K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2021

        Tác giả Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ nôm , bà tác giả của rất nhiều bài thơ hay. Nổi bật trong đó là bài thơ ''bánh Trôi Nước'' của bà.Bài thơ được vết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với hai lớp nghĩa .Lớp nghĩa thứ nhất là bài thơ miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi món ăn truyền thống củ đân tốc Việt nam ta . Lớp nghĩa thứ hai bài thơ gợi tả hình ảnh  người phụ nữ của xã hội phong kiến xưa. 

        Bài thơ ngắn được trình bày theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

                           "Thân em vừa trắng lại vừa tròn 

                            bảy nổi ba chìm với nước non

                             Rắn nặt mặc dầu tay kẻ nặn

                             Mà em vẫn giữ tấn lòng son"

     Bốn câu thơ ngắn nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu xa, bài thơ cho thấy tác giả Hồ Xuân Hương rất cảm phục và thương cho phận nữ nhi trong xã hội phong kiến, trọng nam khinh nữ.

                          " Thân em vừa trắng lại vừ tròn "

Với mô típ thân em quen thuộc trong ca dao, tính từ trắng tròn , phó từ lại vừa. Gợi vẻ đẹp vóc dáng đầy đặn của người phụ nữ, hình ảnh trắng tròn của chiếc bánh trôi .

                           " Bảy nổi ba chìm với nước non"

Việc sử dụng thành nghữ diễn tả cuộc đời người phụ nữ trôi nổi, lênh đênh, phiêu bạt.

                          "Rắn nát mặt dầu tay kẻ nặn"

Từ ngữ tuowg phản gợi tả số phận bị phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ. Cuộc sống của họ, họ không được quyết định mà phải làm theo sự sắp đặt của người khác, cuộc sống phụ thuộc.

                           " Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Cặp uan hệ từ thể hiện thái độ khẳng đinh phẩm chất thủy trung son sắt của người phụ nữ. Ca ngợi sự trung thủy đề cao phẩm chất của người phụ nữ phải sống phụ thuộc ở xã hội trọng nam khinh nữ xưa.

               bài thơ bánh trôi nước là tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Hồ Xuân Hương với ngôn ngữ bình dị, bài thơ bánh troi nước cho tháy Hồ Xuân Hương vừa trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trăng, son sắt của người phụ nữ Viêt nam ngày xưa , vừa cảm thương sâu sắc cho thân phạn chìm nổi của họ và đồng thời lên án sự bất công của xã hội phong kiến trong nam khinh nữ.

  

Không biết bạn con cần nữa không nhưng khẳng định bài làm này là bản quyền của mình, văn tự viết không láy trên mạng bạn có thể tham khảo. chúc bạn học tốt, xim lỗi vì đãtrl câu hỏi của bạn hơi muộn

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ Nôm nổi tiếng với cá tính thơ độc đáo và mới mẻ. Những sáng tác của bà luôn đề cập đến nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ với một số tác phẩm tiêu biểu của như “Quả mít”, “Cái quạt”, “Con ốc nhồi”… và đặc biệt không thể không kể đến bài thơ “Bánh trôi nước” – một tác phẩm hay và ý nghĩa, không chỉ phản ánh thân phận đau đớn của người phụ nữ mà còn ca ngợi vẻ đẹp và phẩm chất đáng quý họ.

“Bánh trôi nước” là một món bánh dân dã của người Việt Nam với hình dáng tròn trịa như mặt trăng đêm rằm, có vị dẻo của bột gạo nếp, vị thơm của gừng, vị ngọt bùi của đậu xay nhuyễn. Bánh trôi nước được người xưa xem là biểu tượng của sự tinh khiết, là một món ăn không thể thiếu để dâng lên trời phật, tổ tiên trong những ngày rằm âm lịch. Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh này để nói lên thân phận của người con gái thông qua cách nói dân gian:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.”

