Hiện nay nước ta và cả thế giới đang bị đại dịch Covid 19 hoành hành, chúng ta đang trong thời gian phòng tránh dịch này, em có suy nghĩ gì về ý thức của người dân trong việc chấp hành những khuyến cáo của Bộ y tế và quy định của Nhà nước ta; ý thức chấp hành của người dân? Bản thân và gia đình em đã chấp hành như thế nào ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Năm nay, năm 2020 là năm bùng nổ đại dịch coronavirus ( SARS-CoV-2).
Theo em được biết ngày 31 tháng 12 năm 2019, nhiều trường hợp " viêm phổi không rõ nguyên nhân" tập trung quanh một chợ bán động vật và cá ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc. Nhiều người cho rằng nguyên nhân bắt nguồn loại virus này là dơi.
Sau Tết Nguyên Đán, ngày 20 tháng 1 chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu công khai đầu tiên về vụ dịch và sự "cần thiết phải thông bố thông tin kịp thời".Song tốc độ lây lan bệnh dịch quá nhanh,số ca tử vong tăng đáng kể, do đó Trung Quốc đã đóng các cửa khẩu nhằm tránh lây lan bệnh dịch sang các vùng lân cận.tuy vậy bệnh dịch đã ngoài tầm kiểm soát, lây sang nhiều khu vực.
Đến nay toàn thế giới đã có hơn 2,1 triệu người mắc covid-19, số ca tử vong lên tói 88280, tăng 6244 sau 24h.
Do đó chúng ta cần phải thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và điều trị,bảo vệ sức khỏe của bản thân và coongj đồng, nhiều khu vực đã tuyên truyền các biện pháp như sau :
-hạn chế tập trung đông người, không đi đến những khu vực đang có dịch.
-Thường xuyên mang khẩu trang
-Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong khoảng thời gian 20 giây. Hoặc chúng ta cũng có thể sử dụng thêm dung dịch nước rửa tay khô với ít nhất 60% độ cồn khi không có nước và xà phòng.
Đối với người nghi ngờ nhiễm covid-19, hãy đến ngay bệnh viện gần nhất kieemr tra, cũng có thể tự cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung.
Chúng ta cần phải tự giác thực hiện nghiêm chỉnh cách phòng tránh virus, không tung tin đồn giả làm mọi người hoang mang lo sợ.
Nhìn vào mặt tích cực, đây cũng là lúc để mọi người nghỉ ngơi, và những học sinh như em cố gắng học tập tại nhà, góp phần hạn chế sự lây lan của covid-19
Đó là một chiều thu đầu tháng 9 khi mình đang chuẩn bị bước vào năm đầu tiên của cuộc đời học sinh cấp 3. Khi ấy hào hứng lắm vì ngoài việc được vào ngôi trường mình mong muốn, mình còn được bố hỏi xem muốn mua chiếc điện thoại nào để còn tiện liên lạc vì mình đã quyết định tự đi học sau 4 năm cấp 2 được bố đưa đón.
Nhớ cái lần đầu tiên vào cửa hàng điện thoại di động hoành tráng trên đường Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận, TP.HCM. Tôi dường như bị choáng ngợp trước hàng chục mẫu điện thoại bắt mắt, đa dạng và đầy màu sắc.
Thời đấy người ta đã dần biết đến iPhone rồi nhưng với một người học sinh chưa từng được tiếp xúc quá nhiều với công nghệ trừ cái máy tính bàn để đá Fifa ra thì cả chục mẫu điện thoại đấy đã đủ làm tôi phân vân rồi.
Sau khi đi vòng vòng thử hết chiếc điện thoại này đến chiếc điện thoãi khác, tôi chợt dừng lại ở “em”, chiếc điện thoại mang logo Samsung ngay mặt trước lạ mắt vì “em” chỉ có màn hình và vài phím bấm thôi. Nhờ cô nhân viên mang “em” ra để tôi cầm thử thì đã thấy ưng vì em mảnh mai, có bốn góc đường vát mềm mại, phía dưới thu gọn lại nhỏ nhắn.
"Em" còn có phím điều hướng nằm giữa, xung quanh là các phím gọi điện, ngắt đàm thoại, phím chọn trái và chọn phải được thiết kế hình tròn tạo nên cảm giác quyến rũ khó tả.
Đánh thức "em" dậy lần đầu tiên bằng một cách nhẹ nhàng nhất. "Em" vươn mình dậy cũng rất nhanh, bộ giao diện gọn gàng của "em" đã làm tôi thấy thích, mở thử game lên chơi, phải nói là mượt và mượt, cài trò bida lỗ và bowling ấy có lẽ là hai trò chơi mà tôi thích nhất khi được trải nghiệm cùng "em".
