bài văn tả cây cho bóng mát ngắn nhất
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý tả con vật - Tả con hổ
a. Mở bài
Giới thiệu hoàn cảnh, địa điểm em được nhìn thấy, quan sát chú hổ
b. Thân bài
- Miêu tả ngoại hình chú hổ:
Hình dáng bên ngoài giống như con vật nào? Kích thước có gì khác biệt?
Bộ lông của con hổ có màu sắc gì? Hoa văn như thế nào?
Hàm răng, móng vuốt của con hổ có đặc điểm gì? Nó giúp gì cho con hổ?
Cái đuôi của con hổ có đặc điểm gì? Nó có ve vẩy như chó không?
Đôi mắt, cái tai, cái chân… của con hổ trông như thế nào?
- Miêu tả môi trường sống của chú hổ:
Diện tích ra sao?
Được trang trí mô phỏng theo nơi nào?
Nơi ở của hổ gồm những gì? (hồ nước, bụi cây, hang đá…)
Thức ăn của hổ là gì?
Khung/ kính ngăn cách hổ với người đến xem?
- Hoạt động của con hổ:
Lúc em đến con hổ đang làm gì? (ăn thịt, nằm sưởi nắng, bơi dưới hồ…)
Khi thấy mọi người tập trung ở cửa kính để quan sát thì con hổ làm gì?
c. Kết bài
Cảm nghĩ của em về con hổ và cuộc sống của nó trong sở thú
Dàn ý Tả con mèo
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần đề cập
II. Thân bài:
1. Tả bao quát.
- Con mèo của bạn thuộc giống mèo gì?
- Con mèo bao nhiêu tuổi và bao nhiêu kí.
- Con mèo khoác lên mình bộ lông màu gì.
2. Tả chi tiết.
- Đầu: đầu nó tròn như trái banh
- Mắt: long lanh
- Hai cái tai: vểnh vểnh hình tam giác trong vui mắt
- Mũi: phơn phớt hồng bao giờ cũng ươn ướt
- Bộ ria bao giờ cũng vểnh trông rất oai vệ
- Đuôi: bao giờ cũng vẫy vẫy, dài khoảng 15 cm
- Chân: có móng vuốt
3. Hoạt động, tính nết của mèo.
- Ban ngày mèo rất thảnh thơi vui chơi, nô đùa
- Khi ăn rất từ tốn và gọn gàng
- Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.
III. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ về con mèo
- Nêu tình cảm của bạn với con mèo
Dàn ý tả con vật - Tả con hổ
a. Mở bài
Giới thiệu hoàn cảnh, địa điểm em được nhìn thấy, quan sát chú hổ
b. Thân bài
- Miêu tả ngoại hình chú hổ:
Hình dáng bên ngoài giống như con vật nào? Kích thước có gì khác biệt?
Bộ lông của con hổ có màu sắc gì? Hoa văn như thế nào?
Hàm răng, móng vuốt của con hổ có đặc điểm gì? Nó giúp gì cho con hổ?
Cái đuôi của con hổ có đặc điểm gì? Nó có ve vẩy như chó không?
Đôi mắt, cái tai, cái chân… của con hổ trông như thế nào?
- Miêu tả môi trường sống của chú hổ:
Diện tích ra sao?
Được trang trí mô phỏng theo nơi nào?
Nơi ở của hổ gồm những gì? (hồ nước, bụi cây, hang đá…)
Thức ăn của hổ là gì?
Khung/ kính ngăn cách hổ với người đến xem?
- Hoạt động của con hổ:
Lúc em đến con hổ đang làm gì? (ăn thịt, nằm sưởi nắng, bơi dưới hồ…)
Khi thấy mọi người tập trung ở cửa kính để quan sát thì con hổ làm gì?
c. Kết bài
Cảm nghĩ của em về con hổ và cuộc sống của nó trong sở thú
Mặt trời vừa lấp ló khỏi rặng tre, chú gà trống anh dũng nhà em đã vươn vai thức dậy, gáy to một tiếng “ò ó o” vang khắp thôn xóm. Mọi vật như bừng tỉnh dưới ánh bình minh.
