K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2018

Tôi đã từng rơi nước mắt trước những tình cảm cha con thật cảm động và cao thượng… Người cha, với biết bao gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng, với bao nhiêu công ơn lớn lao mà mây trời lồng lộng cũng không phủ kín. Đừng bao giờ nghĩ rằng tình phụ tử không thiêng liêng và cao cả, không ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử, nếu ai có những suy nghĩ đó thì chắc chắn sẽ có một cách nhìn khác về tình cha con qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, được nhà văn Nguyễn Quang Sáng khắc họa thành công nhân vật bé Thu thật ấn tượng và tinh tế, nổi bật hơn là tình cảm cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.

Câu chuyện kể về ông Sáu , người chiến sĩ xa nhà sau 8 năm mới có dịp về quê thăm con. Bé Thu không nhận ra cha nó vì vết sẹo trên mặt làm ông không giống với bức hình chụp với má mà nó đã từng biết đến, vì thế nó đối xử với ông như một người xa lạ và hết sức lạnh lùng. Đến khi nó nhận ra ông Sáu là ba, khi tình cảm cha con như bỗng nổi dậy trong người nó thì đó cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở căn cứ, nhớ đến lời hứa với con, ông Sáu đã dồn hết tình yêu thương, và sự mong nhớ con vào chiếc lược ngà mà ông đã tỉ mỉ làm miệt mài từng cái răng cho cây lược ngà chỉ có một hàng răng thưa, hay gò lưng, tẩn mẩn với từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” trên sống lược để tặng cho con gái bé bổng của mình. Nhưng không may, trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, ông Sáu đã hy sinh. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ còn kịp trao chiếc lược ngà cho người bạn thân bác Ba nhân vật kể chuyện.

Bé Thu, hình tượng nhân vật trọng tâm trong câu chuyện, được tác giả khắc họa một cách cực nhạy bén và tinh tế. Thu là một cô bé rất cá tính, bướng bỉnh và gan góc, nhưng lại giàu tình cảm. Thái độ của nó trái ngược hoàn toàn với những ngày đầu khi ông Sáu trở về thăm nhà và lúc ông Sáu sắp ra đi, song trái ngược mà vẫn nhất quán. Có lẽ chỉ vì quá yêu ba, quá khát khao được có ba nên khi nhận định đó không phải là ba của mình thì nó nhất định không chịu nhận ông Sáu, nhất định không chịu gọi ông Sáu một tiếng “ba” dù chỉ một lần. Nó cứng đầu thế đấy, bởi lẽ trong tâm trí của nó chỉ có duy nhất hình ảnh người cha trong tấm ảnh mà nó vẫn thường thấy mỗi ngày, chứ không phải bộ dạng của ông Sáu bây giờ. Người cha không được đứa con nhìn nhận bởi vết sẹo trên má làm mặt ông bị biến dạng và khác trước quá nhiều… Chính vết sẹo ấy là dấu tích không mong muốn của chiến tranh tàn khốc mà Thu thì còn quá nhỏ để có thể cảm nhận và hiểu được điều đó, hiểu được sự khốc liệt của bom lửa đạn, hiểu được cái cay xé của mùi thuốc súng, hiểu được sự gian nan, vất vả trong cảnh chiến tranh khắc nghiệt mà người lính phải trải qua… Nhưng cũng chính từ sự kiên định, thẳng thắn, bản lĩnh và lập trường vững chắc đó đã phần nào thể hiện được hình ảnh một cô gái giao liên dũng cảm sau này.

Tác giả tỏ ra am hiểu tâm lý trẻ con, với tất cả sự trân trọng và yêu mến rất thiêng liêng, rất đẹp đẽ dành cho những tâm tư, tình cảm vô giá ấy. Bé Thu, một cô bé mạnh mẽ, bướng bỉnh, nhưng dù sao thì nó vẫn là một đứa trẻ 8 tuổi với tất cả sự hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu. Khi nó bị ông Sáu đánh vì cái tính ngang ngạnh, thật ngạc nhiên vì nó đã “cầm đũa, gấp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”, dường như nó sợ ông Sáu sẽ thấy được những giọt nước mắt trong chính tâm tư của nó. “Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”, trong một loạt hành động đó, dường như có điểm đối lập giữa một bên là sự già dặn và cứng cỏi, nhưng với một khía cạnh khác, nó lại muốn được yêu thương, vỗ về. Từ đó, rõ ràng cho ta thấy được cái tính cố chấp rất hồn nhiên, rất trẻ con của nó đã được khắc họa một cách rất thực và gần gũi qua nhiều chi tiết.

