K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2020

người con :

+ Hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp đồ chơi (trưởng thành)

+ giấc ngủ đến dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo

+ gương mặt thanh thoái, đôi môi hé mở…

+ vui, háo hức nhưng không có mối bận tâm nào khác ngoài việc thức dậy cho kịp giờ.

người mẹ :

+ chuẩn bị đồ dùng cho con…, dỗ con ngủ, đắp mền, buông mùng, ém góc…(chăm sóc chu đáo)

+ không ngủ được + không tập trung được vào việc gì cả (hụt hẫng)

+ lên giường và trằn trọc.

+ mẹ không lo lắng nhưng vẫn không ngủ được vì nghĩ đến
• ngày khai trường đầu tiên của mẹ
• ghi vào lòng con cảm xúc đẹp đẽ
• vai trò của giáo dục, nhà trường

#lynz

29 tháng 9 2020

Tham khảo :

Từ khi về nhà ngoại theo mẹ, Thuỷ sống đầy đủ không phải lo điều gì cả nhưng lúc nào trên khuôn mặt nhỏ nhắn xinh xinh ấy cũng hiện lên một nỗi buồn sâu thăm thẳm bên trong. Mẹ Thuỷ thấy con mình như vậy cũng có phần nào buồn bã và hối hận về việc ly hôn của mình mà ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái. Còn về phần Thành thì tâm trạng cũng không khác gì Thuỷ. Khi rảnh rỗi Thành cũng ngồi xuống gốc cây sau vườn và buồn bã, nghĩ về em gái và người mẹ thân yêu, nỗi đau ấy như có gì đang chắn ngang cuộc sống vốn yên bình vui vẻ của Thành vậy. Được một tuần sau cái ngày thảm hoạ ấy thì Thành được ba dẫn về Long An chơi để khuây khoả tinh thần, gần với nhà ngoại của hai mẹ con Thuỷ đang ở. Vẫn như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng Thuỷ lại đem thúng hoa quả ra ngoài chợ ngồi bán, còn Thành thì đước ba cho một ít tiền để vào chợ mua đồ. Thật tình cờ, hai anh em đã gặp nhau, cả hai đều rất đỗi vui mừng, cười tít cả mắt và la lên sung sướng. Cả hai đã tìm một chỗ để ngồi nói chuyện lúc trước nhưng cứ nói hay nghĩ về sự việc ba mẹ chia tay thì ai cũng xót xa, đau buồn. Chợt một ý tưởng loé lên trong đầu và lên kế hoạch để giúp ba mẹ có thể trớ lại với nhau.

CHỈ ĐƯỢC THAM KHẢO THÔI ĐỪNG CHÉP NHA BN!

Gửi anh Thành và bố thân thương

Con, Thủy đây.  Cũng đã lâu lắm rồi kể từ khi con chuyển về quê ngoại cùng mẹ. Ở đây, con bình yên lắm. Có bà, có mẹ, có họ hàng luôn quan tâm, chăm sóc con. Nhưng không hiểu sao, tâm hồn con lúc nào cũng trống trải. Con nhớ, nhớ ngôi nhà nhỏ thân thương nằm khiêm tốn trong thị xã con được sinh ra từ ngày còn bé, nhớ mỗi bữa cơm gia đình ấm cúng, nhớ mỗi khi bố đi xa về đều mua quà cho anh em con, con nhớ lắm bố ạ..... Bố ơi, xa mẹ, xa con bố có buồn không? Con thì buồn lắm bố ạ. Lúc mới chuyển về nhà ngoại, đêm nào con cũng khóc, ướt đẫm cả gối... nước mắt con vẫn cứ tuôn ko thể nào ngưng được. Nhưng con đã học quen dần với cuộc sống mới, cảnh vật mới. Bố đừng lo và hãy giữ gìn sức khỏe, con gái bố sẽ hòa đồng được với điều kiện sống này thôi.

