K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

_MỘT ĐỜI QUÁ DÀI_Sưu tầm…Bạn tôi kể, lúc mẹ cô ấy li hôn có nói với cô ấy một câu: ''Một đời quá dài.''Cô ấy nói:Ba mẹ ly hôn, bởi vì ba gảy tàn thuốc lá vào chậu lan mẹ trồng.Mẹ tôi là kiểu phụ nữ có xuống lầu đổ rác cũng phải ăn mặc chỉnh tề, lúc tôi 12 tuổi, mẹ và ba ly hôn, cũng bởi vì ba ném tàn thuốc vào chậu lan mẹ trồng, nhiều lần mẹ nói cũng vô ích.Bạn bè...
Đọc tiếp

_MỘT ĐỜI QUÁ DÀI_

Sưu tầm…

Bạn tôi kể, lúc mẹ cô ấy li hôn có nói với cô ấy một câu: ''Một đời quá dài.''

Cô ấy nói:

Ba mẹ ly hôn, bởi vì ba gảy tàn thuốc lá vào chậu lan mẹ trồng.Mẹ tôi là kiểu phụ nữ có xuống lầu đổ rác cũng phải ăn mặc chỉnh tề, lúc tôi 12 tuổi, mẹ và ba ly hôn, cũng bởi vì ba ném tàn thuốc vào chậu lan mẹ trồng, nhiều lần mẹ nói cũng vô ích.

Bạn bè khuyên nhủ, mẹ chỉ nói một câu:'' Anh ấy rất tốt, chỉ là không hợp đi cùng nhau nữa.''
Bà ngoại tức giận mắng mẹ: '' Mày cứ đọc nhiều sách vào rồi vẽ thêm chuyện.''

Trong mắt bà ngoại: con rể anh tuấn cao lớn, có thể kiếm tiền, hiếu thuận lo cho gia đình, ngược lại là con gái bản thân tùy hứng, không chịu nghĩ đến cảm nhận của con cái và cha mẹ.

Mẹ cũng rất khó giải thích cho bà rằng ba không thích tắm rửa, quần áo bít tất ném loạn, ăn cơm như hổ đói, không nhớ được sinh nhật của mẹ,không nhớ những ngày kỉ niệm, sao có thể xem như khuyết điểm đây, đàn ông đều như thế này sao ?

Tôi nhớ rất kỹ lúc mẹ mang theo tôi rời nhà, từng chảy nước mắt nói với tôi: 'Hy vọng con có thể hiểu cho mẹ, cả một đời quá dài.'

Lúc tôi 16 tuổi, ba dượng xuất hiện, vóc dáng ba không cao, tướng mạo bình thường, nhưng cả người sạch sẽ khoan khoái nhẹ nhàng, cười lên rất ôn hòa, tôi đối với ba dượng không có cảm giác bài xích.

Ba sẽ vì mẹ mà thay đổi những chậu hoa xinh đẹp, sẽ mua khăn trải bàn màu xanh nhạt hợp với bát đũa mới, sẽ vì mẹ mua một đôi giày da trắng sữa hợp với chiếc đầm đỏ của mẹ,sẽ thay mấy cái móc khóa đáng yêu cho tôi.

Ba dượng sẽ nắm tay mẹ đến bờ sông tản bộ, ngắm trời chiều và mặt trời mọc, đến những công viên đầm lầy để chụp hoa và chim, kể cho mẹ nghe tên của những loại cây cỏ và câu chuyện ẩn trong nó, mang về nhà những nhánh cây rơi, sau đó cắm trong bình cổ, bày trên bàn sách của tôi.

Mẹ thích tìm tòi sách dạy nấu ăn, mỗi lần mẹ long trọng làm món mới, ba dượng sẽ kéo tôi lại ngồi ngay ngắn, sẽ bắt chước những giám khảo và bắt đầu nhận xét về màu sắc và mùi thơm trong ánh mắt mong chờ của mẹ, đùa khiến mẹ cười khanh khách không ngừng.

Có một lần mẹ bệnh phải nằm viện, tôi đến chăm liền thấy trên đầu giường đặt một bó bách hợp, hoa quả cắt thành miếng nhỏ đặt trong bát sứ màu xanh nhạt.

Ba dượng ngồi bên giường, đọc sách cho mẹ nghe. Bên cạnh giường bệnh có mấy dì nghiêng đầu hâm mộ xem cảnh này, bỗng nhiên mũi tôi chua chua, rốt cuộc cũng hiểu rõ câu nói kia: ''Cả một đời quá dài.'', cả một đời quá dài - nên không muốn tạm bợ.

Nếu người và người ở cùng nhau, chỉ vì cuộc sống, mà trong cuộc sống không có kỳ nghỉ, không có vui vẻ, không có cảm động, không có lãng mạn, vậy đó cũng coi như đối tác cuộc sống thôi.

Tình nguyện yêu không lối về, cũng không muốn vui vẻ hời hợt trở thành tình cảm nhạt nhòa.

Hi vọng rằng chúng ta của sau này sống thật tốt , thật hạnh phúc…

 

0
1 tháng 10 2019

ông em rất dz

Sau kì thi căng thẳng, lần đầu tiên trong hai tuần qua tôi đi ngủ sớm hơn mười giờ, vốn đã mệt, tôi ngủ ngay lập tức mà không trằn trọc như mọi khi, và giấc mơ cũng đến nhanh như giấc ngủ vậy. Trong mơ, tôi được gặp lại bà nội, người thân thiết mà tôi đã xa cách lâu ngày. Đây thực sự là một giấc mơ đẹp và gây xúc động cho tôi.