Đàn gà mà bà nội em nuôi có tất cả 12 con. Hồi đó, chú vẫn bé tí tẹo, màu lông tơ vàng mịn trông rất đáng yêu. Thấm thoắt 1 năm trôi qua, giờ đây, chú đã lột xác trở thành một “chàng thanh niên” cao lớn, khỏe mạnh. Chú khoác trên mình bộ cánh vàng rực, đuôi chú có những chiếc lông rất dài, màu đỏ, đen, vàng đủ cả. Trên đầu chú là chiếc mào đỏ hồng, dũng mãnh, như chiếc vương miện của nhà vua vậy. Chú còn có đôi chân lực lưỡng, to khỏe. Mỗi lần chú nhảy, chú chỉ cần khẽ nhún 1 cái là đã nhảy được lên bờ tường rồi. Dưới chân chú còn có 2 cái cựa rất nhọn và sắc. Em nghe bố nói đó là vũ khí tự vệ của chú, cũng như là vũ khí để chú đánh lại các con gà trống khác, bảo vệ đàn gà của mình.
Em rất yêu quý chú gà trống trong đàn gà của bà nội em. Nhìn chú rất đẹp, rất khỏe mạnh và dũng cảm. Bố em bảo đến Tết, bà sẽ thịt chú, nhưng em sẽ không đồng ý đâu.
Nhà bà ngoại em nuôi rất nhiều gà. Nhân ngày sinh nhật bà tặng cho em một con đẹp nhất đàn.
Tính đến nay chú vừa tròn năm tháng tuổi, nặng khoảng nửa kg, thuộc giống gà tre (gà cảnh). Trông chú khỏe mạnh nhanh nhẹn như một chàng trai mới lớn. Toàn thân chú được phủ một lớp lông mềm mại, vàng óng trông thật đẹp. Chiếc đuôi có những sợi lông tía vểnh cao, cong lên ròi rủ xuống như những nét hoa văn. Mào gà đỏ tươi, trông nổi bật như chiếc vương miện nhỏ. Đôi mắt chú đen tròn như hai hạt cườm lấp lánh. Cặp mỏ xinh xinh luôn chăm chỉ tìm kiếm thức ăn. Đôi chân có chiếc cựa nhỏ luôn thoăn thoắt chạy nhảy trên sân. Trống tre thường gáy vào lúc sáng sớm. Tiếng gáy te te giòn giã báo hiệu một ngày mới bắt đầu.
Em rất quý chú gà trống của mình, ngày nào em cũng cho nó ăn cơm đầy đủ. Chú là niềm kiêu hãnh của em với các bạn hàng xóm.
TẢ CÂY TÁO !!!
Vườn nhà em có sự góp mặt của rất nhiều loại cây ăn quả, nhưng có lẽ táo là loại cây ăn quả được em và cả gia đình yêu thích nhất bởi sự ngon ngọt của loại quả này.
Thân cây táo to bằng cái cột nhà, vỏ thân màu nâu sậm, sần sùi. Thân cao bằng mái nhà của nhà em nhưng cành lá lại như ngã rạp xuống mặt đất để tiện cho mọi người có thể dễ dàng hái. Thân cây này cũng thật đặc biệt khi mang trên mình những chiếc gai sắc nhọn nên nếu muốn leo trèo thì sẽ thật khó. Chính vì thế nên muốn hái trái táo nào ở trên cao thì chỉ cần một chiếc móc câu của bố làm ra sẽ dễ dàng hái được những trái táo thơm ngon.
Lá cây táo như những chiếc lông nhỏ, mặt trên màu xanh thẫm, mặt sau của chiếc lá có màu xanh thật nhạt. Màu xanh thẫm ấy như kết quả của một quá trình vất vả chống chọi với nắng gió để vươn lên phát triển, như minh chứng cho quãng thời gian khó khăn ấy.
Gốc cây táo mang theo một vẻ già nua, trắng mốc nhưng mang theo bao uy lực khi nâng đỡ cả những cành cây cao lớn ở phía trên. Từ gốc cây những nhánh cây đâm lên tua tủa, cành nào cũng chi chít lá.
Mùa xuân đến cũng là lúc táo bắt đầu ra những nụ hoa đầu tiên, trên cái nền xanh ngút ngàn ấy, những bông hoa trắng xuất hiện khiến cây trở nên nổi bật hơn hẳn. Những bông hoa trắng tinh khôi như đang gọi mùa xuân đến với bao ước vọng và khát khao.
Quả táo tròn nhỏ như cái chén, khi uống trà hay rảnh có thể lấy từ trong tủ lạnh ra để thưởng thức. Táo nhà em có vị chua nhôn nhốt nếu chấm kèm với muối ớt ăn sẽ rất ngon. Vỏ táo màu xanh nhạt nhìn rất bắt mắt và tươi mát. Cây táo nhà em năm nào cũng sai trĩu cành, mẹ thường hái xuống một ít để mang ra chợ bán kiếm thêm chút thu nhập. Sau mỗi bữa ăn những đĩa táo tròn, căng bóng, mát lành được mẹ lôi ra trong tủ lạnh để cả nhà thưởng thức trông thật ngon lành. Mỗi khi đến tết những trái táo tròn, đẹp và to nhất luôn được mẹ ưu ái đặt lên trên mâm ngũ quả.
