K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây: Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem ra đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng...
Đọc tiếp

Bài 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem ra đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.

Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vị Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.

a. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là gì?

b. Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả cuộc giao tranh đó.

c. Kết quả của cuộc giao tranh là gì? Vì sao người thắng cuộc xứng đáng được xem là một anh hùng?

d. Cho biết ý nghĩa biểu trưng của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh. Theo em, nhân dân ta xây dựng hai hình tượng nhân vật này nhằm mục đích gì?

1
14 tháng 3 2024

a. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ ba. Phương thức biểu đạt chính là tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

b. Nguyên nhân dẫn đến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh:

- Cả hai vị thần đều muốn lấy Mị Nương làm vợ.
- Sơn Tinh đại diện cho sức mạnh của núi non, Thủy Tinh đại diện cho sức mạnh của biển cả. Hai thế lực này vốn đối lập nhau.
Chi tiết miêu tả cuộc giao tranh:

- Thủy Tinh:
+ "Hồ mưa, gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh."
+ "Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước."
- Sơn Tinh:
+ "Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ."
+ "Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu."
c. Kết quả của cuộc giao tranh: Sơn Tinh chiến thắng, Thủy Tinh thất bại.
Sơn Tinh xứng đáng được xem là một anh hùng vì:
- Có sức mạnh phi thường, có khả năng chế ngự thiên nhiên.
- Dũng cảm, kiên cường, chiến đấu bảo vệ thành quả của mình.
- Là biểu tượng của sức mạnh và tinh thần đoàn kết của người Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
d. Ý nghĩa biểu trưng của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh:

- Sơn Tinh:
+ Biểu tượng cho sức mạnh của núi non, của thiên nhiên hùng vĩ.
+ Biểu tượng cho tinh thần quật cường, ý chí kiên định của người Việt Nam trong công cuộc chống chọi với thiên tai.
- Thủy Tinh:
+ Biểu tượng cho sức mạnh của biển cả, của thiên nhiên hoang dã.
+ Biểu tượng cho những khó khăn, thử thách mà con người phải đối mặt trong cuộc sống.
Mục đích của việc xây dựng hai hình tượng nhân vật này:

- Giải thích nguồn gốc của thiên tai lũ lụt: Lũ lụt là do sự tranh giành quyền lực giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- Thể hiện quan niệm của người Việt về thiên nhiên: Thiên nhiên là một thế lực hùng vĩ, có sức mạnh to lớn, con người cần phải tôn trọng và học cách chế ngự thiên nhiên.
- Ca ngợi tinh thần quật cường, ý chí kiên định của người Việt Nam: Con người Việt Nam luôn dũng cảm chiến đấu chống chọi với thiên tai, bảo vệ cuộc sống của mình.

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
15 tháng 3 2024

Mảnh đất Quảng Ngãi từ xa xưa đã lưu truyền vô số các món ăn ẩm thực sơn hào hải vị nổi tiếng, trong số đó, Cá bống sông Trà vẫn được xem là một trong những món ăn đặc sản hấp dẫn nhất. Trải qua nhiều lịch sử thăng trầm, tiếng thơm của cá bống sông trà ngày một khẳng định mình trong danh sách các món ăn đặc sản của Việt Nam. Cá Bống Sông Trà tập trung nhiều ở khu vực sông Trà xã Tịnh Sơn Quảng Ngãi hướng ra biển đông. Thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch hàng năm chính là thời điểm cá bống sông trà có số lượng nhiều và béo, nhiều trứng. Dân sinh phát triển, hiện nay loài cá bống đặc sản này đang gần ít đi chứ không nhiều như trước đó. Trước đây, Bạn chỉ cần 1 ván chài bung lưới cũng có thể vớt lên hàng chục con cá bống. Nhưng cho tới thời điểm lúc này, Loài cá bống nhỏ bé ở đây gần bị đánh bắt đến tuyệt chủng. Và để kiếm được một số lượng lớn loài cá bống sông trà không phải là chuyện đơn giản. Chính vì vậy mà cá bống sông trà ngày một có thêm nhiều giá trị trong đời sống con người.

Câu 1: Truyền thuyết là gì? A. Là loại truyện dân gian kể về những nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo B. Là loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc như: Nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch... C. Là loại truyện dân gian, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, hoang đường D. Là loại truyện...
Đọc tiếp

Câu 1: Truyền thuyết là gì?

