K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2017

Nói về thầy cô : 

                                                      Mỗi khi giở sách học bài

                                                Lòng em như thấy có ai bên mình

                                                      Động viên , an ủi , tâm tình

                                               Giọng cô ấm áp đời đời nhớ ơn

                                                      Cô như dòng nước trong hồ

                                              Gửi cho em mỗi ngày giọt nước xinh

                                                     Cô là kho sách , kho vàng

                                              Bao nhiêu kiến thức mở mang từng ngày

                   

                                                      Gió bay cô vẫn miệt mài

                                             Tìm tòi kiến thức để dạy chúng em

                                                     Ốm đau cô vẫn không quên

                                            Bọn học trò cũ nghịch hoài không nghe

                                              

                                                      Làm sao mà quên lòng cô

                                           Ấm áp hơn cả những gì cô cho

                                                      Bao năm qua rồi cô ơi

                                          Tóc cô bạc trắng chắc đã già đi

                                                       Mồ hôi , nước mắt chịu thương

                                           Gầy gò mái tóc , lưng phơi nắng sương

                                                        Ơn cô em mãi không quên

                                           Thương cô như thể mẹ già cha đau.

                     Tác giả : Nguyễn Minh Huyền

Nhớ cho mình nha . Tặng bạn

Kết quả hình ảnh cho tai anh vua tro choi yugioh

                               

12 tháng 12 2017

khi em lớn lên đã thấy cánh đồng 
Màu xanh lúa mát vào độ đông sang 
Em luôn đi con đường qua đồng ruộng 
Sẽ thẳng vào mái trường mỗi ban mai 

Khi em lớn lên đã có những con đường 
Xe chạy nhanh vì bên cạnh nhiều rác 
Bụi đường bay trắng ngác nhà ai 
Nắng ko thể xua nước thừa ven sông 

Khi em nghĩ em mong nơi sinh sống 
Hương xanh sẽ bay trong lành khắp nẻo 
Nhưng không thể ,người nhé phải đấu tranh 
Em yêu như thế, đồng ruộng mênh mông. 
 

9 tháng 12 2017

-hoa hậu

-lịch sử

-dương lịch

9 tháng 12 2017

hoa hậu

lịch sử 

đường đời

9 tháng 12 2017

Đã lâu tôi chưa được về thăm quê. Bố đi công tác ở đảo xa. Ông bà nội đã mất.

Gần Tết mà bố tôi vẫn chưa về. Sáng 27 tháng Chạp, mẹ tôi nói với hai con: “Chiều nay ba mẹ con về quê, đi thăm mộ ông bà...". Bé Lan reo lên, còn tôi thì nao nao, buồn vui khôn tả xiết. Tôi nhẩm tính: “Ông mất đã hơn tám năm, bà đã đi xa gần 6 năm...". Hình ảnh ông nội mái tóc bạc phơ, chòm râu dài, gương mặt hồng hào phúc hậu ngồi uống trà với khách; hình ảnh bà nội ôm hai cháu vào lòng, kể cho các cháu nghe bao chuyện cổ tích,... tôi như thấy hiển hiện trước mắt mình. Tôi ứa nước mắt ra.

Đoạn đường dài hơn 30 cây số, xe máy mẹ đi chỉ hơn một tiếng đồng hồ là về quê. Làng Văn Xá quê nội trải rộng một màu xanh lúa chiêm xuân. Cò trắng ở đâu mà về sao nhiều thế? Cây đa cổ thụ xanh um, ngôi đình cổ mái ngói rêu phong, dòng

Sông Tam Thế lặng lờ trôi, trâu bò hiền lành gặm cỏ trên đê... Cảnh vật thân quen, đáng yêu lạ. Tôi càng ngắm nhìn càng bâng khuâng.

Ngôi nhà ngói năm gian của ông bà nội thương yêu vẫn còn đó. Tôi cảm thấy vắng vẻ. Chú, thím Lợi và ba em Nhân, Hoà, Thái vui vẻ, tíu tít đón ba mẹ con tôi. Nhân đã học lớp bốn. Hoà đã học lớp ba. Thái học lớp một. Cả ba đều học giỏi, rất vui mừng khi nhận quà và tiền mừng tuổi của bác Nga. Chỉ có một cái cặp sách, hai em liền nhường lại cho Nhân. Nghe bác nói: "Bác sẽ gửi túi sách về cho hai cháu để đi học...", hai em Hoà và Thái reo lên !

Sau bữa cơm tối ở nhà chú thím, ba em nhỏ đưa hai chị ra thăm vườn. Qua cây cau, cây cam, cây bưởi, tôi đứng lặng. Qua bờ ao, luống rau, tôi đi chậm lại. Tôi tưởng nhớ ông bà đang nói khi nghe gió lao xao, thì thầm:. “Cây cỏ cũng có tình, có nghĩa đấy cháu ạ.”

Đêm đó, nằm ngủ trên giường bà, tôi thao thức mãi. Tám, chín năm về trước, bà vẫn ôm ấp và ru tôi ngủ trên chiếc giường này...

