn là biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa. Lòng biết ơn luôn được nhắc tới trong mọi hoàn cảnh cuộc sống như :nâng bát cơm trên tay chúng ta cần nhớ những người đã lam lũ, vất vả một nắng hai sương để làm ra hạt gạo trắng ngần:
"Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần "
Uống ngụm nước mát lành giữa buổi trưa hè oi bức lại nhắc nhở nhau "nhớ nguồn "hay thưởng thức quả ngọt trên tay cần nhớ nhớ người trồng cây.
Tại sao lòng biết lại được nhân dân ta trân trọng và đặt lên hàng đầu? Bởi vì lòng biết ơn là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, nó đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân Việt Nam.
Trong mỗi gia đình Việt, cứ mỗi dịp tết Nguyên Đán, đều sửa soạn mâm cơm để dâng cúng tổ tiên, những người đã khuất, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn. Dẫu chỉ nén nhang, chén nước nhưng con cháu đã gửi gắm vào đó tấm lòng thành kính, tưởng nhớ tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ... Việc ấy tuy nhỏ bé nhưng đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần để con cháu vững tin trong cuộc sống.
Trong công cuộc dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm lịch sử chúng ta cần biết ơn thế hệ cha ông đã hi sinh sương máu của mình để chống lại những kẻ thù hung hãn, tàn bạo như :quân Tống, Minh, Thanh, thực dân Pháp, đế quốc Mĩ,...Để tưởng nhớ công lao to lớn ấy, trên khắp đất nước ta đâu đâu cũng bắt gặp những đền thờ, đài tưởng địa, những công trình,... Một trong những ngày lễ để chúng em bày tỏ lòng thành kính đó là ngày dỗ tổ Hùng Vương (10/3),ngày thương binh liệt sĩ (27/7),ngày tri ân những anh hùng liệt sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng... Thế hệ trẻ hôm nay cần ra sức học tập, rèn luyện, không ngàng phấn đấu học hỏi, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta về lòng biết ơn những đội quân tình nguyện đang tham gia những chiến dịch như :"mùa hè xanh "đi tìm đồng đội... Ở khắp mọi miền đất nước, họ giúp đỡ những gia đình thương binh liệt sĩ có công với cách mạng. Hiện nay, Đảng của đất nước ta rất trú trọng đền ơn đáp nghĩa để bù đắp phần nào cho những mất mát hi sinh mà cuộc chiến tranh đã gây ra đó là biểu hiện sinh động của đạo lí "uống nước nhớ nguồn "và "ăn quả nhớ kẻ trồng cây ".
Có thể khẳng định rằng lòng biết ơn là đạo lí, thước đo đạo đức của mỗi người điều đó giúp ta phải sống tốt hơn, có ích hơn cho gia đình và xã hội. Hãy tuyên truyền tới những người thân!?
Địa hình Bắc Mĩ:
+Ở phía Tây của Bắc Mĩ là hệ thống núi trẻ và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa của Bắc Mĩ.
+Đồng bằng trung tâm của Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía Bắc và Tây Bắc thấp dần ở phia Nam và Đông Nam.
+Ở phía Đông của Bắc Mĩ là dãy núi già A-pa-lat.
Còn nếu so sánh với nam mĩ thì:
* Địa hình Nam Mĩ:
+Ở phía Tây của Nam Mĩ là hệ thống núi trẻ An-đet cao và đồ sộ hơn nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống côc-đi-e của Bắc Mĩ.
+Đồng bằng trung tâm của Nam Mĩ là một chuỗi các đồng nối nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-ba.Tất cả các đồng bằng đều thấp từ phía Nam đồng bằng Pam-Ba cao lên thành một cao nguyên.
Địa hình Bắc Mĩ:
+Ở phía tây Bắc Mĩ là hệ thống núi trẻ và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa của Bắc Mĩ.
+Đồng bằng trung tâm của Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía bắc và tây bắc thấp dần ở phía nam và đông nam.
+Ở phía đông của Bắc Mĩ là dãy núi già A-pa-lát.
Còn nếu so sánh với Nam Mĩ là:
Địa hình Nam Mĩ:
+Ở phía Tây Nam Mĩ là hệ thống núi trẻ An-Đét cao và đồ sộ hơn nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống Côc-đi-e của Bắc Mĩ.
+Đồng bằng trung tâm của Nam Mĩ là một chuỗi các đồng nối nhau từ đồng bằng Ô-ri -nô -cô đến đồng bằng A-ma-zôn và đồng bằng Pam-ba.Tất cả các đồng bằng đều thấp từ phía Nam đồng abừng Pam-Ba cao lên thành 1 cao nguyên.