Còn về anh Thành, anh à... em không sao cả, em rất mạnh mẽ, nên em mong anh cũng như vậy. Cuộc sống thiếu bóng người anh của em thật khó... Anh nhớ lời em nói trước khi đi không? Nếu áo anh rách, tìm về em, em vá lại cho. Vậy, áo anh đã rách chưa? Mau tìm về với em nhé! Con Em Nhỏ và Vệ Sĩ vẫn luôn được ở bên nhau chứ ạ?! Em tin anh sẽ ko để chúng phải chia lìa, em tin một ngày nào đó, anh em mình cũng sẽ được đoàn tụ và ở bên nhau như hai con búp bê ấy, em tin ở anh và em tin chính bản thân mình. Anh hai nhớ giữ gìn sức khỏe, đừng làm gì quá sức nha anh.

Con biết dẫu bố mẹ ko hợp nhau đi chăng nữa, con vẫn luôn mong muốn và tin tưởng rằng một ngày nào đó, gia đình chúng ta sẽ được sum vầy. Con tin chắc là như thế.....

Con của bố

Em của anh

Thủy

29 tháng 9 2020

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao bể rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đốì với những người con thân yêu của mình.

Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”.

Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó-là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

 Chẳng con người nào đc sinh ra mà không có mẹ cha , cội nguồn , bậc sinh sinh thành ấy phải mất bao công dưỡng dục , sinh thành . Bài ca dao này đã gợi lên những hình ảnh yêu thương , công lao ngất trời của cha mẹ đối với đứa con .

  Bài ca dao là lời ru của mẹ với đứa con yêu thương . Thật chân thành  ,ấm áp , mang bao tình yêu thiêng liêng của mẹ cha . Lời ru của mẹ cùng với đứa con chìm vào giấc ngủ , ấm áp nằm trọng trong vòng tay yêu thương của mẹ . Lời ru còn nhắc nhở con về công lao to lớn của mẹ và cha , nhờ đâu mà con có đc ngày hôm nay ? Nhờ đâu mà mầm non của mẹ đc ra đời  ,đang hạnh phúc nằm gọn trong vòng tay của mẹ ? Con ơi con hãy nhớ rằng : nhờ lời ru , nhờ dòng sữa của mẹ . Nhờ bờ vai rộng , vững chãi của cha . Hãy nhớ rằng mai sau dù có ở đâu , xa cha mẹ nhiều bt mấy đi chăng nữa , cha mẹ vẫn luôn ở bên con , lo lắng , yêu thương con bằng cả tấm lòng , bằng cả tấm thân gầy này . Những điều thiêng liêng đc tác giả nói lên 1 cách bình dị và giản đơn : 

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

  Dùng phép hoán dụ : lây công cha, nghĩa mẹ để so sánh với những thứ vật chất , lớn lao , hùng vĩ : núi ngất trời, nước biển Đông . Làm nổi bật tình yêu thương vô bờ bến , sự chăm sóc , dưỡng dục con của cha mẹ . 

   Nhờ bậc dưỡng dục đã chăm sóc , bồi dưỡng cho những mầm non nhỏ chúng ta trở nên xanh tốt , tươi đẹp . Hãy luôn để cửa sổ tâm hồn ta khắc ghi hình hảnh , công lao to lớn  của mẹ cha !

@ Không bt mình có lạc đề không . Văn tự vt nên 0 hay đâu nhé !

29 tháng 9 2020

Em không yêu thích môn văn như nhiều bạn trong lớp, và em thường say mê với các môn tự nhiên hơn. Các tiết học về môn văn không làm em thích thú, thậm chí còn làm em thấy chán nản. Khi chúng em được học văn bản "Lòng yêu nước" của I.Ê-ren – bia và tình yêu đối với môn văn trong em bắt đầu từ hôm đó.