A. Là loại truyện dân gian kể về những nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo

B. Là loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc như: Nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch...

C. Là loại truyện dân gian, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, hoang đường

D. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật trong lịch sử, có yếu tố hoang đường

Câu 2: Nhân vật Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng” theo tương truyền xuất hiện vào đời Hùng Vương thứ mấy?

A. Đời Hùng Vương thứ tám                                       B. Đời Hùng Vương thứ sáu

C. Đời Hùng Vương thứ mười sáu                             D. Đời Hùng Vương thứ mười tám

Câu 3: Trong truyện “Thánh Gióng”, cha mẹ Thánh Gióng là người thế nào?

A. Là hai vợ chồng lớn tuổi, phúc đức, giàu có nhưng không có con trai

B. Là người hiếm muộn nhưng rất độc ác

C. Là người phúc đức, nhân hậu và có nhiều con

D. Là hai vợ chồng lớn tuổi, hiếm muộn con nhưng chăm chỉ làm ăn và phúc đức.

Câu 4: Câu nào dưới đây không nói về sự mang thai của bà mẹ và quá trình lớn lên của Thánh Gióng?

A. Bà mẹ ra đồng thấy vết chân to, liền đặt bàn chân của mình lên ướm thử để so sánh.

B. Trên đường đi làm đồng, trời nắng to, bà mẹ khát nước nên uống nước trong một cái sọ dừa ven đường và mang thai.

C. Bà mẹ mang thai và phải mất mười hai tháng mới sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú.

D. Cậu bé lên ba tuổi vẫn không biết nói biết cười, không biết đi, cứ đặt đâu nằm đấy.

Câu 5: Khi Thánh Gióng gặp sứ giả, điều kì lạ nào đã xảy ra?

A. Gióng không cần ăn uống, lớn nhanh như thổi, trở thành một chàng trai khôi ngô.

B. Gióng không nói năng gì, cứ lo âu suốt ngày.

C. Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.

D. Gióng không ăn uống gì nhưng vẫn lớn nhanh như thổi.

Câu 6: Chi tiết nào sau đây trong truyện “Thánh Gióng” không mang yếu tố tưởng tượng, kì ảo?

A. Người mẹ mang thai sau khi ướm chân vào một bàn chân to, sau đó mười hai tháng thì sinh ra Gióng.

B. Vua Hùng cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài ra đánh giặc cứu nước.

C. Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không thấy no.

D. Sau khi thắng giặc, Gióng cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cưỡi ngựa bay về trời.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết “Thánh Gióng”?

A.Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa.
B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân.

C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước.

D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 8 đến câu 11

“Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt  đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ , oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi  thẳng đến chỗ quân giặc đóng. Tráng sĩ xông vào trận đánh giết; giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.”

(Thánh Gióng)

Câu 8: Cho biết nội dung chính của đoạn văn trên.

A. Kể lại việc Thánh Gióng yêu cầu sứ giả làm vũ khí để đi đánh giặc

B. Kể lại việc Thánh Gióng lớn nhanh như thổi

C. Kể lại việc Thánh Gióng đánh tan giặc Ân

D. Kể lại việc Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời

Câu 9: Cụm từ “một tráng sĩ” là cụm từ gì?

A. Cụm danh từ                                                                        B. Cụm động từ

C. Cụm tính từ                                                             D. Không phải cụm từ

Câu 10: Câu văn:“Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa” có mấy cụm động từ?

A. Một cụm.                                                                              B. Hai cụm

C. Ba cụm                                                                                             D. Bốn cụm

Câu 11: Chi tiết : “Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.” có ý nghĩa gì?

A. Khẳng định vai trò, sức mạnh của cây tre trong công cuộc chống giặc ngoại xâm

B. Khẳng định sức mạnh phi thường của Gióng

C. Miêu tả bên cạnh đường có rất nhiều tre

D. Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí, mà bằng cả cây cỏ của đất nước, bằng những gì giết được giặc

Câu 12: Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” thuộc loại truyện gì?

A.Truyền thuyết                                                                                    B. Cổ tích

C. Ngụ ngôn                                                                                         D. Truyện cười

Câu 13:  Trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, nhân vật SơnTinh có tài gì?

