Em hãy cho biết vì sao: Tục ngữ thường là câu rút gọn? Lấy ví dụ minh họa?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
sáng nào cũng vậy, mẹ tôi dậy sớm ra đồng cấy lúa
chiếc áo của em có một chiếc mũ đi kèm được làm bằng loại vải rất ấm thích hợp vào mùa đông
chiếc váy của em được đính những hạt cườm rất đẹp
Sáng nào cũng vậy, mẹ tôi luôn đánh thức tôi dậy.
Con chó nhà em đang sủa inh ỏi.
Chiếc áo của em đang bay phấp phới trong gió.
Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai
Dế Mèn phiêu lưu kí tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài trong đó đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên để lại nhiều ấn tượng và ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là nhân vật Dế Mèn và bài học đầu đời.
Dế Mèn từ khi sinh ra đã được mẹ cho sống riêng để tập tính sống độc lập, chú rất thích cuộc sống tự do, thoải mái. Nhờ ăn uống điều độ đúng cách chẳng mấy chốc mà lớn nhanh như thổi trở thành thanh niên cường tráng, khỏe mạnh. Để thỏa mãn tính tò mò, thích khám phá chú sục sạo nhiều nơi và xem xét mọi thứ hay đơn giản là nhìn ngắm trời đất. Bắt đầu từ đây Dế Mèn đã hung hăng, nghịch ngợm, không coi ai ra gì.
Chính Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc nhưng lại đổ tội cho Dế Choắt một chú dế ốm yếu phải gánh tội thay, chị Cốc đã mổ đến chết Dế Choắt không cho cơ hội thoát thân. Trước khi chết, Dế Choắt có lời khuyên sau cùng gửi đến Dế Mèn nên từ bỏ thói hung hăng, khoác lác, chọc ghẹo kẻ khác nếu không sớm muộn cũng rước họa vào thân.
Dế Mèn biết sống tự lập, biết phòng xa khi đào hang sâu, biết lo cho bản thân nhưng không nghĩ đến người khác, khoác lác, tự cao tự đại, với bản tính của mình chú đã gây hại cho người kẻ yếu hơn. Nhưng sau cùng cái chết của Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn ân hận và tỉnh ngộ. Chính Dế Mèn đã hiểu bản tính của mình đã gây họa cho người vô tội. Sự phục thiện Dế Mèn trong phần cuối của đoạn trích chính là bài học đường đời đầu tiên đầy thấm thía với chú.
Ai cũng sẽ mắc sai lầm, Dế Mèn cũng vậy, nhân vật Dế Mèn trong truyện vừa đáng trách mà cũng đáng thương, khi vượt qua những bài học cuộc sống Dế Mèn sẽ trưởng thành và sống tốt đẹp hơn.
Thanh hải viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ khi đang nằm trên giường bệnh. Dù đang ở những giây phút cuối cùng của cuộc đời, ông vẫn tâm niệm gắn kết cuộc đời mình với cuộc đời chung của dan tộc, của đất nước trước và sau khi chết. Tâm nguyện ấy thể hiện rõ ràng ở cách nhà thơ dùng đại tù xung hô trong bài thơ.
Đến gần cuối bài thơ, nhà thơ chuyển sang xưng “ta” đầy tự hào:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Điều ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ trong sự vận động mạch cảm xúc và tư tưởng của bài thơ. Chữ “tôi” trong câu “Tôi đưa tay tôi hứng” biểu hiện một cái tôi cụ thể, rất riêng của nhà thơ trong sự nâng niu, trân trọng vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân. Ở đây, nếu dùng đại từ “ta” sẽ mất đi vẻ đẹp khiêm nhường – một cái “ta” có vẻ phô trương, làm mất đi giọng tâm tình đằm lắng của bài thơ.
Chữ “ta” trong hàng loạt hành động: “ta làm…”, “ta nhập…”, “ta xin hát…” được gợi sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Hơn nữa, đại từ “ta” sẽ tạo được sự lan tỏa và đồng cảm của mọi người – tác giả nói thay cho nhiều cái “tôi” khác. Mà cái “chúng ta” là sự cộng hưởng, chia sẻ, đóng góp phần tinh túy nhất mỗi cái “tôi”. Điều độc đáo là chữ “ta” này vẫn mang một giọng điệu nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải.
# mui #
Bạn tham khảo nhé
- Tôi và ta đều là đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất.
- Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ "tôi" sang "ta". Điều này không phải hoàn toàn là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Chữ "tôi" trong câu "tôi đưa tay tôi hứng" ở khổ thơ đầu vừa thể hiện một cái "tôi" cụ thể rất riêng của nhà thơ, vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ "ta" thì hoàn toàn không thích hợp nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương.
-Còn trong phần sau, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến giá trị tinh quý của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ "ta" lại tạo được sắc thái quan trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước.
- Hơn nữa, điều tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ, mà của biết bao thế hệ người Việt Nam đang sống và cống hiến cho sự nghiệp chung, cái "tôi" của tác giả đã nói thay cho nhiều cái "tôi" khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành cái "ta". Nhưng "ta" mà không hề chung chung vô hình, mà vẫn nhận ra được một giọng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái "tôi" Thanh Hải.
