K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2019

tiếng cười với bà cco là tiếng cười đau xót ,thương cảm cho số phận người mẹ bị đày đọa

tiếng cười với mẹ là tiếng cười hạnh phúc,vui sướng khi đc gặp lại mẹ

Bài làm:

* Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Anh:

  • Nhiều công trường thủ công: Luyện kim, cơ khí, làm đồ sứ, dệt len dạ…ra đời, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
  • Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính được hình thành, tiêu biểu là Luân Đôn.
  • Những phát minh về kĩ thuật, về các hình thức tổ chức lao động hợp lí làm cho năng suất lao động tăng nhanh.
  • Số đông địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới.

* Hệ quả:

  • Sự thay đổi về kinh tế, những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc với chế độ quân chủ chuyên chế dẫn tới cuộc CM lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
22 tháng 9 2019

lịch sử lớp 8 hả bạn

22 tháng 9 2019

Hôm nay là một ngày khá là đẹp, mặt trời chiếu những tia nắng xen qua kẽ lá. Tôi đang lụi hụi nấu ăn, còn chồng thì chăm chú ngồi đọc sách. Chợt từ xa, lão Hạc với dáng vẻ buồn bã từ từ tiến lại gần nhà tôi, không biết có chủ ý gì mà lão qua đây. Tò mò tôi ló đầu ra hóng chuyện.

Vừa đến cửa, lão nói với chồng tôi, gương mặt hốc hác cúi cằm xuống:

- Cậu Vàng đi rồi ông Giáo ạ!

À thì ra lão qua đây để nói về con chó mà lão cưng, lão thương như vàng ấy. Không tránh khỏi sự ngạc nhiên, ông nhà hỏi:

- Cụ đã bán rồi à?

- Vâng, tôi bán rồi.

Lão nói với giọng bùi ngùi, gương mặt lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thật ra trong lòng đau đớn đến tột cùng. Lão cười, cười một cách quái dị, lão cười mà cứ như mếu. Trên đôi mắt đầy ắp những khổ cực bắt đầu ngân ngấn nước, đỏ hoe. Ông nhà tôi xót xa lắm, rót ly rượu mời lão rồi hỏi tiếp:

- Vậy nó cho bắt à?

Câu hỏi này có lẽ đã vô tình đụng vào nỗi đau mà lão Hạc cố chôn vùi. Lão bắt đầu khóc, lão khóc hu hu như một đứa trẻ, khóc như chưa từng được khóc. Nước mắt chan hòa với nỗi đau khiến lòng lão quặn lại, tim đau từng hồi. Những giọt nước mắt ấy tưởng chừng sẽ không có ở cái tuổi gần đất xa trời như lão, ấy vậy mà lại rơi vì trót lừa một con chó, lão nghẹn ngào:

- Khốn nạn... ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu. Nghe gọi về ăn cơm thì vẫy đuôi lật đật chạy về. Đang ăn thì thằng Mục và thằng Xiên trốn từ phía sau túm lấy cu cậu, loay hoay một lát là trói chặt cả bốn chân. Cái giống nó cũng khôn, biết mình bị bắt nên im lặng, chỉ kêu ư ử như muốn oán trách tôi vì sao lại đối xử tệ với nó như vậy. Ông giáo à! Ngay cả tôi cũng không hiểu vì sao mình bằng tuổi này rồi mà lại nhẫn tâm đi lừa một con chó, phản bội người bạn thân duy nhất của mình. Tôi thấy ân hận quá! Lão vừa nói vừa đấm thình thịch vào ngực mình, nước mát cứ thế mà rơi trên gương mặt xương xương, gầy gầy. Lão cấu xé, dằn vặt bản thân để thỏa nỗi đau đang cồn cào tận đáy lòng. Nhìn lão thế này, ông nhà tôi thấy đau lòng lắm, ông ôm lão mà khóc cùng và tôi thấy thương lão Hạc biết bao!