Sáng hôm sau, ba mẹ con tôi theo chú thím Lợi và ba em đi ra nghĩa trang thăm mộ ông bà. Mộ ông bà đã được xây vuông vắn, nhưng trên đỉnh mộ vẫn mọc nhiều cỏ xanh. Bố mẹ tôi và chú thím Lợi đã làm đúng lời căn dặn của ông bà trước lúc ông bà về lão: " Xây đắp mộ ông bà cần giản dị, đừng có phô trương. Phải lo cho các cháu học giỏi và hiểu thảo. Được như vậy là ông bà ở thế giới bên kia sung sướng lắm rồi.”

Khiêm tốn, giản dị, chất phác là nếp sống của ông bà nội. Cha mẹ tôi vẫn nhắc nhở chị em tôi thế.

Mẹ và chu thím Lợi bày hương hoa lên mộ ông bà, thắp hương và khấn vái. Mẹ khóc và chị em tôi cũng khóc. Cả ba đứa em cũng khóc theo.

Nắng lên. Cảnh nghĩa trang trong làn khói hương u huyền càng trở nên vắng lặng. Tôi man mác buồn khi cắm nén hương lên mộ ông bà. “Bà ơi, ông ơi! Bố cháu đi công tác xa chưa về kịp. Ba mẹ con cháu về thăm ông bà, cháu chỉ mong ông bà vui..."- Tôi thầm khấn. Nước mắt cứ chảy dài trên má....

Tết năm nay sắp đến. Bóng chiều xuống trầm trầm. Nhìn bàn thờ ông bà, tôi lại nhớ lần về thăm quê thời còn học lớp Bảy.



 

9 tháng 12 2017

Mỗi một con người đều mang trong mình một sự Thủy Chung. Thủy chung trong tình bạn, Tình Yêu,... thể hiện được một đức tính của con người. Sự thủy chung đó khiến người khác nhìn nhận mình một cách khác. Nó làm cho ai cũng yêu quý bạn. Nhưng cũng thật tồi tệ nếu như con người mất đi sự Thủy Chung. Nó sẽ khiến mọi người nhìn bạn một cách chế giễu. Sự thủy chung không những đem lại đức tính tốt cho con người mà đem lại những điều tốt đẹp đến với mình. Nếu ai có sự Thủy Chung thì chắc chắn rằng người đó sẽ hạnh phúc. Chúng ta hãy gìn giữ nét đẹp của truyền thống: tình cảm trước sau như một

Và bạn đừng bao giờ nghĩ rằng Mình Thủy Chung thì sẽ thiệt mình

12 tháng 12 2017

Trong đoạn kết của bộ phim Fast and Furious 7 (Quá nhanh, quá nguy hiểm), sau khi cùng nhau trải qua hàng loạt khó khăn để bảo vệ gia đình của mình, nhân vật Dom đã nói với người anh em của mình rằng: Cho dù cậu có ở đâu, cách hàng dặm xa hay là nửa vòng trái đất, cậu sẽ mãi ở trong tim chúng tôi và chúng tôi sẽ mãi là gia đình của cậu.

8 tháng 12 2017

mất dạy

8 tháng 12 2017
a
aa
aa
aa

Tác giả Nguyễn Dữ hiện chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI, là người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. Có giả thiết cho rằng ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cha ông là tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, bản thân ông cũng là người học rộng, tài cao nhưng giống như nhiều trí thức đương thời, ông chỉ làm quan một năm rồi xin về quê ẩn dật. Trước tác của ông có tác phẩm tiếng Hán nổi tiếng Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.

"Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục của tác giả. Đây là một trong hai mươi truyện của tập sách này. Tác phẩm ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương (thuộc tỉnh Hà Nam) ngày nay.

Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Chàng Trương Sinh mến vì đức hạnh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Chẳng bao lâu Trương Sinh phải đi lính. Nàng đang có mang, xa chàng vừa đầy tuần thì sinh ra đứa con trai đặt tên là Đản, nửa năm sau, mẹ chàng vì già yếu và nhớ thương con mà lâm bệnh. Vũ Nương hết lòng săn sóc, cơm cháo thuốc men, mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ mình. Qua năm sau, giặc đã chịu lui, Trương Sinh trở về. Con trai đã vừa học nói nhưng chỉ vì câu nói ngây thơ của đứa con đã dẫn đến Trương Sinh hiểu lầm rằng vợ mình đã thay lòng đổi dạ. Trương Sinh nhiếc mắng, đuổi nàng đi. Nàng thanh minh cho mình, rồi hàng xóm bênh vực nhưng không được. Trước cảnh đau buồn đó Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng chết rồi, một hôm Trương Sinh ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya chợt đứa con nói: "Cha Đản lại đến kìa" rồi chỉ cái bóng trên tường. Bấy giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ, biết vợ mình chết oan. Lại nói về chuyện Phan Lang đã cứu Linh Phi, là vợ vua biển Nam Hải. Thế rồi Phan Lang không may đắm thuyền chết, được Linh Phi cứu giúp, chữa trị, đền ơn. Trong cuộc hành trình thăm động của Linh Phi, Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương. Nàng gửi về cho chồng một chiếc hoa vàng và dặn chồng con nhớ làm đàn giải oan... Phan Lang trở về kể chuyện cho Trương Sinh. Vũ Nương hiện lên đa tạ tình chàng nhưng nàng không thể trở về trần gian được.