+ Ở phía đông của Nam Mĩ là các cao nguyên,sơn nguyên.
Làm
Để bớt căng thẳng Huy nên nói với bố mẹ chuyện nhóm thanh niên hư hỏng ép vào ngõ nhỏ để lấy tiền của Huy . Để bố mẹ Huy có cách giải quyết
HỌC TỐT !
Bài làm
“Rừng vàng biển bạc” là câu nói rất hay, đúng đắn để nói về ý nghĩa của rừng và biển, nơi đây là nguồn sống của bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu con người đất nước ta.
Rừng – biển là những tài nguyên thiên nhiên tự nhiên tồn tại trên trái đất như một lẽ hiển nhiên. Rừng và biển là những nơi tạo ra những giá trị vật chất và cả tinh thần cho con người trên toàn thế giới. Rừng cho gỗ, cho rau, cho hoa quả…Biển cho tôm cá…đây đều là những sản vật rất cần thiết trong đời sống con người, có giá trị kinh tế rất cao. Ý nghĩa thành ngữ "Rừng vàng biển bạc" này được ông cha ta dành để ví von về sự giàu có và lợi ích của nó cho cuộc sống con người, nhưng nhiều khi còn là nhiều hơn thế. Rừng, biển là nơi chất chứa những tài nguyên là nhu yếu phẩm nuôi sống con người. Và hơn hết, nó còn là nơi nuôi dưỡng tinh thần của bao thế hệ con người Việt. Những nơi đó là những kỉ niệm về tuổi thơ, là những trải nghiệm của tuổi trưởng thành, là nơi người ta muốn đến để nghỉ ngơi, thư giãn. Rừng và biển là quê hương, là xúc cảm của biết bao tâm hồn con người.
Tuy nhiên, một điều đáng nói hiện nay, một điều thật sự rất buồn, đó là tình trạng rừng, biển bị khai thác, tàn phá một cách nghiêm trọng. Nạn phá rừng khiến chim muông không còn chỗ dung thân, lũ lụt, xói mòn gây ra bao nhiêu nghịch cảnh thương tâm. Biển bị khai thác triệt để, các loài sinh vật biển cạn kiệt dần. Đó là chưa kể đến tình trạng ô nhiễm môi trường cả rừng và biển, khiến cho sự ảnh hưởng đến với chính những người dân. Chúng ta – những con người được hưởng thụ những điều quý giá từ biển và rừng nên biết bảo tồn, giữ gìn môi trường rừng và biển
Chúng ta cần có ý thức về vấn đề rừng – biển tuy là của thiên nhiên, tạo hóa nhưng không phải là vô tận. Cần nhận thức được rõ vấn đề này và giáo dục, tuyên truyền cho thế hệ trẻ nhận thức được thực trạng về tài nguyên mà người ta vẫn nói là “rừng vàng biển bạc” để có các biện pháp khai thác, bảo tồn hợp lý.
Điều này không hề khó thực hiện. Trước hết cần sự vào cuộc của môi trường giáo dục. Thông qua giáo dục, các thầy cô sẽ giảng giải, định hướng cho các em về vấn đề tài nguyên thiên nhiên, từ việc nhận thức được giá trị đến cách sử dụng và hướng bảo tồn. Tiếp theo đó là về phần các phương tiện truyền thông đại chúng, báo, đài sẽ tuyên truyền, làm tiếp công tác dân vận.
Việt Nam ta là một đất nước của rừng và biển với đường bờ biển dài và diện tích đồi núi chiếm tới ba trên bốn phần diện tích lãnh thổ, điều đó cho thấy, đất nước chúng ta dựa vào nguồn sống từ rừng và biển rất nhiều. Tuy nhiên, tài nguyên rừng, biển phong phú và đa dạng đòi hỏi người dân cần phải biết sử dụng, khai thác một cách hợp lý để rừng và biển mãi là niềm tự hào trong cuộc sống của người dân Việt.
Tài nguyên thiên nhiên rừng và biển nước ta rất phong phú đa dạng về tài nguyên rừng cũng như tài nguyên biển. Nhưng con người ta phải biết cách khai thác hợp lý để trở thành vàng bạc thực sự. rừng và biển. Tâm hồn quê hương, những nỗi lòng của biết bao thế hệ người con dân tộc cũng được gửi gắm nơi rừng vàng, biển bạc này
Bài tham khảo