Người ngoài nhìn vào có thể sẽ nghĩ lão không được bình thường, không khóc vì khổ thì thôi chớ ai đời lại đi khóc vì bán chó. Bản thân tôi trước đây cũng nghĩ lão già rồi nên không còn minh mẫn, có tiền không tiêu, có ruộng vườn không bán, có chó không giết... nhưng bây giờ hiểu rõ sự tình, tôi thấy thương cho hoàn cảnh lão lắm. Vợ mất sớm, nhà nghèo, con trai thì không lấy được vợ, đứa con trai duy nhất phẫn chí bỏ đi phụ đồn điền cao su không biết khi nào về. Lão phải sống hiu quạnh cùng con chó là kỉ niệm mà người con trai để lại, lão cưng nên gọi là "cậu Vàng". Nhưng vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đứt ruột bán đi cậu Vàng dù trong lòng đau như cắt. Không biết cậu Vàng đi rồi, lão Hạc sẽ sống chuỗi ngày còn lại như thế nào, ai sẽ quấn quýt bên lão những khi lão nhớ đến con trai, ai bên cạnh lão khi lão ốm yếu? Càng nghĩ tôi càng thấy thương lão. Giật mình khi thấy đồng hồ điểm mười hai giờ trưa, tôi phải tiếp tục nấu ăn. Còn lão Hạc với chồng tôi vẫn nói chuyện ở gian trên.

Lão Hạc quả là một con người đáng thương, ông có một tấm lòng yêu thương con trai và yêu con vật như yêu chính bản thân. Cuộc đời quả thật trớ trêu khi bắt con người ta phải sống trong sự đau khổ, kéo dài như thế. Còn về phần ông giáo cũng sống trong hoàn cảnh túng quẫn. Tuy nhiên ông có tấm lòng rộng lớn qua việc mặc dù nhỏ tuổi hơn lão Hạc rất nhiều nhưng khi nghe lão tâm sự, ông vẫn lắng nghe và chia sẻ cùng lão, không hề phàn nàn mà lại tỏ thái độ vô cùng lễ phép tôn trọng lão Hạc.

Đọc truyện ngắn của Nam Cao, đoạn lão Hạc sang báo tin bán chó với ông giáo đã để lại cho tôi cảm xúc khó tả, giúp tôi thấm thía, cảm nhận được những nỗi đau của lão Hạc cũng như những người nông dân thời xưa phải trải qua, họ phải sống trong tầng lớp nghèo khổ, bị khinh miệt rất đáng thương. Và đây cùng là đoạn trích mà tôi thích nhất.

22 tháng 9 2019

Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.

Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.

Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.

Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Thầy Thứ lại an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão Hạc chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...

Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.

- Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng

Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:

- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.

- Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.

- Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.

Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.

Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.

Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.

tham khảo nhé:

Trong cuộc đời, kiến thức rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Nhưng trong chúng ta không phải ai ai cũng đều được đi học cả đâu mà có rất nhiều người nghèo khó không có điều kiện để đi học. Và tôi nằm trong con số may mắn những người được đi học, được bồi dưỡng kiến thức và những bài học đạo đức thú vị. Vì vậy, những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học đối với tôi là những giây phút tuyệt vời, ấn tượng và khó phai trong lòng tôi.

Giờ đây tuy tôi đã là học sinh lớp tám rồi nhưng mồi khi nghe thấy tiếng trống “tùng... tùng... tùng... rất rõ năm đó là năm hai ngàn không trăm lẻ bảy. Vào hôm trước khi ngày khai trường diễn ra, tôi lấy làm hồi hộp và trong đầu cứ suy nghĩ về nhiều thứ liên quan đến trường lớp nào là “mình sẽ vào học ngôi trường như thế nào đây?”, “bạn bè có tốt không?”, “thầy cô có dữ không?”. Và những ngày này, ba mẹ tôi rất bận rộn. Không phải bận rộn vì công việc mà vì lo cho ngày khai trường đầu tiên của tôi. Ba thì đi mua giấy bao vở, dán nhãn, tập vở. Mẹ thì đi mua sách giáo khoa. Khi bao tập, tôi cứ nói thầm trong lòng không được làm dơ bất cứ cuốn tập nào nhưng suy nghĩ đó không được thực hiện tốt. Tôi đã làm rách bia giấy bao tập. Tôi liền òa khóc lên nhưng nhờ mẹ tôi dỗ dành, an ủi nên tôi mới thôi không khóc nữa. Ba thì chỉ cho tôi bao vở làm sao cho đúng cách và cẩn thận, dán nhãn ra sao cho đẹp và dính chặt. Chị hai thi viết tên của tôi lên các giấy nhãn đó. Ôi! Những con chữ như rồng bay phượng múa thật tuyệt đẹp.

