K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi lớp 4 môn Tiếng ViệtSau đây mời các em học sinh lớp 4 tham gia thử sức với Đề Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 Vòng 19 năm 2016 do VnDoc sưu tầm và biên tập nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh có nguồn tài liệu học tập tốt nhất. Mời các em tham gia làm bài trực tuyến!Mời các bạn theo dõi Đề Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 Vòng 19 năm 2016 qua video tại...
Đọc tiếp
Đề thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi lớp 4 môn Tiếng Việt

Sau đây mời các em học sinh lớp 4 tham gia thử sức với Đề Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 Vòng 19 năm 2016 do VnDoc sưu tầm và biên tập nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh có nguồn tài liệu học tập tốt nhất. Mời các em tham gia làm bài trực tuyến!

Mời các bạn theo dõi Đề Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 Vòng 19 năm 2016 qua video tại đây!

Mời cá em tham khảo thêm: Đề Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 Vòng 18 năm 2016

  • Bài 1: Phép thuật mèo con.Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành cặp đôi.
    Đề Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 Vòng 19 năm 2016
  • Con 
  • Khỉ 
  • Miêu 
  • Chân lý 
  • Nhà thơ 
  • Mộc 
  • Thiên địa 
  • Chuột 
  • Ming nguyệt 
  • Thâm nghiêm 
  • Bài 2: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn. 
  • Câu hỏi 1:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: 
    "Hãy lo bền chí câu .............. Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai."

     
  • Câu hỏi 2:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Cùng nghĩa với từ “dũng cảm” là “can đảm”, trái nghĩa với từ dũng cảm là từ ..................

     
  • Câu hỏi 3:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: 
    "Lá bàng đang đỏ ngọn cây 
    Sếu .............. mang lạnh đang bay ngang trời."

     
  • Câu hỏi 4:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: 
    "Tiên học lễ, hậu học ..............."

     
  • Câu hỏi 5:

    Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống: Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi được gọi là trung ..............

     
  • Câu hỏi 6:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: 
    “Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa 
    Tia nắng ............ nháy hoài trong ruộng lúa”?

     
  • Câu hỏi 7:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau trong bài “Trống Đồng Đông Sơn”: “Trống đồng Đông Sơn đa đạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình .............. nhiều cánh tỏa ra xung quanh.”

     
  • Câu hỏi 8:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: 
    “Người ngắm trăng soi ngoài cửa ............
    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”

     
  • Câu hỏi 9:

    Điền tên dấu thích hợp để hoàn thành định nghĩa sau: Dấu .............. chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

     
  • Câu hỏi 10:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: 
    "Người có chí thì nên, nhà có ............ thì vững."

     
  • Bài 3. Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn. Nếu CHỌN đáp án em hãy click chuột vào ô tròn trước đáp án. 
  • Câu hỏi 1:

    Trong các từ sau, từ nào không cùng kiểu cấu tạo với các từ còn lại?

    • luồn lách
    • len lỏi
    • rì rào
    • thưa thớt
  • Câu hỏi 2:

    Đùm bọc, giúp đỡ, nhường nhịn, san sẻ cho nhau trong khó khăn, hoạn nạn, là nghĩa của câu thành ngữ nào?

    • Cày sâu cuốc bẫm
    • Chân lấm tay bùn
    • Ba chìm bẩy nổi
    • Nhường cơm sẻ áo
  • Câu hỏi 3:

    Tác giả nào đã viết những câu thơ sau: 
    “Tiếng ngọc trong veo 
    Chim gieo từng chuỗi 
    Lòng chim vui nhiều 
    Hót không biết mỏi.”?

    • Huy Cận
    • Trần Đăng Khoa
    • Phạm Tiến Duật
    • Nguyễn Khoa Điềm
  • Câu hỏi 4:

    Nghĩa của “hòa” trong “hòa ước” giống nghĩa của “hòa” trong từ nào dưới đây ?
     

     
  • Câu hỏi 5:

    "Thân em xưa ở bụi tre. Mùa đông xếp lại, mùa hè mở ra." Là cái gì?

    • Quạt giấy
    • Quạt mo
    • Quạt điện
    • Quạt nan
  • Câu hỏi 6:

    Tác giả nào đã viết những câu thơ sau : 
    “Mẹ rằng : Quê mẹ, Bảo Ninh 
    Mênh mông sóng biển, lênh đênh mạn thuyền 
    Sớm chiều, nước xuống triều lên 
    Cực thân từ thuở mới lên chín mười.”?

    • Huy Cận
    • Phạm Tiến Duật
    • Tố Hữu
    • Nguyễn Khoa Điềm
  • Câu hỏi 7:

    Câu “Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi.” là loại câu gì?

