Câu hỏi: 1 người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật không may cho ông ta khi bắt gặp 1 con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông ta có 2 con dao, ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên và sau vài phút nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bà em năm nay đã già, mắt bà đã mờ và đôi chân yếu đi rất nhiều. Với em, bà là người thầy lớn, dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Mỗi lần trở về quê hương, em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Những câu chuyện của bà đều giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bài học khiến em nhớ nhất đó là tấm lòng nhân ái và biết sẻ chia với mọi người mà bà đã dạy.
Từ thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín, chia cho những đứa trẻ quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà cười hiền hậu và nói: Những đứa trẻ đó nhà chúng nghèo lắm cháu ạ, nhà nghèo nên chúng chẳng được ăn những trái cây ngon bao giờ. Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học.
Và chính từ tấm lòng nhân ái của bà mà ngôi làng như xích lại gần nhau hơn, mọi người chia sẻ cho nhau từ những điều giản dị, đôi khi là củ khoai, củ sắn trồng được hay giúp đỡ nhau mỗi khi gia đình nhà ai có chuyện khó khăn. Mọi người sống với nhau như những người họ hàng thân thiết và em thấy được giá trị của lòng nhân ái qua hành động nhỏ của bà.
Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người.
Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Tuổi thơ của tôi phải sống xa ba mẹ, bởi ba mẹ tôi thường xuyên đi làm ăn ở một nơi xa lâu lâu mới về thăm tôi. Do đó, tôi ở với bà ngoại, nhà chỉ có hai bà cháu nên bà dành hết mọi tình yêu thương cho tôi. Tôi không thể nào quên được những trưa hè oi bức, tôi cứ trằn trọc mãi không ngủ được bà đã quạt cho tôi, ru tôi bằng những câu ca nồng nàn tình thương. Những lời ru của bà vẫn còn mãi trong ký ức tuổi thơ của tôi.
Ngày đó nhà tôi còn khó khăn lắm, cái khó khăn chung của toàn xã hội chứ chẳng riêng gì nhà tôi. Ba mẹ tôi thì đi làm xa, tôi và bà nương tựa vào nhau mà sống. Hàng ngày bà tôi thường chăm sóc cho những vườn rau trong vườn, tưới nước, nhổ cỏ, bón phân giúp cho chúng luôn xanh tốt. Nhà chỉ có hai bà cháu nên chúng tôi chẳng thể nào ăn hết được vườn rau lớn như vậy, nên tôi nói với bà hay là chúng ta hái rau mang ra chợ bán. Bà gật gù đồng ý.
Từ đó, mỗi ngày tôi và bà cùng nhau chăm sóc vườn rau, rồi cùng nhau gánh quang gánh ra chợ. Bà đi trước con tôi rách cái ghế nhỏ lon ton chạy theo sau đôi quang gánh của bà. Tôi rất thích công việc này, bởi hôm nào sau khi bán hết rau bà cũng lấy tiền mua cho tôi ít bánh đa, bánh đúc hoặc một ít bỏng ngô, kẹo lạc. Thế là tôi sướng tít .
Nhưng có một kỷ niệm mà tôi không thể nào quên được, đó là bài học đầu tiên bà đã dạy khiến cho tôi tới giờ vẫn còn nhớ mãi. Hôm đó, tôi và bà vẫn đi chợ bán rau như mọi hôm, chợ hôm đó giữa tuần nên người đi thưa thớt, bán mãi mà gánh rau của bà cháu tôi chẳng vơi đi được nhiều lắm.
