K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

la ban than

8 tháng 5 2019

viết 1 bài văn 

* Tuyến yên :

- Vị trí : Nằm ở nề sọ.

- Chức năng : Là tuyến quan trọng nhất tiết các hoocmon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác. Đồng thời tiết các hoocmon có ảnh hưởng đến sinh trưởng, trao đổi glucôzơ, các chất khoáng, nước và co thắt cơ trơn.

* Tuyến giáp :

- Vị trí : Nằm dưới sụn giáp, trước khí quản.

- Chức năng : Có vai trò quan trọng trong chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể.

* Tuyến tụy :

- Vị trí : Nằm ở ổ bụng.

- Chức năng : 

+ Tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng : giúp biến đổi thức ăn trong ruột non ( chức năng ngoại tiết )

+ Tế bào tập hợp lại thành đảo tụy : tiết các hoocmon điều hòa lượng đường trong máu ( chức năng nội tiết )

* Tuyến trên thận :

- Vị trí : Nằm ở đầu trước hai quả thận.

- Chức năng :

+ Phần vỏ tiết ra hoocmon có vai trò:

⊙ Điều hòa các muối natri và kali trong máu.

⊙ Điều hòa đường huyết (tạo glucôzơ từ prôtêin và lipit).

⊙ Điều hòa sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục nam.

+ Phần tủy tiết 2 loại hoocmon là ađrênalin và norađrênalin có vai trò:

⊙ Gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dẫn phế quản.

⊙ Góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết.

* Tuyến sinh dục :

- Vị trí : 

+ Ở nam là nằm ở tinh hoàn.

+ Ở nữ là nằm ở buồng trứng.

- Chức năng : 

+ Chức năng của tinh hoàn :

⊙ Tạo tinh trùng.

⊙ Tiết hoocmon sinh dục nam ( testôstêrôn )

+ Chức năng của buồng trứng :

⊙ Sinh ra trứng.

⊙ Tiết hoocmon sinh dục nữ ( ơstrôgen )

8 tháng 5 2019

Vai trò mà bạn..

8 tháng 5 2019

sinh 15/8/1769

Câu trần thuật đơn có từ " là "

Mik nghĩ vậy :)))

8 tháng 5 2019

câu trần thuật đơn có từ là

8 tháng 5 2019

Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình đưọc bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người.

Trong cuộc sống hằng ngày mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện khác nhau hình thành lên những cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích và lối sống ích kỷ, buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi. Như vậy "sống đẹp" là một lối sống tích cực mà mỗi người cần phải hướng tới. Nhưng sống thế nào mới là lối "sống đẹp" còn là điều băn khoăn của rất nhiều người.

"Đẹp" không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha ... Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ “vì người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp.

Sống đẹp là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong lịch sử của dân tộc có biết bao tấm gương về sống đẹp: Trần Hưng Đạo, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Trần Quốc Toản, chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Nguyễn Văn Trỗi,… vĩ đại hơn cả là Bác Hồ kính yêu. Họ là những người sống hết mình vì dân tộc vì cách mạng, vì nền độc lập, tự do của đất nước. Họ đã giành cả cuộc đời mình cho Tổ quốc. Họ là những anh hùng đã có công giữ nước, là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập, noi theo.

Bên cạnh đó cũng không hiếm những người có lối sông tiêu cực, đi ngược với luân lí và đạo đức. Đó là những tên bán nước, buôn người, những người đầu độc chính dân tộc mình bằng thuốc phiện, rượu cồn. Chính họ đã vấy bẩn bộ mặt xã hội, làm cho không ít dân ta trở nên nhu nhược, bần hèn. Đó là những tấm gương xấu đáng bị lên án và bài trừ. Thật vậy, để sông đẹp không phải là điều đơn giản. Ai cũng biết sống đẹp là như thế nào, nhưng không phải ai cũng biết sống thế nào cho đẹp. Bởi lẽ, cuộc sống hiện tại quá hỗn tạp, có nhiều luồng tư tưởng khác nhau, hoặc đồng điệu hoặc trái ngược nhau. Có những người sống thiên về vật chất mà vô tình đánh mất đi vẻ đẹp của tâm hồn. Trong khi sống đẹp đòi hỏi chúng ta phải thực sự tỉnh táo, biết nhận thức, biết yêu thương, biết giữ mình khỏi những cám dỗ của xã hội.