Và rồi đến lúc nó nhận ra ông Sáu là cha, nhận ra được cái lỗi của chính mình, thì thật khó để người khác có thể phủ nhận rằng nó là một cô bé giàu tình cảm. Có ai ngờ được một đứa trẻ phải xa cha mình từ lúc chưa đầy một tuổi, rồi 8 năm ròng rã trôi qua vô tình, thế mà nó vẫn luôn vun đắp, ấp ủ một tình yêu mãnh liệt đến bất tận dành cho người cha thân yêu của nó. Tình yêu đó đã đánh bại được thời gian, đánh bại luôn cả khoảng cách giữa cha và con mà khoảng thời gian ấy đã tạo nên. Tình yêu thương dành cho cha của một đứa bé chỉ mới 8 tuổi mà lại dạt dào và sắc nét đến thế ! Dẫu rằng người cha thân thương mà nó vẫn hằn mong chưa hề mang đến cho nó sự nâng niu, săn sóc, hay một bàn tay rộng ấm áp tình thương đến bên ân cần và che chở cho nó. Chỉ những điều đơn giản thế thôi mà ông Sáu vẫn chưa hề làm được, thì mơ gì đến việc ông làm cho nó một món đồ chơi, kể cho nó nghe một câu chuyện, hay tâm sự và sẻ chia với nó những niềm vui, nỗi buồn từ khi nó đến với thế giới này, tất cả đều quá xa vời với nó. Nó dường như không có một kỷ niệm hay một chút ấn tượng gì về cha của nó, nhưng chắc hẳn, đã không ít lần nó tự tưởng tượng ra hình ảnh người cha của nó là một người tài giỏi như thế nào, cao lớn và có một vòng tay rộng lớn, ấm áp để ôm nó vào lòng ra sao. Tình yêu mãnh liệt của nó đã ngăn không cho nó nhận người đàn ông lạ trên mặt có vết sẹo như thế kia. Mãi đến ngày ông Sáu phải lên đường, thì đứa bé bướng bỉnh và cứng cỏi của ngày hôm qua “như bị bỏ rơi”, “lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa của và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó” dường như đó là lúc nó thèm muốn cái tình cảm ấm áp của gia đình, nó muốn ông Sáu nhận ra sự hiện diện của nó trong lúc ấy, nó muốn chạy lại hôn ba nó lắm, nhưng chẳng hiểu sao lại có một cái gì đó ngăn nó lại và làm cho nó cứ mãi đứng yên. Đến phút chia tay, ông Sáu mới nhìn sang và chào nó với một giọng khe khẽ “Thôi ! Ba đi nghe con !”  thật lạ, sao chỉ là một lời chào vẻn vẹn trong bốn từ thế kia ? sao ông không dặn dò hay nhắn nhủ đến nói một điều gì? có lẽ nào sự phũ phàng mà nó dành cho ông Sáu, đã làm cho ông thất vọng và tổn thương lắm nên mới như vậy ? Rồi đến khi tiếng kêu của nó thét lên “Ba… a… a… ba!”, “tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”. Đến lúc ấy, mọi người mới nhận ra rằng, nó thèm muốn được gọi tiếng “ba” đến nhường nào. Tiếng “ba” mà nó đã cất lên trong nghẹn ngào, tiếng “ba” mà nó đã đè nén sau bao nhiêu năm cách biệt, nghe mới thật thiêng liêng làm sao!. Đó là tiếng kêu như vỡ tung ra từ đáy lòng của nó, “nó vừa kêu vừa chạy xấn tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt cổ ba nó”, “nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hon vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Tất cả những điều đó đã thể hiện được một tình yêu mãnh liệt lên đến điểm cao trào nhất của đứa con dành cho ba nó, khiến mọi người xung quanh ai cũng không cầm được nước mắt trước cảnh tượng đầy xót xa ấy. Điều đó càng chứng tỏ được tình cảm của Thu dành cho ba thật sâu sắc. Nó chỉ bộc lộ tình yêu sâu sắc của mình với ba khi biết chắc đó là ba.