Chuyện người con gái Nam Xương nói lên sự xót thương với những người phụ nữ tài sắc, đức hạnh mà chết oan trong bi kịch gia đình. Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, hiếu thảo, một mình nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ già. Cái chết của Vũ Nương có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc, lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho hạnh phúc lứa đôi phải li biệt, người vợ trẻ sống vất vả, cô đơn, lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc. Vì lẽ đó, Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân bản sâu sắc.

Với nghệ thuật điêu luyện, bố cục chặt chẽ, chi tiết hoang đường, li kỳ, hấp dẫn, dùng chi tiết gợi mở, thắt nút cởi nút câu chuyện tài tình, giải quyết câu chuyện nhanh chóng, bất ngờ, kết thúc có hậu,... Chuyện người con gái Nam Xương đã khẳng định được nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. Đây là một áng văn hay, thành công về mặt dựng truyện, dựng nhân vật, kết hợp cả tự sự, trữ tình và bi kịch. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhưng chuyện "Người con gái Nam Xương" có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Qua "Truyền kì mạn lục", người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ

bn tên giống mk nhỉ tk cho mk nha $_$

8 tháng 12 2017

Nguyễn Dữ là 1 văn sĩ, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, Hải Dương. Ông là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), được trao chức Thừa chánh sứ, sau khi mất được tặng phong Thượng thư. Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào, chỉ biết ông sống đồng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm, và bạn học là Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ XVI và để lại tập truyện chữ Hán nổi tiếng viết trong thời gian ở ẩn, Truyền kỳ mạn lục (in 1768). 

Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ. Sách gồm 20 truyện, chia làm 4 quyển, được viết theo thể loại truyền kỳ. Cốt truyện chủ yếu lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, nhiều trường hợp xuất phát từ truyền thuyết về các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn. 

Nguyễn Dữ là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), được trao chức Thừa chánh sứ, sau khi mất được tặng phong Thượng thư. Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến, Nguyễn Dữ thi Hội nhiều lần, đạt trúng trường và từng giữ chức vụ Tri huyện Thanh Tuyền nhưng mới được một năm thì ông xin từ quan về nuôi dưỡng mẹ già. Trải mấy năm dư không đặt chân đến những nơi đô hội, ông miệt mài "ghi chép" để gửi gắm ý tưởng của mình và đã hoàn thành tác phẩm "thiên cổ kỳ bút" Truyền kỳ mạn lục. Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào chưa rõ, nhưng căn cứ vào tác phẩm cùng bài Tựa Truyền kỳ mạn lục của Hà Thiện Hán viết năm Vĩnh Định thứ nhất (1547) và những ghi chép của Lê Quý Đôn trong mục Tài phẩm sách Kiến văn tiểu lục có thể biết ông là người cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm, có thể lớn tuổi hơn Trạng Trình chút ít. Giữa Nguyễn Dữ và Nguyễn Bỉnh Khiêm tin chắc có những ảnh hưởng qua lại về tư tưởng, học thuật... nhưng e rằng Nguyễn Dữ không thể là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm như Vũ Phương Đề đã ghi. Đối với nhà Mạc, thái độ Nguyễn Dữ dứt khoát hơn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không làm quan với nhà Mạc mà chọn con đường ở ẩn và ông đã sống cuộc sống lâm tuyền suốt quãng đời còn lại. Truyền kỳ mạn lục được hoàn thành ngay từ những năm đầu của thời kỳ này, ước đoán vào khoảng giữa hai thập kỷ 20-30 của thế kỷ XV 

Theo Bùi Duy Tân và một số học giả viết lời tựa cho các bản dịch Truyền kỳ mạn lục lưu tới ngày nay có ghi lại: 

"Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào, chỉ biết ông sống đồng thời với thầy học là Nguyễn Bỉnh Khiêm, và bạn học là Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ XVI và để lại tập truyện chữ Hán nổi tiếng viết trong thời gian ở ẩn, Tryền kỳ mạn lục (in 1768, A.176/1-2). Truyện được Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính và Nguyễn Thế Nghi sống cùng thời dịch ra chữ nôm. Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện, viết bằng tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả, hoặc của một người cùng quan điểm với tác giả. Hầu hết các truyện xảy ra ở đời Lý, đời Trần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ từ Nghệ An trở ra Bắc. Lấy tên sách là Truyền kỳ mạn lục (Sao chép tản mạn những truyện lạ), hình như tác giả muốn thể hiện thái độ khiêm tốn của một người chỉ ghi chép truyện cũ. Nhưng căn cứ vào tính chất của các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục... mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Đó là một tập truyện phóng tác, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể loại tự sự hình tượng trong văn học chữ Hán. Và nguyên nhân chính của sự xuất hiện một tác phẩm có ý nghĩa thể loại này là nhu cầu phản ánh của văn học. Trong thế kỷ XVI, tình hình xã hội không còn ổn định như ở thế kỷ XV; mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay, chiến tranh phong kiến ác liệt và kéo dài, đất nước bị các tập đoàn phong kiến chia cắt, cuộc sống không yên ổn, nhân dân điêu đứng, cơ cực. Muốn phản ánh thực tế phong phú, đa dạng ấy, muốn lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống đầy biến động ấy thì không thể chỉ dừng lại ở chỗ ghi chép sự tích đời trước. Nhu cầu phản ánh quyết định sự đổi mới của thể loại văn học. Và Nguyễn Dữ đã dựa vào những sự tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, xây dựng lại nhân vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ... tái tạo thành những thiên truyện mới. Truyền kỳ mạn lục vì vậy, tuy có vẻ là những truyện cũ nhưng lại phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ XVI. Trên thực tế thì đằng sau thái độ có phần dè dặt khiêm tốn, Nguyễn Dữ rất tự hào về tác phẩm của mình, qua đó ông bộc lộ tâm tư, thể hiện hoài bão; ông đã phát biểu nhận thức, bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề lớn của xã hội, của con người trong khi chế độ phong kiến đang suy thoái