Tiếng trống vào lớp đã vang lên, các bạn đã vào hết lớp học của mình và ổn định chỗ ngồi. Nhiều bạn đã nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ nước tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa?". Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!". Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập.

Tiếp đến, cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài: Lòng yêu nước". Em thấy vô cùng xúc động trước lời giới thiệu của cô. Cả lớp ai cũng chăm chú nghe và ghi lại lời cô giảng. Trên bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện lên. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn chúng em cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô hỏi có ai xung phong đọc mẫu cho cả lớp không? Rất nhiều cánh tay giơ lên, em rất muốn đọc bài nhưng em biết giọng mình không hay. Hơn nữa trước đến giờ em là người không hào hứng với môn văn, nhưng hôm nay em thấy háo hức vô cùng. Cánh tay của em run rẩy dơ lên. Cô nhìn thấy điều đó, nhưng vẫn gọi em lên đọc. Những từ đầu tiên vang lên trôi chảy và em đọc sôi nổi, liền mạch như quên hết mọi thứ xung quanh… Những dòng văn làm em xúc động vô cùng: "Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng… người xứ U-crai-na nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh… Người xứ Gru-di-a ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giảm dị, những tiếng cuối cùng của câu tạm biệt… người ở thành Lê-nin-grát nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử". Bài đọc đã hết, con tim em như nhảy nhót trong lồng ngực vừa vì xúc động, vừa hồi hộp không biết mình đọc bài ra sao. Cô giáo cùng cả lớp vỗ tay! Cô bảo rằng chưa khi nào em đọc bài mà nay lại đọc diễn cảm đến vậy, cô rất khen ngợi em. Em xúc động lắm và coi đó là động lực để em yêu thích học môn văn hơn.

Sau phần đọc của em là phần phân tích tác phẩm. Không biết có phải nhờ lời khen ngợi của cô mà em có cách nhìn khác, hay lớp học hôm nay khác mà em thấy lớp học rất sôi nổi. Khi cô đặt câu hỏi, những cánh tay nhỏ xinh xắn giơ lên đều tăm tắp. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi trả lời. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và quên đi cái không gian, âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều đứng nghe cô giảng bài: "Lòng yêu nước được bắt nguồn từ những vật tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yêu nhà, yêu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Em còn được cô gọi lên phát biểu một vài lần nữa, cô khen em có tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai cũng chứa đựng một niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa và sôi nổi. Khi tiếng trống cất lên cũng là lúc bài giảng đã hết.

Giờ học đã kết thúc nhưng từng lời giảng của cô vẫn còn nguyên trong tâm trí em. Em nhận thấy môn văn thật thú vị, nó có sự thú vị khác với những môn học khác chứ không nhàm chán như trước đây tôi vẫn nghĩ. Sau buổi học đó tôi chăm chỉ học môn văn hơn và giờ đây tôi đã trở thành một học sinh giỏi văn của trường. Tôi sẽ nhớ tiết học ý nghĩa ấy trong suốt cuộc đời mình.

Tả lại một tiết học Ngữ văn - Mẫu 2

"Bỗng lòe chớp đỏ,
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ,
Một dòng máu tươi!"

Cho đến bây giờ, những lời thơ đau xót ấy vẫn còn vang vọng trong tâm trí tôi. Tuần vừa qua, lớp tôi đều vô cùng ấn tượng với tiết Ngữ văn "Lượm" của cô giáo chủ nhiệm. Tiết học như tái hiện những khoảnh khắc vừa trong trẻo vừa bi hùng của thời kì kháng chiến của dân tộc.