    • Câu kể
    • Câu khiến
    • Câu hỏi
    • Câu cảm
  • Câu hỏi 8:

    Trong câu: “Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển khơi”, bộ phận nào là chủ ngữ?

    • Tàu chúng tôi
    • Chúng tôi
    • Biển khơi
    • Buông neo
  • Câu hỏi 9:

    Chỉ ra từ khác kiểu cấu tạo với các từ còn lại?

    • Liêu xiêu
    • Phiêu diêu
    • Thiêu thiếu
    • Mỹ miều
  • Câu hỏi 10:

    Trạng ngữ “Phía trên bờ đê” trong câu “Phía trên bờ đê, bọn trẻ chăn trâu thả diều, thổi sáo.” dùng để chỉ gì?
     

    • nguyên nhân
    • phương tiện
    • thời gian
    • nơi chốn
1
10 tháng 4 2021
  • Bài 1: Phép thuật mèo con.

    Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành cặp đôi.
    Đề Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 4 Vòng 19 năm 2016

  • Con

    Tử

  • Khỉ

    Hầu

  • Miêu

    Mèo

  • Chân lý

    Lẽ phải

  • Nhà thơ

    Thi gia

  • Mộc

    Cây

  • Thiên địa

    Trời đất

  • Chuột

    Thử

  • Ming nguyệt

    Trăng sáng

  • Thâm nghiêm

    Sâu kín

  • Bài 2: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

  • Câu hỏi 1:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
    "Hãy lo bền chí câu .............. Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai."

    cua
  • Câu hỏi 2:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Cùng nghĩa với từ “dũng cảm” là “can đảm”, trái nghĩa với từ dũng cảm là từ ..................

    hèn nhát
  • Câu hỏi 3:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
    "Lá bàng đang đỏ ngọn cây
    Sếu .............. mang lạnh đang bay ngang trời."

    giang
  • Câu hỏi 4:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
    "Tiên học lễ, hậu học ..............."

    văn
  • Câu hỏi 5:

    Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống: Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi được gọi là trung ..............

    thành
  • Câu hỏi 6:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
    “Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
    Tia nắng ............ nháy hoài trong ruộng lúa”?

    tía
  • Câu hỏi 7:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau trong bài “Trống Đồng Đông Sơn”: “Trống đồng Đông Sơn đa đạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình .............. nhiều cánh tỏa ra xung quanh.”

    ngôi sao
  • Câu hỏi 8:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
    “Người ngắm trăng soi ngoài cửa ............
    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”

    sổ
  • Câu hỏi 9:

    Điền tên dấu thích hợp để hoàn thành định nghĩa sau: Dấu .............. chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

    hai
  • Câu hỏi 10:

    Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
    "Người có chí thì nên, nhà có ............ thì vững."

    nền
  • Bài 3. Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn. Nếu CHỌN đáp án em hãy click chuột vào ô tròn trước đáp án.

  • Câu hỏi 1:

    Trong các từ sau, từ nào không cùng kiểu cấu tạo với các từ còn lại?

    • luồn lách
    • len lỏi
    • rì rào
    • thưa thớt
  • Câu hỏi 2:

    Đùm bọc, giúp đỡ, nhường nhịn, san sẻ cho nhau trong khó khăn, hoạn nạn, là nghĩa của câu thành ngữ nào?

    • Cày sâu cuốc bẫm
    • Chân lấm tay bùn
    • Ba chìm bẩy nổi
    • Nhường cơm sẻ áo
  • Câu hỏi 3:

    Tác giả nào đã viết những câu thơ sau:
    “Tiếng ngọc trong veo
    Chim gieo từng chuỗi
    Lòng chim vui nhiều
    Hót không biết mỏi.”?

    • Huy Cận
    • Trần Đăng Khoa
    • Phạm Tiến Duật
    • Nguyễn Khoa Điềm
  • Câu hỏi 4:

    Nghĩa của “hòa” trong “hòa ước” giống nghĩa của “hòa” trong từ nào dưới đây ?
     

    Hòa nhau Hòa tan Hòa nhạc Hòa bình
  • Câu hỏi 5:

    "Thân em xưa ở bụi tre. Mùa đông xếp lại, mùa hè mở ra." Là cái gì?

    • Quạt giấy
    • Quạt mo
    • Quạt điện
    • Quạt nan
  • Câu hỏi 6:

    Tác giả nào đã viết những câu thơ sau :
    “Mẹ rằng : Quê mẹ, Bảo Ninh
    Mênh mông sóng biển, lênh đênh mạn thuyền
    Sớm chiều, nước xuống triều lên
    Cực thân từ thuở mới lên chín mười.”?