Mỗi sáng em thường ra vườn đều thấy xuất hiện những chú chim nhỏ trên cành đang hót líu lo, hay bắt sâu bảo vệ cây táo ý
Sau mỗi mùa thu hoạch xong cây táo trở nên xơ xác hơn, trông thật tiều tụy. Chính vì thế bố em thường chặt hết cành táo để năm sau cây sẽ ra nhiều quả hơn nữa. Em rất yêu cây táo nhà mình bởi chính nhờ cây táo gia đình em mới có những trái táo ngon lành để thưởng thức. Em hứa sẽ cùng mẹ chăm sóc cây táo nhiều hơn.
Đó là những câu thơ vô cùng ngộ nghĩnh, đáng yêu mà nhà thơ Trần Đăng Khoa viết về loài cây em yêu thích nhất: cây dừa.
Những cây dừa thường rất cao lớn, vượt lên cả những mái nhà. Thân cây trơn tuột, được chia thành nhiều khấc. Khách nơi khác thường bảo sao mà khó trèo. Nhưng đối với người dân lớn lên từ cây dừa như em thì chẳng mấy khó khăn. Những tàu lá dừa mọc tít ở trên ngọn, hình dáng như chiếc lá chuối bị gió quật tả tơi. Những nhánh lá đu đưa theo gió, tạo ra tiếng xào xạc vui tai, vỗ về bao đứa trẻ vào giấc ngủ say nồng. Dưới nách lá, là nơi trái dừa sinh ra và phát triển. Những trái dừa kết thành từng chùm, trông hệt như chùm chuông của ông già nô en. Quả dừa nào cũng to tròn, có nhiều nước ngọt mát cùng phần cơm dày dặn. Thật ngon lành làm sao.
Ở vùng đất cát, gió lớn như quê em, dừa là loại cây hiếm hoi phát triển tốt đến như thế. Từng hàng, từng hàng dừa xanh mọc dày đặc. Chúng cắm rễ sâu xuống lòng đất, không chỉ giúp giữ đất, giữ cát hay đem lại cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Mà còn đem lại nguồn kinh tế, thức ăn cho người dân. Người ta uống nước dừa, ăn cùi dừa. Lá dừa dùng làm vỏ cuốn bánh, hay xay ra tạo thuốc màu. Thân dừa, lá dừa, vỏ dừa khô thì để đun nấu, chẳng thiếu gì.
Em mong rằng, cây dừa sẽ được trồng nhiều hơn nữa trên khắp mọi miền tổ quốc. Để dù đi đâu, em cũng được nhìn thấy hình bóng thân thương, tuyệt vời ấy.
Bạn tham khảo nhé
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Mỗi chiều đi học về, chú chó Lu nhà tôi lại chạy ào ra, vẫy vẫy cái đuôi tỏ vẻ mừng rỡ chào đón tôi. Chúng tôi đem nó về từ nhà bà ngoại, khi con chó nhà bà đẻ ra một đàn con.
Ngày mới xa mẹ, Lu hiền lành lắm. Chú ta ăn ít, chẳng mấy khi cất tiếng sủa mà suốt ngày chỉ rúc mình trên chiếc giường nhỏ xíu của mình. Tối tối, tôi thường ra kể cho Lu nghe những câu chuyện hài hước trên lớp của tôi. Chú ta không những chẳng cười mà còn kênh kiệu làm ngơ. Một hôm, tôi đi học về, chú chạy ra cửa, ngẩng đầu nhìn tôi. Tôi thấy cưng quá nên ôm chú vào lòng. Chà! Bây giờ, Lu của tôi đã lớn bằng cái phích nước. Nhưng chiếc phích đặc biệt này không chắc cứng đâu. Lu mềm mại với bộ lông vàng tơ dày dặn. Khuôn mặt giờ lúc nào cũng hớn hở, mừng vui. Vì mừng vui nên cái đầu hình tam giác của chú thường lắc lư lắc lư mãi. Điểm vào bộ lông vàng là đôi mắt đen lay láy, to chừng hạt nhãn. Chiếc mũi đen đen thở phì phò, nhưng chú vẫn hay dùng nó để tỏ vẻ âu yếm mọi người đấy. Mỗi khi vui, chú còn thè chiếc lưỡi dài như hình một chiếc lá ra nữa. Tôi thích nhất đôi tai dài của Lu. Đôi ta to hơn lòng bài tay người lớn, rủ xuống hai bên má, cứ như hai cái tai của chú voi tí hon nào đó. Đôi tai chú rất dày lông, ngoài những sợi lông vàng tơ còn có những sợi lông nâu đen. Trông bộ lông trên tai chú cứ như mái tóc hoa râm của một ông cụ nào đó vậy. Bốn chân chú to bằng ngón chân cái người lớn, chân chú tròn mập mạp. Trông vẻ “chân ngắn” vậy thôi, chứ Lu chạy nhanh thoăn thoắt. Sáng sớm, chú tỉnh dậy và ăn sáng để lấy năng lượng. Chú rất khoái khẩu với món canh hầm xương, mấy cục xương đã được ninh nhừ chú đều đánh chén hết. Tối tối, cứ nghe thấy mấy tiếng động lạ là chú cất tiếng sủa “gâu…gâu…gâu…” liên hồi.
