K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2019

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trong giai đoạn văn học 1930 – 1945. Qua nhiều tác phẩm, tác giả đã vẽ nên khung cảnh tiêu điều, xơ xác của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Sự đói khổ ám ảnh nhà văn bởi nó ảnh hưởng không ít tới nhân cách, nhưng trong cảnh nghèo đói thê thảm, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân vẫn tồn tại và âm thầm tỏa sáng. Truyện ngắn Lão Hạc thể hiện cái nhìn nhân đạo sâu sắc của Nam Cao. Trong đó, nhân vật chính là một nông dân gặp nhiều nỗi bất hạnh vì nghèo đói nhưng chất phác, đôn hậu, thương con và có lòng tự trọng.

Vợ mất sớm, Lão Hạc dồn tất cả tình yêu thương cho đứa con trai duy nhất. Lão sẽ sung sướng biết dường nào nếu con trai lão được hạnh phúc, nhưng con trai lão đã bị phụ tình chỉ vì quá nghèo, không đủ tiền cưới vợ.

Thương con, lão thấu hiểu nỗi đau của con khi anh nghe lời cha, không bán mảnh vườn để lấy tiền cưới vợ mà chấp nhận sự tan vỡ của tình yêu. Càng thương con, lão càng xót xa đau đớn vì không giúp được con thỏa nguyện, đến nỗi phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền đất đỏ mãi tận Nam Kì. Mỗi khi nhắc đến con, Lão Hạc lại rơi nước mắt.

Lão Hạc rất quý con chó vì nó là kỉ vật duy nhất của đứa con trai. Lão trìu mến gọi là cậu Vàng và cho nó ăn cơm bằng chiếc bát lành lặn. Suốt ngày, lão thầm thì to nhỏ với con Vàng. Với lão, con Vàng là hình bóng của đứa con trai yêu quý, là người bạn chia sẻ cô đơn với lão. Vì thế nên bao lần định bán con Vàng mà lão vẫn không bán nổi.

Nhưng nếu vì nhớ con mà Lão Hạc không muốn bán cậu Vàng thì cũng chính vì thương con mà lão phải dứt khoát chia tay với nó. Lão nghèo túng quá! Lão đã tính chi li mỗi ngày cậu ấy ăn thế bỏ rẻ cũng mất hai hào đấy. Cứ mãi thế này thì tôi lấy tiền đâu mà nuôi được... Thôi bán phắt đi, đỡ đồng nào hay đồng ấy. Bây giờ, tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của con. Tiêu lắm chỉ chết nó!

Thế là vì lo tích cóp, giữ gìn cho con trai chút vốn mà Lão Hạc đành chia tay với con chó yêu quý. Đã quyết như thế nhưng lão vẫn đau đớn, xót xa. Lão kể cho ông giáo nghe cảnh bán cậu Vàng với nỗi xúc động cực độ. Lão đau khổ dằn vặt vì cảm thấy mình đã đánh lừa một con chó. Nỗi khổ tâm của lão cứ chồng chất mãi lên. Trước đây, lão dằn vặt mãi về chuyện vì nghèo mà không cưới được vợ cho con, thì bây giờ cũng chỉ vì nghèo mà lão thêm day dứt là đã cư xử không đàng hoàng với một con chó. Lão cố chịu đựng những nỗi đau đớn ấy cũng chỉ nhằm một mục đích là giữ gìn chút vốn cho con.

Biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con chính là cái chết của lão. Ông lão nông dân nghèo khổ ấy đã tính toán mọi đường: Bây giờ lão chẳng làm gì được nữa... Cái vườn này là của mẹ nó chắt chiu dành dụm cho nó, ta không được ăn vào của nó... Ta không thể bán vườn để ăn... Chính vì thương con, muốn giữ cho con chút vốn giúp nó thoát khỏi cảnh nghèo mà Lão Hạc đã chọn cho mình cái chết. Đó là một sự chọn lựa tự nguyện và dữ dội. Nghe những lời tâm sự của Lão Hạc với ông giáo, không ai có thể kìm nổi lòng xót thương, thông cảm và khâm phục. Một con người vì nghèo đói mà bất hạnh đến thế là cùng! Một người cha thương con đến thế là cùng!