Và tôi còn nhớ, tôi vô tình làm lem mực vào một cuốn vỡ. Tôi khóc còn nhiều hơn cả lúc làm rách bìa bao. Sau đó, chị tôi an ủi một vài phút sau tôi mới thôi khóc. Tập vở, sách giáo khoa, bút viết, cặp táp đều đã sẵn sàng. Đến tối, tôi không tài nào ngủ được, phải một lúc sau tôi mới thiếp đi. Đến sáng, sau khi đã thức dậy làm vệ sinh cá nhân xong thì ba chở tôi đến trườngCòn đưa cho tôi một quả bóng xinh xinh có hình mặt cười. Tôi thấy các em học sinh đến trường với gương mặt sáng sủa, vui vẻ. Tôi cảm thấy bản thân tự tin hơn hẳn khi có bộ đồng phục tuyệt đẹp trên người mình. Tôi thấy trường tôi vừa rộng rãi mà vừa đẹp đẽ nữa. Những cái cây cao cao có màu sắc đỏ thắm. Có bốn cái xích đu ở bốn góc sân trường.

Tôi giật thót tim khi nghe thây tiếng trống khai trường vang lên “tùng... tùng... tùng”. Cả trường bắt đầu xếp hàng ngay ngắn trên sân. Và không biết va vào đâu mà bong bóng tôi mang theo bị bê. Tôi cố gắng nén lại không khóc lên. May mắn là có một bạn kế bên chia bớt cho tôi một vài bông hoa để đi diễu hành. Sau khi cuộc diễu hành kết thúc, cô giáo chủ nhiệm đón học sinh lên lớp và cái bạn chia hoa khi nãy lại ngồi bên cạnh tôi. Mùi hương kì lạ của tập vở mới bỗng xông lên trong lớp. Đến giờ ra chơi dường như chỉ có khoảng mười lăm phút. Tôi ngồi trong lớp, không biết chơi với ai. và chơi trò gì nhưng có một đám bạn đến rủ tôi chơi. Tôi cảm thây xúc động làm sao! Khi ra về, tôi vẫy tay chào tạm biệt các bạn mới của mình và lên xe. Bóng các bạn xa dần và tôi cảm thấy trong lòng mình dâng lên một cảm xúc xao xuyến lạ thường.
Ngày đầu tiên đi học của tôi là như thế đó. Những kỉ niệm tyệt vời ấy luôn đọng lại trong trí óc của tôi và cũng những kỉ niêm ấy thúc giục tôi vào việc học tốt hơn. Vì vậy, tôi quyết tâm học tốt để không phụ lòng cha mẹ.

22 tháng 9 2019

Tham khảo :

http://thuthuat.taimienphi.vn/van-mau-ke-lai-nhung-ki-niem-ngay-dau-tien-di-hoc-37960n.aspx

~Std well~

23 tháng 9 2019

- Lom khom: dáng vẻ cúi, thấp, bước đi dò dẫm.

- Lác đác: thưa

- Khúc khuỷu: địa hình không bằng phẳng

- Thăm thẳm: sâu, hẹp

- Heo hút: cao, nhỏ

26 tháng 9 2019

Nỗi khốn cùng của lão Hạc được miêu tả theo trình tự thời gian.

Lão Hạc chọn cái chết bi thảm là ăn bả chó vì: 

- Lão ân hận vì đã lừa cậu Vàng nên chọn cách chết như một con chó để tạ tội.

- Hoàn cảnh đường cùng, nếu sống thì phải động đến tiền bòn vườn của con, lão chọn cái chết để giữ cho con nguyên vẹn số tiền cũng như mảnh vườn.

Nếu bỏ chi tiết lão Hạc tự tử bằng bả chó thì giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm sẽ giảm sút nghiêm trọng.

27 tháng 10 2021

nỗi khốn khổ của lão Hạc được miêu tả theo trình tự tăng tiến 

lão hạc lại chọn cái chết bi thảm là ăn bả chó vì :

- nghèo đến nỗi ko có tiền cưới vợ cho con khiến con phải bỏ đi đồn điền cao su 

- cậu vàng ăn nhiều mà lão lại ko có tiền nên đã bán cậu vàng

- sau khi bị ốm nặng, lão ko còn đi làm , ko có tiền lão lấy đc cái gì thì ăn cái đó

Trong muôn vàn tình thân yêu của Người dành cho nhân dân, có một tình yêu lớn dành cho thiếu niên nhi đồng. Thiếu niên và nhi đồng luôn luôn được Bác Hồ dành cho một tình thương yêu đặc biệt. Tấm lòng yêu thương và những lời dạy của Người vẫn luôn đồng hành cùng thiếu niên nhi đồng cả nước, là di sản văn hóa vô giá của toàn Đảng, toàn dân và của thế hệ trẻ nước ta.