Như mọi ngày, cô Nga bước vào lớp với ánh mắt nghiêm nghị. Chúng tôi đứng nghiêm chào cô sau khi Hoàng lớp trưởng hô lớn. Cô giáo tôi nhìn một vòng chung quanh lớp, ánh mắt cô dừng lại ở Chung "mập". Lớp lặng im phăng phắc nhưng chúng tôi ai nấy đều lén nhìn xuống chỗ cậu bạn. Thì ra cậu ta còn đang vội đưa vạt áo vào trong quần để đóng thùng. Cô tôi phì cười, chào lớp rồi cho chúng tôi ngồi. Mỗi tiết học, cô giáo lớp tôi đều có những phần khởi động hấp dẫn. Hôm ấy, cô Nga cho chúng tôi chơi "Vượt chướng ngại vật" như trong chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" theo nhóm. Chúng tôi đua nhau trả lời các câu hỏi hàng ngang là những người trẻ tuổi tài giỏi thời xưa hay các đồng chí thiếu niên dũng cảm thời chiến. Cuối cùng, nhóm tôi đã giải được từ khóa cần tìm là "Tuổi trẻ tài cao". Từ cụm từ ấy, cô Nga đã dẫn chúng tôi đến với bài thơ "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu.

Đang trong không khí thi đua khốc liệt, lớp tôi tiếp tục tìm hiểu bài thơ theo nhóm. Chúng tôi được cô hướng dẫn tìm hiểu về tác giả Tố Hữu qua các gợi ý. Chúng tôi nhanh chóng có những ghi chú cho những gợi ý ấy. Khi cô chốt lại những hiểu biết chung về tác giả, lớp tôi im lặng nghe. Cô đã đọc những vần thơ cách mạng rất hào hùng mà không kém phần tha thiết "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lí chói qua tim..." Có lẽ, lớp tôi sẽ nhớ mãi giờ đọc thơ ngày hôm đó. Lan Anh của nhóm 1 giả giọng chú bé Lượm "Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à..." Chúng tôi bật cười vì bạn ấy đọc với giọng rất "thảo mai". Cô Nga lập tức nhận xét Lan Anh đọc tốt vì thể hiện được vẻ tinh nghịch, hồn nhiên của lời nói nhân vật.

Bước vào phần tìm hiểu nội dung bài thơ, chúng tôi hăng say nghe cô giảng. Qua lời giảng của cô, tôi liên tưởng đến những chú bé mảnh khảnh với gương mặt hài hước nhưng nhanh nhẹn, tháo vát trong mấy bộ phim đen trắng thời xưa. Cô cất giọng trầm ấm kể về công việc của những chú bé liên lạc, về sự hiểm nguy của công việc ấy. Từng dòng phấn trắng cứ thế hiện ra và lấp đầy chiếc bảng xanh. Những gương mặt hào hứng của chúng tôi chỉ hướng về một phía - cô Nga. Mấy chiếc quạt trần cứ đua nhau quay vòng, khẽ phát ra những tiếng vù vù. Thanh âm ấy chẳng thấm vào đâu so với tiếng giảng của cô và tiếng thảo luận của trò lớp tôi. Ngoài trời, dường như gió và chim cũng lặng im nghe chúng tôi học.

Cuối tiết học, cô giáo cho chúng tôi tự tổng kết các nội dung đã học bài hôm đó qua sơ đồ. Các nhóm lại đua nhau "tăng tốc" với 10 câu hỏi nhanh của cô như mọi hôm. Tiết học Lượm ngày hôm đó đã giúp nhóm 2 của tôi vươn lên huy hiệu kim cương. Cô tôi còn giao nhiệm vụ cho ba nhóm là vẽ ba bức tranh khác nhau tương ứng với ba phần của bài thơ. Lớp tôi lại nhao nhao tranh nhau đưa ra ý tưởng về bức tranh mà quên mất phải chào cô.

Tiết học 'Lượm" là tiết học hào hứng, sôi nổi và cũng có nhiều phút giây xúc động, xót thương. Cô giáo của tôi bảo "tuổi trẻ tài cao", dù ở lứa tuổi nào chúng ta vẫn có thể làm những việc có ích cho chính mình và cho xã hội. Chúng tôi sẽ mãi ghi nhớ lời cô dạy và nhớ mãi hình ảnh chú bé Lượm tung tăng vượt qua cánh đồng.