8 tháng 12 2017

Thầy cô giáo là những người lái chuyến đò sang sông, đưa chúng ta cập bến của tri thức, nuôi dưỡng ở chúng ta, những người học sinh những hiểu biết, những bài học, rèn luyện cho chúng ta những kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử. Hơn thế nữa, thầy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai luôn yêu thương chăm sóc, dưỡng dục ở chúng ta những nhân cách, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, giúp chúng ta trở thành những con người có ích cho xã hội. Ngày 20/11 chính là ngày để học sinh chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô, tri ân công lao dưỡng dục cũng như thể hiện tình thương yêu đối với thầy cô.

Ngày 20/11 năm nào trường em cũng tổ chức mitting kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, là một dịp để học sinh toàn trường tri ân đối với công lao của các thầy cô giáo. Công lao của các thầy cô giáo với chúng ta là vô bờ bến, là người truyền đạt những tri thức, nuôi dưỡng những ước mơ và là người luôn định hướng cho chúng ta những con đường đi đúng đắn, phù hợp nhất với khả năng cũng như sở thích của bản thân. Nhân ngày 20/11 em cũng muốn kể về một kỉ niệm sâu sắc giữa em và cô giáo dạy môn lịch sử của mình, đó là những kí ức mà em sẽ không bao giờ quên, bởi nó là những tình cảm kính yêu chân thành nhất của em với cô giáo của mình.

Đó là khoảng thời gian khi em còn là học sinh lớp chín, giai đoạn cuối của lứa tuổi học sinh trung học. Cũng như bao bạn học sinh khác, thời điểm cuối cấp luôn là những lúc chúng em vui chơi, đùa nghịch thỏa thích, vui vẻ nhất bởi chẳng lâu sau đó chúng em sẽ phải chia tay, mỗi đứa một nơi nên những khoảnh khắc của thực tại chúng em đều vô cùng trân trọng. Trải qua thời gian bốn năm học cùng, chúng em không còn những bỡ ngỡ, xa lạ về nhau nữa mà dần trở nên thân thuộc, gắn bó như những người trong gia đình, bởi vậy mà khi nhận ra thời gian bên nhau không còn nhiều thì chúng em đã chơi hết mình, hay nói cách khác thì chúng em quậy phá như những đứa trẻ mới lớn.

Nhưng vô hình chung, sự vui chơi mà chúng em cho là hết mình, là tận dụng khoảng thời gian quý giá để bên nhau lại làm ảnh hưởng lớn đến việc học hành của chúng em. Sẽ chẳng có gì để nói nếu như chúng em kết hợp vừa chơi, vừa học nhưng chúng em vui chơi mà xao lãng việc học tập, khiến cho thầy cô vô cùng lo lắng và có nhiều lần lên lớp nhắc nhở, bảo ban chúng em. Giai đoạn cuối cấp vô cùng quan trọng, bởi nó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi người, nhưng khi ấy chúng em đã không thể nhận thức được điều ấy, mặc dù được thầy cô nhắc nhở nhưng chúng em vẫn chứng nào tật ấy, liên tục đứng chót về xếp loại học tập. Em thấy những điều đó là bình thường bởi nếu không tạo ra những dấu ấn khó quên thì thật lãng phí cho một tuổi học trò.

Những suy nghĩ sai lầm ấy của em đến khi gặp và tiếp xúc với cô giáo dạy lịch sử của chúng em thì em mới có thể nhận thức và từ đó thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Em còn nhớ rất rõ đó là kì hai của năm học lớp chín, cô giáo dạy môn lịch sử của chúng em mới về hưu, bởi vậy mà sẽ có một giáo viên trẻ khác thay cô phụ trách môn lịch sử ở lớp em. Môn lịch sử là một trong những môn em không thích học nhất, bởi nó nhiều lí thuyết, nhiều sự kiện khó nhớ và em cũng không thê hiểu được học lịch sử thì có thể áp dụng gì cho cuộc sống hiện tại hay không. Lấy lí do không thích học nên em đã không học bài cũ, vả lại em nghĩ cô giáo mới đến thì sẽ không kiểm tra bài cũ đâu

8 tháng 12 2017

Buổi lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam kết thúc trong niềm hân hoan. Không khí sôi động của buổi lễ kỷ niệm trọng đại này dần nhường lại cho không gian yên ắng đến lạ kỳ. Lúc này, sân trường chỉ còn lác đác một vài học sinh ngồi đó để chờ ba mẹ đến rước. Ba tôi hôm nay lại đến muộn. Tôi lắng nghe tiếng chim sẻ ríu rít cả một khoảnh sân. Một mình bên chiếc ghế đá, tôi bỗng nhớ lại một kỉ niệm xưa, thời mà tôi còn là cậu học sinh lớp năm trường Nguyễn Đình Chiểu, kỷ niệm về cô giáo của tôi ngày đó.