Trong lúc tôi đang chán nản ngồi đuổi ruồi bên cạnh bà thì có một chị rất xinh đẹp, ăn mặc sang trọng đi tới hỏi mua hết gánh rau của bà cháu tôi, bởi nhà chị ấy chiều nay có đám cỗ. Bà tôi mừng lắm giảm giá cho chị đó chút đỉnh rồi nhận tiền, chị đó đưa một tờ tiền mệnh giá rất lớn, khiến bà tôi không có đủ tiền thừa để trả lại nên phải đi đổi. Bà tôi đi đổi rất lâu rồi mới quay lại trả tiền thừa cho chị đó. Chị đó nhận tiền rồi bê gánh rau buộc vào sau xe máy trở về nhà. Nhưng khi chị ấy vừa đi khỏi thì bà tôi chợt giật mình nhớ ra rằng mình đã trả thiếu tiền cho chị ấy. Bà tôi suy nghĩ mãi không biết nhà chị ấy ở đâu để trả lại tiền.
Bà đưa tôi đi hỏi thăm khắp mọi người trong buổi chợ xem có ai biết chị gái đó ở đâu, nhưng mọi người đều lắc đầu bảo “không biết”. Thấy bà buồn rầu nên tôi bảo “Thôi kệ bà à, trông chị ấy có vẻ giàu có nên chút tiền nhỏ như thế này chị ấy chả bận tâm đâu”. Bà quay sang nhìn tôi âu yếm bảo “Mình phải giữ chữ tín con ạ. Sau này khi con lớn muốn làm gì thành công cũng phải biết giữ chữ tín, có như thế người ta mới tin tưởng ở mình, mới gắn bó lâu dài với mình con ạ”. Tôi “vâng, dạ”, để chiều lòng bà nhưng thực chất thì lúc đó tôi cũng chưa hiểu hết ý nghĩa câu nói này.
Mãi đến xế trưa hôm đó, thật may mắn cho bà cháu tôi là có một người bán đồ khô ở chợ nói rằng có quen biết chị gái đó, vì người này ở gần nhà chị gái đó, nên đã mách đường cho bà cháu chúng tôi tới nhà chị ấy trả lại tiền thừa. Lúc nhìn thấy bà cháu tôi ở cổng nhà, chị gái ấy rất ngạc nhiên còn tưởng chị ấy trả thiếu tiền, nên bà cháu tôi tìm đến nhà để lấy. Nhưng khi biết bà tôi mang trả tiền thừa cho chị. Chị đã rất cảm động chị ấy còn tặng tôi một con búp bê nho nhỏ trông rất đáng yêu.
Tôi sống với bà suốt 10 năm từ lúc tôi 4 tuổi cho tới năm tôi 14 thì ba mẹ tôi xin chuyển công tác về gần nhà, nên tôi sống cùng bà mẹ. Còn bà tôi lại chuyển về sống cùng với bác cả. Ngày bà chuyển về nhà bác cả sống tôi buồn lắm, khóc rất nhiều, bởi tôi biết từ nay sẽ ít có dịp được ngủ cùng bà, được nghe tiếng ru à ơi, những câu ca dao về cái bống cái bang. Rồi tôi cũng không còn dịp được bà đưa đi chợ ăn những món quà quê thơm ngon, bổ rẻ nữa.
Trong 10 năm ở với bà tôi đã được bà dạy rất nhiều điều hay lẽ phải. Bà dạy tôi phải biết yêu thương chia sẻ với những người khó khăn hơn mình, phải biết “tôn sư trọng đạo” hiếu kính với thầy cô, cha mẹ. Bà còn dạy tôi nữ công gia chanh, để tôi biết làm nhiều món bánh ngon từ các loại nguyên liệu có sẵn trong nhà. Nhưng có lẽ bài học tôi suốt đời không quên đó chính là bài học về chữ tín hôm nào.
Những lời dạy của bà cho tới mãi hôm nay tôi mới có thể thấm thía hết, mới biết nó thật chân tình và chí lý biết bao. Dù bây giờ bà tôi đã qua đời do tuổi cao sức yếu, nhưng những lời dạy của bà ngày nào vẫn còn mãi bên tôi, nằm sâu trong tâm trí tôi, đánh thức tâm hồn tôi mỗi khi tôi mắc lỗi hoặc định làm gì đó không đúng.
Chủ nghĩa yêu nước là một truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học nước ta trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Mỗi khi đất nước có họa xâm lăng, truyền thống ấy lại càng được phát huy mạnh mẽ.