A. Diệt trừ yêu ma quỷ quái                                                     B. Dời non lấp bể

C. Gọi gió gió đến, hô mưa mưa về                                         D. Biến hóa khôn lường

Câu 14: Trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, nhân vật Thủy Tinh có tài gì?

A. Dời non lấp bể                                                                                 B. Diệt trừ yêu ma quỷ quái

C. Gọi gió gió đến, hô mưa mưa về                                         D. Biến hóa khôn lường

Câu 15: Trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, vua Hùng đã chọn cách nào để kén chồng cho Mị Nương?

A. Tổ chức thi tài võ nghệ, ai đánh thắng đối thủ thì sẽ cưới Mị Nương

B. Ai dâng lên những thứ ngon vật lạ làm vua Hùng hài lòng thì cưới được Mị Nương

C. Quy định ngày giờ đem lễ vật kì lạ đến, ai đến trước sẽ được cưới Mị Nương

D. Ai bắt được quả cầu vàng do Mị Nương tung xuống thì sẽ cưới nàng làm vợ

Câu 16: Trong câu: “ Sơn Tinh không hề nao núng.”, từ “nao núng” có ý nghĩa gì?

A. Vững vàng, kiên định                                                                      B. Dao động, lung lay

C. Mạnh mẽ, dứt khoát                                                                        D. Lo lắng, bồn chồn

Câu 17: Câu văn: “Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.” sử dụng các biện pháp tu từ gì?

A. Nhân hóa và so sánh                                                                       B. So sánh và ẩn dụ

C. Điệp ngữ và nhân hóa                                                                     D. Điệp ngữ và so sánh

Câu 18:  Hãy sắp xếp các chi tiết dưới đây theo đúng thứ tự xuất hiện trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.

1. Hùng Vương thứ mười tám nêu ra yêu cầu về lễ vật.

2. Sơn Tinh đem lễ vật đến trước và cưới được vợ.

3. Vua Hùng tổ chức kén rể cho Mị Nương.

4. Sơn Tinh – Thủy Tinh đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.

A. (1) - (2) - (3) - (4)                                                                 B. (1) - (3) - (2) - (4)

C. (1) - (3) - (4) - (2)                                                                 D. (3) - (1) - (2) - (4)

Câu 19: Ý nghĩa của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh:

A. Thủy Tinh là biểu trưng cho sức mạnh của thiên tai, Sơn Tinh biểu trưng sức mạnh của nước, của lũ lụt.

B. Thủy Tinh là biểu trưng cho sức mạnh của thiên tai, Sơn Tinh biểu trưng cho sức mạnh, ước mơ của nhân dân.

C. Thủy Tinh là biểu trưng cho sức mạnh của con người, Sơn Tinh biểu trưng cho sức mạnh của nước, của lũ lụt.

D. Thủy Tinh là biểu trưng cho sức mạnh nhân dân, Sơn Tinh biểu trưng cho sức mạnh của nước, của lũ lụt.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 19 đến câu 23:

“ Ngày xưa, Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả. Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa, giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc gì nặng.”

(Tấm Cám)

Câu 20: Truyện “Tấm Cám” thuộc loại truyện dân gian nào mà em đã học?

A. Truyền thuyết                                                                       B. Truyện ngụ ngôn                 

C. Truyện cổ tích                                                   D. Truyện cười

Câu 21: Truyện “Tấm Cám” được kể ở ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất                                                       B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba                                                          D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 22: Nêu ý chính của đoạn văn bản trên ?

A. Giới thiệu về nhân vật Tấm và Cám                     B. Giới thiệu nhân vật Cám

C. Giới thiệu về nhân vật Tấm                                  D. Kể về gia đình Tấm Cám

Câu 23: Thành ngữ “ăn trắng mặc trơn” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì?

A.Chỉ cách ăn mặc của Cám                                   B. Chỉ thái độ của Cám

B. Gợi sự vất vả của Cám                                          D. Gợi cuộc sống sung sướng của Cám                             

Câu 24: Trong câu văn: “Dì ghẻ là người rất cay nghiệt.”, “rất cay nghiệt” là:

A. Cụm danh từ                                                                        B. Cụm động từ

C. Cụm tính từ                                                             D. Không phải cụm từ

Câu 25: Trong câu văn sau, từ bị dùng sai là từ nào: "Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang tưởng, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công".