Không chỉ có vậy, qua từng trang truyện, chúng ta còn thấy Lão Hạc là người đôn hậu, chất phác. Suốt đời, lão sống quanh quẩn trong lũy tre làng. Trong làng chỉ có ông giáo là người có học nên lão tìm đến ông giáo để chia sẻ tâm sự. Lời lẽ của Lão Hạc đối với ông giáo lúc nào cũng lễ phép và cung kính. Đó là cách bày tỏ thái độ kính trọng người hiểu biết, nhiều chữ của một lão nông. Cảnh ngộ Lão Hạc đã đến lúc túng quẫn nhưng lão tự lo liệu, xoay xở, cố giữ nếp sống trong sạch, tránh xa lối đói ăn vụng túng làm càn. Thậm chí, lão kiên quyết từ chối sự giúp đỡ chỉ vì lòng thương hại.

Lão đã chuẩn bị kĩ lưỡng mọi việc. Trước khi chết, lão nhờ ông giáo viết văn tự để giữ hộ con trai mình mảnh vườn và gửi ông giáo 30 đồng để lo chôn cất. Lão không muốn mọi người phải tốn kém vì lão. Rất có thể vì tốn kém mà người ta lại chẳng oán trách lão sao? Không phiền lụy đến mọi người, đó cũng là cách để giữ gìn phẩm giá. Thì ra ông lão có vẻ ngoài gàn dở ấy lại có phẩm chất đáng quý biết nhường nào!

Nhà văn Nam Cao đã giúp chúng ta hiểu được nỗi khổ tâm, bất hạnh vì nghèo đói cùng những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Từ những trang sách của Nam Cao, hình ảnh Lão Hạc luôn nhắc chúng ta nhớ đến những con người nghèo khó mà trong sạch với một tình cảm trân trọng và yêu quý.

Lão Hạc là người nhân hâụ , giàu tình thương , sống có ân nghĩa, thủy chung, chân thực
-“…nó làm như trách tôi…lão già tệ lắm…tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó…”
nhân hâụ, ân nghĩa, giàu tình thương
miêu tả tâm lí nhân vật : 

+phân vân,không muốn bán
+tâm trạng đau đớn, xót xa,
+day dứt, ân hận 

Đó là phẩm chất tốt đẹp của lão Hạc - một người dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Trước khi bán chó: “Có lẽ tôi bán con chó đấy …”
phân vân, không muốn bán
miêu tả ngoại hình sinh động

Trong lời kể, phân trần của Lão Hạc có những câu: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng…nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng

- Đó là những câu nói đượm màu triết lí dân gian dung dị nhưng khát khao cuộc sống tốt đẹp của những người dân nghèo, từng trải
- Vì túng quẫn không thể giữ chó lại, bán để không dùng vào tiền để dành cho con -> Thương con sâu sắc là người nhân hâụ , giàu tình thương , sống có ân nghĩa, thủy chung, chân thực.

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài làm

Ngay từ thời ấu thơ, tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài ca về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn.

Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ.

Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Chị Dậu là một người thương yêu chồng con, lo toan mọi việc trong gia đình không than phiền một câu gì. Quan tâm chăm sóc chồng từng chút một. Là một người biết nhẫn nhục, chịu đựng nhưng vẫn có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Chị cũng có một thân hình khỏe khoắn, hành động dứt khoát, quyết liệt, căm thù xã hội nửa thực dân phong kiến. Biết đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Là hiện thân của xã hội phong kiến xưa.

4 tháng 9 2021

Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm đi trong bóng tối. Em không dám về nhà vì sợ bố đánh, vì em không bán được que diêm nào. Ngồi nép một góc tường, em quẹt một que diêm sưởi ấm. Quẹt que diêm đầu tiên, em tưởng như ngồi trước lò sưởi, vừa duỗi chân ra sưởi thì diêm vụt tắt. Que diêm thứ hai, em thấy bàn ăn thịnh soạn...rồi diêm vụt tắt. Que diêm thứ ba thấy cây thông Nô-en, em với tay về phía cây... diêm tắt. Que diêm thứ tư, thật kì diệu, em nhìn thấy người bà hiền hậu độc nhất với em, nhưng bà đã chết từ lâu. Rồi diêm vụt tắt, em quẹt hết cả bao diêm để níu bà. Rồi em cùng bà bay lên cao. Sáng hôm sau, người ta đã thấy một cô bé bán diêm chết vì giá rét, má hồng và đôi môi mỉm cười.

k mik nha

4 tháng 9 2021

Bố cục:

   - Phần 1 (từ đầu...cứng đờ ra) : cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.

   - Phần 2 (tiếp...chầu thượng đế) : Thực tế và mộng tưởng.