Ta hiểu vì sao, trong 30 năm chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ Chủ nghĩa yêu nước đã là chủ đề nổi trội nhất của văn học Việt Nam... Chủ nghĩa yêu nước trong văn học có một nội dung hết sức phong phú và những hình thái biểu hiện vô cùng đa dạng, tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử khác nhau, và tuỳ theo những môi quan hệ khác nhau của mỗi cây bút đối với đất nước, với nhân dân mình, đối với truyền thống lịch sử, truyền thống văn hoá của dân tộc mình.
Một trong những biểu hiện cảm động của lòng yêu nước trong văn học là phát hiện và diễn tả vẻ đẹp của quê hương đất nước.
Nói đến hình ảnh đất nước trong thơ ca kháng chiến, trước hết phài kể đến bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm.
1. Trong bài Tây Tiến, với cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng bắt ngay lấy những cảnh dữ dội và hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc.
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây súng ngửi trời;
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống.
Nhà ai pha luông mưa xa khơi...
Nhưng, với cảm hứng lãng mạn, nhà thơ cũng rất nhạy cảm với vẻ đẹp có tính chất xứ lạ phương xa của những cô Xoè Thái và hình ảnh giàu chất thơ của những dòng sông Tây Bắc rất đỗi trữ tình đổ xuôi giữa hai bờ hoa cỏ:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa...
2. Đất nước trong thơ Hoàng Cầm Bên kia sông Đuống lại gần với một vùng văn hoá Kinh Bắc cổ kính, ở đây mỗi thôn xóm mỗi quả đồi, ngọn núi đều có dấu tích một truyền thuyết lịch sử, gắn với một mái đình, một ngôi chùa, một ngọn tháp.. Đây cũng là quê lương của tranh làng Hồ, của hát Quan họ của những hội làng nô nức vào những dịp đầu xuân... Chỉ cần nhắc đến những địa danh nào đó là mỗi người Việt Nam tưởng như động đến những gì thân thiết nhất và đáng tự hào nhất về quê hương đất nước mình:
Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
Những hội hè đinh đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút tháp
Giữa huyện Long Tài
Gửi về may áo cho ai
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu...
Trên vùng đất cổ kính ấy, thường thấy thấp thoáng hình ảnh nhừng cô gái Kinh Bắc thật tươi tắn và dịu dàng, "cười như mùa thu toả nắng".
Nhưng giặc đến. Tất cả đều tan tác. Bài thơ là một mạch tình cảm dạt dào đầy xót xa, đau đớn và căm giận…
3. Đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi lại có màu sắc khác, ấy là Đất nước được nhìn ngắm qua con mắt cùa một người vừa giành được quyền làm chủ. Vì thế những cảnh vật dù rất đỗi bình thường quen thuộc cũng trở nên mới mẻ, đằm thắm, rộn ràng và rộng dài bát ngát:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa...
Nhưng thiên hướng của Nguyễn Đình Thi là thế: hình ảnh đất nước dưới ngòi bút của ông thường hiện ra cảm động nhất là trong dau thương, bất hạnh. Vì thế, cảnh dù giàu chất thơ vẫn pha vị ngậm ngùi:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lả rơi đầy....
(...) Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Qua thơ Nguyễn Đinh Thi, dường như chỉ trong đau thương, đất nước mới thế hiện đậm nét vẻ đẹp và phẩm chất anh hùng:
Nước Việt Nam từ máu lừa
Rũ bùn dứng dậy sáng loà.
4. Có lẽ đẹp hơn cả là hình ảnh đất nước trong thơ Tố Hữu. Có thế nói bài Việt Bắc là mội bức tranh đầy màu sắc và chất thơ về rừng núi chiến khu. quê hương cách mạng. Với Tố Hữu, cảnh bao giờ cũng gắn với người và lung linh một thứ ánh sáng riêng rất đỗi trong trẻo dịu dàng - ánh sáng của lý tưởng và của một hồn thơ giàu tình mến thương:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung...