Sống đẹp không phải là chuyện một ngày, một bữa. Chúng ta không thể trở thành người sống đẹp chỉ trong một ngày, một giờ. Cần phải nhận thức đúng và rèn luyện thường xuyên. Lâu ngày sẽ trở thành thói quen, lối sống của ta sẽ dần được cải thiện. Sống đẹp không khó; chi khó khi ta lười biếng, e ngại hoặc chưa đủ quyết tâm, dễ dàng bỏ cuộc, buông xuôi, mặc cho dòng đời xô đẩy. Cuộc đời bạn phải do bạn quyết định. Có sống đẹp hay không cũng do ở nơi bạn. Đừng ngồi lì mãi thế! Cũng đừng mãi mê muội chạy theo những thứ phù phiếm mà đánh mất đi bản chất của mình! Đừng sống phí tuổi thanh xuân cho những trò vui vô bổ, những thói ăn chơi trụy lạc! Mà bạn hãy trao dổi kiến thức, sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, tham gia các hoạt động xã hội như giúp đỡ người nghèo, các em bé mồ côi, các cụ già ốm đau, không nơi nương tựa.

Sẽ sống đẹp nếu con người có mục tiêu, có lý tưởng hợp lý, vừa sức và hài hòa giữa các giá trị. Giá trị vật chất, giá trị nhân văn, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mỹ... phải thực sự hài hòa trong quan hệ tương tác sẽ làm cho mỗi người sống đẹp hơn. Thật sự bất hợp lý và thiếu toàn diện nếu như con người thiếu động cơ sống hay thiếu động cơ đích thực và chân chính. Sống đẹp mãi là động lực để mỗi người phấn đấu nếu như mỗi người biết cống hiến, biết hy sinh và có bản lĩnh sống!

Hãy mở rộng lòng mình, đem yêu thương sưởi ấm cho những trái tim ướt lạnh trước sóng gió của cuộc đời. Hãy biết cho đi để được nhận lại: tình yêu thương, niềm tin và hy vọng. Sống đẹp là lối sống mà ai ai cũng muốn có được. Sống phải biết học tập và rèn luyện đúng cách thì lối sống ấy mới tồn tại và phát triển. Không ai sống đẹp ngay từ lúc lọt lòng. Bởi vậy, học tập và rèn luyện đúng cách là con đường duy nhất đưa ta đến với một lối sống văn minh, một lối sống đẹp. Bạn còn chờ gì nữa ?

Hãy bắt đầu từ hôm nay, và ngay bây giờ ! Bạn thực sự muốn mình là một ngưòi "Sống đẹp".

Tôi từng đọc một bài thơ nghe qua tưởng chỉ là thơ vui nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc:

"Khi anh sinh ra
Mọi người đều cười
Riêng anh thì khóc tu tu
Hãy sống sao để khi chết đi
Mọi người đều khóc
Còn môi anh thì nở nụ cười"

Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp để khi ở cuối con đường, chúng ta đều mỉm cười mãn nguyện !

8 tháng 5 2019

Cuộc sống luôn có những quy tắc và chuẩn mực của nó. Và con người sống cũng đều tuân theo nó. Những lối sống, phong cách sống luôn là điều mà mọi người quan tâm. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, có rất nhiều những nền văn hóa khác nhau du nhập vào Việt Nam. Những nền văn hóa ấy cũng kéo theo những suy nghĩ, lối sống mới. Người Việt dễ dàng hòa nhập với chúng đặc biệt là giới trẻ. Điều đó cũng không hề xấu. Biết hội nhập là tốt, biết học hỏi những điều mới là hay. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra chính là người trẻ, sống mới nhưng vẫn phải đẹp. Tuổi trẻ phải sống đẹp. 

