K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2020

Hãy luôn biết nói lời xin lỗi, đó không chỉ là lễ độ mà còn là cách sống

    Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

    Xin lỗi là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình. Xin lỗi còn là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

    Văn hóa xin lỗi là vẻ đẹp cao quý trong đời sống giao tiếp của con người. Nhận ra lỗi lầm và chân thành nhận lấy nó để mong được tha thứ sẽ làm dịu bớt cơn giận dữ hoặc nỗi đau của người khác. Bởi vậy lời xin lỗi mang tính nhân văn cao cả trong đời sống.

    Người biết nói lời xin lỗi luôn chủ động mở lời xin lỗi người khác khi gây ra một lỗi lầm. Hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác và tự nhận khuyết điểm về mình. Đồng thời, tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra. Họ nhận thấy hành động của mình là không nên có. Họ cũng nhận thấy sai lầm và mong muốn được khắc phục. Người biết nói lời xin lỗi luôn sống hiền hòa, chuẩn mực. Họ luôn là người mẫu mực, quan tâm, kính nhường và tôn trọng người khác.

    Biết cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người. Đó cũng là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng thái độ quan tâm và cầu thị hết sức cần thiết. Khi lời xin lỗi được trình bày chân thành nó phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân. Mặt khác, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

    Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người. Hơn cả lễ độ, biết nói nói lời xin lỗi thể hiện lối sống vị tha và cao thượng của con người.

    Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra. Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần. Hành động này giúp cho các bên kiềm chế được cơn giận của bản thân. Từ đó, hướng đến những hành động đúng đắn. Lời xin lỗi đúng lúc, đúng việc giúp người bị thiệt hại cảm thấy được tôn trọng. Dựa trên sự đồng cảm, đồng tình hướng đến giải quyết sự việc theo hướng tích cực.

    Lời xin lỗi không đơn giản là biết lỗi và nhận lỗi. Lời xin lỗi thể hiện trách nhiệm của con người với cuộc sống. Ai cũng có thể có những sai lầm. Điều này thật không thể tránh khỏi trong cuộc sống vốn rất phức tạp. Biết nói lời xin lỗi là biết nhận trách nhiệm của mình đối với hậu quả do hành vi của mình gây ra. Đó là một nét đẹp trong phong cách ứng xử, thể hiện một nhân cách tốt đẹp, cao thượng.

    Biết nói lời xin lỗi là tự nhắc nhở mình trước những sai phạm đồng thời hứa với người khác hành động này không còn tái diễn nữa. Từ đó nâng cao tinh thần, ý chí, quyết tâm hành động đúng. Biết nói lời xin lỗi để giúp mình quyết tâm sửa chữa và thăng tiến hơn.

    Biết nói lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người. Vì những lỗi lầm của mình mà làm ảnh hưởng tới người khác. Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên. Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm. Biết nói lời xin lỗi thể hiện là con người có hiểu biết và có nhân cách đứng đắn.

    Lời xin lỗi có thể giải quyết xung đột, chữa lành tổn thương, thúc đẩy sự tha thứ, lòng vị tha và cải thiện mối quan hệ trong cả đời sống cá nhân lẫn xã hội. Mặt khác, lời xin lỗi còn tăng lòng trung thành, niềm tin và sự cộng tác của con người với nhau. Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn. Sự tha thứ của người khác giúp gia tăng tình thương giữa con người với nhau. Biết nói cảm ơn khi nhận về mình một cái gì đó từ người khác và nói lời xin lỗi khi mình phạm phải lỗi lầm thể hiện lối sống văn hóa lành mạnh, cao thượng đáng được đề cao trong cuộc sống.

    Trước hết phải sống chân thành, biết tôn trọng, quý trọng người khác. Phải thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình. Chân thành lắng nghe, bình tĩnh ứng xử thật lịch sự, tế nhị. Sự chân thành lúc nào cũng được ghi nhận trong cuộc sống.

    Xác định rõ mức độ thiệt hại hay tổn thương của người khác do hành động của mình gây ra từ đó có ý định hay hành động bồi thường cụ thể để nhanh chóng giải quyết mâu thuẫn, tránh những xung đột đáng tiếc xảy ra. Lời xin lỗi đúng lúc có tác dụng ngăn cản những hành vi bạo lực, thái độ thô lỗ trong giao tiếp.

    Để lời xin lỗi thật sự hữu dụng cách tốt nhất là hãy để lời xin lỗi xuất phát từ đáy lòng. Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng nhưng đó là lời nói hết sức chân thành với thái độ thành tâm nhất có thể. Đôi khi, khi sự việc đáng tiếc xảy ra, ta còn lưỡng lự không biết lỗi lầm do ai, thì trước hết nếu ta không bị thiệt hại gì hãy mở lời động viên, cảm thông, chia sẻ với người thiệt hại nhiều hơn. Điều đó sẽ khiến cho sự việc trở nên nhẹ nhàng và mau chóng được giải quyết ổn thỏa. Lời xin lỗi chân thành có sức mạnh hơn mọi loại thuốc an thần.