Đó là cành và người qua nỗi nhớ của Tố Hữu. Nhớ nhất là những ngày gian nan vất vả, cùng nhân dân chia ngọt xẻ bùi:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi...
5. Nói đến nhừng bài thơ đặc sắc nhất ra đời vào khoảng 1960, phải kể đến bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên. Tác phẩm giầu tính tượng trưng, ông sáng tạo nên hình ành Tây Bắc như là biểu tượng của Đất nước, của nhân dân, của truyền thống kháng chiến, của sự sống, của nguồn thơ:
Nhựa nóng mười năm, nhân dân máu đổ
Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ...
Tác giả đã sáng tạo nên nhiều hình ảnh rất cảm động về Đất nước quê hương, khi ý nghĩa biểu tượng, tư tưởng triết lý gắn được với những kỉ niệm cụ thể và thắm thiết về cành và người mà ông đã từng gắn bó trong những năm kháng chiến gian khổ:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở. Chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương...
6. Một trong những nét mới của quan niệm về đất nước trong văn học nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám là quan niệm đất nước là cùa nhân dân, nhân dân là người sáng tạo ra đất nước, mở mang đất nước và bào vệ đất nước. Quan niệm này đã thể hiện một cách khá thống nhất trong các bài thơ đã phân tích trên đây (Tây Tiến, Bên kia sống Đuống, Đất nước, Việt Bắc và Tiếng hát con tàu). Quan niệm ấy càng được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1965 - 1975).
Đó chính là chủ đề của trích đoạn Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Đỉềm.
Đoạn thơ dùng phương thức trữ tình - chính luận, phát biểu một định nghĩa về khái niệm đất nước theo quan niệm nói trên.
Trước hết đất nước là một cái gì tuy thật lớn lao - là "Thời gian đằng đằng, không gian mênh mông" - nhưng không hề trừu tượng và xa lạ. Nó là miếng trẩu bà ăn, là cái kèo cái cột trong nhà, là hạt gạo một nắng hai sương, là nơi anh đến trường, là nơi em tắm v.v... Nghĩa là hết sức gần gũi, thậm chí là máu thịt của mỗi chúng ta:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất nước
Đất nước, ấy là công trình sáng tạo của nhân dân. Nhân dân mỡ màng, xây đắp đến đâu thì đặt tên đến đấy. Mỗi tên gọi là một ước mơ, một nỗi niềm trăn trở, một lối sống, một niềm tin:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gỏt ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương...
Tóm lại Đất nước chính là những cuộc đời - "Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”
Đất nước, ấy là lịch sử. Lịch sử dựng xây và bảo vệ. Có được Đất nước hôm nay, biết bao lớp người đã phải đổ mồ hôi và máu. Để truyền lại cho ta hạt lúa ta trồng, hòn than nhóm lửa, truyền lại cho ta tiếng nói và văn chương - những ca dao, thần thoại... Và khi:
Cỏ ngoại xâm thi chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất nước này là Đất nước nhân dân.
Tóm lại, trích đoạn Đất nước là một định nghĩa bằng thơ. Nó phài dùng nhiều yếu tố của văn chính luận, nhưng không đến nỗi khô khan. Vì tác giả đã khéo khai thác kho tàng phong phú của văn hoá dân gian để tạo nên một thế giới hỉnh tượng vừa quen thuộc vừa mới mẻ, giàu ý nghỉa tượng trưng khái quát mà vẫn cò thể lay động lòng người.
