K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhân danh công lý, tiếng đàn ấy đã thay lời nạn nhân oan uổng nói to lên, vang lên tất cả sự thật, bênh vực người có công, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác, bất nghĩa, bất nhân. Âm thanh mạnh mẽ của tiếng đàn rắn rỏi, mạnh mẽ, dứt khoát như tiếng vị quan tòa phân xử rạch ròi… Tiếng đàn có phép thần thông kì diệu, hay đó chính là khát...
Đọc tiếp

Nhân danh công lý, tiếng đàn ấy đã thay lời nạn nhân oan uổng nói to lên, vang lên tất cả sự thật, bênh vực người có công, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác, bất nghĩa, bất nhân. Âm thanh mạnh mẽ của tiếng đàn rắn rỏi, mạnh mẽ, dứt khoát như tiếng vị quan tòa phân xử rạch ròi… Tiếng đàn có phép thần thông kì diệu, hay đó chính là khát vọng công lý, khát vọng nhân nghĩa ngàn đời của dân tộc ta? Trong các truyện khác, niềm khát vọng đó thường được thể hiện bằng hình tượng Tiên, Bụt, hoặc những biến hóa huyền ảo khôn lường. Ở truyện này, tác giả dân gian sử dụng tiếng đàn biết nói, thấu tình đạt lý để đấu tranh cho lẽ phải, giành lấy hạnh phúc. Vì vậy, chi tiết tiếng đàn vừa gần gũi, vừa độc đáo, vừa giàu chất nghệ sĩ.

(Theo “Bình giảng văn 6”, Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo)

Câu 1: Đoạn văn bản trên bàn luận về tiếng đàn trong tác phẩm nào? Con hãy tóm tắt sự việc liên quan đến tiếng đàn trong khoảng 03 câu.

Câu 2: Theo con, tiếng đàn đã góp phần khẳng định phẩm chất nào của nhân vật trung tâm?

Câu 3: Tiếng đàn thể hiện đặc trưng gì của truyện cổ tích?

Câu 4: Trong đoạn văn, tác giả có nhắc tới hình tượng Tiên, Bụt. Con hãy kể tên hai truyện cổ tích có xuất hiện những hình tượng này.

Câu 5: Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của con về ý nghĩa của chi tiết thần kỳ trong một số câu chuyện cổ tích thân thuộc.

0
25 tháng 2 2024

Dế mèn phưu lưu kí là mộ câu chuyện rất hay do nhà văn tô hoài tạo ra từ nhỏ dế mèn đã được mẹ xây hộ cho cái nhà . Rồi sau đó bị lũ trẻ bắt làm trò chơi . Dế mèn đã giả vờ bị ốm rồi rốn đi . Sau đó làm anh em kế nghĩa với dế trũi . Một hôm trũi bị bắt dế mèn bèn đi tìm . Mộ hôm nọ dế mèn bị mộ con chim bắt . Ngày hôm đó may mà trũi trở về nên dế mèn mới thoát nạn.

25 tháng 2 2024

dài hơn đc ko ạ

 

25 tháng 2 2024

bài nào cô

Thay lời cỏ non, hãy gửi gắm thông điệp đến các bạn nhỏ. Bài đọc: CỎ NON CƯỜI RỒI      Mùa xuân đã đến. Cỏ trong công viên bừng tỉnh sau giấc ngủ đông. Từng đàn én từ phương Nam trở về. Trẻ em chơi đùa dưới ánh mặt trời ấm áp.     Một hôm, chị én nâu đang sửa soạn đi ngủ thì nghe thấy tiếng khóc thút thít. Lần theo tiếng khóc, én nâu tìm đến công viên nhỏ. Thấy...
Đọc tiếp

Thay lời cỏ non, hãy gửi gắm thông điệp đến các bạn nhỏ.

Bài đọc:

CỎ NON CƯỜI RỒI

     Mùa xuân đã đến. Cỏ trong công viên bừng tỉnh sau giấc ngủ đông. Từng đàn én từ phương Nam trở về. Trẻ em chơi đùa dưới ánh mặt trời ấm áp.

    Một hôm, chị én nâu đang sửa soạn đi ngủ thì nghe thấy tiếng khóc thút thít. Lần theo tiếng khóc, én nâu tìm đến công viên nhỏ. Thấy một cây cỏ non đang khóc, én nâu hỏi:

    - Em bị ốm à?

   Cỏ non khóc nấc lên:

   - Chị ơi, em không đứng thẳng được nữa. Các bạn nhỏ đã đến đây chơi đùa và giẫm lên em.

    Én nâu lặng đi một phút rồi bỗng reo lên:

   - Đừng khóc nữa! Chị sẽ giúp em.

   Thế rồi, én nâu gọi thêm rất nhiều bạn của mình. Suốt đêm, cả đàn én ra sức đi tìm cỏ khô tết thành dòng chữ “Không giẫm chân lên cỏ!” đặt bên cạnh bãi cỏ. Xong việc, én nâu tươi cười bảo cỏ non:

   - Từ nay em yên tâm rồi. Không còn ai giẫm lên em nữa đâu.