Tôi vẫn nhớ, khi còn học tiểu học, môn Toán của tôi rất khá. Điểm số của tôi luôn rực rỡ những con chín, mười tuyệt đẹp. Tôi luôn dẫn đầu lớp về điểm số. Tôi tự hào và hãnh diện về mình lắm. Trong tâm trí của cô chủ nhiệm đáng kính, của cha mẹ tôi, tôi hiện lên trong hình ảnh một học sinh giỏi, một đứa con ngoan. Chính vì những nhận thức, đánh giá bản thân quá mức đó, tôi đâm ra chủ quan và xem thường mọi thứ. Không biết từ bao giờ, tôi không chăm chỉ làm bài tập Toán cô cho nữa. Tôi ham mê đọc truyện tranh và thỉnh thoảng chỉ làm một số bài toán khó. Ở trên lớp, tôi chẳng còn chăm chú nghe giảng hay tập trung làm bài. Tôi ngập trong sự chủ quan, kiêu hãnh và bê trễ cho đến một ngày kia… Kỳ kiểm tra học kỳ một đã đến, tôi bước vào phòng thi với bao niềm phấn khích và tràn đầy tự tin. “Thế nào mình cũng đạt điểm mười lần này thôi, như bao lần khác ấy mà.” Nhưng mọi chuyện lại không như tôi muốn. Tôi bị sụp ngã ngay từ những câu đầu. Đó là những câu hỏi lý thuyết và bài tập rất căn bản, nhưng do không học bài nên tôi không biết cách làm. Mặt tôi lấm tấm mồ hôi, tim tôi đập thình thịch, đầu óc tôi rối bời, chẳng còn có thể tập trung tính toán nữa. Tôi tự hỏi mình phải xoay sở thế nào đây. Bước ra khỏi phòng thi, tôi như người mất hồn. Những ngày sau đó, tôi vẫn không sao quên được nỗi lo sợ ám ảnh trong phòng thi hôm ấy. Và điều gì đến rồi cũng đến…

Hôm phát bài thi môn Toán, khuôn mặt cô tôi có vẻ đượm buồn. Tôi lặng người với ý nghĩ rằng cô buồn vì kết quả bài thi của tôi. Quả không sai, khi bài thi môn Toán được chuyền đến tay tôi, tôi không thể bình tĩnh được nữa. Trời ơi! Con “năm” to đùng cùng những vệt đỏ đầy kín cả bài thi. Đây có phải là sự thật không vậy? Tôi đã bị điểm kém môn Toán, môn học sở trường của tôi. Tôi thấy bế tắc vô cùng. Kết quả này rồi sẽ được đưa đến tay cha mẹ, cha mẹ sẽ nghĩ sao đây: thất vọng và mất hết hy vọng về tôi, đứa con trai duy nhất của cả gia đình. Cha mẹ luôn đặt niềm tin vào tôi, luôn tự hào mỗi khi nhắc đến tôi. Cha mẹ ơi, con có lỗi với cha mẹ nhiều lắm! Chưa hết nữa, bạn bè sẽ nghĩ sao về tôi đây? Chúng bạn sẽ mỉa mai, chế giễu tôi suốt ngày. Trong phút chốc, tôi bỗng đánh mất mình. Một ý nghĩ dại khờ chợt lóe lên trong tôi vào giờ tan học hôm ấy. Cô đã để quên phiếu điểm trên bàn. Khi ấy, cả lớp về hết, chỉ còn Nam và tôi ở lại. Nam là một học sinh yếu của lớp về môn Toán. Tôi liền bàn bạc với Nam và dụ nó lên trên bàn giáo viên sửa điểm cho hai đứa. Chuyện này sẽ được giữ bí mật giữa hai đứa mà thôi.

Sau ngày hôm đó, vào thứ hai đầu tuần, cô đã phát hiện ra chuyện đó. Trịnh trọng và nghiêm khắc, cô hỏi cả lớp rằng ai đã sửa điểm cho tôi và Nam. Do lúng túng và sợ hãi, Nam đứng lên nhận lỗi và cúi mặt xuống. Giọng cô buồn bã hỏi Nam:

_ Tại sao em sửa điểm giúp bạn?

Nam không trả lời mà chỉ cúi xuống, thỉnh thoảng liếc sang nhìn tôi. Tôi bối rối và hoang mang vô cùng. Tôi phải làm sao đây? Tại sao tôi lại hành động như thế, một hành động thật xấu xa và hèn nhát? Tại sao tôi không nghĩ đến hậu quả sau này mà chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt? Cha mẹ, thầy cô, bạn bè sẽ nghĩ sao về tôi đây: một học sinh cá biệt, luôn toan tính những điều xấu xa cốt để đạt được điểm cao ư? Một đứa trẻ khi phạm sai lầm lần đầu tiên sẽ làm người ta có thành kiến mãi. Thế thì còn gì là lòng tự trọng và niềm kiêu hãnh của tôi nữa. Tôi hối hận và xấu hổ vô cùng. Bằng tất cả lòng can đảm, tôi đứng dậy và nhận lỗi với cô mà nước mắt rơm rớm. Mặt tôi xanh xao, môi run run bần bật, tay chân không thể cử động được. Bằng tất cả lòng khoan dung, độ lượng, cô đã cân nhắc rất nhiều và chấp nhận tha thứ cho tôi. Tuy nhiên, cô đã cảnh cáo tôi trước lớp. Cuối buổi học hôm ấy, cô đã gọi tôi lại và nói:

_ Em đã chứng tỏ được sự ăn năn của mình bằng cách nhận lỗi. Em đã cho cô thấy rằng em là người luôn muốn vươn lên, luôn muốn phục hồi danh dự cho mình, dù điều đó đã khiến em nhận điểm xấu. Em phải luôn cố gắng học và hãy nhớ rằng: “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.