Sinh thời, dù luôn bận bịu với việc nước, nhưng Bác Hồ vẫn dành nhiều thời gian quan tâm đến thế hệ măng non, bởi theo Bác, chính những thế hệ này sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Bác Hồ thường có thư gửi các cháu mỗi dịp khai trường, hay Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi. Lời lẽ trong thư luôn ân cần, trìu mến, chí tình. Bác luôn nhắc thiếu nhi phải đoàn kết, thi đua học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khoẻ. Tấm lòng của Người đối với thiếu nhi được thể hiện qua những bức thư, những bài thơ mà cho đến hôm nay vẫn chan chứa tình thương yêu vô hạn.

Những vần thơ của Bác Hồ dành cho thiếu nhi chứa đựng tình thương yêu sâu sắc và thắm thiết. Người luôn nhắc đến trẻ em với một tình cảm trìu mến, nâng niu:

"Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan

Chẳng may vận nước gian nan

Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng"...

Hết lòng thương yêu và ân cần dạy bảo thiếu nhi, Bác Hồ rất tin tưởng xác định trách nhiệm trọng đại của thiếu nhi đối với tương lai đất nước. Trong thư gửi học sinh vào tháng 9 năm 1945, Bác đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Cụ thể hơn, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền Phong tháng 5 năm 1961, Bác gửi đến thiếu nhi cả nước 5 lời dạy thiêng liêng:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh

Thật thà dũng cảm”

Cho đến hôm nay, thiếu nhi cả nước vẫn xem như đó là mục tiêu để phấn đấu, là tiêu chuẩn để đánh giá đội viên tiêu biểu của Đội. Cũng ngay trong lá thư này, Bác ân cần nhắc nhở thiếu niên nhi đồng: “Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

Không chỉ yêu thương thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ còn khẳng định vai trò quan trọng của thiếu nhi đối với tương lai mai sau của đất nước và xác định trách nhiệm chăm sóc giáo dục các em không phải của riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải quan tâm đến việc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, ngày 25 tháng 8 năm 1950, Bác Hồ viết: "Giáo dục nhi đồng là một khoa học. Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc,thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra già cả''.

Bác cũng căn dặn người lớn phải quan tâm chăm sóc, giáo dục các em. Người dạy, ngày Tết Thiếu nhi 1-6 nhắc nhủ người lớn trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, Đoàn Thanh niên nhớ nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng và người lớn phải là tấm gương cho trẻ em, phải "khéo giáo dục để mai sau nhi đồng trở thành người công dân có tài, có đức".

Ba tháng trước ngày đi xa, Bác lại viết bài: "Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng" in trên báo Nhân dân. Bác viết: "Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ. Trong thời gian tới và trong dịp hè này, cần phải đẩy mạnh công tác thiếu niên nhi đồng đạt nhiều kết quả tốt và thiết thực".

Trong Bản Di Chúc lịch sử của mình, Bác Hồ cũng đã hai lần nhắc đến các cháu nhi đồng, và Người đã dành muôn vàn tình thân yêu của mình cho các cháu nhi đồng Việt Nam và nhi đồng quốc tế. Tấm lòng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam ví như trời biển. Nỗi thương nhớ của Bác đối với các cháu không bao giờ vơi cạn. Cho đến ngày Bác phải đi xa, trong Di chúc của mình, Bác còn gửi gắm: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng...”

Ngày nay, thiếu niên nhi đồng nước ta đã và đang được Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và toàn xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, đã được thể hiện bằng luật định. Nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6, thiếu nhi nước ta một lần nữa ôn lại lời dạy của Bác Hồ kính yêu trong những câu thơ mà Bác đã gửi cho các em vào tết trung thu năm 1952:

“Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tùy theo sức của mình...

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh”.