   Cỏ non nhoẻn miệng cười và cảm ơn chị én nâu.

(Theo 365 truyện kể hằng đêm)

1
1 tháng 3 2024

Em thưa cô chúng ta nên động viên an ủi khi bn buồn và giúp đỡ nếu mình có thể

25 tháng 2 2024

                                                  Bài làm 

    tôi là một cây cổ thụ sống ở đây cũng đã được 100 năm nhưng do đã già rồi , càng ngày lại càng yếu ớt đi . không còn được bóng bẩy , mạnh khoẻ như trước nữa ! Do vậy , các anh ở bộ phận làm đẹp cho thiên nhiên đã bàn bạc với nhau để loại bỏ tôi ra khỏi nơi  đầy những thôn làng xinh đẹp này vào ngày mai.

     Tôi còn nhớ vài hôm trước , do yếu ớt nên khi trời nổi phong ba , tôi đã bị gãy đi một 'cánh tay ' . Vừa đau nhức lại vừa tê tái , ui da ! đau quá ! nhớ lại mà tôi vẫn còn cảm thấy sót . Máu của tôi chảy dòng dòng ra như suối  khiến cho bất kì ai nhìn đều phải cảm  thấy bi thương . Vừa lúc đó , có một cậu bé đã không kìm được cảm xúc mà lao tới để 'băng bó ' lại vết thương cho tôi .Vậy mà , chỉ sau vụ đó vài ngày mà tôi đã phải rời xa cậu bé ấy và thôn làng này . Nghĩ đến cái cảnh mà tôi bị chày máyu ở ' cánh tay ' là tôi đã xót . Nay lại còn lớn hơn , tôi bị các anh trong bộ phận đó chặt bằng răng cưa sắc nhọn , thì cảm giác nó còn đau đớn như thế nào nữa ? vừa nghĩ tôi vừa khóc , nước mắt xanh biếc chảy  hàng dài trên thẩn mình tôi.Vậy mà tôi chỉ mới nghĩ được một lúc thôi mà cũng đã tới ngỳ hôm sau rồi . Các anh trong bộ phận đó mang xe cẩu , cưa thật lớn để chuần bị chặt tôi . Khi tôi vừa liếc mắt nhìn vào chiếc cưa thì nước mắt tôi lại tràn ra một cách đau dớn . Chiếc răng cưa chạm vào thịt tôi,máu từ từ rỉ ra từng giọt một từ từ rơi xuống .Đau đớn tôi nghĩ thôi giờ là tạm biệt thôi cánh đồng ơi , cậu bé ơi , thôn làng ơi , hẹn gặp lại vào kiếp sau nhé ! ....

      Rồi tôi từ từ lặng lẽ chườn xuóng mặt đất để đi gặp một nơi nào đó rất xa , tự rưng tôi thấy dường như không còn  bất kì nỗi đau nào ...
   Cho xin 1like

Câu 9. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng. (1 điểm)  Khi đám cưới, lúc tang ma, trong các dịp lễ hội người dân lại ăn trầu cau và vôi để mọi người nhớ mãi bài học về tình nghĩa vợ chồng, anh em. Câu 10. Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu trình bày những bài học em rút ra được từ câu chuyện “Sự tích trầu cau”. (1 điểm)  Bài đọc: ​SỰ TÍCH TRẦU CAU  ...
Đọc tiếp

Câu 9. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng. (1 điểm) 

Khi đám cưới, lúc tang ma, trong các dịp lễ hội người dân lại ăn trầu cau và vôi để mọi người nhớ mãi bài học về tình nghĩa vợ chồng, anh em.

Câu 10. Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu trình bày những bài học em rút ra được từ câu chuyện “Sự tích trầu cau”. (1 điểm) 

Bài đọc:

​SỰ TÍCH TRẦU CAU

        Ngày xưa, có hai anh em nhà kia, đều chăm chỉ ngoan ngoãn, chẳng may bố mẹ mất sớm, họ đành sống nương tựa vào nhau. Họ giống nhau như hai giọt nước, người ngoài không ai có thể phân biệt được.

        Người anh ham học, nghe tiếng một người thầy đức độ nên tìm tới xin thầy thu nhận làm học trò. Người em thấy anh đi học cũng xin được theo học cùng. Người thầy xúc động trước lòng hiếu học, đồng ý nhận cả hai, nuôi ăn học như con trai trong nhà.

        Thầy có một cô con gái đã tới tuổi lấy chồng. Cả hai anh em đều ngầm để ý đến cô. Về phần cô gái, nàng quý mến cả hai anh em từ lâu. Nhưng vì hai anh em quá giống nhau, nàng không phân biệt nổi đâu là anh, đâu là em nên nghĩ ra một cách để thử. 