Để nói về vấn đề này, đầu tiên ta phải hiểu sống đẹp là gì, là như thế nào. Chắc chắn, sống đẹp là sống tốt rồi. Bởi đã "đẹp" đương nhiên phải là hợp lý. "Sống đẹp" là sống phù hợp với đạo lý, với những chuẩn mực của xã hội. Sống biết yêu thương, biết sẻ chia. Sống có hoài bão và ước mơ. Sống cho đúng với lương tâm con người, đúng với những lí tưởng cao cả đúng đắn mà mình hướng tới. Sống đẹp là sống với một tâm hồn đẹp. Vậy thế nào là đạo lý, là chuẩn mực xã hôi, là lí tưởng cao cả? Những điều đó có thể là những đạo lý của con người Việt từ xưa đến nay như yêu nước thương nòi, khiêm tốn, kiên trì, giản dị, giàu lòng nhân ái; có thể là lí tưởng xây dựng xã hội chủ nghĩa, những mục tiêu hiện đại hóa đất nước… Biết yêu thương là biết đồng cảm, sẻ chia chân thành với những người thân, những người xung quanh mình, những mảnh đời éo le hơn nếu có thể. Sống có hoài bão, ước mơ. Với những đam mê và ước mơ của mình có trách nhiệm và hành động để đạt được chúng. Không ai có thể sống tốt nếu không có những ước mơ dẫn đường. Ước mơ chính là kim chỉ nam giúp ta chọn con đường để đi tới. Nhiều người bạn của tôi sống mà không có bất cứ một ước mơ nào, họ không biết mình thích gì, cứ đi mà không biết cái đích mình đến là đâu. Chính vì vậy mà họ lãng phí thời gian và tiền bạc của mình vào những trò tiêu khiển không điểm dừng. Rồi dần dần, họ sống buông thả lúc nào không hay, đến khi quay đầu lại cũng đã quá muộn. Những trường hợp như tôi kể trên rất nhiều. Bạn không tin chỉ cần vài thao tác nhỏ trên mạng cũng có thể thấy hàng loạt những lời kêu ca về họ. Sống đẹp không chỉ được thể hiện ở phong cách sống mà còn ở cách ăn nói, đối nhân xử thế, cách mà ta nhìn nhận cuộc đời. Trước hết là lời ăn tiếng nói. Tiếng nói không chỉ mang nét đặc trưng của vùng miền nơi bạn sinh sống mà còn thể hiện trình độ của bạn. Bởi người khôn khéo và có học thức không bao giờ sử dụng những lời tục tĩu, lăng mạ như mấy bà bán cá ngoài chợ được. Ngôn ngữ sử dụng đều được lựa chọn sao cho phù hợp nhất nhưng vẫn có khả năng diễn đạt thái độ và tâm ý của người nói. Những lời nói phải được sử dụng sao cho phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đôi bên. Chẳng hạn giao tiếp với sếp thì dùng một lối nói, về nhà nói chuyện với ba mẹ một lối nói…. Việc giao tiếp với người xung quanh là một cơ hội để cho họ biết được tâm hồn cũng như tính cách của mình. Và việc bạn sống đẹp hay không cũng được đánh giá qua những lời nói ấy. Cách đối nhân xử thế cũng là mặt biểu hiện hết sức quan trọng. Yếu tố này thể hiện rõ nhất phong cách sống của bạn. Bạn đối xử với bề trên như thế nào, với bạn bè anh em như thế nào,với những người xung quanh, với kẻ thù, những người ganh ghét bạn như thế nào đều thể hiện rõ. Bạn hào nhã với họ, bạn không chấp nhặt phản bội, đâm sau lưng hoặc tìm cách hãm hại họ đó là sống đẹp. Bạn bao dung với những người làm tổn thương bạn đó là sống đẹp. Bạn biết đồng cảm với những người bất hạnh hơn mình cũng là sống đẹp. Bạn sống với một tâm thế lạc quan yêu đời đó cũng là sống đẹp.