Tả lại một tiết học Ngữ văn - Mẫu 3

Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yêu nhà, yêu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.

Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế.

Tả lại một tiết học Ngữ văn - Mẫu 4

Mỗi ngày đến trường là thêm một ngày vui và nhiều điều bổ ích. Những giờ học toán, học lý hay học hóa đều khiến đầu óc căng thẳng, tập trung suy nghĩ và tư duy rất nhiều. Nhưng xen vào trong những tiết học căng thẳng đó luôn là những tiết học bổ ích, nhẹ nhàng mà lại sâu lắng. Đó là tiết học môn ngữ văn. Tiết học mà em luôn mong đợi vì nó có thật nhiều điều thú vị. Tiết văn hôm nay, chúng em được học bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”.

Mà mọi thứ không như em vẫn mong đợi. Đầu giờ, cô giáo cho chúng em làm một bài kiểm tra 15 phút. Cái tin ấy gây nên sự xôn xao khe khẽ. Những bạn học bài thì vui mừng, mong có cơ hội tìm kiếm được những điểm cao, bổ sung cho bảng điểm đang còn nghèo nàn. Còn những kẻ chưa học bài thì lo lắng và sợ sệt. Chúng em sột soạt lấy giấy ra làm bài. Mười lăm phút kiểm tra khiên lớp học trở nên im lìm, không tiếng động, chỉ có tiếng ngòi bút đưa trên giấy. Hết giờ, cô thu bài, lớp học lại rộ lên bàn tán, hỏi han vì bài kiểm tra. Cô phải giữ trật tự. Cô bảo chúng em mở vở ra ghi bài. Cô nắn nót ghi tên bài Đêm nay Bác không ngủ thật to và đậm bằng phấn màu. Sau đó, cô cho chúng em xem ảnh Bác trong chiến dịch Biên giới – là thời điểm khi tác giả viết bài thơ này. Cả lớp ồ lên thích thú.

Cô đọc mẫu cho cả lớp nghe một đoạn. Cô hướng dẫn chúng em đọc đúng và diễn cảm rồi cô gọi các bạn trong lớp đứng lên đọc tiếp bài. Bài thơ được đọc lên từ rất nhiều người, nhiều giọng nói khác nhau. Nhưng tất cả các bạn trong lớp đều cảm nhận được sự vĩ đại của Bác Hồ kính yêu – vị lãnh tụ của dân tộc. Bài thơ kết thúc. Cô tiếp tục dẫn dắt bài, gợi ý cho chúng em tìm hiểu về bài thơ, để có thể cảm nhận hết được ý thơ.

Những câu hỏi gợi ý và cách dẫn dắt của cô giúp chúng em hiểu bài rất nhanh. Cả lớp hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Những câu hỏi khó thì cô gợi ý, chia ra làm nhiều nhóm cho chúng em thảo luận. Những câu hỏi đơn giản như tìm từ ngữ, miêu tả hình dáng qua đó bộc lộ được phẩm chất của Bác thì ai cũng xung phong, ai cũng muốn được trả lời, để được cô khen. Sau mỗi ý, bao giờ cô cũng chốt lại nội dung cơ bản cho chúng em ghi. Giờ học trôi qua thật nhanh, chẳng ai mong hết tiết mà chỉ muốn kéo dài thêm giờ học. Không khí học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Cách ghi bảng của cô khiến chúng em nắm ngay được những ý cơ bản.