A. Hoang tưởng                                                                        B. Sự bất công               

C. Chiến thắng cuối cùng                                            D. Sự công bằng.

Câu 26: Truyện “Thạch Sanh” chứa đựng nhiều nội dung, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nhưng chung quy lại đều cùng một nội dung phản ánh:

A. Đấu tranh chinh phục tự nhiên

B. Đấu tranh chống xâm lược

C. Đấu tranh giữa thiện và ác

D. Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội

Câu 27: Trong truyện “Thạch Sanh”, ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội được thể hiện rõ nhất qua chi tiết nào?

A. Thạch Sanh vượt qua được hoạn nạn, giúp vua dẹp xâm lăng.

B. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho.

C. Thạch Sanh lấy công chúa, lên làm vua.

D. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt.

Câu 28: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ ………. nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có một lễ cưới …………như thế.” Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn trên trong truyện “Thạch Sanh”?

A. Đông đúc                                                                  B. Tưng bừng

C. Sôi nổi                                                                      D. Sôi động                                 

Câu 29: Nghĩa đúng nhất của từ "lủi thủi " trong đoạn trích sau là gì?

“Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.”

(“Thạch Sanh”, Ngữ văn 6, tập 1).

A.     Vất vả, chỉ có một mình

B.     Vất vả, lam lũ, cực nhọc

C.     Cô đơn, buồn tủi, vất vả, đáng thương

D.    Đói nghèo, khổ sở, đáng thương

Câu 30: Câu “Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.” có mấy cụm danh từ?

A. Một cụm                                                                                           B. Hai cụm

C. Ba cụm                                                                                             D. Bốn cụm

Câu 31: Trong truyện “Thạch Sanh”, việc Thạch Sanh dùng tiếng đàn để cảm hóa quân mười tám nước và thết đãi họ bằng niêu cơm thần có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện ước mơ công lí: những kẻ đi xâm lược sẽ thất bại, những người yêu chuộng hòa bình sẽ thắng lợi.

B. Cho quân các nước chư hầu thấy được sức mạnh, sự giàu có, no đủ của nhân dân ta.

C. Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu hòa bình và tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta.

D. Thể hiện sự dũng cảm và tài mưu lược của Thạch Sanh.

Câu 32: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích thuộc loại văn nào?

A. Miêu tả                                                                                             B. Biểu cảm

C. Tự sự                                                                                                D. Thuyết minh

Câu 33: Khi đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích, người kể sử dụng ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất                                                                                  B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba                                                                          D. Ngôi thứ nhất và thứ ba

Câu 34:  Ý kiến sau đúng hay sai: “Khi đóng vai nhân vật kể chuyện cổ tích, các sự việc không cần trình bày theo trình tự thời gian và có thể hoàn toàn kể tự do theo ý mình”.

A. Đúng                                                                                    B. Sai

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi từ câu 35 đến câu 40:

                                                              Câu chuyện về hai hạt mầm

       Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói:

- Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên... Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên.

        Hạt mầm thứ hai bảo:

- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

         Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

Câu 35: Hai hạt mầm đã trao đổi với nhau về vấn đề gì?

A. Hai hạt mầm nói sẽ cùng nhau đi đến một mảnh đất màu mỡ hơn.

B. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về việc muốn mọc thành cây.

C. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về cách hút chất dinh dưỡng dưới lòng đất.

D. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về việc sẽ sinh ra các hạt mầm nhỏ bé tiếp theo.

Câu 36: Hạt mầm thứ nhất suy nghĩ điều gì khi vươn mình lên đất?

A. Muốn mọc thành cây, đâm rễ xuống đất, đón ánh mặt trời và sợ tổn thương chồi non.

B. Muốn mọc thành cây, vươn mầm nhú chồi non và sợ lũ ốc.

C. Muốn mọc thành cây, sợ lũ ốc, sợ đất cứng, sợ lũ trẻ ngắt hoa.

D. Muốn mọc thành cây, đâm rễ xuống đất, vươn mầm và nhú chồi non.

Câu 37: Đoạn văn: “- Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên....” sử dụng các biện pháp tu từ gì?