    Hãy bày tỏ sự thấu hiểu, đồng cảm một cách chân thành. Không nên cố chấp tranh cãi, lớn tiếng, nóng giận khi mình gây ra lỗi lầm. Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

    Không phải ai cũng dũng cảm khi phải thừa nhận chính lỗi lầm của mình, nhưng vượt qua được điều đó bạn sẽ thấy lòng mình thanh thản, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, xin lỗi đôi khi cũng cần có nghệ thuật. Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn. Nếu bạn đã nhận ra sai lầm của mình thì đừng để quá lâu rồi mới nói lời xin lỗi. Đừng cố biện minh cho sự chậm trễ bằng việc chờ đợi đến lúc thích hợp, mà hãy nói ngay, càng sớm càng tốt.

    Biết nói lời xin lỗi khi gây ra lỗi lầm là một hành vi cao thượng cần có ở mỗi chúng ta. Một lời xin lỗi tưởng chừng sẽ đem đến cho bạn gánh nặng nhưng thực sự đó chính là cách để bạn tháo gỡ những vướng mắc, áy náy và giúp bạn trở nên nhẹ nhõm lòng mình hơn, yêu cuộc đời hơn. Nếu biết nói lời cảm ơn làm tăng thêm hạnh phúc trong cuộc sống thì xin lỗi là lối giải thoát đầu tiên và nhanh chóng cho mọi sai lầm và tội lỗi.



#Châu's ngốc

a. Ôn tập lại các kiến thức về phó từ đã được học (khái niệm, phân loại, ví dụ).b. Tìm các phó từ có trong đoạn văn bản sau:“ Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chằng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử...
Đọc tiếp

a. Ôn tập lại các kiến thức về phó từ đã được học (khái niệm, phân loại, ví dụ).

b. Tìm các phó từ có trong đoạn văn bản sau:

“ Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chằng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả  người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”

(Trích “ Bài học đường đời đầu tiên”, trang 3, sgk Ngữ văn 6, tập II)

Câu 2. a. Ôn tập lại các kiến thức về phép tu từ so sánh đã được học (khái niệm, cấu tạo, ví dụ).

b.    Phân tích cấu tạo phép so sánh trong các câu văn sau:

-  Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

- Cái chàng Dế Choắt, người gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

mấy bạn giúp mk đi mình đang cần gấp lắm luôn á

0
13 tháng 2 2020

ua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm huê ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.

#Châu's ngốc

13 tháng 2 2020

Đọc câu tục ngữ ta gặp ngay hai cảnh tượng đói và rách. Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, không có cuộc sống đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Nghĩa là phải rách. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo dù không lành lặn, có thế rách, vá víu nhưng phải sạch sẽ không có mùi hôi bẩn thỉu. Trên thực tế xã hội nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây ông cha ta đã mượn những tính chất sạch, thơm để nhằm giáo dục con người.

13 tháng 2 2020

Bạn tham khảo :

hơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Thơ thường chú trọng đến cái đẹp, đến hình thức thể hiện mang dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo. Bởi thế không tự nhiên mà người xưa cho rằng "thi trung hữu họa", "thi trung hữu nhạc". Tuy nhiên, "thơ trước hết là cuộc đời, sau mới là nghệ thuật" (Bielinxki). Một bài thơ hay không chỉ có hình thức nghệ thuật đặc sắc mà quan trọng, phải là những tình cảm, những rung cảm mãnh liệt, chân thành của người nghệ sĩ: "Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ" (Andre Chenien).

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ với phong cách thơ độc đáo của nền văn học cổ Việt Nam. Bà đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Thơ của bà là tiếng nói bênh vực người phụ nữ và đả kích chế độ nam quyền - thần quyền. Bài thơ Bánh trôi nước thể hiện rõ tiếng nói đồng cảm, tiếng lòng của nữ sĩ với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son

Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, nhà thơ Hồ Xuân Hương bộc lộ tình cảm về số phận éo le, bạc bẽo của mình đồng thời chính là sự đồng cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội nói chung. Viên bánh trôi trắng mịn, xinh xắn là hình ảnh tượng trưng cho số phận người phụ nữ. Người phụ nữ với hình thể xinh đẹp khỏe mạnh:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Điệp từ vừa ở đây như muốn nhấn mạnh sự tự hào, kiêu hãnh của cô gái về mình: vừa trắng lại vừa tròn nhưng