Tiếp tục mở thử camera lên xem sao. Hình chụp được rõ nét đấy chứ, loa ngoài cũng to rõ nữa, màn hình vừa đủ nhìn, thích mắt. Hỏi ra thì mới biết “em” có tên là J700, một cái tên mà mình nhớ mãi vì thời đó điện thoại đa phần dùng tên toàn khó nhớ chứ đâu như smartphone bây giờ.
Nhưng mà lúc đó giá của em không hề rẻ, gần 2,8 triệu thì phải, nên mình đã năn nỉ, hứa với bố là sẽ đạt học sinh giỏi cả năm không thì sẽ trả lại máy cho bố giữ. Và như vậy mình đã được rước “em” về trong sự hân hoan mà lâng lâng khó tả lắm. Bây giờ đi mua smartphone không có được cái cảm giác như đem được một kho báu về “lãnh địa” của mình nữa
Đem “em” về nhà thì cũng là lúc đến giờ cơm, mang em nó theo xuống luôn tại đang mê quá mà, ngồi vừa ăn vừa bấm bấm nghịch nghịch coi có gì hay ho không, và tất nhiên tôi bị la, bắt cất máy đi chứ.
Ăn xong leo lên ngay phòng mình để bắt đầu vọc vạch, bỏ nhạc vào và nghe thử, ta nói nó đã gì đâu, cảm giác như mình đang có tất cả vậy. Rồi ngồi tải game nữa chứ, mà thời đó là game trên nền java ấy, phải lên mạng tìm đúng game có độ phân giải phù hợp với màn hình của “em” nó, rồi tải về tệp trên máy tính, xong copy vào cài đặt.
Mấy bước đó dân kỹ thuật nào làm chẳng được nhưng với đứa học sinh như mình thì đó như là một thành quả lớn lao cho sự nghiệp vọc vạch đồ công nghệ.
Chưa đã tay, mình còn tải cả mớ hình nền cầu thủ về để xài dần, rồi cài ứng dụng Ola vào để chat chit với bạn bè qua mạng GPRS ấy, lúc đó thấy như vậy là sướng lắm rồi, đâu cần chi thêm nữa.
Tính ra "em" cũng đã miệt mài bên tôi 3 năm cấp 3 mặc dù mình đã làm rớt "em" 4 ~ 5 lần. Và trước khi mình chuẩn bị vào đại học thì lúc đó cũng là lúc J700 "đột tử" (hư nguồn), do đến thời điểm này mình cần một smartphone để phục vụ cho việc học của mình nên đã quết định không sửa "em", để "em" nằm ngay ngắn gọn gàng trong góc hộc tủ để mỗi lần nhớ về thời cấp 3, mình lại lôi "em' ra ngắm và xem "em" như một người bạn rất thân
- Nội dung là: Cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
- Chúc bạn hok tốt
1.Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có : Văn chương khơi gợi tình cảm cho con người,giúp ta tiếp thu những tình cảm cao đẹp, những nét ứng xử tinh tế, những bài học về cuộc đời để chúng ta làm giàu thêm tâm hồn.
2.Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời nó cũng luyện những tình cảm ta sẵn có. Bạn có nghĩ vậy không ? Văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng nhường nào. Giúp mỗi học sinh chúng ta thấm thía hơn nỗi vất vả, tình thương vô bờ của bậc làm cha làm mẹ. Nhờ văn chương, chúng ta biết trân trọng tình cảm bạn bè thiêng liêng, biết nuôi dưỡng và phát triển lòng yêu nước trong tim mỗi người. Những tình cảm ấy, có phải chúng ta chưa có đâu. Nhưng nhờ có văn chương và thông qua văn chương mà mỗi người thấm thía hơn, tôi rèn những tình cảm ấy trở nên sâu đậm hơn.