Bạn tham khảo nha mk viết ko hay lắm bn đừng chê
Dù mới chỉ học được một năm nhưng em đã có nhiều kỉ niệm dưới mái trường này. Đối với em, ngôi trường nơi em học như ngôi nhà thứ hai và em yêu quý trường của em biết bao.
Ngôi trường nằm ở phía Đông Nam của thành phố. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp biển dòng chữ "Trường THCS Lý Tự Trọng" được làm bằng đá hoa cương. Đó là tên một người anh hùng, một nhà Cách Mạng trẻ tuổi của Việt Nam. Bên dưới là cánh cổng sắt được sơn màu xanh. Vì đã cũ nên mỗi khi bác bảo vệ mở ra, kéo vào là nó lại kẽo kẹt nghe thật vui tai. Cánh cổng lúc nào cũng mở rộng như một người mẹ luôn chào đón chúng em bước vào thế giới của kiến thức, của những lời hay lẽ phải, của tình cảm thầy trò, bè bạn thắm thiết. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường.
Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu mở ra. Ngay trước mắt là một vườn hoa rực rỡ sắc màu. Nào hoa hồng đỏ thắm, nào hoa cúc vàng tươi khoe mình dưới ánh nắng mặt trời. Có cả một khóm hoa đồng tiền màu trắng, màu đỏ, màu cam, luôn rung rinh trong gió như cười với thiên nhiên. Cuối vườn là một mảnh đất trồng toàn hoa mười giờ. Cứ đến đúng mười giờ, tất cả các bông đồng loạt nở rộ, mở mắt ngắm nhìn bầu trời, vui đùa cùng bướm chim. Thỉnh thoảng cô gió khẽ lướt qua khu vườn, cùng với ong bướm từ khắp mọi nơi bay về, tạo thành một buổi dạ hội hoành tráng, lộng lẫy, kiêu sa. Các loài đều cố gắng phô hết vẻ đẹp của mình với ngôi trường. Phía bên trái khu vườn là sân cát. Giờ ra chơi nào, các bạn nam cũng ra đây chơi đá bóng. Dù mồ hôi ướt đẫm vai, nhưng các cầu thủ đều chơi rất hăng say, nhiệt tình. Tiếng cổ vũ, tiếng hò hét, tiếng cười vui sướng khi trái bóng vào lưới làm cho khung cảnh thêm rộn rã.
Đánh tầm mắt sang bên phải, sẽ thấy toàn cảnh sân trường. Sân trường được lát bằng xi măng mang một màu trắng xoá. Vào mùa hè, ngôi trường khoác trên mình chiếc áo xanh khổng lồ, chiếc áo được dệt bởi những tán lá cao, rộng của cây bàng, cây phượng, cây xà cừ, cây bằng lăng, cây lộc vừng. Chúng em rất thích được ngồi dưới gốc bàng trò chuyện, chơi đùa, ngắm nhìn toàn cảnh ngôi trường đang đổi thay từng ngày. Giữa sân trường là sân khấu, nơi tổ chức các buổi lễ quan trọng của nhà trường. Bên cạnh là cột cờ với lá cờ đỏ tươi, ngôi sao vàng năm cánh như nhắc nhở chúng em phải biết ơn những người đã hy sinh để bảo vệ nền độc lập dân tộc Việt Nam. Trường của em có bốn dãy nhà, gồm hai dãy nhà ba tầng dành cho học sinh, một dãy nhà đa năng và một dãy nhà dành cho giáo viên. Dãy nào cũng được sơn màu vàng óng, nhưng qua thời gian, một vài mảng tường đã tróc ra, chỉ còn lại vệt xi măng. Dãy nhà dành cho học sinh có ba tầng, nằm cạnh nhau. Phòng nào cũng có một cửa chính, một cửa phụ và sáu cửa sổ ở hai bên. Nhìn vào trong lớp học, bàn ghế sạch sẽ, ngay ngắn. Đặc biệt mỗi lớp học đều có ảnh Bác Hồ, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng và nội quy lớp học để cho chúng em không được quên những nội quy của nhà trường. Cuối mỗi phòng, có đóng một giá sách bằng gỗ nho nhỏ để lúc rảnh rỗi chúng em có thể lấy sách ra đọc, tiếp thu thêm nhiều bài học mới về cuộc sống. Ngày trước do điều kiện kinh tế không cho phép nên cơ sở vật chất của mỗi lớp còn thiếu thốn. Ngày nay do có sự hỗ trợ của lãnh đạo, lớp học nào cũng được lắp đặt các trang thiết bị cần thiết cho việc học như máy tính, máy chiếu và loa. Dãy nhà dành cho giáo viên gồm phòng y tế, phòng Hội đồng, phòng Hiệu trưởng, phòng Hiệu phó, phòng Giáo vụ, phòng Phô-tô. Cuối dãy là thư viện trường. Cuối cùng là dãy nhà đa năng gồm ba phòng thí nghiệm cho các môn Sinh, Lý, Hoá và một phòng dành cho thực hành môn Tin Học.