Khi về nhà, tôi đã thú thật với ba mẹ những chuyện đã xảy ra và cầu mong được tha thứ. Ba tôi chẳng nói gì cả, chỉ thỉnh thoảng lại thở dài. Tôi thoáng thấy ánh mắt đượm buồn của mẹ. Mẹ ân cần dạy tôi:

_ Con ơi, con người ai cũng một lần phạm lỗi trong đời. Con biết lỗi và tự nhận lỗi là một điều tốt. Lần này ba mẹ tha thứ cho con. Nhưng con phải chăm chỉ học tập và không được làm như thế nữa.

Tôi gật đầu, khuôn mặt tỏ ra sung sướng đến không nói nên lời. Kể từ hôm đó, tôi phấn đấu hết mình trong học tập, vào lớp thì chăm chú nghe cô giảng bài, về nhà thì hoàn thành đầy đủ bài tập cô cho và còn dành thời gian tìm thêm những bài tập khó đề giải nữa.

Trải qua sự việc ấy, đến bây giờ, nó vẫn còn là bài học đáng nhớ và kỉ niệm khó phai trong cuộc đời tôi. Giờ đây, tôi đã là một học sinh lớp Chín. Bốn năm đã trôi qua rồi, cô giáo chủ nhiệm lớp Năm kính yêu của tôi giờ này có còn dạy ở ngôi trường cũ không? Gửi gió, gửi mây, hãy mang giúp tôi những lời ăn năn chân thành nhất đến cô. Cô ơi, kỉ niệm sẽ mãi in sâu trong em, luôn bên cạnh nhắc nhở em không được phạm sai lầm đó thêm một lần nào nữa. Khi đó, cô có thật sự tha thứ cho em không?

Tiếng bước chân người và những lời chuyện trò chợt cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Tôi lặng thầm trong phút chốc và cất bước ra về, trong lòng vẫn lâng lâng kỷ niệm đã qua. Chính nhờ nó, tôi đã hiểu được lòng trung thực của một con người quý giá đến nhường nào. Trong tôi bỗng có một mong muốn tha thiết: ngày hôm nay, 20/11, tôi sẽ cùng những đứa bạn thân hồi tiểu học trở về trường xưa thăm cô. Tôi tin rằng ba tôi sẽ ủng hộ ý định này của tôi. Trong phút chốc, tôi thấy mình như đang đứng giữa sân trường tiểu học năm xưa, xung quanh vẫn là cô và bạn bè ngày xưa ấy. Chúng tôi nói cười rôm rả với nhau. Tôi thấy ấm lòng lạ khi nhìn thấy nụ cười rạng rỡ trên gương mặt nhân hậu dịu dàng của cô tôi. Ôi, yêu sao những kỷ niệm dấu yêu một thời!

9 tháng 12 2017

hoi mang

12 tháng 12 2017

Bếp lửa là lời tâm tình của đứa cháu hiếu thảo đang ở nơi xa gửi về người bà yêu quý ở quê nhà. Lời tâm tình được dệt bằng biết bao kỉ niệm tuổi thơ, mỗi kỉ niệm được bao bọc trong một nỗi nhớ thương vừa trào dâng vừa sâu lắng.

Nhớ về tuổi thơ của mình, nhà thơ xứ Đaghoxlan Razun Gamzatop đã nhớ đến người mẹ thân yêu với những việc làm trở lại trong mọi ngày vào sáng sớm, ban trưa và buổi tối, trong cả bốn mùa xuân - hạ -  thu - đông. Đó là: đi lấy nước, đưa nôi và nhóm lửa. Nhóm lửa, đi lấy nước, đưa nôi. Bà đã làm việc ấy như nhen nhóm, gìn giữ và nâng niu những gì quý giá nhất của đời mình. Do hoàn cảnh sống, những năm tháng tuổi thơ, Bằng Việt cũng chỉ sống với bà. Trong nỗi nhớ của nhà thơ, bà bao giờ cũng hiện lên cùng bếp lửa. Bởi mỗi ngày của tuổi thơ lận đận đều bắt đầu từ ngọn lửa bà nhen. Bên bếp lửa ấy, bà đã bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học... Sự sống của cháu đã được nhen lên và giữ gìn ngọn lửa ấy. Thì ra thế, ở đất nước nào ngọn lửa cũng là cội nguồn của sự sống, bếp lửa nào cũng nhọc nhằn, tần tảo, bếp lửa nào cùng nồng đượm, ấp iu.

                                     “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lứa!”

Đó là lời thốt lên từ niềm trân trọng, biết ơn, cũng là lời thốt lên khi chợt nhận ra trong một vật đơn sơ lại ẩn náu bao điều kì diệu.