Phần nào hiểu qua sống đẹp là gì, câu hỏi đặt ra cho chúng ta lại là:"Tại sao tuổi trẻ lại phải sống đẹp?". Thì tôi có thể giải thích đầu tiên tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt của xã hội. Tuổi trẻ với vai trò dựng xây đất nước, nằm trong độ tuổi lao động, là động lực phát triển đất nước. Sứ mệnh của tuổi trẻ là dựng xây và bảo vệ Tổ Quốc. Nếu không sống đẹp, đất nước ấy sẽ chẳng thể phồn vinh, mà còn có nguy cơ rơi vào bạo loạn. Bởi đối lập với sống đẹp là ích kỉ, là độc ác tham lam, luôn mang trong mình dã tâm không tốt đẹp. Những lối sống ấy sẽ ăn mòn lương tri con người, làm cho xã hội ngày càng xuống ấp trầm trọng về mặt đạo đức xã hội, khiến xã hội không thể phát triển vững bền. Sống đẹp sẽ giúp cho con người có một nhân sinh quan đúng đắn, là tiền đề để xã hội phát triển theo chiều hướng tích cực. Là một người trong hàng ngũ tuổi trẻ, bạn hãy hăm hở, đam mê học hỏi để dựng xây nước nhà, rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi, tạo cho mình một lối sống đep, đúng đắn. Khi đó không những cuộc sống mỉm cười với bạn mà chính bạn cũng cảm thấy mình thanh thản và xứng đáng. Đừng đắm chìm mãi trong những trò tiêu khiển, đừng ngủ quên trong huyễn hoặc hão huyền. Hãy đứng lên và hành động để tiến về phía trước. Vì tương lai là do chính bạn tạo ra chứ không phải ai khác. Tấm gương sống đẹp nổi bật nhất chính là Bác Hồ vĩ đại của chúng ta. Với nhiệt huyết tuổi  trẻ của Người, Người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra con đường cứa nước, tìm ra lối đi đúng đắn để giải phón cho dân tộc. Bởi vậy mà ngày nay, phong trào học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn là phong trào sôi nổi của tuổi trẻ, những thanh niên, đoàn viên, đảng viên. Phong trào này không những thúc đẩy sự phát triển trong lối sống của đại bộ phận giới trẻ mà còn hình thành những tấm gương sống đẹp mới cho xã hội. 

Sống đẹp là một vấn đề chưa bao giờ là thôi cần thiết. Và tuổi trẻ phải sống đẹp là một điều tất yếu và quan trọng. Không một lĩnh vực nào mà tuổi trẻ bị khuất phục. Bởi vậy hãy rèn luyện cho mình một lối sống đẹp đúng nghĩa để không phí hoài tuổi xuân của chính bản thân mình. Vì "tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại" (Xuân Diệu) nên đừng để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa. Hãy thức tỉnh và hành động ngay hôm nay để làm giàu cho chính bản thân cũng như chuẩn bị cho một tương lai tươi sáng.

Chúc bạn học tốt nhé! Tk cho mk đi!

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

7 tháng 5 2019

đéo tin

đây là câu vi phạm nội quy

                                                                   Bài Làm

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”
Dòng sông có lẽ là một trong những cảnh đẹp không thể thiếu của những vùng quê, đặc biệt là những vùng quê nông thôn yên bình, để lại nhiều kỉ niệm đẹp thuở ấu thơ. Vậy còn dòng sông đi qua thành phố tấp nập và nhộn nhịp thì sao? Mỗi người có lẽ sẽ có những câu trả lời khác nhau, còn với em, dòng sông Hồng chảy qua thành phố lại có một vị trí quan trọng trong trái tim.