Đổi với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước có thể coi là cái huyệt thần kinh nhạy cảm nhất. Giặc Pháp rồi giặc Mỹ đã đập mạnh vào cái huyệt thần kính đó. Chúng đã phải trả giá bằng thất bại nhục nhã trước sức mạnh của lòng yêu nước đó. Đấy là cơ sở tư tưởng cùa dòng thơ yêu nước dồi dào phong phú tuôn chảy suốt 30 năm của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Mỗi bài thơ là một phát hiện về đất nước đẹp và hùng trong chiến đấu và chiến thắng.
a) Giải thích nhận định :
- Khuynh hướng sử thi: Văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng của cá nhân. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ năm 1945 đến năm 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
→ Ý kiến đã khẳng định: Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. Tất cả yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 và giúp văn học thời kì này thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử, thời đại đặt ra.
b) Phân tích , chứng minh :
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những tác giả tiêu biểu của văn học giai đoạn 1945 - 1975.
- “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” (trích “Mặt đường khát vọng”) là ba tác phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 thấm nhuần tinh thần lạc quan:
- Hiện thực kháng chiến chồng chất khó khăn, gian khổ: thiếu thốn về vật chất; chịu nhiều mất mát, hy sinh…
- Con người vẫn tràn đầy mơ ước, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc: lạc quan, lãng mạn, dí dỏm, yêu đời; xác định lí tưởng sống cao đẹp; tin tưởng vào sức mạnh, chiến thắng của dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước hòa bình, tươi đẹp…
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng:
- Phán ánh được những vấn đề sống còn của dân tộc, những bức tranh hiện thực rộng lớn: cả ba bài thơ đều tập trung thể hiện hình tượng Tổ quốc; phản ánh quá trình vận động cách mạng đi từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến cuộc kháng chiến chống Mĩ – cả dân tộc không chịu áp bức, nô lệ, chiến đấu hy sinh giành độc lập tự do cho đất nước.
- Thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn: lòng yêu nước, tình cảm cách mạng, tình quân dân, tình đồng chí đồng đội…
- Viết về những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của cả dân tộc; tiêu biểu cho lí tưởng của cả cộng đồng: người lính, người cán bộ cách mạng, quần chúng cách mạng, trong đó đặc biệt đề cao thế hệ trẻ với trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc…
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn tạo nên giọng điệu ngợi ca, trang trọng, tráng lệ, hào hùng: thể hiện qua cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật (đối lập, cường điệu…)…
* Lưu ý: Học sinh lựa chọn dẫn chứng phù hợp trong ba tác phẩm: “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” – trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, phân tích để làm sáng tỏ những luận điểm trên.
c) Đánh giá chung :
- Lí giải nguyên nhân khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975: Văn học giai đoạn này tồn tại và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt – cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm. Không khí cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần công dân, tinh thần chiến sĩ của người cầm bút.
- Khuynh hướng sử thi đòi hỏi người cầm bút cần nhìn con người và cuộc đời không chỉ bằng con mắt của cá nhân mình mà chủ yếu là bằng con mắt có tầm bao quát của lịch sử, dân tộc và thời đại.
- Người đọc cần đặt giai đoạn văn học này vào hoàn cảnh ra đời để đánh giá đúng vai trò, giá trị của nó trong lịch sử văn học dân tộc.
- Tuy nhiên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cũng dẫn đến những hạn chế nhất định của văn học giai đoạn này như cái nhìn một chiều và một số tác phẩm thiếu tính nghệ thuật, thiên về sự minh họa giản đơn.
=^.^=
Thanks ^^
Văn học Việt Nam
/ \
Văn học dân gian Văn học viết
/ \
Văn học trung đại Văn học hiện đại
/ \ / \
Văn học chữ Hán. Văn học chữ Nôm. Văn học từ Văn học từ
đầu thế kỉ XX năm 1945 đến
đến năm 1945 hiện nay
Sơ đồ tư duy bài tổng quan văn học VNam ( bài 1) :
Văn học Việt Nam
/ \
Văn học dân gian Văn học viết
/ \
Văn học trung đại Văn học hiện đại
/ \ / \
Văn học chữ Hán. Văn học chữ Nôm. Văn học từ Văn học từ
đầu thế kỉ XX năm 1945 đến
đến năm 1945 hiện nay
“Cánh cò cõng nắng qua sông
Chở luôn nước mắt cay nồng của cha
Cha là một dải ngân hà
Cha là giọt nước sinh ra từ nguồn…”
Khi đọc những câu ca trong bài “Ca dao về cha” khiến tôi nghĩ về hình tượng người cha. Nếu hình ảnh mẹ không bút nào tả xiết, thì người cha trong gia đình cũng vậy. Nếu người mẹ dạy cho con lòng nhân hậu, thì người cha truyền cho con lương tri, sức sống. Ai dám khẳng định rằng tình yêu của cha không bằng mẹ? Để trả lời điều băn khoăn này, chúng ta hãy cùng hướng về hình ảnh người cha qua 3 tác phầm: Lão Hạc của Nam Cao; Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng và bài thơ:” Nói với con “ của Y Phương.