“Thân em” chính là mô-típ của những bài ca dao than thân. Ngay bản thân từ “thân em” đã gợi lên sự xót xa của người phụ nữ vì bị xã hội coi khinh, ruồng bỏ:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Và Hồ Xuân Hương cũng thế, cũng ví người con gái với những nét đẹp từ cuộc sống. Nhưng cách ví von của bà thật độc đáo. Bà ví người phụ nữ tựa chiếc bánh trôi, “vừa trắng lại vừa tròn”, vừa đẹp đẽ, trắng trong vừa vẹn trò, đầy đặn. Thế nhưng chính chiếc bánh trôi ấy cũng phải chịu sự hắt hiu, lặn hụp, không làm chủ được cuộc đời của mình:

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cái “nổi” – “chìm” ấy đã gợi cho thấy thấy sự truân chuyên của người phụ nữ bị lễ giáo phong kiến tước đoạt quyền tự chủ, tự do, bị coi kinh, ruồng bỏ, sống bấp bênh phụ thuộc vào người khác. Quan niệm của nho giáo dường như đã ăn sâu vào tâm thức con người Việt Nam: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Nghĩa là khi ở nhà phải thực hiện theo sự chỉ bảo của cha, lúc lấy chồng phải theo ý chồng định đoạt, chồng qua đời, người phụ nữ lại tiếp tục lệ thuộc vào con. Chẳng có một hướng đi nào cho họ, cũng chẳng có cách giải thoát nào ngoài sự trong chờ vào số phận đẩy đưa. Nói chính xác hơn, số phận họ bị đặt vào tay kẻ khác, bị định đoạt bởi niềm vui và nỗi buồn của người khác:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.”

Từ “mặc dầu” chính là một cách nói khác thay cho sự bất lực, buông xuôi, không kháng cự. Thế nhưng dù bất lực, dù buông xuôi, dù phó thác vận mệnh vào những trang nam tử, người phụ nữ trong xã hội phong kiến vẫn giữ gìn phẩm giá của mình:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son

“Tấm lòng son” chính là màu nâu sẫm của đường thẻ làm nhưng bánh trôi. Đó cũng là hình ảnh ẩn ý để nói về phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ, là lời khẳng định vẻ đẹp trong tâm hồn luôn kiên định trước những vùi dập của cuộc đời. Cách nói khiêm nhường nhưng cứng rắn, gửi gắm sự xót xa, tự thán nhưng cũng là lời thách thức xã hội trong nam khinh nữ đầy rẫy những bất công.

Bằng thể thơ tứ tuyệt với bốn câu thơ ngắn gọn nhưng nữ sĩ Xuân Hương đã gửi gắm vào đó biết bao tình cảm cao đẹp, quan điểm tiến bộ và cái nhìn nhân văn vào bức chân dung có sắc và có hồn của người phụ nữ. Chính điều đó đã mang “Bánh trôi nước” đến gần với người đọc, mang Hồ Xuân Hương lên vị trí đỉnh cao của tác giả thơ Nôm trung đại và ngự trị trong lòng độc giả yêu thơ.



 

15 tháng 1 2021
  • Em có chồng về xứ Bạc Liêu
    Để anh ở lại như tiêu nát nghiề

  • Châu Hưng có ổ kiến vàng
    Có anh xe kéo thương nàng bán rau

  • Theo anh về xứ Bạc Liêu
    Ăn cá thay bánh, sò nghêu thay quà

  • Bạc Liêu giàu lúa ngô khoai
    Giàu cô gái đẹp, giàu trai anh hùng
    Bạc Liêu nắng bụi mưa sình
    Muối mặn nhãn ngọt đậm tình quê hương

  • Ai về vườn nhãn Bạc Liêu
    Cho tôi nhắn gởi đôi điều vấn vương
    Rằng vùng ven biển thân thương
    Nhớ người đi mở đất góp công xây đời

  • Muốn làm kiểng, lấy gái Sài Gòn
    Muốn ăn mắm cái, lấy gái đen giòn Bạc Liêu

  • Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
    Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu

13 tháng 1 2021

Môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, bao gồm các yếu tố sống (động thực vật và con người) và các yếu tố không sống (đất, nước, không khí,…). Tài nguyên là thành phần cấu tạo của môi trường, ví dụ tài nguyên đất, tài nguyên nước…

Đời sống của mọi sinh vật nói chung và của con người nói riêng luôn gắn liền với thiên nhiên. Mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên là một điều hiển hiện có thể thấy được ngay trong đời sống thường ngày. Con người được sinh ra từ thiên nhiên, thiên nhiên quyết định cuộc sống của con người và con người quyết định số phận của thiên nhiên.

Con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của tài nguyên và môi trường. Vì con người tồn tại được là cần có các tài nguyên của môi trường cung cấp; bên cạnh đó con người trong hoạt động của mình có tác động mạnh mẽ trở lại và làm thay đổi môi trường.