    • Huy Cận
    • Phạm Tiến Duật
    • Tố Hữu
    • Nguyễn Khoa Điềm
  • Câu hỏi 7:

    Câu “Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi.” là loại câu gì?

    • Câu kể
    • Câu khiến
    • Câu hỏi
    • Câu cảm
  • Câu hỏi 8:

    Trong câu: “Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển khơi”, bộ phận nào là chủ ngữ?

    • Tàu chúng tôi
    • Chúng tôi
    • Biển khơi
    • Buông neo
  • Câu hỏi 9:

    Chỉ ra từ khác kiểu cấu tạo với các từ còn lại?

    • Liêu xiêu
    • Phiêu diêu
    • Thiêu thiếu
    • Mỹ miều
  • Câu hỏi 10:

    Trạng ngữ “Phía trên bờ đê” trong câu “Phía trên bờ đê, bọn trẻ chăn trâu thả diều, thổi sáo.” dùng để chỉ gì?
     

    • nguyên nhân
    • phương tiện
    • thời gian
    • nơi chốn
10 tháng 4 2021

cái áo

kết bạn với mình nha 

10 tháng 4 2021

Cái chai , cái áo , cái tay , ...

16 tháng 6 2021

Câu chuyện đã cho ta thấy các nhà thám hiểm là những người ham muốn khám phá thế giới xung quanh nên bất chấp hiểm nguy, họ đã dũng cảm dấn thân vào các cuộc dò tìm đầy khó khăn nguy hiểm.

10 tháng 4 2021

đc cop mạng k e :3

10 tháng 4 2021

                -------------------------------- Tả cây phượng -------------------------- :))

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

9 tháng 4 2021

Trả lời:

Từ để nguyên là: gio

9 tháng 4 2021

là gio

9 tháng 4 2021

Bị Sinh lý nhé bạn

 đùng hỏi lung tung nhé

9 tháng 4 2021

bị bệnh YẾU SINH LÝ KKKK

9 tháng 4 2021

Em có một cây bút máy rất đẹp, đó là món quà em được tặng.

Trên thân bút còn có hình hai bé thơ, tóc cài nơ và dòng chữ “ Bút mài nét thanh nét đậm”. Dáng hình cái bút rất xinh, thon thon dài mười ba xăng-ti-mét. Cái nắp bút có cài bằng kim loại màu vàng nổi bật thêm màu xanh cánh trả lấp lánh. Ngòi bút hình mũi giáo màu vàng, nằm trên chiếc lưỡi gà màu đen bằng nhựa cứng. Ngòi bút và lưỡi gà cắm vào cổ bút bằng kim loại , nối liền với ruột bút là ống nhựa cứng màu đen để đựng mực.

Chị gái mua cây bút này tại siêu thị với giá 25.000 đồng tặng em, nhân ngày sinh nhật em tròn tám tuổi.

Em cũng như các bạn trong lớp đều dùng mực tím của nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà. Từ ngày dùng bút máy, chữ viết của em có nét thanh nét đậm, mỗi ngày một đẹp, mang nhãn hiệu nước ngoài, nhưng không có dòng chữ “ Bút mài nét thanh nét đậm” như chiếc bút của em.

Em giữ gìn rất cẩn thận, cây bút máy. Viết xong bài, em dùng giấy lau sạch ngòi bút, nắp bút lại, đặt vào hộp bút. Em xem nó như người bạn thân thiết quý mến của mình thời thơ bé. Em thầm hứa và nói nhỏ với nó: “ Bạn thân yêu ơi! Chúng mình nỗ lực phấn đấu giành được giải cao trong hội thi Vở sạch chữ đẹp cuối năm học nhé!”.

9 tháng 4 2021

Hè vừa qua, ông em từ quê lên chơi đã tìm kiếm những mảnh gỗ dư từ hồi làm nhà, đóng cho em một chiếc bàn học thay cho chiếc bàn nhỏ mẹ mua từ ngày em học mẫu giáo.