Cha lúc nào cũng vẫn là cha, là nguồn sức mạnh tinh thần vô biên cho con cái. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, thời điểm nào cha vẫn là điểm tựa cho con. Ở đây hình tượng người cha trong xã hội cũ (xã hội thực dân nửa phong kiến) và người cha trong chiến tranh, rồi người cha trong hoà bình, họ đều có một điểm nổi trội không khác gì người mẹ đó là tình yêu và thương con cái dạt dào sâu sắc. Họ cũng hy sinh vì con cái, họ cũng quặn trong lòng nỗi đau con cái. Bất cứ ở giai đoạn nào từ xưa đến nay trong gia đình, người cha vẫn được coi là trụ cột, là nóc nhà. Chính vì thế mà vai trò của người cha vô cũng to lớn. Đứng ở phương diện chung thì chúng ta đều có cái nhìn khái quát ở cả 3 tác phẩm hình tượng người cha khá rõ nét, đó là tình yêu, tình thương con da diết, tình cảm ấy lúc nào cũng đau đáu ngự trị trong lòng và ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào. Chỉ khác một nỗi tình yêu thương con ở mỗi một ngươi cha biểu hiện khác nhau.
Trước hết, Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên (một người cha trong xã hội cũ- xã hội thựcdân nửa phong kiến) Nam Cao đã cho ta thấy Lão Hạc yêu con sâu sắc đến nhường nào. Lão luôn day dứt vì mình không phải với con. Lão thương con đến đứt ruột nhưng lại bất lực để con phải đi phu để rồi cả cuộc đời lão là sự khổ đau, lo lắng, dằn vặt. Khi đói khát ăn củ chuối, rau dại mà không dám bán vườn vì con. Sự lo lắng của người cha từng trải lo cho tương lai của con "Ai lại bán vườn đi, bán đi con về ở đâu?" Bao câu hỏi khi trò chuyện với ông giáo về sự dằn vặt ấy. Đôi mắt lão rưng rưng lệ, ngậm ngùi trong tiếng nấc để rồi bất lực, cam chịu. Yêu con vô bờ bến, lão Hạc quyết tâm giữ mảnh vườn, ngôi nhà của mình cho con để rồi trông ngóng đứa con nơi phương xa. Để lấp đầy khoảng trống của nỗi nhớ con, lão Hạc đã dành cả tình yêu thương cho con chó được gọi là "cậu Vàng" (con chó mà lúc ở nhà, con lão đem về). Lão trò chuyện với nó thay với con cho đến lúc không thể nuôi được nó, lão phải bán đi để rồi khóc tủi nhục mà dẫn đến cái chết. Thương con, lão đau lòng lắm vì ám ảnh cho cái nghèo( cái đau của lòng yêu thương và có nhân cách của người cha trong xã hội cũ) .Thương con không chỉ thể hiện qua cách ứng xử mà thương con, với lão, còn là một nguyên tắc sống, Lão âm thầm hy sinh thân mình để mong con có một tương lai tốt đẹp khi về, để rồi lão chết trong đau đớn, quằn quại mà vẫn cam lòng.