Bên cạnh hình ảnh bé Thu, hình ảnh ông Sáu được giới thiệu là người lính chiến tranh,vì nhiệm vụ cao cả mà phải tham gia chiến đấu, bỏ lại gia đình, quê hương, đặc biệt là tình cảm yêu thương con đến tha thiết. Tình cảm ấy được biểu hiện phần nào trong chuyến về quê thăm nhà. Khi xuồng chưa kịp cập bến, trông thấy con ông đã vội vàng “nhảy lên bờ, khom người, hai tay đưa về phía trước, miệng lắp bắp: “ba đây con ! ba đây con.” Cứ ngỡ rằng bé Thu sẽ chạy ào tới, ôm lấy cổ ba cho thoả những tháng ngày xa cách. Nhưng không, ông hụt hẫng, bất ngờ khi thấy: “bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy ”. Thời gian ở nhà không nhiều nên ông Sáu không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách gần gũi, vỗ về con, mong con gọi một tiếng ba mà không được. Có lúc giận quá ông đã đánh con. Lúc chia tay, tình yêu mãnh liệt của bé Thu đã khiến ông cảm động “một tay ôm con, tay kia lấy khăn chấm nước mắt ”, những giọt nước mắt hiếm hoi của một cuộc đời từng trải nhiều gian khổ vất vả, song lại rơi khi lần đầu tiên ông cảm nhận được sự ấm áp của cha con thực sự! Đau đớn hơn khi biết rằng đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng ông được nghe tiếng ba thân thương từ cô con gái nhỏ, bởi vì sau đó, chẳng bao giờ ông có thể trở về được nữa! Trong những ngày ở khu căn cứ, ông ân hận vì đã trót đánh con. Nhớ mãi lời con dặn: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với ông thì đó là mơ ước đầu tiên và cũng là duy nhất, nên nó cứ mãi thôi thúc trong lòng ông. Lúc tìm được một khúc ngà, ông đã vui mừng “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Ngày qua ngày, ông cặm cụi “cưa từng răng lược, anh còn khắc lên đó dòng chữ nhỏ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những lúc nhớ con ông lại mang cây lược ra mài lên tóc mình cho cây lược thêm óng mượt, tuy rằng chiếc lược ấy chưa chải được mái tóc của bé Thu nhưng lại gỡ rối được tâm trạng của ông lúc này. Ông đã nâng niu chiếc lược như nâng niu đứa con bé nhỏ của mình. Lòng yêu con đã biến một người chiến sỹ trở thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình, dù chỉ sáng tạo môt tác phẩm duy nhất trong đời. Có lẽ những lúc ấy ông mong có một lần về phép thăm nhà để tự tay mình cầm cây lược chải tóc cho con. Đau đớn thay chiến tranh khiến ông chẳng bao giờ có thể trở về bên con gái được nữa. Ông bị hy sinh trong một trận càn lớn, nhưng “dường như chỉ có tình cha con là không thể chết”, ông cầm cây lược trao cho người bạn thân với niềm mong mỏi không còn có thể cất được thành lời. Từ lúc ấy, cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật, thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử. Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Câu chuyện như một lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa gây đổ máu vô ích, làm nhà nhà li tán, người người xa nhau vĩnh viễn. Song cái chúng ta thấy lại không có sự bi lụy ma là sức mạnh,lòng căm thù đã biến Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm,mạnh mẽ, đã gắn bó với cuộc đời con người mất mát xích lại gần nhau để cung đứng lên hát tiếp bài ca chiến thắng, Chủ đề của chuyện không mới lạ, nhưng tác giả thành công bởi đã khai thác tình cha con trong những tình huống éo le và cảm động. Cách lựa chọn ngôi kể, tạo lập tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý cùng với việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc đặc biệt là tâm lý trẻ thơ, hơn nữa lãi có giọng văn dung di, cảm động đã giúp truyện có được vị trí riêng trong lòng độc giả .

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một áng văn bất hủ ca ngợi tình phụ tử giản dị mà thiêng liêng, với những con người giàu tình cảm và đẹp đẽ,như nhân vật bé Thu và ông Sáu. Câu chuyện không chỉ ca ngợi tình cha con sâu nặng thắm thiết, mà còn gợi cho chúng ta những suy ngẫm và thấm thía được tình sự đau thương, mất mát của chiến tranh tàn khốc gây ra. Vì thế mà ta càng quí cuộc sống thanh bình của ngày hôm này, quí tình cha cao thượng và vĩ đại. Mỗi người đều lưu giữ trong trái tim mình hình ảnh một người cha, hãy biết trân trọng tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện mà cha đã dành cho ta. Vòng đời mới ngắn ngủi làm sao, đừng mãi sống ích kỷ, chỉ biết nhận tình cảm thương yêu từ cha mẹ mà chẳng bao giờ đền đáp lại. Nếu bạn còn cha, và một người cha đúng nghĩa thì hãy cảm ơn thượng đế vì bạn đã được sinh ra trong cuộc sống này !