Tiếng trống trường vang lên. Cũng là lúc cô kết thúc bài giảng của mình. Cô vui vì tinh thần học tập và sự hăng say xây dựng bài của chúng em. Còn chúng em vui vì qua tiết học chúng em được trả qua nhiều cung bậc cảm xúc và bản thân mỗi người thấy yêu cuộc sống hơn, thấy tự hào, có động lực để chúng em phấn đấu. Cả lớp ai cũng chờ đến tiết văn tiếp theo

Tả lại tiết học Ngữ văn - Mẫu 5

Tình yêu đối với môn Ngữ Văn của em đến rất tình cờ; em là một cô học trò nhỏ có niềm đam mê với ngoại ngữ, lên đến cấp hai, niềm đam mê đấy vẫn rất mãnh liệt trong em, cho đến khi em được học bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” thì lòng nhiệt huyết của em lại cháy cho một môn học khác – môn “Ngữ Văn”.

Hôm đấy là một ngày nắng chói chang hiếm hoi của ngày cuối thu, tiếng trống trường vang lên như thường lệ để báo hiệu tiết học mới bắt đầu. Như thường lệ, cô giáo vào lớp mang theo một nụ cười tươi tắn trên môi và bắt đầu kiểm tra bài cũ. Lớp chúng em là lớp chọn nên việc kiểm tra bài cũ luôn luôn làm cô mãn nguyện vì tinh thần học tập của các bạn trong lớp.

Sau khi kiểm tra bài cũ xong, cô giáo bắt đầu giảng bài mới; bài học hôm đấy của lớp em là bài “sự giàu đẹp của tiếng Việt”. Để bắt đầu tiết học, cô giáo đã truyền cảm hứng cho bọn em bằng câu mở đầu vô cùng xúc động “chúng ta đang sống trong thời kỳ hội nhập, các em được tự do tìm hiểu hứng thú với nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, các em học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức và các em thấy thích thú, các em thấy ngôn ngữ đấy mang đến cho các em niềm hưng phấn muốn chinh phục; nhưng có ai nhớ rằng, tiếng Việt của chúng ta cũng rất giàu đẹp, để giữ được thứ ngôn ngữ ấy, cha ông ta đã phải trải qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đã đổ xuống mảnh đất này biết bao nhiêu máu và nước mắt. Tiếng Việt chúng ta là ngôn ngữ thiêng liêng bởi nó mang trong mình dòng máu của các anh hùng, là ngôn ngữ cao đẹp vì nó đại diện cho lòng yêu nước của cả dân tộc, là ngôn ngữ cao quý bởi nó là kết tinh của cả một nền văn hóa hàng ngàn năm lịch sử mà cha ông ta đã đúc kết được và phát huy đến ngày nay”. Nghe cô giảng bài mà mắt em bỗng ươn ướt, đây là lời kết tội đanh thép nhất đối với con bé sính ngoại như em. Có lẽ cũng bị ảnh hưởng bởi những câu nói xúc động của cô giáo mà lớp học im phăng phắc. Em còn nhớ rất rõ, hôm đấy cô giáo cũng đặc biệt khác mọi ngày, cô dường như say mê hơn, cô như đang hồi tưởng lại một trang quá khứ hào hùng của dân tộc để truyền hết mọi tình yêu tiếng Việt cho chúng em. Bài giảng ngày hôm đấy của cô giống như một tiết học về lòng yêu nước được thể hiện thông qua từng con chữ.

Niềm đam mê văn học của em có lẽ cũng được bắt nguồn từ tiết Ngữ Văn ngày hôm đấy. Sau này, mỗi lần đến giờ học môn Ngữ Văn là em lại cảm thấy tràn đầy nhiệt huyết và chờ mong, em chờ mong sự đa dạng của ngôn ngữ tiếng Việt, em khao khát tìm hiểu sự giàu đẹp trong từng con chữ, và em say mê tìm hiểu về lịch sử của nó. Có lẽ em phải đặc biệt cảm ơn nhà văn Đặng Thai Mai và cô giáo môn Ngữ Văn ngày đó của bọn em đã mang đến cho em một niềm say mê lớn như vậy. Cho đến bây giờ niềm say mê ấy đối với từng con chữ vẫn đang cháy bỏng trong em.