Sông Hồng là một con sông dài và rộng. Em từng nghe bố em nói, sông Hồng chảy qua đa phần cấc tỉnh thành miền Bắc nên những tỉnh thành ấy được gọi chung là vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Sông Hồng có từ lúc nào và bắt nguồn từ đâu em cũng không biết rõ, chỉ biết rằng đaoạn chảy qua thành phố nơi em sống dài lắm, có lẽ đến vài chục ki – lô – mét, còn chiều rộng của nó, em cũng không thể đoán được, nhưng nó đủ cho tàu thuyền qua lại dễ dàng.


Em nghe cô giáo nói rằng, cái tên sông Hồng là bắt nguồn từ việc nước sông quanh năm đều có màu hồng đào bắt mắt do chứa nhiều phù sa màu mỡ tốt cho đất đai và cây trồng. Hai bên bờ sông không phải là những hàng liễu xanh thẫm rủ bóng xuống như đang làm dáng làm duyên, soi gương chải chuốt mà là con đê dài chạy dọc dòng sông cùng nhà cửa hai bên san sát. Những ngày hè nóng nực mà được ngồi dưới một cái ô lớn, thưởng thức những ly chè được bán trên bờ đê mà khoan khoái cảm nhận những cơn gió mát đang luồn vào mát tóc hay thư thả làm ngắm cảnh tàu thuyền tấp nập đi lại cũng là một trong những cách để đếm thời gian trôi.


Nước sông Hồng không trong vắt như những con sông khác bởi nó có chứa rất nhiều phù sa, hơn nữa mỗi ngày trên dòng sông này đều có rất nhiều tàu thuyền đi lại. Những chiếc tàu chở hàng cao lớn, những chiếc bè gỗ từ thượng nguồn xuôi dòng hay những con thuyền bé hơn là những vật thường thấy trên dòng sông rộng lớn này. Vì vậy, sông Hồng vốn là một con đường vận chuyển hàng hóa nhanh và thuận tiện cho những tỉnh thành châu thổ sông Hồng.


Vào mùa xuân, nước sông dâng lên đầy ắp, màu nước vào mùa nàu cũng đậm hơn màu nước vào những mùa khác trong năm. Mùa hạ về, mặt sông lại yên bình trôi mang theo những cơn gió nam còn thơm mùa hoa cỏ vào tận trong làng. Mùa thu đến, cảnh sắc hai bên bờ sông lại cành thêm thơ mộng, những cây liễu thả rơi những ‘chiếc thuyền” bằng lá liễu nhỏ xinh xuống làm lay động mặt nước. Mùa đông tràn về, mặt hồ phủ một tầng hơi nước mỏng, chập chờn như đang nhảy múa trên mặt sông, nước sông vào thời điểm đó rất lạnh và buốt.


Sông Hồng có giá trị rất lớn về mặt kinh tế, nước sông có rất nhiều phù sa màu mỡ giúp cho đất đai và cây trồng luôn luôn xanh tốt tạo điều kiện cho việc sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế. Không chỉ thế, sông Hồng còn là một con đường giao thông vận chuyển hàng hóa nhanh và thuận tiện và còn cung cấp cho chúng ta một lượng thủy sản phong phú và cũng bồi đắp và mở rộng vùng đồng bằng màu mỡ.


Em rất yêu con sông Hồng bởi lợi ích mà nó đã đem lại cho người dân cùng vẻ đẹp của dòng sông vào tất cả các thời điểm trong năm. Em sẽ cố gắng bảo vệ môi trường và bảo vệ dòng sông khỏi bị ô nhiễm.

                                                                                     dàn ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Dòng sông em định tả có tên là gì? ở đâu? (Sông Hồng, thị xã Sơn Tây.)

- Tại sao em lại chọn tả dòng sông ấy? (Sông Hồng gắn bó với tuổi thơ em.)

2. Thân bài:

* Tả dòng sông:

a) Buổi sớm:

- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.

- Bãi mía bờ dâu bên kia sông xanh mờ mờ.

- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.

- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang; tiếng mái chèo khua nước...

- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, đỏ đậm phù sa, cuồn cuộn trôi xuôi.