“Bếp lửa” là lời tâm tình của đứa cháu hiếu thảo đang ở nơi xa gửi về người bà yêu quý ở quê nhà. Lời tâm tình được dệt bằng biết bao kỉ niệm tuổi thơ, mỗi kỉ niệm được bao bọc trong một nỗi nhớ thương vừa trào dâng vừa sâu lắng. Cả bài thơ là một dòng tâm trạng, một dòng hồi ức. Mặc dù tác giả đã có ý sắp xếp theo một trật tự thời gian, nhưng toàn bài thơ vẫn cứ là một dòng chảy xáo động. Những thương nhớ cứ xô đẩy trật tự sắp đặt, cảm xúc cứ lấy quyền dẫn dắt ý tứ. Cho nên các khổ, các đoạn thơ dài ngắn không đều. Bài thơ gồm hai giọng - giọng kể (tự sự) nắm vai trò tổ chức chung đối với toàn bài, và giọng cảm thương (trữ tình) thấm đượm vào mỗi ki niệm, mỗi đoạn thơ. Nhưng đọc toàn bài, thấy giọng cảm thương, nhớ nhung da diết cứ muốn trào dâng, lấn át tất cả. Mạch tự sự mờ đi, lẩn mình vào mạch cảm xúc.

Trước hết hãy nói đến mạch chuyện, mạch kể. Kể bao giờ cũng nhằm tái hiện sự việc. Các sự việc được kể tiếp nối thành chuỗi, tạo thành mạch chuyện nào đó trong bài thơ. Bằng Việt kể không nhiều, nhưng khá rành rọt. Nhớ từng thời điểm, rành rõ từng quãng thời gian, từng cảnh ngộ gia đình trong những biến động chung của đất nước: Lên bốn tuổi, tám năm ròng, Năm giặc đốt làng, Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ, rồi thì Giờ thì cháu đã đi xa... Lần theo nhừng mốc thời gian ấy, các sự kiện được kể cứ tiếp nối tạo thành một cốt truyện cho cuộc chuyện trò trong tâm tưởng với bà... Nhưng những sự việc sống trong nỗi nhớ bao giờ cũng được bao bọc bởi tâm tình. Huống chi đây lại là những sự việc thuộc về quãng đời ngọn nguồn của đời người.

Vì thế mỗi một kỉ niệm thức dậy là biết bao tâm tình sống dậv. Cứ thế theo với mạch sự việc, mạch tâm tình cũng thể hiện mà dâng trào. Thiếu một tâm tình sâu nặng, thì các sự việc thời thơ ấu gian khổ có được tái hiện kĩ đến mấy, cũng khó mà thành thơ.

Ngần ấy sự việc suốt mấy chục năm đó chỉ xoay quanh hình tượng bếp lửa của bà. Lửa là ánh sáng, lửa là hơi ấm. Bếp lứa lặng thầm nuôi dưỡng mọi gia đình, nuôi dưỡng cả sự sống này. Nép mình trong góc nhà, xó bếp, có gì mộc mạc khiêm nhường hơn bếp lửa? Nhưng có gì cao quý thiêng liêng hơn? Suốt ngày, suốt tháng, suốt năm, bếp lửa cứ lụi cụi, hi sinh, tần tảo. Cho nên, nhớ về bếp lửa là nhớ về bà. Đó chính là sự gắn bó tự nhiên kì lạ giữa hai hình ảnh thân thương. Bài thơ mở đầu bằng một khổ thơ ba câu.

                                      "Một bếp lủa chờn vờn sương sớm

                                      Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

                                      Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Ngọn lửa “chờn vờn sương sớm” là ngọn lửa thực trong lòng bếp bập bùng nhen lên mỗi sớm mai. Nhưng ngọn lửa “ấp iu nồng đượm” đã là ngọn lửa của tình bà chăm sóc cưu mang. Theo trình tự thơ, ngọn lửa cứ chập chờn, bập bùng, hình tượng thơ cứ tò dần, tỏ dần. Bên bếp lửa là dáng hình bà qua nắng mưa, năm tháng.

Kể từ đó, hình ảnh bếp lửa cứ cháy trong kỉ niệm của tình bà cháu. Qua những năm tháng đói khổ. Qua những năm tháng chiến tranh. Cháu bắt đầu nhớ mùi khói từ khi lên bốn. Thì cũng là năm “đói kém” (1945). “Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” bố bươn trải đưa gia đình qua khỏi thì đói kém mà cứ chìm đi trong kí ức. Trong kí ức chỉ còn lưu lại những gì khốn khổ thương tâm: “đói mòn, đói mỏi, khô rạc ngựa gầy, khói hun nhèm mắt cháu”... Bởi thế mùi khói từ những năm đầu đời qua mấy chục năm ròng, vẫn cứ nguyên trong ki ức, chẳng thể tiêu tan:

                                        “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

Mùi khói của quá khứ làm cay sống mũi hiện tại? Hay là nhớ thương từ hiện tại đã làm sống dậy ngọn khói từng hun nhèm mắt cháu mấy chục năm xưa? Trong khoảng khắc ấy của hồi ức, hoài niệm đã xóa đi cái khoảng cách mấy chục năm trời.