A. Nhân hóa và so sánh                                                           B. Nhân hóa và điệp ngữ

C. So sánh và điệp ngữ                                                            D. So sánh và ẩn dụ

Câu 38: Sau khi chờ đợi, kết quả hạt mầm thứ hai nhận được gì?

A. Hạt mầm thứ hai bị kiến tha đi.                              B. Trở thành một cây mầm tươi đẹp.

C. Trở thành một cây mầm bị thối.                             D. Hạt mầm thứ hai bị gà ăn

Câu 39: Đoạn văn: “Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.” có các từ láy:

A. Cánh hoa, dịu dàng.                                                            B. Ấm áp, mặt trời

C. Dịu dàng, ấm áp                                                      D. Dịu dàng, thưởng thức

Câu 40: Câu chuyện trên cho ta bài học gì?

A. Luôn suy nghĩ tích cực, không ngại khó khăn và cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất.

B. Cứ kiên nhẫn chờ đợi thì sẽ thành công.

C. Cố gắng không mệt mỏi không phải là cách lựa chọn đúng đắn nhất.

D. May mắn là điều cơ bản dẫn đến thành công.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1
14 tháng 3 2024

Bạn ơi bạn làm thế thì chịu bạn ạ 

14 tháng 3 2024

giúp mình

14 tháng 3 2024

mình muộn rồi đó mình đang nhất nhiều bài tập

 

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
14 tháng 3 2024

Biện pháp nhân hóa: nước suối-thầm thì

=> Cho ta thấy được thiên nhiên cũng vô cùng tươi đẹp, gần gũi với con người, là người bạn thân thiết của con người.

14 tháng 3 2024

mình còn đúng câu hỏi này thôi giúp mình với.cảm ơn các bạn

14 tháng 3 2024

1. Kiểu câu xét theo cấu tạo ngữ pháp là Câu đơn và câu ghép

a. Câu đơn

- Câu đơn là câu do một cụm chủ - vị tạo nên.

- Câu đơn có thể có nhiều chủ ngữ hoặc nhiều vị ngữ giữ chức vụ là bộ phận song song.

Ví dụ: Hôm nay, tôi đi học

b. Câu ghép

- Câu ghép là câu do hai hay nhiều cụm chủ - vị độc lập tạo thành nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau về ý nghĩa.

Ví dụ: Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

- Câu mở rộng thành phần là câu chỉ mở rộng 1 thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ.

Ví dụ: Cậu ấy làm tôi thất vọng. ( mở rộng thành phần vị ngữ)

2. Kiểu câu xét theo mục đích nói là Câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến

a.  Câu trần thuật (câu kể)

b. Câu nghi vấn (câu hỏi)

- Câu nghi vấn là kiểu câu dùng để hỏi, tìm hiểu những thông tin chưa biết.

- Câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?) và có các từ để hỏi (mấy, bao nhiêu, ai, nào, đâu, sao, bao giờ, chưa, gì…)

c.  Câu cầu khiến (câu khiến),

- Câu cầu khiến là kiểu câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, mệnh lệnh, …của người nói (người viết) với người khác.

- Câu nghi cầu khiến kết thúc bằng dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm (.) và thường có các từ ngữ thể hiện yêu cầu (hãy, đừng, chớ…).

d.  Câu cảm thán (câu cảm)

14 tháng 3 2024

v bn lên mạng nhé :)

14 tháng 3 2024

giúp mình với ngày mai mình nộp văn rồi :(

14 tháng 3 2024

Biện pháp tu từ sd đoạn thơ trên:Hoán dụ  
- Đảo ngữ :  câu thơ thứ 2 
 - Phép đối : ngàn mây ( cái rộng lớn)>< chim bay (cái nhỏ bé)
- Tác dụng  :tạo ra một cảm xúc sâu lắng và đồng cảm với những trạng thái tinh thần mệt mỏi và cô đơn của con người.
- Hình ảnh của gió cuốn chim bay mỏi và sương sa khách bước dồn mang đến một hình ảnh buồn bã và lưu giữ trong lòng người đọc một cảm giác nhẹ nhàng và tĩnh lặng.

14 tháng 3 2024

rbvđfbf 

14 tháng 3 2024

nhanh lên ngày mai là mình nộp rồi

 

14 tháng 3 2024

em hiểu nhù có đi đâu xa em vẫn ko quyết định được số phận

đây là bài của mik