Bảy nổi ba chìm với nước non

Cuộc đời của người phụ nữ không yên ả mà số phận chìm nổi lênh đênh. Câu thơ tả hình dạng chiếc bánh trôi và hình dạng ấy tròn méo thế nào là do người nặn. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng thế, được may mắn hay bất hạnh, sống sung sướng hay đau khổ là do những kẻ có quyền thế trong xã hội “thần quyền” nhào nặn. Cảnh chồng chúa vợ tôi trong xã hội phong kiến nó tồn tại hàng nghìn năm, cuộc sống của người phụ nữ xưa là như vậy. Sinh ra là một con người nhưng họ không làm chủ được cuộc đời mình. Nhà thơ Hồ Xuân Hương là nột trong những người chịu nhiều cay nghiệt như vậy, yêu Chiêu Hổ rồi bị phụ tình, làm vợ lẽ Tổng Cóc, làm lẽ Phủ Vĩnh Tường... Cuộc đời không chỉ dừng lại ở bảy nổi ba chìm mà có lẽ là hàng chục, hàng trăm điều cay đắng. Không riêng gì nữ sĩ  mà chính Vũ Nương trong chuyện Người con gái Nam Xương cũng đức hạnh, nết na, hiếu thảo, thuỷ chung nhưng vẫn phải chịu kết cục trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Nguvễn Du đã từng chia sẻ, cảm thông với Thuý Kiều hồng nhan bạc phận. Mười lăm năm lưu lạc còn gì là thân phải chăng lời thơ sau đây cũng là lời của mọi người đàn bà trong xã hội cũ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời ràng bạc mệnh cũng là lời chung

Thương người như thể thương thân, thương cho số phận của mình, thương cho những người cùng cảnh ngộ. Bằng lời thơ tự bạch nữ sĩ đã nói lên những điều bức xúc nhất về cuộc đời của những người phụ nữ. Lời thơ cũng chính là lời phản kháng, lên án xã hội bất công. Đồng thời nữ sĩ còn lên án chế độ nam quyền độc đoán làm cho cuộc đời của họ là những chuỗi ngày đau khổ.

Không những đại diện cho phụ nữ nói lên số phận của mình. Hồ Xuân Hương còn khẳng định phẩm giá của chính họ. Dù cuộc đời chao đảo ra sao nhưng:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự thuỷ chung, đức hạnh, nhân phẩm, tài năng dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn giữ trọn, vẫn sáng ngời, sáng chói như những hạt ngọc long lanh. Hơn thế nhà thơ còn hoàn toàn tin vào bản thân mình, tin vào phụ nữ, bởi họ đã chứng tỏ phẩm chất đáng quý đó.

Như vậy ta thấy rằng bài thơ này không chỉ đơn thuần tả chiếc bánh trôi mà còn tượng trưng cho thân phận người phụ nữ ẩn trong những dòng thơ đó là tiếng nói phản kháng lại cả một hệ thống chính trị xã hội, cả một ý thức hệ tư tưởng cổ hủ lạc hậu. Đồng thời là tiếng nói cảm thông chia sẻ. Ta nghe trong lời thơ của bà là những “tiếng lòng chung” đầy phẫn nộ. Lời thơ khảng khái, cứng cỏi nhưng tràn đầy tính nhân đạo cao cả.

13 tháng 2 2020

 " Nếu lớp bạn đứng nhất thì chúng tôi cũng vào hàng thứ hai ."

#Châu's ngốc

13 tháng 2 2020

 Nếu lớp bạn đứng nhất thì chúng tôi cũng vào hàng thứ hai .

13 tháng 2 2020

Biện pháp tu từ: Nhân hóa

=> Làm hình ảnh đám mây, trời trở nên có hình ảnh, sinh động hơn, lôi cuốn người đọc hơn.

#Châu's ngốc

13 tháng 2 2020

Biện pháp tu từ nhân hóa: 

=>Nỗi buồn thê lương,buồn khổ, khiến cảnh tượng trở nên ảm đạm

#Haruno Sakura

13 tháng 2 2020

   Biện pháp tu từ trong bài thơ là : nhân hóa

Phân tích :

Hai câu thơ được trích trong bài thơ ngụ ngôn "Ông đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên . 

"Giấy đỏ buồn không thắm 
Mực đọng trong nghiên sầu "​

Ở đây , tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá "buồn , đọng" thể hiện nỗi buồn thê lương của ông . Chút lưu luyến , thương tiếc cuối cùng của lòng người cũng không còn , khiến cảnh tượng nơi ông đồ ngồi viết chở nên thê lương , ảm đạm vô cùng . Những người đồng điệu yêu thích thư pháp nay còn đâu để bút nghiên giấy mực tươi rói , thơm phức mùa xuân nào , nay chỉ còn phủ lên lớp bụi thời gian - nỗi sầu nhân thế 

13 tháng 2 2020

 Biện pháp tu từ trên : So sánh 

Giá trị : làm cho đoạn thơ hay hơn tăng sức gợi hình , gợi cảm

( Mk nghĩ thế :v ) 

13 tháng 2 2020

Động từ mạnh : "hang" "phang" "ruom"
So sánh " chiếc thuyền nhẹ hăng như cho tuấn mã" "cánh buồm dương to như mạnh hon lan "
Nói qua " phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" " rướm thân trắng bao la thâu góp gió"

Chắc thế này :v

14 tháng 2 2020

- Liệt kê: màu nước xanh, cá  bạc, chiếc thuyền vôi.

- Ẩn dụ: mùi nồng mặn.