Trong những năm tháng ấy, bên cạnh bà cháu, bên cạnh bếp lửa còn có một nhân vật nữa, giờ đây nhớ lại cháu cũng chẳng bao giờ quên: ấy là chim tu hú - “Tu hú kêu trên những cánh đồng xa”. Tiếng chim gợi lên cái không gian mênh mông buồn vắng. Tiếng tu hú nhắc cảnh mùa màng sao trớ trêu trong những ngày đói kém. Tiếng chim tu hú lạc lõng chơ vơ côi út như khát khao được che chở, ấp iu. Đứa cháu được sống trong sự chăm sóc ấm áp của tình bà đã chạnh lòng thương con tu hú bé bỏng, thiệt thòi

                                          “Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

                                          Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Thương con chim tu hú bất hạnh bao nhiêu là biết ơn những ngày hạnh phúc được bà đùm bọc, chi chút bấy nhiêu.

Nếu chim tu hú đáng thương là cảnh ngộ tương phản với đứa cháu được yêu thương, thì bếp lửa ân cần, ấm cúng, nhẫn nại của bà tương phán với ngọn lửa thiêu hủy dã man của bọn giặc. Một ngọn lửa thù địch với sự sống: “Năm giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi”, một ngọn lửa nhen lên sự sống:

                                        Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

                                        Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

                                        Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

Bà đã chịu đựng tất cả nhọc nhăn, khôn khổ, mất mát, hi sinh. Bà đã góp gom, ấp ủ, chắt chiu, nhen nhóm. Những gì bị thiêu cháy trong ngọn lửa dã man, kì lạ thay, lại được hồi sinh trong ngọn lửa của bà! Cứ thế cuộc đời bà cháu được chở che, duy trì qua bao năm tháng. Cứ thế sự sống muôn đời được giữ gìn nuôi dưỡng, trường tồn. Chính ngọn lửa của lòng bà đã nhen lên ngọn lửa bền bỉ trong bếp lửa kia! Vừa kể lại, vừa tỏ lòng thương nhớ, biết ơn, vừa suy tư. Đến đây nhà thơ mới đúc kết về sự kì lạ và linh thiêng bếp lửa của bà:

       Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

      Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

   Nhóm bếp lửa ấp ỉu nồng đượm

                  Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

        Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

           Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

  Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lứa!

Và đứa cháu hiếu thảo ấy giờ đây đã lớn, đã đi rất xa nơi bếp lửa của bà, đã biết đến khói trăm miền, đã vui với ngọn lửa trăm nhà. Cháu đã đi ra với đất rộng trời cao, đến với những chân trời hạnh phúc. Nhưng trong lòng cháu vẫn chỉ nhớ về ngọn khói đã làm nhèm mắt cháu thuở lên bốn, chỉ nhớ về ngọn lửa tảo tần nắng mưa nơi góc bếp của bà. Cháu chẳng bao giờ quên bếp lửa bởi đó là cội nguồn, bởi cuộc đời cháu đã được nhen lên từ trong ngọn lửa ấy:

                                       Giờ cháu đã đi xa.

                                       Có ngọn khói trăm tàu

                                       Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

                                       Nhưng vẫn chắc lúc nào quên nhắc nhở:

                                       Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa'?...

Lời nhắc ấy là lời nhắc của ngọn lửa mà cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà? Thế là ngọn lửa của bà giờ đây đã cháy trong lòng cháu! Một bếp lửa của cuộc đời mới được nhen lên! Cứ thế, ngọn lửa của sự sống truyền đời bất diệt!

“Bếp lửa” là bài thơ cảm động! Tinh cám dạt dào trong lòng đã tìm đến một giọng điệu, một nhịp điệu thật phù hợp, ấy là nhịp bập bùng của lửa! Giọng kế lể và bộc bạch cứ tràn ra, cứ dâng lên, mỗi ngày một nồng nàn, ấm nóng. Đâu phải ngẫu nhiên bài thơ bắt đầu bằng một đoạn ba câu, rồi càng những đoạn sau, số câu trong từng đoạn nhiều mãi. Khi số lượng không nhiều, thì giọng thơ lại cuộn lên. Lối trùng điệp được sử dụng hết sức biến hóa. Những kiểu câu lặp lại, những vế câu láy lại, những lời nhấn nhá thật nhiều. Tất cả phối hợp với nhau góp phần tạo nên sự dạt dào xáo động của tâm tình, tất cả góp phần tạo nên cái nhịp chờn vờn, bập bùng, dai dẳng của ngọn lửa. Vì lối viết như vậy mà người đọc bị cuốn vào âm điệu thật đặc biệt. Đọc “Bếp lửa” chẳng những thấy được một dòng tâm tư sâu nặng dạt dào của một đứa cháu nghĩa tình hiếu thảo, mà còn như thấy rõ ngọn lửa cứ chờn vờn, bập bùng suốt cả âm điệu nồng hậu của bài thơ.

Đọc bài thơ này, nhìn lại bếp lửa thân quen trong góc bếp nhà mình, hẳn cái nhìn của chúng ta chẳng thể còn như trước.

8 tháng 12 2017

đơn vị đo thể tích là : ml , cc ,...

8 tháng 12 2017

FB mk là: Cerenity_Neo_Queen ik

8 tháng 12 2017

không  biết 

8 tháng 12 2017

mk mới học lp 6 nên chưa biết đâu