Trường em tuy nhỏ bé, nhưng luôn nằm trong tốp đầu phong trào thi đua "dạy tốt học tốt' của thành phố. Chúng em luôn được các thầy cô quan tâm, dạy bảo. Các thầy cô rất nhiệt tình, hết lòng vì học sinh, luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập.
Em rất thích ngôi trường của em, nơi đã để lại cho em nhiều kỉ niệm của những năm tháng học trò, tình cảm đối với thầy cô, bạn bè. Mai đây dù có đi đâu xa em vẫn nhớ mãi ngôi trường THCS Lý Tự Trọng thân thương này.
bài 1
a ) Cu Bôn đuổi theo con chuồn chuồn . Cuối cùng, cậu chộp được con chuồn chuồn.
b ) Tấm đi qua hồ, nàng vô tình đánh rơi một chiếc dày xuống nước.
bài 2
c)
Bài 1: Thay thế các danh từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại rồi chép lại câu văn sau khi đã thay đổi
a) Cu Bôn đuổi theo con chuồn chuồn. Cuối cùng, cu Bôn chộp được con chuồn chuồn.
=>Cu Bôn đuổi theo con chuồn chuồn. Cuối cùng, cậu ta chộp được con chuồn chuồn.
b) Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.
=>Tấm đi qua hồ, cô ấy/nàng vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.
Bài 2: Trong câu " Nam đang học lớp 5. Hùng cũng vậy."
c) Là câu có đại từ thay thế cho cụm động từ
Còn bài 3 bạn tham khảo giúp mik nhé
Không khí mùa xuân đã tràn ngập về trên làng quê tôi . Tạm biệt không khí ảm đạm , lạnh lẽo của mùa đông tôi chào đón mùa xuân bằng một tâm trạng tốt đẹp nhất . Làng quê tôi vốn im ắng là vậy nhưng cứ mỗi độ xuân về là lại náo nhiệt hẳn .
Từ sáng sớm , tôi đã nghe thấy tiếng gọi í ới của mọi người đi chợ , tiếng chim hót líu lo và tiếng xoong nồi loảng xoảng nơi góc sông . Tết đến , khu chợ bỗng đông đúc , ồn ào hẳn . Trong chợ , quầy hàng được bày ra tràn ngập lối đi , Nào là bánh kẹo này , hoa quả này , đồ trang trí Tết nữa . Tôi thường cùng đám bạn đi chợ Tết từ sáng đến tận chiều mới về . Vốn dĩ tôi đi chơi về muộn vậy là vì Tết mà thì mẹ đâu có mắng tôi được . Đã vậy mẹ còn cho tôi thêm tiền để đi mua quà bánh với lũ bạn nữa cơ mà . Nhắc đến Tết là p nhắc đến Bánh Trưng . Năm nay tôi đã đủ lớn để có thế giúp bố và bà gói bánh . Công việc của tôi là rửa lá và lau lá . Nhìn bố và bà gói bánh tôi mới cảm thấy những bàn tay ấy thật khéo léo làm sao ! A, đúng rồi Tết là phải trang trí nhà cửa nữa nhỉ . Tôi cũng giúp mẹ và chị trang trí nhà cửa nữa . Căn nhà của tôi vốn nhạt nhẽo, bình thường nhưng khi Tết đến lại rực rỡ đến lạ . Đèn nhấp nháy được giăng khắp nơi , trên cành đào , trên mái nhà . Câu đối đỏ được treo hai bên nhà . Và được điêm tâm bằng một chiếc đèn lồng rất sáng . Đêm 30 đến , annh chị em tôi quây quần bên nồi bánh Trưng , cùng nhau kể chuyện hát hò và xem pháo hoa .
Đó là những điều thú vị mà tôi đã cảm nhận được trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua . Tôi yêu lắm những cái Tết ấm áp bên gia đình , yêu nồi bánh Trưng , yêu phiên chợ Tết . Tôi rất yêu ngày Tết trên quê hương .
chúc bạn học tốt !
Để bù đắp những thiệt hại trong chiến tranh thế giới thứ nhất, khôi phục địa vị của Pháp trong thế giới tư bản, chính quyền Pháp đẩy mạnh bóc lột trong nước, tiến hành cuộc khai thác lần 2 ở Đông Dương - chủ yếu là Việt Nam
Tục ngữ thường là câu rút gọn vì nó giúp làm gọn câu hơn, vừa dễ hiểu, vừa tránh lặp lại các từ ngữ xuất hiện ở trước .
Ví dụ : Học ăn, học nói, học gói, học mở .
=> Ở đây rút gọn thành phần Chủ Ngữ (tôi, chúng ta, chúng tôi,...)
Bởi vì câu tục ngữ là những lời dạy dành cho tất cả mọi người, không cố định là ai nên dùng câu rút gọn tục ngữ (không chỉ có "anh ấy, cô ấy, ..."