 
24 tháng 5 2018

Với nhân dân ta nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung thì có lẽ hình ảnh vị cha già kính yêu-Hồ Chí Minh, đã quá vĩ đại và thân quen với mọi tầng lớp và gương mặt. Nhưng người không chỉ nổi tiếng là một vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà quân sự tài ba, một danh nhân văn hóa thế giới mà Người còn được cả thế giới kính trọng bởi đức tính giản dị của một người lãnh tụ trên vạn người. Vậy thì thế nào là giản dị?
Giản dị là sự không cầu kì, sang trọng và phô trương khoe mẽ. giản dị thể hiện trong trang phục, lối sống, cách sinh hoạt, cách thể hiện bản thân. Giản dị đối lập hẳn với cách sống cầu kì, kiểu cách theo kiểu vương công quý tộc. Sự giản dị tạo ra cách sống nhẹ nhàng, điềm đạm thích sống hướng nội hơn là sự khoe mẽ ra bên ngoài.
Bác Hồ của chúng ta, người vốn nổi tiếng với đức tính giản dị. Giản dị trong nhu cầu ăn uống, Bác thường quen với những món giản dị, đạm bạc như canh cà, dưa muối. Trong ăn mặc Bác cũng không quá phô trương, Bác hay mặc chiếc áo ka-ki đã sờn màu và đi đôi dép lốp cao su. Tất cả những gì thuộc về Bác đều là sự giản dị đến tối đa, có ai nghĩ một vị chủ tịch nước của một dân tộc lại sống trong một căn nhà sàn đơn sơ, đạm bạc đến vậy thay vì những cung điện nguy nga, tráng lệ của vua chúa hay các vị nguyên thủ trên thế giới. Sự giản dị của Bác gợi ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Sự giản dị phải chăng cũng đi liền với những quan niệm thẩm mĩ về cái đẹp, đó là cái đẹp giản dị, tự nhiên, chân chất và mộc mạc thay vì cái đẹp cầu kì, kiểu cách. Cái đẹp ấy đi liền với sự thanh cao, giản dị, cái đẹp tự nhiên, điềm đạm, cân đối hài hòa. Sự giản dị giúp tâm hồn ta thanh thản và nhẹ nhõm, không quá đề cao những gì thuộc về vật chất. đồng thời sự giản dị giúp ta sống không theo kiểu chạy theo xu hướng, không quá a dua, đua đòi theo lối sống của người khác. Cũng chính nhờ sự giản dị, tâm hồn ta tăng thêm vẻ đẹp mộc mạc, hài hoa tránh phát sinh những ham muốn rất dễ trở thành dục vọng tầm thường, thấp kém. Đôi khi con người ta hay vì ưa những cái rực rõ, chói lóa sang trọng mà a dua, học đòi, bắt chước nhưng kì thực họ không biết rằng chỉ có sự giản dị về chất từ bên trong mới tạo ra vẻ đẹp ngời rạng, trong sáng và thanh cao từ chính tâm hồn mình.
Nhưng sự giản dị không đồng nghĩa với sự dễ dãi, xuyền xoàng trong tác phong và cách thức sinh hoạt. sự giản dị ở đây là không màu mè, kiểu cách còn sự dễ dãi kia lại rất dễ gây ra sự thô tục, thiếu lịch sự, gây mất thiện cảm với người xung quanh. Sống giản dị là biết tạo ra một sự tĩnh tại và an nhiên, điềm đạm trong tâm hồn mình để không bị cuốn theo những cám dỗ về vật chất ở bên ngoài. Đó dường như đã là vẻ đẹp truyền thống, rất riêng, rất dân tộc của người dân Việt Nam ta từ bao đời nay.
Có một nhà văn nào đó đã từng nói như này: Quần áo giản dị là y phục đúng kiểu của kẻ thô tục; chúng được may cho họ, và phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn của họ, nhưng đối với những người đã đổ đầy cuộc đời mình với những hành động lớn lao thì chúng lại là đồ trang trí lộng lẫy. Tôi ví chúng như cái đẹp trong sự xuềnh xoàng, nhưng khiến người ta mê mẩn. Vậy thì thật đáng quý biết bao là cái đẹp giản dị, cái đẹp sang trọng trong những gì bình dị nhất.
Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị. Chính sự giản dị làm nên cái chuẩn mực và thanh tĩnh cho tâm hồn, không để ta cứ luôn phải chạy theo những toan tính và tham vọng về vật chất để khoe mẽ và phơi bày cho thiên hạ trông thấy. Chính vì thế, giản dị cũng là một trong những đẹp thanh lịch và quý báu mà chúng ta cần phát huy.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA>.<

24 tháng 5 2018

Khi nàng xuân nhẹ lướt trở về, đất trời như phủ một lớp nhung diệu kì. Đọc thơ Thanh Hải, ta bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên vào xuân rất đỗi thơ mộng. Qua đó, ta cũng hiểu được một phần nào tâm tư của tác giả, đó là ước nguyện hiến dâng, muốn góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào một mùa xuân của đất nước. 