Sống chết mặc bay đã phản ánh rõ nét toàn cảnh xã hội phong kiến thời xưa. Hai hình ảnh trái lập nhau đã làm càng tăng thêm ý nghĩa, lên án, tố cáo những kẻ cầm đầu độc ác, không biết quan tâm đến đời sống nhân dân hay nói đúng hơn là tên quan phủ – một viên quan vô trách nhiệm lòng lang dạ sói trong tác phẩm. Văn bản này vào đề bằng một hình ảnh hết sức căng thẳng, gay cấn, khó khăn. Đó là vào một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông dâng cao đe doạ vỡ đê. Với công cụ thô sơ, những người dân chân lấm tay bùn với hàng nghìn tư thế khác nhau: người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, bão lụt. Hình ảnh muôn sầu nghìn thảm ấy làm bất cứ ai được đọc, được nghe đều không khỏi xót thương. Sự vất vả của người dân kéo dài tới mãi đêm khuya vẫn chưa chấm dứt. Tiếng hò, tiếng gọi, í ới, gấp gấp, sự căng thẳng ấy được bộc lộ qua nét mặt của từng người. Trước tình cảnh như vậy thì bất kì ai cũng đặt ra câu hỏi: Vậy trước thế cùng sức kiệt như vậy thì quan phụ mẫu, những người có chức quyền ở đâu. Thì ra những vị quan phụ mẫu đang hộ đê trong đình, một khung cảnh hoàn toàn trái ngược. Bầu không khí ấm áp không chút lo âu. Sự bình thản của mỗi người trên từng quân bài. Quan phụ mẫu đang hộ đê trong tư thế ung dung, nhàn hạ, tay cầm bát yến, ngồi khểnh vuốt râu. Sự oai phong của quan được thể hiện ở lời nói. Những tên xu nịnh vây quanh nịnh hót, quan thắng bài đó là niềm hạnh phúc. Từng khung cảnh cũng được đề cập đến trong văn bản càng bộc lộ rõ nét hơn. Than ôi! Xã hội phong kiến bất công biết bao. Bằng những ngôn từ, biện pháp tự sự, kết hợp với miêu tả, bình luận cùng với những cảm xúc chân thực, tác giả đã đưa người đọc vào trong cuộc sống bấy giờ, tái hiện lại những nghịch cảnh trớ trêu, lay động lòng người, đánh thức lên một nỗi niềm xót cảm. Không mảy may một chút vương lòng, những hình ảnh nhàn hạ, nào quan phủ, nào thầy lí, thầy đề, những tên cương hào, ác bá được lột tả dưới ngòi bút của tác giả. Với những ngôn từ bình dị, cổ xưa, tác giả đã gợi lên một khung cảnh chân thực. Hơn thế nữa, một loạt những nghệ thuật độc đáo được được sử dụng. Khi thời điểm tưởng chừng ngàn cân treo sợi tóc, văng vẳng từ xa tiếng người vào bẩm báo: Dễ có khi đê vỡ”. Cảnh bình chân như vại của viên quan bằng lời nói: Mặc kệ” khi đợi bài ù. Không chỉ vậy sự thách thức của hắn còn được bộc lộ bởi câu nói: Đê có vỡ, nước có dâng lên cao thì cũng không lo đình sập, đình vỡ” Thật là nghịch chướng. Đó là phép tăng cấp rất độc đáo. Hay nghệ thuật tương phản cũng khá ấn tượng. Hai khung cảnh một trời một vực, một bên ung dung nhàn nhã, một bên gấp gáp lo âu. Sự tương phản này là mâu thuẫn quan điểm của hai lớp người trong xã hội xưa.
hok tốt! :)
Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã . Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.
Tham khảo:
Hình ảnh muôn sầu nghìn thảm ấy làm bất cứ ai được đọc, được nghe đều không khỏi xót thương. Sự vất vả của người dân kéo dài tới mãi đêm khuya vẫn chưa chấm dứt. Tiếng hò, tiếng gọi, í ới, gấp gấp, sự căng thẳng ấy được bộc lộ qua nét mặt của từng người. Trước tình cảnh như vậy thì bất kì ai cũng đặt ra câu hỏi: Vậy trước thế cùng sức kiệt như vậy thì quan phụ mẫu, những người có chức quyền ở đâu. Thì ra những vị quan phụ mẫu đang hộ đê trong đình, một khung cảnh hoàn toàn trái ngược. Bầu không khí ấm áp không chút lo âu. Sự bình thản của mỗi người trên từng quân bài. Quan phụ mẫu đang hộ đê trong tư thế ung dung, nhàn hạ, tay cầm bát yến, ngồi khểnh vuốt râu. Sự oai phong của quan được thể hiện ở lời nói. Những tên xu nịnh vây quanh nịnh hót, quan thắng bài đó là niềm hạnh phúc. Từng khung cảnh cũng được đề cập đến trong văn bản càng bộc lộ rõ nét hơn. Than ôi! Xã hội phong kiến bất công biết bao. Bằng những ngôn từ, biện pháp tự sự, kết hợp với miêu tả, bình luận cùng với những cảm xúc chân thực, tác giả đã đưa người đọc vào trong cuộc sống bấy giờ, tái hiện lại những nghịch cảnh trớ trêu, lay động lòng người, đánh thức lên một nỗi niềm xót cảm. Không mảy may một chút vương lòng, những hình ảnh nhàn hạ, nào quan phủ, nào thầy lí, thầy đề, những tên cương hào, ác bá được lột tả dưới ngòi bút của tác giả. Với những ngôn từ bình dị, cổ xưa, tác giả đã gợi lên một khung cảnh chân thực. Hơn thế nữa, một loạt những nghệ thuật độc đáo được được sử dụng.