Nhớ ơn Bác, toàn thể thiếu nhi Việt Nam nguyện cố gắng học tập, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi để xứng đáng là “Cháu Bác Hồ Chí Minh” như Người hằng mong đợi./.

Hình như quá 100 từ rồi thì phải

24 tháng 9 2019

mấy 100 từ rồi ý

21 tháng 9 2019

Còi xương là một căn bệnh phức tạp, với nhiều biến thể và nguyên nhân khác nhau. Đồng thời, đây cũng là chứng bệnh mà các bé rất dễ mắc phải, nếu cha mẹ chủ quan và thiếu kiến thức nuôi con nhỏ. Bài viết này sẽ cung cấp cho chúng ta các nguyên nhân dẫn tới còi xương ở bé, qua đó giúp cha mẹ có thêm kiến thức trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc con.Trong điều kiện nhà ở chật trội, thiếu ánh sáng hoặc trẻ không được cha mẹ cho phơi nắng thường xuyên, trẻ sinh vào mùa đông hoặc vùng núi cao nhiều mây mù…sẽ gây cản trở cho việc tắm nắng của trẻ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D.

Trẻ không được bú mẹ đầy đủ từ lúc sơ sinh, uống sữa bột quá sớm gây ra mất cân bằng khi hấp thụ canxi. Hoặc do trẻ ăn dặm quá sớm, trong bột, cháo có chất aphy gây cản trở hấp thụ canxi ở ruột. Cũng có thể là do bữa ăn của trẻ thiếu dầu mỡ, trong khi chất này tạo môi trường tốt để hòa toan vitamin D và giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Và nếu trẻ không được cung cấp đầy đủ các thực phẩm giàu canxi, bữa ăn thiếu cân bằng thì dù trẻ tăng cân, béo tốt nhưng vẫn bị còi xương. Cuối cùng, bệnh còi xương cũng có thể là do người mẹ ăn uống thiếu chất trong quá trình mang thai.

Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến còi xương do chế độ ăn uống thiếu vitamin D và các khoáng chất quan trọng. Trẻ suy dinh dưỡng đi kèm biếng ăn khiến cơ thể trẻ càng thiếu chất nghiêm trọng hơn.

Các trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa có nguy cơ mắc bệnh còi xương hơn các trẻ khác. Trẻ bị các bệnh về gan, mật hoặc rối loạn tiêu hóa kéo dài làm cản trở sự hấp thụ vitamin D và canxi.

Với mẹ: nên phòng từ khi có thai bằng cách:

  • Mẹ nên tiếp xúc ánh nắng hàng ngày
  • Mẹ uống ở quý cuối cùng của thời kỳ thai nghén nên bổ sung 1000 đến 1200UI/ngày hoặc một lần duy nhất 100.000 -200.000UI từ tháng thứ bảy, nếu mẹ không có điều kiện tiếp xúc ánh nắng mặt trời.

Với bé:

  • Ăn uống: tốt nhất là bú mẹ. Sau giai đoạn cai sữa vẫn tiếp tục uống sữa công thức tối thiểu 300ml/ngày, ăn tăng các loại đạm từ tôm cua cá trong bữa bột cháo hàng ngày. Tránh ăn dặm bột quá sớm khi trẻ mới 3, 4 tháng tuổi rất dễ gây còi xương.
  • Tắm nắng, chơi ngoài trời với thời gian thích hợp 10-15' mỗi ngày vào sáng hoặc chiều.
  • Phòng bệnh đặc biệt bằng vitamin D: 400UI/ngày (đặc biệt cần với trẻ đẻ nhẹ cân thiếu tháng: vì giai đoạn 6 tuần trước sinh, bào thai được cung cấp tới 1/2 lượng canxi dự trữ của cả quá trình phát triển thai. Những trẻ này cần được bổ sung vitamin D ngay từ khi mới sinh cho tới khi trẻ đạt đến 2kg, hoặc bổ sung liên tục trong 6 tháng đầu, cùng với bú mẹ
  • Bên cạnh đó để đảm bảo cho quá trình khoáng hoá xương tốt, bên cạnh bổ sung vitamin D cần bổ sung kèm theo Calci và phosphor đặc biệt ở trẻ nhẹ cân theo khuyến cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006 với liều bổ sung calcium 2 mmol/kg thể trọng/ngày và phosphorus 0,5 mmol/kg thể trọng/ngày.