Bài thơ được viết theo một mạch cảm xúc rất đỗi tinh tế mà sâu sắc. Đầu tiên là mùa xuân của thiên nhiên, tiếp là mùa xuân của đất nước, và cuối cùng là nguyện ước hiến dâng của tác giả. 

Mở đầu tác phẩm, chúng ta bắt gặp một bức tranh thiên nhiên thật đẹp: 


" Mọc giữa dòng sông xanh 


Một bông hoa tím biếc 

Ơi con chim chiền chiện 

Hót chi mà vang trời 

Từng giọt long lanh rơi 


Tôi đưa tay tôi hứng" 


Bằng những màu sắc giản dị và dịu dàng: "sông xanh", "hoa tím biếc", thi sĩ đã phác hoạ lên cho chúng ta một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình. Giữa bức tranh xuân ấy, ta lại cảm nhận được tiếng chim chiền chiện hót vang một bầu trời. Động từ "mọc" được đảo lên đầu câu cho ta thấy sự sống của mùa xuân là trường tồn, là bất tận. Và rồi, giữa mùa xuân đẹp ấy, thi sĩ như đón nhận những tinh hoa của đất trời " từng giọt long lanh rơi - tôi đưa tay tôi hứng". Giọt long lanh- giọt nắng hay giọt sương? Giọt long lanh- giọt âm thanh hay hạnh phúc? Có lẽ là tất cả, là tất cả những gì trời đất ban tặng đều được thi sĩ trân trọng đón lấy bằng hai bàn tay. 

Tiếp tục dõi theo bài thơ, ta bắt gặp một khung cảnh mùa xuân về trên đất nước: 
" Mùa xuân người cầm súng 
Lộc giắt đầy trên lưng 
Mùa xuân người ra đồng 
Lộc trải dài nương mạ 
TẤt cả như hối hả 
Tất cả như xôn xao.." 

Mùa xuân đã về trên chiến trường, trên nương rẫy. Mùa xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, nhưng liệu "lộc" ở đây có phải là cây cối, là mầm non, là mầm xanh đặc trưng của mùa xuân? Mùa xuân là mùa hành quân. Khi hành quân, những anh bộ đội thường có những cành lá xanh trên chiếc mũ, trên ba lô. Đó phải chăng là lộc của mùa xuân? Phải! Chính là lộc non của mùa xuân. Mùa xuân là mùa vụ mới. Những người nông dân lại bắt đầu với những công việc rất dỗi quen thuộc: gieo mầm giống và bắt đầu một vụ mùa mới. VÀ rồi... những hạt mầm đó nảy nở sinh sôi, tạo thành những cây con- lộc, chính là lộc xuân. 

Đất nước ta từ lâu đã có những sự biến chuyển mới, sự biến chuyển đi lên vượt bậc, đất nước như một vì sao, một vì sao sáng lấp lánh, lấp lánh... 
"Đất nước bốn ngàn năm 
Vất vả và gian lao 
Đất nước như vì sao 
Cứ đi lên phía trước" 

Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 trước khi thi sĩ mất không lâu. Liệu có phải vì thế mà khổ thơ thứ tư là những dòng cảm xúc, là những ước nguyện hiến dâng của nhà thơ: 

"Ta làm con chim hót 
Ta làm một cành hoa 
Ta nhập vào hoà ca 
Một nốt trầm xao xuyến" 

Đã là một ước mơ, thường thì chúng ta luôn ước mơ một cái gì đó to lớn, một cái gì đó vĩ đại. Nhưng đối với nhà thơ, nhà thơ chỉ cần làm một con chim bé nhỏ trong muôn vàn loài chim, một cành hoa trong muôn ngàn đoá hoa đẹp, một nốt trầm trong một bản hoà ca xao xuyến. Một ước muốn thật nhỏ bé, thật khiêm nhường, khiêm tốn.Quay lại với khổ thơ đầu bài, đối chiếu lại với khổ thơ này, ta giật mình bởi hai đại từ. Đầu bài thì nhà thơ xưng "tôi", vậy mà đến cuối lại xưng "ta". Thông qua việc chuyển đại từ từ "tôi" sang "ta", chúng ta cảm nhận được một điều rằng dường như tác giả đang nói lên ước nguyện chung của tất cả chúng ta. Giống như Thanh Hải, chúng ta muốn làm những con chim, những bông hoa, những nốt nhạc để tô đẹp thêm cuộc sống. 