Tôi mới cưng chú chó Lu của mình làm sao! Tôi sẽ chăm sóc chú thật tốt để chú có thể đi dạo chơi cùng tôi ở nhiều nơi.
Trong sân trường em có một cây phượng vĩ rất to, một cây phượng cổ thụ.
Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì như những vỏ ốc khổng lồ. Mùa xuân về, cây bắt đầu nãy những chồi non xanh mơn mởn, trông rất mát mắt. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Khi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa, một màu đỏ rực, báo hiệu kỷ nghỉ hè sắp đến. Hoa phượng có năm cánh, mượt như tơ, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn vàng.
Mỗi khi nhìn thấy hoa phượng nở, trong lòng mỗi bạn học sinh lại tràn ngập nhiều cảm xúc: các bạn vui vì sắp được đi nghỉ hè với gia đình nhưng lại cảm thấy một nỗi buồn man mác vì sắp phải chia tay bạn bè, thầy cô và cả cây phượng cổ thụ.
Để cây phượng được khỏe mạnh và che mưa che nắng cho các bạn học sinh chúng mình, mỗi ngày các bạn trực nhật đều tưới nước cho cây để cây có đủ sức vượt qua những ngày nắng nóng, để nở những chùm hoa đỏ rực báo hiệu mùa hè. Không biết từ bao giờ, cây phượng vĩ đã trở thành một biểu tượng, một hình ảnh thân quen mỗi khi chúng em nghĩ về ngôi trường mến yêu của mình.
Quê hương! Hai tiếng gọi đó thật thân thương biết nhường nào! Quê hương đối với mỗi người có thể là cánh đồng rộng lớn thẳng cánh cò bay hoặc là dòng sông hiền hòa ôm ấp xóm làng trù phú... Còn đối với em quê hương chính là cây đa cổ thụ ở đầu làng.
Cây đa này không biết đã có ở đây từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em mới chỉ là một đứa bé, cây đã đứng sừng sững ở đây như một minh chứng lịch sử. Thân cây rất to, ba người bọn em nắm tay nhau ôm cũng không xuể. Cây cao với những cành cây tỏa ra tứ phía trông giống hệt như hàng chục cánh tay của những người khổng lồ.
Rễ cây lan rộng trên mặt đất, ngoằn ngoèo như những chú rắn hổ mang. Phần lớn rễ cây đã cắm sâu vào trong lòng đất để vừa làm bệ đỡ vừa hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
Lá đa to hơn bàn tay người lớn một tẹo với những vân lá chạy từ cuống rồi lan ra toàn bộ bề mặt chiếc lá. Từ xa nhìn lại cây đa này trông chẳng khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ tỏa bóng che rợp cả một khoảng đất rộng. Đây cũng là nơi nghỉ mát của dân làng sau những buổi làm đồng mệt mỏi đồng thời cũng là nơi tụi trẻ con chúng em luôn chọn làm nơi đùa nghịch. Trưa hè oi bức mà được ngồi dưới gốc cây xanh hóng gió thì tuyệt biết mấy.
Những buổi chiều trước khi mặt trời bắt đầu ngả sang màu vàng cam tuyệt đẹp thì đây chính là địa điểm cho mọi trò chơi của tụi chúng em diễn ra. Nào là ô ăn quan, nhảy dây, đá bóng và rất nhiều trò chơi khác. Chẳng biết từ lúc nào mà hình ảnh cây đa đã on sâu vào tâm trí mỗi người dân quê em. Ai đi xa trở về làng việc đầu tiên họ làm chính là đưa mắt tìm kiếm hình ảnh cây đa quen thuộc.
Em rất yêu quý cây đa này. Cây vừa là người bạn vừa là người em chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống.