K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài văn mẫu 1

Phong cách sống thanh cao trong sạch giản dị của Hồ Chí Minh

    Có rất nhiều các tác phẩm nói về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đó có tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà, ta thấy được rất nhiều những nét đẹp trong phong cách của Người. Phong cách Hồ Chí Minh chính kết quả của sự kết hợp tinh hoa văn hoa nhân loại với cái gốc văn hóa dân tộc, “để trở thành một nhân cách rất Việt Nam”. Cho dù ở bất cứ cương vị nào, thì Hồ Chí Minh luôn coi mình chỉ là một người dân bình thường, một đồng bào yêu nước, một người nguyện hi sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân.

    Trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống dân chúng lầm than, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi tìm cứu nước. “Trên những con tàu vượt trùng dương, Người ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người làm nhiều nghề”. Tất cả đều được Người tìm hiểu học hỏi một cách chắt lọc, tiếp thu những cái đẹp, cái hay cái mới, phê phán những cái tiêu cực. Phải đối mặt với hàng trăm hàng nghìn có khi hàng triệu những khó khăn, gian khổ của cuộc sống nhưng Người vẫn luôn cố gắng trau dồi kiến thức, tích lũy những điều hay, điều tốt để có thể một ngày mang những tri thức đó về cứu dân cứu nước. Dù đi “Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”. Nét đẹp của Bác ở đây chính là ý chí kiên định, kiên cường, vượt qua khó khăn thử thách để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại một cách chắt lọc và uyên thâm.

    Nét đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua lối sống vô cùng giản dị nhưng đầy thanh cao của Người. “Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”.“Trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ …”. “Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc…,” “tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm của cuộc đời…” Áo bà ba, áo trấn thủ, đối dép lốp, cá kho, rau luộc, …tất cả những món dân dã, trang phục đó đều là những thứ mà tất cả những chiến sĩ ngoài mặt trận và người Việt Nam bình thường lúc bấy giờ đều ăn, đều mặc, Người cũng như bao con người đồng bào quê hương Việt Nam không có chút khác lạ nào.

    Dù ở cương vị nào thì Bác đối đãi với mọi người cũng đều vô cùng ân cần chu đáo, từ những anh lính canh phủ chủ tịch, những cháu nhỏ hay cụ già, Bác đều chu đáo yêu thương như những người ruột thịt. Tình yêu của Bác đối với đất nước, đối với nhân dân không có gì so sánh được.

    Sự thanh cao giản dị của Bác “như các vị danh nho những phải là tự thần thánh hóa, khác đời, khác người”. Mà đó chính là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
Qua đây chúng ta cần học tập và noi theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năng động, cần cù siêng năng, vận dụng tri thức có được vào  trong học tập và trong công việc. Cuộc sống lành mạnh, không chạy theo điều phù phiếm, hào nhoáng, biết quan tâm và chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh, yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ,…

    Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, ở Người ta thấy được “một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Phong cách Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng cho mỗi thế hệ con người Việt Nam nhất là đối với sinh viên, học sinh chúng ta cần phải học tập và noi theo tấm gương sáng của Bác.

Bài văn mẫu 2

Bài văn cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh lớp 9

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc.Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

    Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn giản, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô… là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng

    Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.

    Không những vậy trong quan hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.

Bài văn mẫu 3

Văn mẫu 9 cảm nhận phong cách giản dị Hồ Chí Minh

    Nói tới phong cách Hồ Chí Minh, không thể không nhấn mạnh rằng, ở Người có một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất hữu cơ không thể tách rời giữa tư tưởng với đạo đức và phong cách. Chiều sâu, sức sáng tạo với những phát kiến mới mẻ, độc đáo trong tư tưởng của Người đã làm cho hệ thống tư tưởng của Người ở tầm chiến lược, không chỉ là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, mà còn thực sự có sự phát triển mới, làm sâu sắc và phong phú thêm kho tàng lý luận và phương pháp cách mạng của di sản kinh điển Mác xít. Tư tưởng của Người về cách mạng giải phóng dân tộc, lý luận của Người về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sao cho “đúng quy luật, thuận lòng dân và hợp thời đại”, cũng như quan điểm của Người về dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền - dân chủ - nhân nghĩa, trọng dân đi liền với trọng pháp, đặc biệt chủ thuyết của Người về Đảng cầm quyền, “Đảng là đạo đức, là văn minh”, “dựa vào dân mà xây dựng Đảng”,… đã tỏ rõ giá trị và sức sống của nó qua thử thách của thời gian.

    Người xứng đáng là nhà tư tưởng Mác xít sáng tạo, đầy bản lĩnh mà rất nhiều luận điểm của Người đã trở thành kinh điển. Tư tưởng của Người, đồng thời cũng là phương pháp, năm tác phẩm tiêu biểu của Người được xếp vào Quốc bảo1 (Bảo vật Quốc gia) cũng đồng thời còn là pháp bảo, giác ngộ chúng ta về nhận thức và chỉ dẫn cho ta về hành động mà Người khiêm tốn gọi là “cách làm”. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là phương diện trí tuệ, là triết lý và minh triết trong phong cách sống của Người. Đạo đức và thực hành đạo đức, trở thành tấm gương đạo đức, văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh làm nên sự thanh cao trong phong cách sống của Người.

    Phong cách Hồ Chí Minh là cả một hệ thống. Theo cố Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, phong cách Hồ Chí Minh là sự tổng hợp của phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt2. Năm phương diện hay năm cung bậc đó, tổng hợp, chung đúc lại cho ta hình dung thấy phong cách Hồ Chí Minh, cũng có thể gọi là phong cách sống của Hồ Chí Minh.

    Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, học trò kiệt xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thấu hiểu và thấu cảm về Người, nên đã từng nói về Người, nhất là phong cách sống của Người thật thấm thía, biểu cảm. Ông khái quát thật cô đọng phong cách sống của Hồ Chí Minh: “Giản dị - lão thực - hiền minh”. Thật đúng như vậy, Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng cách tân, đổi mới với bản lĩnh sáng tạo, không giáo điều, biệt phái mà trái lại, hết sức khoáng đạt, thấm nhuần tinh thần khoan dung và luôn thực hành văn hóa khoan dung. Hồ Chí Minh, người cộng sản hiện đại lại mang cốt cách hiền triết Á Đông, đậm bản sắc Việt Nam.

    Theo Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh yêu nước 100%, nên cộng sản cũng 100%, nghĩa là trọn vẹn, toàn vẹn. Càng yêu nước thương dân, càng tin yêu và hành động theo lý tưởng cộng sản, càng cộng sản chân chính đích thực bao nhiêu, càng nặng lòng yêu nước thương dân bấy nhiêu. Giải thích ấy của Ông, có sức thuyết phục sâu sắc đối với các học giả nước ngoài đang nỗ lực tìm hiểu về Hồ Chí Minh. Lối sống, đời sống tao nhã, tinh tế, thanh cao của Hồ Chí Minh được Phạm Văn Đồng khắc họa thật điển hình, bằng lời tả ngôi nhà sàn, mảnh vườn, nơi ở của Người: “Người sống trong ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị, ngát hương thơm cây cỏ, hoa vườn nhưng tâm hồn thì lộng gió bốn phương thời đại”.

    Khó có chân dung nhân cách và phong cách sống nào của Người lại được vẽ bằng ngôn từ, lời văn, nhịp điệu hay và chuẩn xác đến thế từ ngòi bút của vị Thủ tướng, đồng thời là một nhà văn hóa lớn: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu”. Không chỉ chúng ta cảm nhận như vậy, mà biết bao tấm lòng bè bạn quốc tế đến Việt Nam, có may mắn tiếp xúc với Người, được Người tiếp không phải trong phòng khách sang trọng, mà dưới bóng mát dàn hoa, bên thảm cỏ xanh, cũng đều xúc động nhận ra điều đó.

    Hồ Chí Minh có một đời sống thanh cao, bởi suốt đời, Người không màng danh lợi, đứng ở ngoài vòng danh lợi, đã vì dân, vì nước, thì không ham danh, không hám lợi, cả đời chỉ ham học, ham làm, ham tiến bộ, để làm cho dân được sung sướng tự do. Phong cách sống thanh cao của Hồ Chí Minh là phong cách của một con người luôn biết đồng cảm và chia sẻ, thấu lý đạt tình, ứng xử hài hòa giữa lý trí và tình cảm, thủy chung tình nghĩa. Người nói với nhân dân của Người bằng cả trái tim và tấm lòng: từ trước đến nay tôi đã là người của đồng bào thì từ nay về sau, mãi mãi tôi vẫn thuộc về đồng bào. Người đã có lời cảm ơn như thế khi đồng bào chúc thọ sinh nhật Người sau lễ Độc lập. Và, phút lâm chung, trên giường bệnh, Người đã khóc, nói với các đồng chí thân thiết của Người, “Bác không thể bỏ dân mà đi được”. Thanh cao Hồ Chí Minh là như vậy, “nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Bởi phong cách sống thanh cao, nên Người tự rèn luyện cho mình một lối sống giản dị, giản dị đến hồn nhiên, an nhiên, tự tại, luôn vui vẻ lạc quan, để động viên, an ủi, cổ vũ chúng ta.

    Lại thêm một sở cứ nữa cho ta cảm nhận sự cao thượng của Người. Người giản dị chứ tuyệt nhiên không hề giản đơn. Có sâu sắc trong tư tưởng, có trong sáng nơi tâm hồn, có trong sạch bởi đạo đức, phẩm hạnh lại có trải nghiệm phong phú trong đời sống, trong trường đời đấu tranh cách mạng thì mới giản dị được. Bởi, có khi chúng ta chưa hiểu thấu điều giản dị cao quý đó của Người, nên thiển nghĩ Người giản đơn. Lỗi ấy trong tư duy, nhận thức, chúng ta phải sửa, để học tập và làm theo Người một cách thực chất, bản chất và sáng tạo, chứ không máy móc, bắt chước hình hài, dáng vẻ bên ngoài rất không nên và không thể. Đó là noi theo, làm theo cái tâm, cái đức, cái tình và cái trí của Người, để làm tốt nhất công việc hằng ngày, phục vụ dân tốt nhất mỗi ngày, mỗi việc, làm cho dân hài lòng về những đầy tớ, công bộc của mình. Đó cũng là điều có ý nghĩa nhất, để Bác vui lòng, hài lòng và yên lòng về chúng ta trong cuộc sống hôm nay, mai sau và mãi mãi.

Học tốt!!!!

18 tháng 2 2020

Đầu năm 1941, Bác Hồ về nước, Người đã chọn Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) làm nơi đứng chân xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Vào những năm 1940 - 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống qua ngày. Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống của Người kham khổ đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như những đồng bào quanh vùng. Thấy Bác đã có tuổi, vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí đã bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác. Biết vậy Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Người hỏi các đồng chí:

- Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?

Các đồng chí thưa:

- Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.

- Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ phí. Một hạt bắp lúc này cũng quí.

Lời Bác nói đã cho anh em thấm thía một bài học về sự tiết kiệm. Và câu thơ "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" ra đời trong thời kỳ này. Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, Bác chúng ta vẫn luôn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng.

Đầu tháng 4/1941, Bác và các đồng chí chuyển sang sống ở lán Khuổi Nặm. Đồng chí Bảo An - quê ở Sóc Giang, Hà Quảng bẫy được một chú gà lôi. Mọi người trầm trồ khen con gà đẹp quá và xin Bác giữ lại nuôi làm cảnh. Bác bảo:

- Nuôi gà lôi giải trí cũng thích, nhưng hiện nay lương thực rất thiếu thốn, cơm gạo chúng ta còn chưa đủ ăn thì các chú lấy gì để nuôi gà cảnh?

Anh em thưa với Bác: - Chúng cháu sẽ bắt sâu bọ để nuôi gà.

Bác đồng ý, nhưng chỉ được vài ngày sau con gà lôi gầy sút đi. Thấy vậy Bác hỏi:

- Bây giờ chúng ta giải quyết thế nào đây?

Biết ý, anh em thưa:

- Vậy xin phép Bác cho chúng cháu thịt gà ạ.

Bác nhất trí. Anh em hớn hở vì nghĩ hôm nay sẽ được cải thiện một bữa ra trò. Nhưng khi thịt gà, Bác chỉ cho phép lấy bộ lòng để nấu một bữa tươi. Còn tất cả băm thật nhỏ cho nhiều muối và ớt rang mặn lên để vào ống tre ăn dần trong các bữa sau. Bác còn dặn, nhớ để phần cho những đồng chí đang đi công tác cơ sở chưa về. Chỉ một miếng ăn nhỏ lạ miệng Người cũng không quên các đồng chí vắng nhà.

Năm 1942, Bác sang Trung Quốc để gặp gỡ với chính quyền Trung ương Tưởng Giới Thạch bàn về mối quan hệ giữa hai nước trong công cuộc chống Nhật. Không may, đi đến phố Túc Vinh, huyện Đức Bảo, Quảng Tây, Trung Quốc, Người đã bị chính quyền địa phương Tưởng Giới Thạch bắt giữ. Người đã bị giải đi qua hơn 30 nhà lao của 13 huyện thị Quảng Tây, Trung Quốc. Tháng 10/1943, Người được trả lại tự do. Đến tháng 10/1944, Người quay trở lại Pác Bó. Các đồng chí đã đưa Bác vào nhà cụ Dương Văn Đình (bố đồng chí Dương Đại Lâm) mọi người mừng rỡ khi thấy Bác trở về. Nhìn thấy Bác gầy yếu, tóc bạc đi mấy phần, ai cũng xót xa, thương Bác. Cụ Dương Văn Đình đã cho người nhà nấu cháo và bưng đến một bát cháo trứng gà mời Bác. Bác hỏi:

- Ở đây một ngày ăn mấy bữa hả cụ?

- Dạ, một ngày ăn ba bữa, bữa sáng thì ăn cháo.

- Thế ai cũng được ăn cháo đánh với trứng à?

Mọi người phải thú thực vì thấy Bác đi đường mệt nên mới làm mời Bác thôi. Bác không bằng lòng bảo với mọi người

- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi lại được đặc biệt hơn các đồng chí? Cách mạng gian khổ phải cùng nhau chịu đựng, mọi người ăn sao tôi ăn vậy.

Và Người đứng dậy, bưng bát cháo trứng đến mời bà cụ cố của đồng chí Dương Đại Lâm. Bác nói: "Đây mới là người cần được bồi dưỡng. Bà cố đã sống gần trăm tuổi rồi, cực khổ vất vả đã nhiều, cần ăn ngon để sống với con cái đến ngày nước nhà độc lập, vui hưởng thái bình".

Nghe Bác nói vậy ai cũng thấy sống mũi cay cay. Thương Bác và càng thêm cảm phục Bác. Chưa bao giờ Bác đòi hỏi phải có sự ưu tiên cho riêng mình. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Người cũng đều nghĩ cho người khác và quan tâm đến tất cả mọi người xung quanh.

18 tháng 2 2020

Sau khi học xong tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh, nhân vật người anh đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên. Vốn là một người không có tài năng gì nổi bật nên khi thấy được tài hội họa của em gái Kiều Phương được phát hiện thì tâm trạng người anh dần dần có những thay đổi. Đầu tiên là cảm giác buồn và muốn khóc, thậm chí là xem lén những bức tranh của em. Nhìn mọi người yêu mến, khen ngợi, quan tâm em gái hơn mình, người anh cảm thấy mình như bị bỏ rơi. Càng không hiểu tại sao người anh không thể thân với em như trước kia được nữa, có lẽ đó chính là do sự đố kỵ từ trái tim. Khi đứng trước bức tranh đoạt giải nhất của Kiều Phương, tâm trạng người anh thay đổi liên tục: sự ngỡ ngàng đến hãnh diện, rồi cuối cùng là sự xấu hổ. Xấu hổ vì thấy mình không hoàn hảo như người anh trong tranh của em gái. Và đó cũng là điều mà em ghi nhớ nhất ở nhân vật này: biết nhận ra lỗi lầm của mình và thấy được tấm lòng nhân hậu, tình cảm trong sáng của Kiều Phương.
Chúc bạn học tốt và nha!!!

18 tháng 2 2020

người anh vừa đáng trách vừa đáng khenvif có lúc mặc cảm, tự ti, ghen tị trước tài năng của em nhưng sau đó người anh đã vô cùng xúc động, ân hận khi nhận ra tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của người em qua bức tranh thánh thiện của người em gái

18 tháng 2 2020

Trường học giống như một xã hội thu nhỏ. Đó là nơi mà mỗi người có thể tìm thấy cho mình những trải nghiệm riêng, bài học mới lạ, kết bạn với những người xung quanh … Và kỉ luật học đường sẽ giúp chúng ta tiếp cận với xã hội bên ngoài một cách đúng đắn và tích cực hơn.

Kỷ luật học đường là những nguyên tắc, nội quy, luật lệ được nhà trường đưa ra cho các giáo viên và đặc biệt là học sinh. Khi đến trường, mọi học sinh đều phải tuân theo, chấp hành một cách nghiêm túc. Kỷ luật học đường là một công cụ hữu ích giúp mỗi học sinh tăng cường ý thức giữ nề nếp kỉ luật trong trường học.

Nghị luận về kỉ luật học đường trong nhà trường hiện nay

Kỉ luật học đường hình thành nếp sống có kỷ cương, phép tắc trong từng cá nhân. Trường học là nơi cung cấp tri thức đồng thời tạo ra môi trường thân thiện để học sinh có thể trao đổi, chia sẻ cho nhau. Bởi vậy, việc bản thân học tập và biết tuân thủ, chấp hành nội quy mà nhà trường đã đưa ra là một điều cần thiết khi sống trong một môi trường tập thể. Biết và thực hiện theo những nguyên tắc, nội quy đó thì chúng ta là những người có kỷ luật. Vâng lời thầy cô, không nói tục chửi bậy, không gian lận trong thi cử, … đó là những biểu hiện của một con người có kỉ luật. Kỉ luật là yếu tố quan trọng để hình thành và hoàn thiện nhân cách của người học sinh. Sống có kỉ luật, chúng ta sẽ được nhiều bạn bè và thầy cô yêu quý. Ngược lại, những người vô kỉ luật sẽ bị nhiều người ghét bỏ và xa lánh.

Thực tế hiện nay, nhiều bạn học sinh đã và đang không nghiêm túc thực hiện các nội quy, nguyên tắc mà nhà trường đã đề ra. Tình trạng quay cóp, chép phao, gây gổ, đánh nhau, bạo lực học đường, … gia tăng nhanh chóng. Nếu không có những biện pháp xử lí kịp thời, thì trường học vốn là một nơi có môi trường thân thiện sẽ trở thành nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh và là cơn ác mộng của các bạn học sinh.

Nhà trường và gia đình cần có sự phối hợp và quản lí chặt chẽ để cho các hành vi tiêu cực trên không tái diễn. Những hình thức kỉ luật, răn đe, nhắc nhở, … cần được thực hiện thường xuyên. Nhưng bên cạnh đó, các bạn học sinh cũng nên chung tay giúp đỡ để những cá nhân vô kỉ luật nhìn ra khuyêt sđiểm, sai sót của bản thân để sửa chữa và hòa đồng cùng thầy cô, bạn bè.

Nỗ lực học tập là cách để chúng ta trang bị kiến thức khi bước vào đời. Kỉ luật học đường giúp cho chúng ta hoàn thiện nhân các của bản thân. Tiếp thu kiến thức và thực hiện nghiêm túc những phép tắc, nội quy nhà trường chính là bước đệm vững chãi cho chúng ta bước trên con đường tiến tới tương lai.

@@ Học tốt

Nguồn lazi

18 tháng 2 2020

Chúng ta đang sống trong Thế kỉ XXI – thế kỉ của sự văn minh, tiến bộ vượt bậc của loài người , thế kỉ của công nghiệp hóa – hiện dại hóa. Chúng ta cũng dần hòa nhập với những bôn ba, phù hoa của thế giới ngày nay. Bên cạnh đó. Để hình thành nên những mối quan hệ tốt đẹp, ta còn cần phải biết tạo cho ta một lối sống nền nếp. Vậy để có thể tạo nên lối sống ấy, ta cần phài làm gì? Đó là ta phải nghêm túc chấp hành những nội, những luật lệ được đặt ra ngay khi còn bé.Xã hội là một thể thống nhất, trong xã hội những gia đình là những thành phần nhỏ hình thành nên xã hội đó, vậy những gia đình ấy tốt hay xấu đều có ảnh hưởng đến bộ mặt của xã hội nói chung nhất.Dân gian xưa có câu: “Dạy con tử thưở còn thơ “ Quả không sai, muốn tập cho mình một lối sống có nề nếp, ta cần tập từ nhỏ. Đối với việc học tập, ta cần chấp hành tốt các các nội quy của nhà trường một cách nghiêm túc. Có người hỏi rằng “nghiêm túc là sao?” Cũng xin thưa “ Nghiêm túc có nghĩa là thực hiện đúng, thực hiện tốt và đủ các nội quy đã được đặt ra. Đó cũng không theo nghĩa là cần thực hiện đúng trước mặt thầy cô rồi sau đó thực hiện trái lại, không tôn trọng nội quy.Tóm lại, muốn có một lối sống nề nếp, muốn là một công dân tốt, muốn là người được mọi người yêu quý, tin tưởng , ngay từ bây giờ ta phải chấp hành nghiêm túc những nội quy mà nhà trường đã đặt ra.Việc chấp hành nghiêm túc những nội quy ấy cũng là hành trang tạo lập cho ta những kĩ năng sống tốt trong đoạn đường dài mai sau.

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫmbóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trướckia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm
bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trước
kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi
tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. […] Hai răng đen nhánh lúc nào
cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc…”

(Ngữ văn 6, tập 2)

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản này là ai?
b) Xác định các phó từ có trong đoạn trích và cho biết chúng thuộc loại phó từ nào?
c) Chỉ ra 1 phép so sánh trong đoạn văn trên và phân tích theo mô hình của phép so sánh.
Nêu tác dụng của phép so sánh vừa tìm được.
d) Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật được viết trong đoạn trích
trên. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh (chú ý gạch chân dưới câu văn sử
dụng biện pháp so sánh).
Bài 2. Chỉ ra những “màu sắc Nam Bộ” trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau”?
Bài 3. Trong các câu sau, câu nào có từ “ra”, “xuống”, “qua” là phó từ?
a. Dù vào Nam hay ra Bắc, anh chiến sĩ vẫn gặp những ngọn đèn dầu trong đêm thâu.
b. Giương mắt ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này.
c. Nước non lận đận một mình. / Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
d. Một chú chim bói cá sà xuống mặt hồ xanh thẳm.
e. Chúng ta có một tuổi thơ đi qua đầy trong trẻo.
g. Qua ngõ nhỏ đầy hoa và cây này, nhiều người có cảm giác bình yên lạ thường.

Bài 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Cứ mỗi độ hè về, con đường làng quê tôi vàng một màu hoa dẻ.
Từ đầu hè đã lác đác vài chùm hoa chín. Hoa dẻ màu vàng ruộm, cái sắc vàng rất
tươi, rất trong trẻo. Từng chùm hoa nom giống như những chiếc đèn lồng xinh xinh, các
cánh hoa buông dài mềm mại.
Hương hoa dẻ có mùi thơm rất dễ chịu. Thú vị nhất là được thưởng thức hương
hoa dẻ từ xa, trên con đường mát rượi bóng cây, khi đang đi, bất chợt ta thấy thoang
thoảng một mùi thơm ngan ngát mát dịu. Có thể ta chưa nghĩ ra đó là hương thơm của
hoa dẻ và sẽ ngước mắt lên vòm lá tìm kiếm và chợt nhận ra những chùm hoa dẻ đầu tiên
đã chín vàng treo lủng lẳng ẩn hiện trong vòm lá xanh biếc.
Tôi yêu cái vẻ đẹp bình dị, dịu dàng của hoa dẻ. Dẫu đã xa tuổi học trò, nhưng cứ
mỗi độ hè về, tôi lại bồi hồi nhớ về một mùa hoa dẻ.”

(Văn Linh)

a) Tác giả quan sát hoa dẻ vào mùa nào? Vì sao?
b) Những đặc điểm nào của hoa dẻ được tác giả miêu tả? Những đặc điểm ấy được tác
giả miêu tả như thế nào?
c) Thông qua văn bản, tác giả gửi gắm tình cảm gì?
Bài 5. Viết bài văn kể về một ngày hoạt động của em trong thời gian được nghỉ học
để phòng dịch Covid-19.  

HEIP VS

0
18 tháng 2 2020

giúp mk với mai mk phải nộp

18 tháng 2 2020

a) rắc rối, ríu rít
b) dại dột, dẻo dai

18 tháng 2 2020

giúp mk với hôm nay mk phải nộp

18 tháng 2 2020

Gà mái

Chú chim

Gà con

Gà mái 

Gà trống.

18 tháng 2 2020

Hàng ngày, chăm sóc cây trong khu vườn nhỏ xanh lá đã trở thành niềm đam mê của ông tôi.

Khu vườn không rộng lắm nhưng có bao nhiêu là cây. Nào hàng cây ngọc giá, xương rồng, song mây. Thêm vào đó, hàng phong lan khoe sắc hoà cùng vẻ đẹp của những khóm hồng nhung đang độ chớm nở…

Thoạt nhìn có lẽ ít ai nghĩ ông tôi đã ngoài sáu mươi, vẫn bộ pijama cũ, lăm lăm chiếc kéo trong tay, ông chậm rãi bước ra vườn. Cái lưng hơi còng khom khom cúi xuống, ông bắt tay vào công việc của mình. Tỉa lá bắt sâu vẫn là những công việc ông yêu thích nhất. Tiếng kéo cắt lách cách vang lên. Một tay đỡ những chiếc lá úa vàng, một tay đưa thoăn thoắt chiếc kéo sắc bén, trông ông như người làm vườn chuyên nghiệp. Đôi mắt hơi nheo lại, cố tìm những gã sâu nào đó rồi nhanh chóng và chính xác ông tóm lấy nó. Gã sâu ấy có nguy trang khéo thế nào đi nữa thì vẫn không qua nổi mặt ông. Nâng chiếc bình ô roa, ông nhẹ nhàng đưa trên tay tưới cho những hàng cây xanh tốt, những khóm hoa muôn màu. Nước tuôn xuống như cơn mưa thu nhỏ. Cành lá vươn ra uống dòng nước trong vắt, mát lành để được tiếp thêm nguồn sinh khí mới. Trên cái trán đầy nếp nhăn đã lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng hình như ông không cảm thấy mệt, vẫn cặm cụi với khu vườn, với niềm dam mê muôn thuở. Tưởng rằng đôi bàn tay to bè thô kệch của ông chỉ biết tia lá bắt sâu nhưng cây trong vườn có dáng đẹp cũng đều nhờ bàn tay ấy cả. Những ngón tay gân guốc, rắn chắc khéo éo nắn sửa từng cây thế vịn. Nắng lên cao, ông cũng đã thấm mệt. Tựa mình vào chiếc ghế mây, thưởng thức tách trà nóng, ông khẽ đẩy cặp kính lên ngắm lại “tác phẩm” của mình. Cơn gió thoảng qua, dịu mát như làm vơi đi mệt mỏi, chưa bao giờ ông ngắm “tác phẩm” lâu đến thế. vẻ tươi vui, hài lòng dần dần hiện lên trên khuôn mặt xương xương, rồi ông nở nụ cười mãn nguyện.

Dường như cái dáng gầy gầy cặm cụi với khu vườn của ông đã khắc sâu vào:rí nhớ tôi như một điều kì diệu. Mỗi lần xem ông chăm sóc khu vườn là một lần tôi được cảm nhận một lần ông được say mê với tuổi già.
 

Em rất quý ông nội em. Vì thế mỗi dịp được về quê em lại theo ông suốt ngày. Em thích nhất là cùng ông vào vườn, nhìn ông chăm sóc cây cối.

Ông em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi rồi nhưng vẫn rất vui tươi, hoạt bát. Sáng nào, ông cũng dậy sớm tập thể dục. Ông đi lại mấy vòng quanh sân rồi vào vườn cắt tỉa cành lá. Ông coi mảnh vườn là người bạn của mình. Mảnh vườn dưới bàn tay chăm sóc của ông lúc nào cũng tươi tốt.

Sáng nay, như thường ngày ông lại vào vườn làm việc. Dáng người ông cao, gầy trong bộ quần áo kẻ sọc màu xanh. Trên đầu ông vấn một cái khăn trông như người nông dân ra đồng cày ruộng. Ông tuy đã nhiều tuổi nhưng còn khoẻ mạnh lắm. Ông bước đi nhanh nhẹn, dứt khoát. Tay ông cầm bao đồ lỉnh kỉnh, nào kéo, nào cuốc, xô nước... để chăm sóc vườn cây. Đầu tiên, ông đến khu chậu cảnh, những chậu cảnh do ông sưu tầm hay được tặng. Đây là nơi ông yêu nhất. Ông tỉa cành, cắt lá sâu, tạo dáng cây, cho cây uống nước. Bàn tay ông nhẹ nhàng, khéo léo như một nghệ nhân. Hết một lượt những cây cảnh, ông đến những cây ăn quả, những luống rau và những khóm hoa... Loại cây nào với ông đều ý nghĩa. Đến đâu ông cũng chú ý xới đất, tưới nước, bón thêm chút thức ăn, bắt sâu, tỉa cành cho cây. Ông còn cúi xuống nhặt cỏ dại xung quanh để tạo không gian thoáng đãng cho cây phát triển. Ông làm việc chăm chỉ, say mê đến nỗi có giọt mồ hôi rơi xuống cũng không hay biết. Ông coi công việc này là niềm vui nên vừa làm ông vừa thủ thỉ trò chuyện với các cây. Ông tâm sự với chúng rất nhiều chuyện, có lúc ông cười vang lên sảng khoái. Khuôn mặt ông lúc này hồng hào như một ông tiên, ông tiên hiền từ mang sự sống cho muôn loài.

Sau khi làm xong khu vườn, ông lấy chiếc khăn trên đầu xuống lau mồ hôi. Em chạy ra giúp ông cất đồ. Lúc này, ông mới thở phào nhẹ nhõm, thoải mái. Ông mỉm cười hạnh phúc ngắm nhìn thành quả lao động của mình. Khu vườn đẹp và thoáng mát hẳn lên. Chim chóc ở đâu kéo về hót líu lo...

Mỗi tuần ông chăm khu vườn vài lần như thế. Em biết ông yêu khu vườn lắm.

18 tháng 2 2020

Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm lắng vào chiều.

Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của biểu chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.

Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi những ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.

18 tháng 2 2020

Cứ như là mênh mang. Cứ như là gió cuốn mây trôi… Ai đã từng nghe một câu chuyện về một người lữ khách tha hương tìm về cố hương để tận hưởng những vẻ đẹp rất đỗi bình dị của quê hương mình? Thế đấy, nơi ta sinh ra và lớn lên có biết bao vẻ đẹp làm nên sức sống và tâm hồn ta. Tôi yêu biết bây cảnh hoàng hôn trên cánh đồng lúa quê mình!

Chiều, chiều rồi! Một buổi chiều êm như nhung với những cơn gió nhẹ nhàng thổi. Dãy tre làng trước mặt cắt hình rõ rệt trên nền trời. Hơi nóng lẫn với mùi cát bụi bốc lên. Phương tây đỏ rực như lửa cháy, mặt trời dần ngả về sau lũy tre làng báo hiệu một ngày nữa sắp qua đi. Tôi bước chậm chạp trên con đường làng quen thuộc để thu hồn mình vào vẻ đẹp cuối ngày của thôn xóm.

Lúc này, những tia nắng vàng nhẹ óng ánh còn sót lại, rải rác trên cánh đồng quê, trên con đường làng. Những bông lúa chín vàng long lanh như đang trêu đùa cùng chị gió. Những bông lúa ấy chín vàng nghiêng đi vì đã bước vào thời kì chín. Cả cánh đồng hiện lên như một tấm thảm màu vàng khổng lồ. Mùi hương của lúa chín quyện với mùi đất khiến tôi ngỡ như đó là mùi riêng của đất, của quê hương này vậy. Những đàn chim ríu rít gọi bầy về tổ. Xa xa kia, tiếng sáo đâu đó vọng về.

Thời gian đã vào xế chiều vậy mà trên ruộng, những người nông dân vẫn đang miệt mài làm việc. Trên gương mặt họ, có lẽ dù đã thấm mệt nhưng họ vẫn nở niềm vui vì công việc lao động của họ thật có ý nghĩa, đó là để tạo ra những hạt lúa - những hạt ngọc kết tinh bao tinh túy của đất trời và cả bao công sức, chứa trở bao hi vọng của con người.

Ánh nắng mỗi lúc một nhạt dần. Xa xa kia, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Những cánh diều bay cao, bay xa trên nền trời như chưa trở những ước mơ và hi vọng của những đứa trẻ mục đồng. Tiếng sáo vẫn vang vang đâu đó.

Ánh nắng đã dần tắt. Những người nông dân trên ruộng dần rời cánh đồng để trở về nhà. Cánh đồng lúc này bao phủ bởi một màn tối. Bóng tối đang ngập đầy dần trên mọi ngóc ngách của xóm quê. Tiếng ếch nhái kêu vang lẫn với tiếng muỗi kêu vo ve trên những cánh đồng dội vào lòng tôi bao cảm giác yên bình và thương yêu!

Điều kì diệu và hạnh phúc của cuộc sống không phải là trong những giấc mơ xa vời mà nó tồn tại ngay xung quanh ta đây thôi, đang chờ đợi ta đến! Vẻ đẹp của buổi hoàng hôn trên cánh đồng lúa chín quê hương không chỉ là nét đẹp của làng quê mà còn khiến tâm hồn mỗi người thêm bình yên và đẹp hơn!Cứ như là mênh mang. Cứ như là gió cuốn mây trôi… Ai đã từng nghe một câu chuyện về một người lữ khách tha hương tìm về cố hương để tận hưởng những vẻ đẹp rất đỗi bình dị của quê hương mình? Thế đấy, nơi ta sinh ra và lớn lên có biết bao vẻ đẹp làm nên sức sống và tâm hồn ta. Tôi yêu biết bây cảnh hoàng hôn trên cánh đồng lúa quê mình!

Chiều, chiều rồi! Một buổi chiều êm như nhung với những cơn gió nhẹ nhàng thổi. Dãy tre làng trước mặt cắt hình rõ rệt trên nền trời. Hơi nóng lẫn với mùi cát bụi bốc lên. Phương tây đỏ rực như lửa cháy, mặt trời dần ngả về sau lũy tre làng báo hiệu một ngày nữa sắp qua đi. Tôi bước chậm chạp trên con đường làng quen thuộc để thu hồn mình vào vẻ đẹp cuối ngày của thôn xóm.

Lúc này, những tia nắng vàng nhẹ óng ánh còn sót lại, rải rác trên cánh đồng quê, trên con đường làng. Những bông lúa chín vàng long lanh như đang trêu đùa cùng chị gió. Những bông lúa ấy chín vàng nghiêng đi vì đã bước vào thời kì chín. Cả cánh đồng hiện lên như một tấm thảm màu vàng khổng lồ. Mùi hương của lúa chín quyện với mùi đất khiến tôi ngỡ như đó là mùi riêng của đất, của quê hương này vậy. Những đàn chim ríu rít gọi bầy về tổ. Xa xa kia, tiếng sáo đâu đó vọng về.

Thời gian đã vào xế chiều vậy mà trên ruộng, những người nông dân vẫn đang miệt mài làm việc. Trên gương mặt họ, có lẽ dù đã thấm mệt nhưng họ vẫn nở niềm vui vì công việc lao động của họ thật có ý nghĩa, đó là để tạo ra những hạt lúa - những hạt ngọc kết tinh bao tinh túy của đất trời và cả bao công sức, chứa trở bao hi vọng của con người.

Ánh nắng mỗi lúc một nhạt dần. Xa xa kia, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Những cánh diều bay cao, bay xa trên nền trời như chưa trở những ước mơ và hi vọng của những đứa trẻ mục đồng. Tiếng sáo vẫn vang vang đâu đó.

Ánh nắng đã dần tắt. Những người nông dân trên ruộng dần rời cánh đồng để trở về nhà. Cánh đồng lúc này bao phủ bởi một màn tối. Bóng tối đang ngập đầy dần trên mọi ngóc ngách của xóm quê. Tiếng ếch nhái kêu vang lẫn với tiếng muỗi kêu vo ve trên những cánh đồng dội vào lòng tôi bao cảm giác yên bình và thương yêu!

Điều kì diệu và hạnh phúc của cuộc sống không phải là trong những giấc mơ xa vời mà nó tồn tại ngay xung quanh ta đây thôi, đang chờ đợi ta đến! Vẻ đẹp của buổi hoàng hôn trên cánh đồng lúa chín quê hương không chỉ là nét đẹp của làng quê mà còn khiến tâm hồn mỗi người thêm bình yên và đẹp hơn!