THAM KHẢO THÔI NHA BN!

Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn:" Dù khôn lớn, khỏe mạnh thế nào đi cho nữa, con vẫn sẽ thấy mình là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che" em hiểu ntn về câu văn sau: "con hãy nhớ rằng, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó." hứa vote 5 sao nếu trl đầy...
Đọc tiếp

Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn:" Dù khôn lớn, khỏe mạnh thế nào đi cho nữa, con vẫn sẽ thấy mình là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che" em hiểu ntn về câu văn sau: "con hãy nhớ rằng, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó." hứa vote 5 sao nếu trl đầy đủPhân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn:" Dù khôn lớn, khỏe mạnh thế nào đi cho nữa, con vẫn sẽ thấy mình là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che"

em hiểu ntn về câu văn sau: "con hãy nhớ rằng, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó." hứa vote 5 sao nếu trl đầy đủ

0

Trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê", tâm trạng của nhân vật Thành sau khi dẫn Thủy ra khỏi trường học đã được miêu tả vô cùng chi tiết, chân thực. Thật vậy, tâm trạng của Thành được miêu tả bằng cụm từ "kinh ngạc". Chỉ bằng một câu văn đó, ta đã thấy được sự đau lòng của Thành trong cuộc chia tay với em gái mình. Cậu thấy cảnh vật vẫn như xưa, vẫn chẳng có gì thay đổi. Thế nhưng, cậu với em thì lại phải chia ly, gia đình thì tan vỡ. Đó là cả một tai họa và cú sốc tinh thần với những đứa trẻ như Thành và Thủy. Ẩn sâu trong cậu là sự đau lòng tột cùng. Từ đó, người đọc thực sự thấy đau lòng cho những đứa trẻ ở những gia đình có bố mẹ chia tay như vậy

mong bạn tích cho mk 

Câu 1:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Tình cảm của con cháu với ông bà của mình đó là một tình cảm huyết thống, thể hiện công lao to lớn của ông bà khi xây dựng gia đình. Cụm từ “ Ngó lên” ý nói trông lên thể hiện sự tôn kính của con cháu với ông bà. Hình ảnh cụ thể thể hiện sự gắn kết, kết nối tình cảm đó một cách bền chặt gắn bó nhất qua cụm từ “ Nuộc lạt mái nhà”. Tình cảm thật sâu đậm qua cặp quan hệ từ “ bao nhiêu- bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết của con cháu .Qua câu ca dao, nhắc nhở con cháu, dù đi đâu làm gì cũng nên nhớ về ông bà, cha mẹ, huyết thống của gia đình. Luôn biết ơn họ.

Câu 2: 

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

tình cảm anh em trong gia đình là tình cảm không bao giờ có thể tách rời, mất đi được. Vì họ cùng một mẹ sinh ra, cùng được cha mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ từ khi còn cất tiếng khóc oe oe cho đến khi trưởng thành và mãi về sau. Vậy nên, tình cảm đó được diễn tả một cạnh cụ thể . Lời khẳng định anh em không phải người xa lạ gì. Bởi cùng chung máu thịt. Nhưng chữ “cùng, chung, một” để diễn tả anh em là hai mà như là một, cùng một cha mẹ, cùng chung sống trong một gia đình, được cha mẹ nuôi dưỡng. Sử dụng hình ảnh tay, chân là những bộ phận rất quan trọng, luôn gắn liền với cơ thể, có quan hệ mật thiết với nhau để nói đến sự bền chặt của tình cảm anh em trong một gia đình. Lấy tay, chân để so sánh ví với tình anh em để thể hiện tình cảm anh em trong gia đình gắn bó thân thiết như chân với tay, không thể xa rời phải biết nương tựa nhau. Bài ca dao cũng nhắc nhở anh em trong gia đình phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng, biết thương yêu, đùm bọc nhau “ Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”