Song đến hình ảnh người cha trong chiến tranh của Nguyễn Quang Sáng qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà" là một hình ảnh cha con sâu đậm, đẹp đẽ. ông Sáu- một người cha, người lính trong chiến tranh vì nhiệm vụ mà phải xa gia đình, xa quê hương. Sự khao khát cháy bỏng được gặp con và nghe con gọi tiếng "cha" lúc nào cũng canh cánh bên ông. Song tình thương con của người cha- người lính có vẻ như nghiêm khắc, khắt khe và nóng vội. Khi anh giơ tay lỡ tát con lúc bé Thu hất cái trứng cá ra khỏi bát. Thực ra tình yêu thương con trong anh bị dồn nén, hấp tấp, có lúc thương xót, lúc lại giận, lại vui, mừng mừng, tủi tủi. Xa con vì chiến tranh, anh muốn bù đắp cho con phần nào. Nên khi gặp con, tình cha con như đựơc nối kết bằng một sợi dây huyết thống, để người cha cảm nhận bằng những giọt nước mắt hiếm hoi của một cuộc đời người lính từng trải lần đầu tiên rơi khi cảm nhận được sự ấm áp trong tình cảm cha con. Anh Sáu "một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt". Thế rồi tình yêu con của ông Sáu lại gián tiếp, ông dồn tất cả tình yêu thương đó vào cây lược ngà (theo ước muốn của con) ông thận trọng tỉ mỉ gọt dũa, ông muốn tự tay làm cây lược cho con. Thật xúc động khi "kiếm được khúc ngà, ông sung sướng như trẻ con vớ được quà". Tình cảm ông dành cho con trở nên thiêng liêng, cao cả và mãnh liệt nhưng thật giản dị và cảm động khi ông Sáu hy sinh, không kịp trao cho con cây lược mà tình yêu thương, mong nhớ con đều dồn nén vào một ánh mắt với niềm ước nguyện cháy bỏng mong người bạn sẽ thực hiện được lời hứa duy nhất của mình với con trước khi qua đời, thật là một tình phụ tử đẹp và tồn tại như một bài ca vĩnh cửu.
Tình cảm cha con hoà quyện, gắn chặt với tình yêu thương quê hương, yêu đồng bào. Đó là lời răn dạy con bằng tất cả tình yêu thương con mộc mạc nhưng chứa đầy ý nghĩa trong thơ Y Phương.
Tóm lại hình ảnh người cha trong văn học đã truyền vào trong lòng mỗi con người khi sinh ra và lớn lên những dấu ấn thật đậm nét không bao giờ phai mờ. Đó là một điều ta có thể khẳng định dựa vào câu ca dao ngàn đời vẫn ghi tạc trong lòng chúng ta:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
"Nghĩa mẹ", "công cha" là thế đó.
1 . Nét chung:- Hai tác phẩm cùng hướng tới một đề tài: thể hiện vẻ đẹp tình phụ tử của con người Việt Nam. Lão Hạc (Lão Hạc) và ông Sáu (“Chiếc lược ngà”) đều là những người cha yêu con hết mực, hết lòng hi sinh cho con.- Đều thể hiện bằng thể loại truyện ngắn, xúc động, hấp dẫn, chân thực…2. Nét riêng: mỗi tác phẩm gắn với một giai đoạn lịch sử, một khuynh hướng sáng tác, một cá tính sáng tạo…nên có những phát hiện, thể hiện riêng.a. Hình tượng người cha trong “Lão Hạc” của Nam Cao.- Truyện ngắn “Lão Hạc” ra đời trước cách mạng tháng Tám, tiêu biểu cho phong cách Nam Cao ở giai đoạn này.- Lão Hạc là một người nông dân lương thiện, người cha nhân hậu, có trách nhiệm, dành hết yêu thương cho con, sẵn sàng hi sinh cả tính mạng cho con (day dứt khi con không có tiền cưới vợ, chăm con chó - kỉ vật của con, chuẩn bị cái chết để không ảnh hưởng đến tương lai của con…).