" Một mùa xuân nho nhỏ 
Lặng lẽ dâng cho đời 
Dù là tuổi hai mươi 
Dù là khi tóc bạc" 

Với Thanh Hải, ông chỉ là một mùa xuân nhỏ bé. CẢ cuộc đời mình, ông tâm huyết với những gì mình yêu, ông cống hiến hết sức hết mình, dù ở bất cứ độ tuổi nào đi chăng nữa. Với nhà thơ, sống là để cống hiến, cống hiến hết mình, cống hiến lặng lẽ, âm thầm, không cần ai phải nhớ mặt đặt tên. được cống hiến, cuộc sống thật có ý nghĩa. 

Cuối cùng, bài thơ khép lại với một làn điệu dân ca xứ huế: 

"Mùa xuân ta xin hát 

Câu nam ai nam bình 
nước non ngàn dặm mình 
nước non ngàn dặm tình 
nhịp phách tiền đất Huế " 

Viết đến đây, có lẽ thi sĩ đang cầm cây đàn trên tay với điệu hò huế thân thương quen thuộc. Dường như làn điệu ấy đã đi vào lòng người, khắc sâu vào trong trái tim mỗi người dân việt. Mùa xuân dường như là mùa khiến cho chúng ta có nhiều cảm xúc nhất, ta muốn làm thơ, ta muốn hát, hát tiếp, hát mãi cho khúc ca huế mãi mãi trường tồn cùng năm tháng. 

Bằng sự rung cảm mãnh liệt của mình, Thanh Hải đã để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ, những bài học sâu lắng. Càng đọc, ta càng cảm thấy cuộc sống có nghĩa biết nhường nào, bởi vì khi sống, chúng ta được hết mình cống hiến cho tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Cám ơn nhà thơ Thanh Hải đã cho chúng ta có một cảm nhận, có một cái nhìn mới mẻ, tinh tế về cuộc sống tươi đẹp này.

 Đúng 3  Bình luận  Báo cáo sai phạm

Rocker AlvissRocker Alviss15 tháng 5 lúc 20:13

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là một tác phẩm cuối đời của nhà thơ Thanh Hải, chính thời điểm này những cảm xúc chân thật nhất của nhà thơ mới được bộc lộ đó là tình yêu cuộc sống, đất nước và ước nguyện dâng hiến xây dựng đất nước trong thời kì đổi mới.

Trong những câu thơ đầu tiên tác giả đưa người đọc về với thiên nhiên tươi đẹp, dòng sông xanh thơ mộng điểm thêm vài bông hoa màu tím, cánh chim chiền chiện âm thanh như sáo động bức tranh xuân tuyệt đẹp.

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc,

Ơi! con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời.

Khung cảnh mùa xuân được vẽ ra thật đẹp, êm dịu và nhẹ nhàng. Cảnh đẹp thơ mộng và âm thanh rộn rã của tiếng chim chiền chiện hót vang. Tất cả đã khiến người đọc hình dung khung cảnh xứ Huế và tâm trạng náo nức, hân hoan trong lòng nhà thơ.

Với bức tranh đó tác giả Thanh Hải thể hiện sự nâng niu, trân trọng:

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

“Hứng” là động từ nói lên sự trân trọng của người thi nhân với cảnh đẹp thiên nhiên, ông cảm thấy say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tâm hồn nhà thơ đang hòa vào cuộc sống, hòa vào mùa xuân tươi đẹp của đất trời.

Từ mùa xuân của đất trời rộng lớn, bao la tác giả đã chuyển sang mùa xuân của đất nước trong thời kỳ đổi mới:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trài dài nương mạ.

Những hình ảnh hết sức quen thuộc trong thời kì xây dựng đất nước, người chiến sỹ ngày đêm bảo vệ và những người lao động dựng xây đất nước. “Lộc” theo bước chân người cầm súng che chở bảo vệ cho họ trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, theo bàn tay người lao động tạo ra những cánh đồng màu xanh bát ngát. Người đọc có cảm giác không khí rộn ràng, náo nức sôi động hơn hẳn.

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

Trong phút chốc tác giả đã bày tỏ niềm tự hào về đất nước qua những chặng đường đã qua, lịch sử trải qua hơn bốn ngàn năm khó khăn, gian khổ nhưng nhờ sức mạnh dân tộc đất nước vẫn tiến lên phía trước. Đất nước như vì sao, ngôi sao là nguồn sáng vô tận trong không gian và thời gian cũng như đất nước Việt Nam trường tồn, vững mạnh.

Trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước tác giả đã khát khao được “làm con chim hót” “làm cành hoa”, hòa nhập vào cuộc sống, cống hiến cho đất nước.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Khát vọng tác giả lặng lẽ nhưng là nỗi lòng của người thi sĩ: phải cống hiến cho đất nước, dù là nhỏ bé nhưng có ích cho cuộc đời. Mỗi con người hãy là mùa xuân nhỏ để làm nên mùa xuân to lớn cho đất nước. Đó cũng là tâm niệm cao cả của tác giả trước lúc đi xa.