- Hoạt động trên bến cảng tấp nập, nhộn nhịp...

b) Buổi chiều:

- Người lớn, trẻ con xuống sông tắm mát.

- Dòng sông như giang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương

   A) ngắm trăng

Bài thơ rút trong "Nhật ký trong tù"; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

"Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ"

   Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật "Trong tù không rượu cúng không hoa" thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi. Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

   Nhưng cũng chính vào những phút giây căng thẳng như thế, Hồ Chí Minh lại cũng tìm được cách để giành lấy một sự thư thái, nó là trạng thái cân bằng không thiếu được, nói như cách nói tâm lý học: ông đã tự phân thân để có một cuộc sống thứ hai - nghĩa là từ trong tâm thức, ông đã mang sẵn cốt cách một thi nhân. Và ở đây ta đang nói đến những ngày tù ngục trong nhà tù Quốc dân Đảng Trung Quốc, cuộc sống thứ hai trong khung cảnh tù đày của Hồ Chí Minh là cuộc sống bên trong, cuộc sống hướng nội. Hướng nội - trong cách nhìn sự vật, trong cách độc thoại với chính mình, và hướng nội cả trong cách "vượt ngục" bằng "ý tại ngôn ngoại" của những vần thơ tù.

   Ở đây sự "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ, sự phấn đấu trở nên hài hòa, hồn nhiên, thư thái: "Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". "Trong tù không rượu cũng không hoa" là việc cố nhiên. Nhưng "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" không phải việc cố nhiên nữa. Chúng ta sống trong cõi đời tự do mà còn chẳng để ý đến sự tròn khuyết của vầng trăng ngay trên đầu, nói chi đến một người tù. Câu thứ hai đã là một tâm hồn thi nhân - hiền triết trong sáng và tinh tế. Thấy trăng đẹp mà bối rối cả tâm trí: "làm thế nào bây giờ" quả là một tâm hồn thơ mộng. Cái thơ mộng này sóng đôi với cái thực tế trên tạo nên một thi vị rất "uá mua" của Hồ Chí Minh. ông yêu rất nghệ sĩ vầng trăng trên đầu, nhưng ông cũng không quên rất cụ thể cái cùm sắt dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh lãng mạn của trí tưởng. Ba yếu tố rượu, hoa, trăng thì thiếu mất hai rồi. Nhưng tâm hồn nhà thơ vẫn dọn một bữa tiệc thưởng nguyệt độc đáo:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

   Ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.

   Bác đã quên đi trong phút chốc cái hiện thực phũ phàng, nghiệt ngã chố lao tù để thảnh thơi mà "thưởng nguyệt" như cái thú thanh cao của thi sĩ muôn đời. Vẻ đẹp thiên nhiên ở đây giản dị mà độc đáo : ánh trăng soi qua khung cửa sổ nhà lao và trở thành tri âm, tri kỉ của người tù.

   Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở.Dù trong hoàn cảnh ngục tù đau khổ thiều thốn nhưng Bác vẫn tự tạo cho mình 1 tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp.

B) đi đường

Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của minh vào bài thơ “Tẩu lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

Bài thơ mang hàm nghĩa. Tác giả mượn chuyện đi đường để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, nguy hiểm; phải có quyết tâm cao, nghị lực mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang.

1. Hai câu đầu trong bài thơ chữ Hán có nghĩa là:

"Có đi đường mới biết đường đi khó,

Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác".

Câu thứ nhất nêu lên một kinh nghiệm, một chiêm nghiệm sống ở đời, đó là chuyện đi đường và bài học đi đường khó. Với nhà thơ, con đường được nói tới còn là con đường cách mạng vô cùng nguy hiểm: "Là gươm kề tận cổ, súng kề tai - Là thân sống chỉ coi còn một nửa" ("Trâng trối - Tố Hữu). Hình ảnh con đường được miêu tả bằng điệp ngữ "trùng san" đã làm nổi bật khó khăn, thử thách chồng chất, người đi đường luôn luôn đối diện với bao gian khổ. Câu thơ chữ Hán không hề có chữ "cao"', dịch giả đã thêm vào, người đọc thơ cần biết:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".