Con người nhận ở môi trường tự nhiên: Thức ăn, nước uống, khí thở, cảnh đẹp để duy trì cuộc sống và giải trí. Con người cũng nhận ở môi trường các loại tài nguyên thiên nhiên: Kim loại, mỏ quặng các loại, than đá, khí đốt, gỗ rừng, gió, sức nước, sợi vải, cây trái … để đưa vào sản xuất chế biến phục vụ đời sống con người và phát triển xã hội.

Con người cho vào môi trường tự nhiên: Rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, y tế, … nếu không xử lý rác thì môi trường sẽ bị ô nhiễm trầm trọng. Khai thác tài nguyên không có kế hoạch thì sẽ bị cạn kiệt, cây rừng, muông thú sẽ bị tuyệt chủng…

Thiên nhiên mang đến cho chúng ta bao nhiêu là lợi ích. Thế nhưng con người chúng ta lại không biết tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn chúng. Chúng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ. Chúng ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông thường ngày. Tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta đốt rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà không nghĩ đến người khác.

Những nguồn lợi từ thiên nhiên mang đến cho cuộc sống chúng ta tưởng chừng như vô tận, nhưng nếu chúng ta không biết bảo tồn và gìn giữ sẽ dẫn đến việc tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm sẽ làm thủng tầng ô zôn, trái đất bị nóng lên cũng như nguy cơ hạn hán, lũ lụt càng nhiều. Chính chúng ta đã góp phần tạo nên những tác động nguy hại đến đời sống của bản thân chúng ta.

Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Chính vì thế chúng ta phải biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên để thiên nhiên trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta..

Thông qua các phương tiện truyền thông đã giúp cho chúng ta có nhiều thông tin về hiện trạng môi trường thiên nhiên ngày càng ô nhiễm, vỏ trái đất đang nóng dần lên, thiên tai nhiều hơn, nhân loại đang phải đối mặt với sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sự thay đổi của môi trường thiên nhiên ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người, dịch bệnh ngày càng nhiều hơn. Đời sống con người đang xa dần với môi trường thiên nhiên do chịu ảnh hưởngcủa hiện trạng đô thị hóa của xã hội. Nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống của con ngườiMỗi người chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường và với các hoạt động trong và ngoài nước về bảo vệ môi trường.Nhu cầu ngày càng cao trong cuộc sống hiện nay đã dần hướng mọi người đến sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe cũng như sắc đẹp của mình. Việc cải thiện môi trường là một quá trình và cần có thời gian, chính vì vậy mõi người chúng ta cần chọn cho mình một giải pháp chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình với tình trạng môi trường hiện nay.

22 tháng 1 2021

cám ơn siro official

12 tháng 1 2021

Nội dung: Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống của người dân hộ đê và cuộc sống bọn quan lại, đứng đầu là tên quan phụ mẫu thời kì thực dân nửa phong kiến những năm đầu thế kỉ XX. Qua đó thể hiện niềm cảm thông của tác giả với cuộc sống lầm than cơ cực của người dân, lên án thái độ vô trách nhiệm của tên quan phủ.

Văn bản nêu ta sự đối lập giữa cuộc sống của người dân hộ đê và cuộc sống bọn quan lại, phản ánh sự bất công của xã hội phong kiến tàn ác bất nhân. Cùng với nghệ thuật đối lập và tăng tiến, tác giả đã phác hoạ nên 1 bức tranh về cuộc sống lầm than cơ cực của người dân và phê phán thái độ vô trách nhiệm, vô nhân tính của tên quan phủ.
16 tháng 1 2021

cha lai dat con di tre cat min

cha tram ngam nhin mai coui chan troi 

con laitro canh uom noi khe

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu dưới đây :

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai,

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.

Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ :

'' Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi...''

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên hoạt động của hai cha con :

- cha dắt con đi trên cát mịn

- cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.

Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ :

'' Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi...''

- H/ả : ánh nắng chảy đầy vai 

=> Dùng những hình ảnh , từ ngữ để gợi lên bức tranh ngập tràn sắc màu , cảnh đẹp của biển và tình phụ tử mang những màu sắc tươi vui , rực rỡ , huy hoàng dưới cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ 

11 tháng 1 2021

hay quá !!

 mình rất thích bài thơ này

11 tháng 1 2021

bì thơ rất hay :))