Những câu thơ cuối của bài thơ là khúc ca chào đón mùa xuân, ngợi ca đất Huế, thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả với quê hương, đất nước.

Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế.

Mùa xuân nho nhỏ đã giúp người đọc hiểu hơn tình cảm của tác giả, ước nguyện, khát khao cống hiến cho quê hương, đất nước. Bài thơ chính là một “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải để lại cho đời trước lúc đi xa

21 tháng 5 2018

1) 

- Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề. Khẳng định đây là câu nói đúng, có nhiều ý nghĩa;

- Giải thích:  Yêu thương là sự quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia, quý mến, trân trọng… con người. Đây là một lối sống đẹp xuất phát từ trái tim chân thành của con người.
- Phân tích, chứng minh, bình luận ý nghĩa câu nói:

  • Sống yêu thương hiện hữu ở khắp nơi, muôn màu muôn vẻ. Đó là sự cảm thông, quan tâm, giúp đỡ những người bất hạnh hoặc là tình cảm yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất đạo đức… Sống yêu thương cuộc sống sẽ đẹp đẽ hơn.
  • Sống yêu thương mang lại những điều kì diệu cho cuộc đời. Người cho đi yêu thương được nhận bình yên và hạnh phúc. Người được nhận yêu thương là nhận được rất nhiều.Cuộc sống không có yêu thương sẽ vô cùng tẻ nhạt, lạnh lẽo.
  • Cần phê phán những hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ trong xã hội hiện nay.
    2) 

- Kết đoạn: Chúng ta hãy mở rộng cánh cửa trái tim, tấm lòng yêu thương, mang tình yêu đến với mọi người. Bởi yêu thương chính là hạnh phúc của con người, của nhân loại !

21 tháng 5 2018

*Ở câu 2 làm rõ nhận xét trên qua bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trờiChung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi trời xanh thêm.Không có kính, rồi xe không có đènKhông có mui xe, thùng xe có xước,Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim.(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014).1. Đoạn thơ trên nằm trong tác...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014).

1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy.

2. Tìm một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ đó.

3. Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật?

4. Từ việc cảm nhận phẩm chất của những người lính trong bài thơ trên và những hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về lòng dũng cảm.

3
21 tháng 5 2018

Câu 1.

  • Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" 
  • Tác giả: Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
  • Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt 

Câu 2.

  • Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh hoặc trái tim 
  • Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện 

Câu 3 Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì:

  • Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa. (0,5đ)
  • Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ 

Câu 4 

  • Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm?
  • Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định...
  •                                        %-% k nha
21 tháng 5 2018

- 1.Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” 

- Tác giả: Phạm Tiến Du

ật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ 
- Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt.
2. 
- Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh 
- Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện 
3.
Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì: 
-Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa. 
-Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ
4.Học sinh phải đảm bảo những yêu cầu về: 
-Nội dung: Từ việc cảm nhận lòng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lòng dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm? 
-Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định… 

20 tháng 5 2018

khuyến khích những ai phân tích cả bài 

=> :v

ai làm theo đúng đề bài ra tớ

21 tháng 5 2018

“Y phục xứng kỳ đức” có nghĩa là mình phải ăn mặc sao cho thích hợp với nơi chốn, với công việc và môi trường mình đến. Khái niệm chọn lựa trang phục là để chuyển tải thông điệp của bản thân mình: tôi là ai? Công việc của tôi là gì? Môi trường tôi sắp đến gồm những ai? Như vậy, việc chọn lựa y phục cũng rất quan trọng, và nên có sự hiểu biết về nó, vì nó nói lên trình độ văn hóa của người đó. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ câu: “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Chúng ta sẽ không mặc những bộ đồ công nhân để đến dự đám cưới, cũng chẳng ai mặc những bộ váy kiêu sa vào trong nhà máy để làm việc, càng không thể mang trang phục thể thao vào những hội nghị…nhưng đã là đi với bụt, làm chi thì làm, ấy hẵng là chiếc cà sa. Không phải vì ta mà vì bụt và bụt là đối tượng của ta, đáng được cân nhắc lắm!
Ai trong chúng ta nếu khi đi đám tiệc hoặc nhà hàng, chúng ta cũng phải lo chuẩn bị trang phục cho sạch sẽ, gọn gàng, lịch sự, đứng đắn, đoan trang và kín đáo. Không những chúng ta làm đẹp cho mình, mà cho phù hợp với mọi người tham dự với mình, và nhất là tôn trọng người khách mời mình. Như vậy thì bạn nghĩ thử xem, tôi và bạn phải chuẩn bị như thế nào, ăn mặc ra sao khi chúng ta đến Nhà Thờ để gặp Thiên Chúa, Đấng Hằng Sống và hiện hữu trong những giờ Chầu Thánh Thể, qua những Thánh Lễ, đặc biệt là Thánh Lễ Chúa Nhật? Và nhất là khi chúng ta lên lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, đón nhận thần lương có khả năng đem lại sự sống vĩnh cửu cho chúng ta như thế nào? Chắc chắn chúng ta cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trang phục khi đi tham dự thánh lễ, các giờ chầu Thánh Thể – ăn mặc lịch sự, sạch sẽ, đoan trang và kín đáo, chứ không phải cầu kỳ, bóng bẩy, hoặc khác người.