Đó là một chiếc bàn rất xinh xắn. Mặc dù được đóng bằng ỗ tạp ghép lại nhưng ông em đã bào nhẵn bóng và đánh vecni nên trong chẳng khác gì những chiếc bàn được bày bán

Mặt bàn hình chữ nhật, dài một mết, rộng nửa mét, được em trang trí thêm nhưng hình ảnh rất ngộ nghĩnh nhu chú thỏ bông, chú vịt Đô nan và nhiều quả bóng bay, làm cho mặt bàn sáng hẳn lên. Chiếc bàn có bốn chân, vừa tầm với em. Ghế là một bang gỗ dài cũng có bốn chân và chỗ dựa lưng, trong rất xinh xắn và gọn. Mặt bàn hơ thoai thoải, có thể mở lên được vì nó gắn với phần cố định bởi hai tấm bản lề bằng sắt. Hộc bàn được ngăn đôi. Bên trái, em đựng sách giáo khoa, tập vở; bên phải em đựng đồ dùng học tập như bút, thước, bảng con và các đồ dùng cá nhân khác. Thật là tiện lợi! Dưới chân bàn, ông đóng thêm hai thanh gỗ dài để em gác chân khi ngồi học và để giữ cho bàn thăng bằng, chắc chắn thêm.

Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ, nhìn ra khoảng sân nhỏ có một cái ghế. Nhiều khi, ông mặt trời chiếu những tia nắng ám áp xuyên qua kẽ lá, luồn qua song cửa sổ và đậu trên mặt bàn. Có chiếc bàn học như vậy nên góc học tập của em thú vị biết bao!

Hằng ngày khi ngồi vào bàn học, hình như có tiếng thì thầm: "Chúc cô bé học giỏi". Để đáp lại "lòng mong muốn" của người bạn thân thiết này, em đã có nhiều điểm mười đỏ chói trên bảng vở.

Bàn là vật kỉ niệm của ông em, nên em quý nó lắm. Em thường lau chùi sạch sẽ và giữ cho nó không bị một vết bẩn, một vết xước nào. Chắc bàn sẽ không đến nổi "tủi thân" khi tự kể về đời mình.

9 tháng 4 2021

Trong sân trường em có một cây phượng vĩ rất to, một cây phượng cổ thụ.

Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì như những vỏ ốc khổng lồ. Mùa xuân về, cây bắt đầu nãy những chồi non xanh mơn mởn, trông rất mát mắt. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Khi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa, một màu đỏ rực, báo hiệu kỷ nghỉ hè sắp đến. Hoa phượng có năm cánh, mượt như tơ, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn vàng.

Mỗi khi nhìn thấy hoa phượng nở, trong lòng mỗi bạn học sinh lại tràn ngập nhiều cảm xúc: các bạn vui vì sắp được đi nghỉ hè với gia đình nhưng lại cảm thấy một nỗi buồn man mác vì sắp phải chia tay bạn bè, thầy cô và cả cây phượng cổ thụ.

Để cây phượng được khỏe mạnh và che mưa che nắng cho các bạn học sinh chúng mình, mỗi ngày các bạn trực nhật đều tưới nước cho cây để cây có đủ sức vượt qua những ngày nắng nóng, để nở những chùm hoa đỏ rực báo hiệu mùa hè. Không biết từ bao giờ, cây phượng vĩ đã trở thành một biểu tượng, một hình ảnh thân quen mỗi khi chúng em nghĩ về ngôi trường mến yêu của mình.

9 tháng 4 2021

Quê hương! Hai tiếng gọi đó thật thân thương biết nhường nào! Quê hương đối với mỗi người có thể là cánh đồng rộng lớn thẳng cánh cò bay hoặc là dòng sông hiền hòa ôm ấp xóm làng trù phú... Còn đối với em quê hương chính là cây đa cổ thụ ở đầu làng.

Cây đa này không biết đã có ở đây từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em mới chỉ là một đứa bé, cây đã đứng sừng sững ở đây như một minh chứng lịch sử. Thân cây rất to, ba người bọn em nắm tay nhau ôm cũng không xuể. Cây cao với những cành cây tỏa ra tứ phía trông giống hệt như hàng chục cánh tay của những người khổng lồ.

Rễ cây lan rộng trên mặt đất, ngoằn ngoèo như những chú rắn hổ mang. Phần lớn rễ cây đã cắm sâu vào trong lòng đất để vừa làm bệ đỡ vừa hút chất dinh dưỡng nuôi cây.

Lá đa to hơn bàn tay người lớn một tẹo với những vân lá chạy từ cuống rồi lan ra toàn bộ bề mặt chiếc lá. Từ xa nhìn lại cây đa này trông chẳng khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ tỏa bóng che rợp cả một khoảng đất rộng. Đây cũng là nơi nghỉ mát của dân làng sau những buổi làm đồng mệt mỏi đồng thời cũng là nơi tụi trẻ con chúng em luôn chọn làm nơi đùa nghịch. Trưa hè oi bức mà được ngồi dưới gốc cây xanh hóng gió thì tuyệt biết mấy.