   - Phần 3 (còn lại): cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.

Câu 1 :

   Chia phần 2 của văn bản thành những đoạn nhỏ căn cứ vào từng lần quẹt diêm:

   - Lần 1: hiện lên chiếc lò sưởi.

   - Lần 2: hiện lên bàn ăn thịnh soạn.

   - Lần 3: hiện lên cây thông Nô-en.

   - Lần 4: em được gặp bà.

Câu 2 :

   - Gia cảnh: cô bé bán diêm nghèo, mồ côi mẹ, bà nội đã qua đời, em sống với người bố khó tính luôn mắng nhiếc, đánh đập.

   - Thời gian: đêm giao thừa. Không gian: mọi nhà sáng đèn, ngỗng quay, ngoài đường tối tăm, lạnh lẽo.

   * Những hình ảnh tương phản được sử dụng khắc hạ nỗi khổ cực của cô bé:

   - Ngôi nhà đẹp đẽ trước kia em sống >< xó tối tăm trên gác sát mái nhà.

   - Mọi nhà rực ánh đèn, mùi ngỗng quay >< em bé đói rét, dò dẫm trong đêm tối.

Câu 3 :

   Những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tâm lí em bé: Lạnh (lò sưởi) → đói (bàn ăn) → ao ước đêm giao thừa (cây thông Nô-en) → cô đơn, khổ cực (nhớ đến người bà hiền hậu). Trong đó, có điều thứ 4 (em gặp bà) thuần túy là mộng tưởng.

Câu 4 :

   - Truyện Cô bé bán diêm mang tính nhân đạo sâu sắc về những mảnh đời bất hạnh.

   - Đoạn kết của truyện:

       + Là một bi kịch đau thương, cái chết một cô bé trong cô đơn giá lạnh, trong đói khát, trong đêm giao thừa, một cái chết đầy xót xa.

       + Nhìn một mặt khác, “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười” , cái chết của sự giải thoát, em cùng bà về chầu Thượng đế, em đi vào cõi bất tử cùng người bà hiền hậu độc nhất với em.

29 tháng 9 2019

Tức nước vỡ bờ” quả là “một đoạn tuyệt khéo”. Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp “Tắt đèn”. Và nói như Nguyễn Tuân, lúc ấy Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”.

 

1 tháng 10 2019

Viết bài về thầy cô nhé

mình cho các ý dựa vào đấy viết bạn nhé, mở bài, kết bài bạn viết theo ý thích nhé

1, Mở bài: Giới thiệu đối tượng - ấn tượng sâu sắc

2, Thân bài: Miêu tả khái quát về ngoại hình, tính cách nhân vật được kể:

- Năm ấy, tôi học lớp .... Tôi được cô..... chủ nhiệm. Cái ấn tượng đầu tiên của tôi về cô không mấy thiện cảm bởi vẻ mặt nghiêm khắc của cô

- Cô có dáng người...........Khuôn mặt lúc nào cũng đăm chiêu. Nước da......

- Cô đã ngoài ...., nhưng lại già( trẻ) hơn so với tuổi tác. Cô luôn nhìn chúng tôi với vẻ mặt nghiêm nghị và cặp mắt không mấy dễ gần.

- Ẩn chứa bên trong là tấm lòng độ lượng, bao dung, yêu thương và luôn giúp đỡ học sinh.

* Kể lại diễn biến câu chuyện

- Hồi ấy tôi là một đứa trẻ ngỗ nghịch ít quan tâm tới lời dạy của người lớn, luôn gây rắc rối cho bạn bè và những người xung quanh.

-Chính vì thế, khi biết cô rất nghiêm khắc, tôi tỏ ra bất cần trong giao tiếp.

- Tôi nói năng cư xử thiếu tôn trọng, có lẽ cô biết nhưng cô cứ im lặng.

- Một hôm vào tiết học của cô, cô chậm rãi ôm chiếc cặp da đã sơn bước vào lớp với khuôn mặt nghiêm nghị như mọi ngày

- Cô đặt chiếc cặp lên bàn và lật nhẹ cuốn sổ điểm 1 cách cẩn thận

- Cô nhìn một lượt từ trên xuống dưới rồi bất chợt dừng lại hơi lâu ở tên ai đó, rồi bất chợt cô gọi to :"Em.................."