- Sống trong xã hội cũ, người cha ấy thương con, nhưng bế tắc vì quá nghèo khổ, một người cha đáng trọng nhưng cũng rất đáng thương. Cái chết của lão thật cao thượng, nhưng xót xa, tương lai của đứa con lão cũng mịt mờ, bế tắc.- Nam Cao đã khắc họa thành công người cha bằng bút pháp hiện thực đẫm chất nhân đạo: tạo tình huống bất ngờ, miêu tả ngoại hình, phân tích nội tâm ngôn ngữ vừa giàu chất trữ tình, vừa có chất triết lí…b. Hình tượng người cha trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.- Truyện viết giữa lúc chiến tranh chống Mỹ diễn ra ác liệt (1966), từ đó làm hiện lên vẻ đẹp của người cha-người chiến sĩ Cách mạng.-Ông Sáu là người cha yêu con tha thiết (phân tích chi tiết ông trở về với tâm trạng mong mỏi gặp con, sự hụt hẫng khi con không nhận mình, ông làm chiếc lược ngà cho con…).- Hết lòng yêu thương con, nhưng ông cũng không quên nhiệm vụ chiến đấu cho tổ quốc. Ông hi sinh, nhưng trước khi chết ông dùng tất cả sức lực để trao lại chiếc lược, nhờ đồng đội gửi lại cho con . Cái chết của ông không phải là biểu hiện của sự bế tắc, mà là cái chết vinh quang, cho con, cho đất nước. Bé Thu sau này đã trở thành một giao liên, một chiến sĩ, tiếp bước con đường của cha. Ông Sáu là người cha, người chiến sỹ đáng khâm phục tự hào.- Nguyễn Quang Sáng xây dựng hình tượng ông Sáu bằng lối viết riêng. Nhà văn tạo được tình huống kịch tính, miêu tả tính cách người cha Nam Bộ mạnh mẽ mà đằm thắm, chọn được những chi tiết đắt giá. Đặc biệt, ngôn ngữ truyện đậm chất Nam Bộ… Truyện tuy buồn nhưng không bi thương, vẫn có một niềm lạc quan Cách mạng.3. Đánh giá chung: tình phụ tử là đề tài quen thuộc, nhưng bằng tài năng và tấm lòng của mình, Nam Cao và Nguyễn Quang Sáng đã có những đóng góp riêng, góp phần làm phong phú cho nền văn học dân tộc, góp phần tôn vinh một vẻ đẹp nhân cách con người.
Có những thất bại dễ dàng cho qua nhưng cũng có thất bại mãi chưa thôi xót xa.Cuộc đời đâu đơn giản như 1 bài thi,làm sai,làm hỏng hay bỏ trắng thì còn lần sau để mà níu kéo,cố gắng và hi vọng.Thất bại đôi khi kéo ta lùi lại rất xa,xuống rất sâu mà ta chưa biết đó là đáy hay lưng chừng thua thiệt. Những lúc thế đâu dễ bình tâm.Ta chỉ muốn yên lặng nơi Góc Tối, không ai làm phiền, không ai biết ta đang nghĩ gì,làm gì.Ủ não mãi cũng đến lúc cần tỉnh trí ra.Cuộc đời chẳng công bằng chỉ có ta phải tự công bằng với ta thôi. Những gì từng thuộc về ta,ta đáng được nhận thì phải đấu tranh giành lấy. Nếu thấy tối,hãy bật đèn lên!
vào trong cái game ấy mà nói nhé,đừng nói ở đây,chõ này là trang để học ,ko phải để tìm ních đâu nhé
Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web
mặc dù tôi rất ghét
Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, chủ yếu để dùng trong các văn bản khoa học công nghệ. b. ... — Đặc điểm thứ hai: khác với từ ngữ phổ thông, thuật ngữ không có tính biểu cảm
vì ko may con đười ươi ko biết cách cầm nên ko may đâm vào bụng mình rồi chết
vì đười ươi hay vỗ ngực nên sau khi nhặt được con dao nó vỗ ngực, con dao đâm vào tim nó nên nó chết