Những buổi chiều trước khi mặt trời bắt đầu ngả sang màu vàng cam tuyệt đẹp thì đây chính là địa điểm cho mọi trò chơi của tụi chúng em diễn ra. Nào là ô ăn quan, nhảy dây, đá bóng và rất nhiều trò chơi khác. Chẳng biết từ lúc nào mà hình ảnh cây đa đã on sâu vào tâm trí mỗi người dân quê em. Ai đi xa trở về làng việc đầu tiên họ làm chính là đưa mắt tìm kiếm hình ảnh cây đa quen thuộc.

Em rất yêu quý cây đa này. Cây vừa là người bạn vừa là người em chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống.

8 tháng 4 2021

Dàn ý tả con vật - Tả con hổ
a. Mở bài

Giới thiệu hoàn cảnh, địa điểm em được nhìn thấy, quan sát chú hổ
b. Thân bài

- Miêu tả ngoại hình chú hổ:

Hình dáng bên ngoài giống như con vật nào? Kích thước có gì khác biệt?
Bộ lông của con hổ có màu sắc gì? Hoa văn như thế nào?
Hàm răng, móng vuốt của con hổ có đặc điểm gì? Nó giúp gì cho con hổ?
Cái đuôi của con hổ có đặc điểm gì? Nó có ve vẩy như chó không?
Đôi mắt, cái tai, cái chân… của con hổ trông như thế nào?
- Miêu tả môi trường sống của chú hổ:

Diện tích ra sao?
Được trang trí mô phỏng theo nơi nào?
Nơi ở của hổ gồm những gì? (hồ nước, bụi cây, hang đá…)
Thức ăn của hổ là gì?
Khung/ kính ngăn cách hổ với người đến xem?
- Hoạt động của con hổ:

Lúc em đến con hổ đang làm gì? (ăn thịt, nằm sưởi nắng, bơi dưới hồ…)
Khi thấy mọi người tập trung ở cửa kính để quan sát thì con hổ làm gì?
c. Kết bài

Cảm nghĩ của em về con hổ và cuộc sống của nó trong sở thú

9 tháng 4 2021

Dàn ý Tả con mèo

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần đề cập

II. Thân bài:

1. Tả bao quát.

- Con mèo của bạn thuộc giống mèo gì?

- Con mèo bao nhiêu tuổi và bao nhiêu kí.

- Con mèo khoác lên mình bộ lông màu gì.

2. Tả chi tiết.

- Đầu: đầu nó tròn như trái banh

- Mắt: long lanh

- Hai cái tai: vểnh vểnh hình tam giác trong vui mắt

- Mũi: phơn phớt hồng bao giờ cũng ươn ướt

- Bộ ria bao giờ cũng vểnh trông rất oai vệ

- Đuôi: bao giờ cũng vẫy vẫy, dài khoảng 15 cm

- Chân: có móng vuốt

3. Hoạt động, tính nết của mèo.

- Ban ngày mèo rất thảnh thơi vui chơi, nô đùa

- Khi ăn rất từ tốn và gọn gàng

- Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.

III. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ về con mèo

- Nêu tình cảm của bạn với con mèo

8 tháng 4 2021

Dàn ý tả con vật - Tả con hổ
a. Mở bài

Giới thiệu hoàn cảnh, địa điểm em được nhìn thấy, quan sát chú hổ
b. Thân bài

- Miêu tả ngoại hình chú hổ:

Hình dáng bên ngoài giống như con vật nào? Kích thước có gì khác biệt?
Bộ lông của con hổ có màu sắc gì? Hoa văn như thế nào?
Hàm răng, móng vuốt của con hổ có đặc điểm gì? Nó giúp gì cho con hổ?
Cái đuôi của con hổ có đặc điểm gì? Nó có ve vẩy như chó không?
Đôi mắt, cái tai, cái chân… của con hổ trông như thế nào?
- Miêu tả môi trường sống của chú hổ:

Diện tích ra sao?
Được trang trí mô phỏng theo nơi nào?
Nơi ở của hổ gồm những gì? (hồ nước, bụi cây, hang đá…)
Thức ăn của hổ là gì?
Khung/ kính ngăn cách hổ với người đến xem?
- Hoạt động của con hổ:

Lúc em đến con hổ đang làm gì? (ăn thịt, nằm sưởi nắng, bơi dưới hồ…)
Khi thấy mọi người tập trung ở cửa kính để quan sát thì con hổ làm gì?
c. Kết bài

Cảm nghĩ của em về con hổ và cuộc sống của nó trong sở thú