- Tôi cầm vở tiến về phía cô, chẳng hiểu sao chân tôi cứ ríu lại

- Chẳng phải chiều qua tôi đi chơi đá bóng ở công viên quên học bài và làm bài tập ở nhà

- Mọi sự gan lì, ngỗ ngáo bỗng biến mất, nỗi sợ hãi mỗi lúc 1 hiện rõ trên khuôn mặt tôi

- Tôi tiến về phía cô và dĩ nhiên 1 quả trứng ngỗng tròn quay to tướng trong vở tôi, không chỉ thế cô còn phê bình tôi trước lớp

- Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đó, tôi về chỗ ngồi và không hài lòng với điểm 0

- Trong lúc cô quay lưng lên bảng viết đề bài thì tôi đặt chân lên ghế bàn phía trước, bất ngờ chân tôi đá trúng bạn....

- Bạn ấy đâu quá hét lên.....

- Không những xin lỗi bạn mà tôi còn thản nhiên cười

-Cô đã nhận ra tất cả đều do tôi làm nhưng cô vẫn lặng thinh trước mọi vc

- Không giống như mọi ngày, cô thu vội giáo án rồi ra khỏi lớp

- Nhưng cô vẫn ngồi đó đợi các bạn ra chơi hết rôi gọi tôi lên

- Cô ôn tòn chỉ ra lỗi sai ở tôi, cô giảng cho tôi những điều mà từ trước tới giờ tôi chưa từng nghĩ đến

- Từ đó cô như quan tâm tôi nhiều hơn, biết được hoàn cảnh gia đình tôi, cô luôn quan tâm giúp đỡ

- Tôi phải cảm ơn cô vì tất cả cô đã giúp tôi nhận ra và sửa chữa lỗi lầm

- Nhờ cô mà tôi có đc kết quả như hôm nay.

Tới đây là bạn viết kết bài đc r nhé

Ghép các ý mình cho bạn là thành thân bài nhé

Nếu ngắn thì bạn có thể thêm vài ý vào nha.....

-

-

-

29 tháng 9 2019

Dân tộc ta luôn luôn có những phẩm chất lá lành đùm lá rách tinh thần tương thân tương ái, điều đó xuất hiện mạnh mẽ và trường tồn trong cuộc sống từ xưa đến nay, nó là phẩm chất đẹp và mang trong con người những điều tốt đẹp nhất, chúng ta cần phải học tập và phát huy nó, tinh thần tương thân tương ái phải được phát huy trong toàn dân tộc. Sự tương thân tương ái đã là một truyền thống quý báu của dân tộc ta chúng ta cần phát huy và tôn tạo những điều đó cho phù hợp với một đất nước một dân tộc, niềm yêu thương và sự đùm bọc lẫn nhau đã tồn tại và mang những hiểu biết ý nghĩa sâu sắc, nó được giáo dục mạnh mẽ trong nhà trường và là một kim chỉ nan để con người Việt Nam có những bước đi đúng đắn hơn, hành động như vậy mới chứng tỏ được niềm tự hào mà ông cha ta đã để lại cho dân tộc của mình, niềm yêu thương và tình yêu mến đã đã xuất hiện mạnh mẽ và nó giáo dục con người không chỉ hôm nay mà còn có giá trị đến cả mai sau. Phẩm chất đó cao quý và luôn được mọi người noi theo, sự tương trợ giúp đỡ người khác đã tạo nên một giá trị cho một dân tộc biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau, bởi lẽ những câu ca dao mà các cụ dạy không sai lá lành đùm lá rách, những người có hoàn cảnh tốt hơn và giàu có hơn có thể giúp đỡ những con người có hoàn cảnh sống khó khăn và những điều đó không chỉ làm cho chúng ta biết yêu quý và biết ơn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

3 tháng 10 2019

1. Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê

- Lai lịch và chân dung: Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê được xuất thân trong một gia đình quý tộc, tuổi đã trạc năm mươi. Đôn Ki-hô-tê gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi một con ngựa còm, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, toàn những thứ đã han gỉ của tổ tiên mà lão lục tìm được rồi đem đánh bóng, lão bắt chước những nhân vật trong loại truyện hiệp sĩ mà lão đã ngốn quá nhiều, lão mơ ước trở thành một hiệp sĩ giang hồ đi khắp nước Tây Ban Nha, phò đời cứu nguy, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập trật tự công lí, để lại bao chiến công oanh liệt cho đời.