        Một bữa, khi hai anh em đều đói, nàng dọn cháo cho họ ăn. Nhưng nàng chỉ bày ra duy có một bát cháo với một đôi đũa. Đứng núp sau cánh cửa, nàng thấy một người nhường bát cháo cho người kia. “Người biết nhường nhịn kia chính là anh”, nàng mừng rỡ quả quyết. Từ đó, nàng tìm cách gặp gỡ riêng người anh. Tình yêu giữa họ bắt đầu đâm chồi, nảy lộc.

        Biết chuyện, cha mẹ nàng vui mừng vì con gái tìm được người như ý, gả nàng cho người anh, lại tặng riêng một căn nhà cho đôi vợ chồng trẻ. Người em cũng sống cùng anh chị.

        Từ ngày kết hôn, người anh ít quan tâm tới em hơn: hằng ngày, anh chỉ chuyện trò, vui đùa cùng vợ. Người em thấy thế thì rất tủi thân: chàng thường hay cáu gắt, buồn bực, nhưng người anh vẫn không để ý.

        Một ngày nọ, hai anh em đi làm đồng. Xong việc, người em về nhà trước. Khi người em về tới sân, người vợ từ trong bếp thoáng nhìn tưởng là chồng mình, vui sướng chạy ra ôm chầm lấy.

        Đúng lúc đó, người anh bước vào. Nhìn thấy người anh, người vợ biết mình lầm, vội buông người em ra. Tuy không ai nói ra câu nào, nhưng người vợ và người em đều rất xấu hổ.

        Từ hôm đó, người anh sinh lòng ghen tức, nghi ngờ, càng trở nên lạnh nhạt với em trai. Dù ba người vẫn sống trong một nhà nhưng người anh thậm chí chẳng buồn nói với em lấy một lời.

        Người em hổ thẹn vì chuyện chị dâu nhận lầm, vừa buồn rầu vì anh không còn thương yêu mình nữa. Chàng thao thức nhiều đêm, rồi cuối cùng quyết định bỏ đi. Chàng đi mãi, đi mãi, cho tới khi gặp một dòng sông lớn mênh mang, không thể vượt qua được. Chàng nhìn quanh, không thấy một bóng người hay chim thú. Chẳng biết phải đi đâu, chàng ngồi xệp xuống, òa lên khóc. 

        Chàng khóc ròng rã mấy ngày đêm, rồi chết bên bờ sông, biến thành một tảng đá lớn.

        Sau khi người em bỏ đi mãi không thấy trở lại, người anh không lúc nào không tự trách mình. Chàng nuối tiếc những ngày anh em còn hòa thuận, xấu hổ vì đã cư xử tệ bạc với em. Chàng bèn để vợ ở nhà, khăn gói đi tìm em. Chàng vừa đi vừa dò hỏi, cuối cùng cũng tới bờ sông kia. Chàng sững sờ nhìn dòng nước lớn, loay hoay không biết cách nào để vượt qua. Bất lực, chàng đành ngồi dựa vào tảng đá lớn mà khóc vì thương em và ân hận. 

        Chàng khóc tới khi kiệt sức mà chết. Sau khi chết, chàng biến thành một cây cao, thân đứng thẳng tắp ngay bên cạnh tảng đá.

        Người vợ đợi mãi không thấy chồng về thì lo lắng cho chồng, vừa tự trách bản thân đã gây nên chuyện anh em chia cắt. Thế rồi, nàng lên đường đi tìm. Nàng đi mãi, rốt cuộc cũng tìm tới được dòng sông nọ. Nàng đứng đó, tuyệt vọng nhìn con sông lớn, biết mình chỉ có thể đi tới đây là cùng đường.

        Nàng ngồi dựa vào gốc cây, gối lên tảng đá. Vừa cô đơn, sợ hãi, vừa không thôi tự dằn vặt, nỗi niềm chồng chất giữa chốn hoang vu, nàng chỉ còn biết khóc sụt sùi.

        Nàng khóc tới lúc chết, thân hóa thành một dây leo xanh biếc, lá có hình trái tim, quấn quanh cái cây thẳng tắp kia.

        Người dân trong vùng bèn lập miếu thờ. Vua Hùng đi tuần thú qua biết chuyện thì thương cảm lắm. Nhà vua sai lấy lá của dây leo cùng quả của cây cao để ăn thử thì thấy có vị cay, thơm,… lại sai nung đá ra lấy bột để ăn cùng thì thấy trong người phấn chấn, mặt mũi hồng hào, môi đỏ tươi, nhổ ra nước thấy thắm đỏ như máu. Vua biết là vật quý, bèn cho lấy về để gây giống.

        Ba thứ ấy chính là cây cau, dây trầu không và vôi. Khi đám cưới, lúc tang ma, trong các dịp lễ hội người dân lại ăn trầu cau và vôi để mọi người nhớ mãi bài học về tình nghĩa vợ chồng, anh em. Tục ăn trầu của người Việt cũng bắt đầu từ đó.

(Sự tích trầu cau, Nhà xuất bản Mỹ Thuật, 2010)

0
2 tháng 1

ư