Nhân dân ta sống dưới chế độ phong kiến quả thật là cực khổ. Những tên quan lại tự xưng là phụ mẫu của nhân dân. Tác giả Phạm Duy Tốn đã vạch trần bộ mặt quan lại qua tác phẩm " Sống chết mặc bay". Những lúc mà khó khăn, nguy khốn nhất, nhân dân phải đối mặt thì không thấy một tên quan phụ mẫu nào xuất hiện. Con dân thì " người nào người ấy ướt lướt thướt như chuột lột" họ phải chống chọi hết sức để bảo vệ cuộc sống của mình trước thiên tai. Dù bao nhiêu công sức, mồ hôi, nước mắt của người dân đổ xuống nhưng cuối cùng cũng không thể nào giữ được đê nữa. " Than ôi! sức người khó địch lại sức trời". Tình cảnh của người dân thật thống khổ, cuộc sống sau này biết đi về đâu. Vậy quan phụ mẫu ở đâu? Tình cảnh trong đình của quan lại lại đối lập hoàn toàn với tình cảnh của người dân. Tác giả Phạm Duy Tốn của phải than thay cho người dân nơi đây.
Có thể mọi người đã biết vào đầu năm Canh Tý 2020, người dân Trung Quốc và toàn thế giới đã phải đối mặt với một dịch bệnh vô cùng khủng khiếp mang tên "Corona" hay còn gọi là "Covid-19"
Tính đến ngày hôm nay tức mười lăm tháng hai đã có chính xác một nghìn năm trăm hai mươi sáu ca tử vong, sáu mươi bảy nghìn một trăm ca nhiễm trên toàn thế giới.
Đó thực sự là những con số đáng sợ mà chỉ cần nghe đến thôi cũng đã thấy rùng mình rồi.
Với tốc độ lây lan nhanh như vậy đương nhiên Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng không ít.
Tất cả các tỉnh đã có tổng cộng mười sáu ca xác định dương tính với virus Covid-19 nhưng may mắn thay đã có 7 bệnh nhân được chữa khỏi.
Từ đó, ta mới thấy được trình độ và tác phong làm việc vô cùng tuyệt vời của các bác sĩ Việt Nam khi phải đương đầu với dịch viêm phổi nguy hiểm có thể lây lan cho bất kỳ ai.
Họ hi sinh quyền lợi của mình trong mùa dịch, cả ngày mặc đồ bảo hộ chăm sóc bệnh nhân trong khu vực cách ly.
Thậm chí có những bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch còn chẳng có đủ thời gian ăn uống và nghỉ ngơi, đầu tóc rối bù, mặt in vết khẩu trang...
Dầu vậy họ vẫn không quản ngại nguy hiểm, dùng tất cả thời gian sức khoẻ và tâm huyết của mình để cứu giúp bệnh nhân và tuyên truyền những cách phòng dịch hiệu quả để cộng đồng tự bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân họ.Cũng giống với corona, cách đây mười bảy năm đã có một dịch bệnh cướp đi tính mạng của bảy trăm bảy mươi tư người khiến toàn thế giới hoảng loạn mang tên SARS.
Chính lúc đó bộ trưởng bộ y tế Trần Thị Trung Chiến đã lập nên kì tích lớn khi chỉ đạo toàn ngành y tế xử lý thành công đại dịch SARS, đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên dập được dịch SARS trên toàn thế giới.
Tuy chúng ta chịu một tổn thất lớn khi bốn bác sĩ bệnh viện Việt Pháp đã bị nhiễm trong thời gian chống dịch nhưng những cố gắng và nỗ lực của họ không phải là vô ích khi dịch SARS đã được khống chế hoàn toàn tại Việt Nam.
Em thực sự ngưỡng mộ bản lĩnh và trình độ của các bác sĩ Việt Nam khi phải đương đầu với những hiểm hoạ loài người, họ không hề tỏ ra sợ hãi trước dịch bệnh và còn dũng cảm chiến đấu với nó.
Lòng tin của em với các bác sĩ vô cùng mạnh mẽ, em tin rằng họ sẽ một lần nữa lập nên kì tích, một lần nữa đẩy lùi virus Covid-19 ra khỏi Việt Nam!
Tác giả bài văn này cũng chính là cô bé học sinh có bài văn tả về bác bảo vệ (một thần tượng của mình) làm nhiều bạn đọc rơi nước mắt.
Chị Thuận (mẹ của cô bé) cho biết, thời gian này học sinh được nghỉ học ở trường nhưng cô bé vẫn học online và bài văn chính là bài tập giáo viên giao cho học sinh làm trong thời gian các em không đến lớp.
chúc bạn hok tốt