- Thái độ và nhận định của Đôn Ki-hô-tê khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió: Đầu óc mê muội, chẳng còn tỉnh táo nên khi hìn thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng, Đôn Ki-hô-tê tưởng đó là những gã khổng lồ ghê gớm và quyết giao chiến giết hết bọn chúng, quét sạch cái giống xấu xa đó khỏi mặt đất. Lão còn tưởng tượng những cánh tay của chúng dài ngoẵng, có đứa cánh tay dài tới hai dặm. Mặc dù cho rằng đó sẽ là cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức nhưng Đôn Ki-hô-tê quyết không sợ. Khát vọng của lão là tốt đẹp, tiếc rằng đầu óc hoang tưởng đã làm cho cái nhìn của lão sai lệch đi và khát vọng kia trở nên hão huyền. Thái độ tinh thần của lão thật dung cảm nếu đối thủ quả là quân gian ác. Tiếc rằng đó chỉ là những chiếc cối xay gió nên trở thành nực cười.

- Hành động trong cuộc giao tranh: Đôn Ki-hô-tê lao vào cuộc đấu với dũng khí của một hiệp sĩ: lão thét lớn, lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, lão thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió ở gần nhất ở trước mặt, đâm mũi giáo vào cánh quạt. Hành động của lão thật hài hước, điên rồ, lố bịch. Thất bại nặng nề, người và ngựa bị cú ngã như trời giáng, Đôn Ki-hô-tê vẫn không nguôi cam nhận thất bại chuyện chinh chiến thường biến hóa khôn lường do lão pháp sự Phô-re- xtơn trước đây đã đánh cắp thư phòng và sách vở của ta, bây giờ lại biến những tên khổng lồ kia thành cối xay gió để tước đi của ta niềm vinh quang đánh bại chúng… Thất bại vẫn không làm lão tỉnh ra được mà tiếp tục rơi vào những hoang tưởng.

- Quan niệm và cách xử sự sau cuộc giao tranh: Bị trọng thương, Đôn Ki-hô-tê vẫn không hề rên rỉ, không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài. Nghị lực chịu đựng của lão kể cũng đáng học tập song lại cũng chỉ là làm theo các hiệp sĩ giang hồ trong sách.

            Đôn Ki-hô-tê không quan tâm đến những nhu cầu của cá nhân mình, kể cả chuyện ăn, chuyện ngủ, nhưng cũng chỉ vì để nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a của lão. Đó cũng lại là bắt chước các hiệp sĩ trong sách mà lão từng đọc: thức trắng nhiều đêm ròng ở trong rừng hoặc nơi hoang mạc liên tưởng nhớ tới tình nương.

            Tóm lại, Đôn Ki-hô-tê có ưu điểm là yêu tự do, chuộng công bằng, lẽ phải, quyết ra tay cứu khổ, trừ gian, dũng cảm, không sợ gian khó, nhưng lại có nhược điểm là đầu óc quá ảo tưởng, hão huyền do ngốn quá nhiều loại truyện xấu. Đôn Ki-hô-tê đáng giận, đáng cười những cũng đáng quý, đáng thương.

2. Giám mã Xan-chô Pan-xa

- Chân dung, lai lịch: Xan-chô Pan-xa là một nông dân béo, lùn, nhận làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê với hi vọng sau này chủ công thành danh toại, bác sẽ được làm thống đốc, cai trị vài hòn đảo. Bác đủng đỉnh cưỡi lừa đi theo chủ, lúc nào cũng mang theo bầu rượu và cái túi hai ngăn đựng đầy đủ thức ăn.

- Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, khác với chủ, đầu óc bác hoàn toàn tỉnh táo. Khi chủ tấn công, bác can ngăn.

- Khi chủ xông tới giao tranh với cối xay gió, bác không làm theo chủ, không hẳn vì bác hèn nhát mà vì tỉnh táo, nhưng dù sao cũng nhát sợ. Khi chủ bị ngã, bác đã làm đúng phận sự của mình vội thúc lùa chạy đến cứu.

- Quan niệm về chuyện đau đớn, bác cho rằng chỉ hơi đau một chút rên rỉ ngay thì cũng hơi quá. Quan tâm đến những chuyện ăn ngủ là bình thường nhưng quá chú trọng đến những nhu cầu vật chất cho cá nhân như bác lại là tầm thường.

            Tóm lại, Xan-chô Pan-xa có ưu điểm là đầu óc tỉnh táo, thiết thực, lạc quan, nhưng lại có nhược điểm là ước muốn tầm thường, chỉ nghĩ đến cá nhân và hèn nhát.