Hai câu thơ đầu về mặt văn chương chữ nghĩa không có gì mới. Ý niệm: "hành lộ nan" đã xuất hiện trong cổ văn hơn nghìn năm về trước. Thế nhưng vần thơ Hồ Chí Minh hay và sâu sắc ở tính nghiệm sinh; nó cho thấy trải nghiệm của một con người "ba mươi năm ấy chân không nghỉ" (Tố Hữu), để tìm đường cứu nước. Con đường mà người chiến sĩ ấy đã vượt qua đâu chỉ có "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mà còn đầy phong ba bão táp, trải dài trải rộng khắp bốn biển năm châu:

"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể

 Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi...".

(Người đi tìm hình của nước)

Người xưa có nhắc: "Đọc sách người ấy, đọc thơ người ấy, phải biết con người ấy" là thế.

2. Hai câu cuối cấu trúc theo mối quan hệ điều kiện - hệ quả. Khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao chót vót (cao phong hậu) thì muôn dặm nước non (vạn lí dư đồ) thu cả vào tầm mắt:

"Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

Muốn vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót vót thì phải có quyết tâm và nghị lực lớn. Chỉ có thế mới giành được thắng lợi vẻ vang, thu được kết quả tốt đẹp. Câu thơ Hồ Chí Minh hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong cuộc sống để giành thắng lợi. Bài học "Đi đường" thật là vô giá đối với bất cứ ai.

3. "Nhật kí trong tù" có nhiều bài thơ viết về đề tài "đi đường" như "Thế lộ nan", "Tẩu lộ", "Lộ thượng",... Đó là những vần thơ giàu chất trí tuệ, mang ý vị triết lí, được đúc kết từ máu và nước mắt:

"Núi cao gặp hổ mà vô sự,

Đường phẳng gặp người bị tổng lao".

"Xử thế từ xưa không phải dễ,

Mà nay, xứ thế khó khăn hơn".

(Đường đời hiểm trở)

Bài thơ "Đi đường" cho ta bài học về đường đời nhiều khó khăn nguy hiểm, bài học về quyết tâm, vượt khó, vươn lên giành thắng lợi trên con đường đời. Mỗi cuộc đời là một trăm năm, ai cũng phải một trăm năm đi đường. Có con đường lao động mưu sinh, có con đường công danh lập nghiệp. Tuổi trẻ còn có con đường học tập. Bài thơ "Đi đường" trở thành hành trang cho mỗi chúng ta sức mạnh để vươn lên thực hiện ước mơ của mình

C) tức cảnh pắc bó

  Sau bao nhiêu năm bôn ba tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của dân tộc, là nhà thơ, nhà danh nhân văn hóa. Cuộc đời thơ ca của Bác luôn song hành với cuộc đời chính trị. Trong những năm gian khổ ở cuộc kháng chiến trống Pháp, làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, ở hang Pác Pó, bàn làm việc chông chênh bên suối Lê – Nin. Bác đã viết những bài thơ ngấm vào máu thịt của người dân Việt Nam. Bài thơ tức cảnh Pác Pó đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, "thú lâm tuyền" khoáng đạt, tươi sáng của Bác.

   Bài thơ đã đồng hành cùng thời gian, vượt qua hành trình hơn 70 mùa xuân. Giờ đây bài thơ như một chứng tích lịch sử của cách mạng Việt Nam. Qua đó, còn cho chúng ta thấy phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sỹ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh về những năm tháng hoạt động bí mật, đầy gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

   Trong cuộc sống đầy gian khổ ấy, tinh thần là một thứ vô cùng quan trọng. Thú lâm tuyền là cách chơi vui thú,tao nhã của Bác trong rừng xanh núi đỏ,lâm tuyền là rừng núi và khe suối nước chảy ,thú vui của Bác là yêu thiên nhiên ,yêu rừng Pắc Bó,cỏ cây hoa lá chim muông và cả cái tiếng nước róc rách dưới khe cũng nên thơ hữu tình trong thơ tức cảnh của Người.

"Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng"

   Ngay ở những câu thơ đầu Bác đã mở ra trước mắt người đọc một nếp sống sinh hoạt rất đều đặn, nhịp nhàng nhưng một đặc điểm là tất cả đều gắn liền với thiên nhiên. Chúng ta đã thấy được một bức tranh thiên nhiên sinh động . cuộc sống thường ngày của Bác ở nơi núi rừng thiếu thốn trăm bề , Bác chỉ ăn những thứ sẵn có của núi rừng :cháo bẹ , rau măng .Dù khó khăn là vậy nhưng Bác vẫn luôn hài lòng, chấp nhận, sẵn sàng vượt lên khó khăn trắc trở. Khó khăn gian khổ tới đâu cũng không bao giờ có thể làm nhụt đi tinh thần ý trí của Bác cũng như của cả dân tộc ta.

"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cánh mạng thật là sang"

   Những vần thơ mộc mạc, nhẹ nhàng ấy, luôn nằm trong những vần thơ của Bác. Bác cho chúng ta thấy vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. "Thú lâm tuyền" của Bác được thể hiện rõ nhất ở câu này.Dù hoàn cảnh ở thực tại có khó khăn trắc trở nhưng dường như không thể cản được việc lớn của Bác ,từ đó ta càng thấy rõ hơn tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên luôn tiềm tàng trong con người của Bác . câu thơ cuối như một lời tự nhận xét của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Câu thơ gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ. Làm cách mạng có gian truân, khổ cực nhưng đối với Bác nó lại thật là sang. Sang của Bác ở đây không nói về vật chất chỗ ăn chỗ ở, làm việc mà cái Bác muốn nói đến là sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng để cứu nước là niềm vui lớn với Bác, niềm vui không thể mua được. Những tinh thần ấy có được, là nhờ lòng yêu nước thương dân nồng nàn của Bác, mong mỏi cuộc sống yên bình, ấm no hạnh phúc cho con dân cả nước.

   Bài thơ với cách viết hóm hỉnh, nghệ thuật đối từ bài thơ Tức cảnh Pác Pó đã cho chúng ta thấy được thú lâm tuyền của Bác thật khoáng đạt, đó là tinh thần lạc quan, tình yêu nước sâu nặng và sự căm thù giặc, tất cả đều chứa đựng trong người Bác. Bác vĩ đại, về tất cả mọi mặt.

k minh nha

kb nha

Ông sinh ngày 20 tháng 10 năm 1914 [1] tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon - Thái Lan. Quê gốc ông ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Cha ông là Lê Hữu Đạt, mẹ là Nguyễn Thị Sờm, đều là những Việt kiều sống ở Nakhon; họ gốc của ông vốn là Lê Hữu song đến đời ông thì được đặt thành Lê Văn. Ông có đông anh chị em gồm: Lê Văn Đại, Lê Văn Tăng, Lê Văn Năng, Lê Thị Sáu, Lê Thị Bảy,...

Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, và hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí. Năm 1926, ông về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho Xứ ủy Nam Kỳ với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã bắn chết viên mật thám Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi đang diễn thuyết tại quảng trường Lareni. Tuy nhiên, sau đó ông đã bị bắt giam vào Khám Lớn và bị kết án tử hình ngày 20 tháng 11 năm 1931 khi mới 17 tuổi. Sự kiện này làm dấy lên một phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở Khám Lớn khiến từ đó cai ngục tại đây luôn gọi Lý Tự Trọng là "Ông Nhỏ".[2]

7 tháng 5 2019

Lý Tự Trọng tên thật là Lê Văn Trọng (1914-1931), còn được gọi là Huy, là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất của Việt Nam. Lý Tự Trọng quê ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng lại sinh ra tại tỉnh NaKha - Thái Lan. Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, học giỏi, nói thạo tiếng Hán và tiếng Anh.