19 tháng 5 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

19 tháng 5 2018

hửm cái đó là nội qy hả

em không biết

sr

Mỗi buổi sáng, tôi thường theo ông lên đồi tập thể dục. Ông múa võ hay lắm và thường dạy võ cho tôi. Ông nói: "Võ thuật này là của Trung Quốc ( Ông tôi là con lai Việt - Trung ), người làng mình ai cũng phải biết loại võ thuật này". Từ ngày tôi tập võ, người tôi mạnh hẳn ra, mỗi bữa tôi ăn được ba bát cơm. Ông còn dạy tôi cách làm một con diều có sáo trúc. Diều ông làm bay rất cao và...
Đọc tiếp

Mỗi buổi sáng, tôi thường theo ông lên đồi tập thể dục. Ông múa võ hay lắm và thường dạy võ cho tôi. Ông nói: "Võ thuật này là của Trung Quốc ( Ông tôi là con lai Việt - Trung ), người làng mình ai cũng phải biết loại võ thuật này". Từ ngày tôi tập võ, người tôi mạnh hẳn ra, mỗi bữa tôi ăn được ba bát cơm. Ông còn dạy tôi cách làm một con diều có sáo trúc. Diều ông làm bay rất cao và phát ra những âm thanh êm ả. Tối đến ông thường xem bài vở của tôi, có chỗ nào tôi chưa hiểu ông giảng giải cặn kẽ. Những năm học lớp Một chữ tôi rất xấu, ông đã cầm tay luyện viết cho tôi. Ông động viên tôi: "Phải chịu khó luyện tập, mỗi ngày một chút, nhất định sau này cháu sẽ viết đẹp". Đúng như lời ông nói chữ tôi mỗi ngày một đẹp lên. Trong học kì Hai vừa qua, Thầy đã tuyên dương tôi vì tôi đạt danh hiệu "Người có vở sạch chữ đẹp".

3
17 tháng 5 2018

Tôi hai dòng máu các bạn ạ.

17 tháng 5 2018

Ông tôi hai dòng, cha tôi cũng hai dòng, và tôi cũng hai dòng

17 tháng 5 2018

Sống ở đời, ai cũng phải có một tấm lòng để bao dung, yêu thương người khác. Để những cơn gió thoảng qua, cuốn nó đi xa mãi. Mang theo tấm lòng nhân hậu đến khắp mọi nơi. Bay đến chân trời chia sẻ những niềm vui cho mọi hoàn cảnh khó khăn. Tấm lòng đó làm đẹp thêm cho cuộc sống, cho mọi người xung quanh, càng tô đẹp hơn cho chính bản thân ta. Tấm lòng đó - món quà vô giá mà thượng đế đã ban cho loài người. Một món quà vô cùng ý nghĩa, sẽ mãi trường tồn, vĩnh cửu qua bao thập kỉ, năm tháng. Thật hạnh phúc biết bao cho những người đang sở hữu món quà quí giá đó. Nó sẽ mang đến cho người đó sự tôn trọng, yêu quí của mọi người và niềm tin tưởng. Tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia là tình cảm cao đẹp trong cuộc sống của con người. Đó là tình cảm thiêng liêng, xuất phát từ trái tim chân thành của mỗi cá nhân. Nó sẽ giúp cuộc sống của ta trở nên ấm cúng, hạnh phúc hơn. Và nó đã thật sự đúng với tôi- một người lúc nào cũng cô độc, chỉ nghĩ đến bản thân, sau khi được nghe lời yêu thương ấy, tôi đã có một tấm lòng. Nó đã giúp cho ánh sáng của vui vẻ chạm đến trái tim tôi lần nữa, mở ra cánh cửa giúp tôi bay xa mãi. Và tôi cũng muốn nói với các bạn rằng: Hãy để tấm lòng của chúng ta cho gió thổi bay, bay đi và sẻ chia yêu thương của chúng ta cho tất cả mọi người.