Bà nội tôi đã qua đời được ba năm, cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chỉ muốn tin rằng bà chỉ là đã đi đâu đó xa lắm chứ không muốn tin rằng bà mãi mãi rời xa thế gian này. Người ta vẫn hay nói, nếu lòng luôn nghĩ về một người nào đó, trong mơ sẽ gặp được người ấy và sau ba năm, tôi đã có giấc mơ đẹp về bà. Trong mơ, tôi chỉ nhớ rằng mình xuất hiện trong ngôi nhà cũ của bà ở quê, có một mảnh vườn nhỏ bên cạnh bờ sông. Tôi cứ bất giác bước đi theo linh tính qua làn sương mờ đi tiếp vào vườn và như muốn tìm lại tuổi thơ khi tôi chơi đùa ở đây ngày còn bé nhỏ ngây thơ. Tôi cứ thế đi, đi mãi mà tưởng như mảnh vườn nhỏ bé không biết từ lúc nào biến thành mê cung rộng lớn mãi không thấy đường ra. Trong màn sương mù ảo ảnh, đôi chân tôi cứ cất bước và chợt sững lại khi thoáng thấy hình ảnh quen thuộc. Bên gốc cây dừa, hình dáng quen thân thương hiện ra khiến cho trái tim tôi vỡ òa vì vui sướng, đó là bà nội. Vẫn y như ngày nào, bà ngồi dưới gốc dừa khoan thai độ lượng như một bà tiên với giỏ len đan trên tay. Mái tóc bạc phơ của bà càng khiến cho tôi liên tưởng đến những câu chuyện cổ tích mà trước kia bà hay kể. Như chừng thấy tôi, bà ngẩng lên, nở một nụ cười hiền từ như một vị thánh, bà dang hai tay ra như chờ đón tôi vào lòng. Trong lòng tôi bấy giờ chẳng còn điều gì ngoài khao khát được vỗ về chở che của một đứa cháu xa cách bà kính yêu của mình đã lâu. Tôi liền chạy nhanh tới ôm chầm lấy bà để bà che chở, vuốt ve với những dòng nước mắt hạnh phúc. Thấy tôi xúc động, bà vuốt mái tóc tôi:
- Cháu ngoan, đừng khóc, bà về rồi đây mà.

Nghe được những lời này, tôi lại càng khó kìm chế trái tim xúc động của mình nhưng rồi cũng quệt nước mắt, ngẩng đầu nhìn bà và cười trong niềm hạnh phúc lấp lánh. Bà vẫn y như ngày còn ở với tôi, hay thích đan len bên gốc dừa và quàng chiếc khăn màu nâu sáng. Vậy là trong lòng bà, bà hỏi tôi về chuyện học tập, về cha, về mẹ, rồi bà lại dặn tôi phải học hành chăm chỉ, nghe lời bố mẹ, lớn lên nhất định phải thành người tốt, nhưng tôi chỉ trả lời qua loa rồi cứ thế cuộn mình trong vòng tay yêu thương của bà mà tận hưởng sự hạnh phúc. Bà ôm tôi thật chặt, âu yếm vuốt ve, hôn vào má, vào trán vào tóc tôi như những ngày tôi còn thơ dại. Chợt tôi nhớ đến những tháng ngày trước đây, bà hay kể chuyện cho tôi nghe và tôi muốn nghe lại giọng kể ấy:
- Bà ơi, bà kể chuyện cháu nghe, bà nhé.

Đáp lại tôi, bà nở một nụ cười đẹp như bà tiên rồi giọng bà vang lên trong không gian huyền bí của sương mờ và khói bay. Vẫn là giọng kể truyền cảm ngày nào, giống cái ngày còn bé, đã đưa tôi vào những giấc mơ đẹp nhất. Câu chuyện mà bà kể tôi đã nghe không biết bao nhiêu lần nhưng đều không thấy chán, và đặc biệt ngay lúc này đây, tôi còn thấy cả sự thiêng liêng diệu kì trong từng nhịp ngắt của bà, bà ơi, ước gì cháu được mãi nghe bà kể những câu chuyện như vậy trước khi đi vào giấc ngủ!

Nhưng chưa kịp nghe hết câu chuyện, giọng kể của bà đã đưa tôi về với hiện tại, tôi choàng tỉnh do tiếng chuông đồng hồ báo thức và tôi nhận ra đó chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ đẹp tuyệt vời vì tôi được gặp bà nội.

Giấc mơ ấy tôi vẫn còn nhớ từng chi tiết nhỏ vì đó là giấc mơ xúc động nhất đời tôi. Giấc mơ làm tôi thêm nhớ bà nhưng cũng đem lại cho tôi động lực trong cuộc sống vì lời hứa với bà sẽ chăm ngoan học giỏi để trở thành người có ích. Và tôi mong mình có thể có thêm nhiều giấc mơ đẹp như vậy nữa!

30 tháng 9 2019

bạn bảo chếp mạng chứ ko bảo chép mạng

Soi kỹ đó bạn

30 tháng 9 2019

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trong giai đoạn văn học 1930 – 1945. Qua nhiều tác phẩm, tác giả đã vẽ nên khung cảnh tiêu điều, xơ xác của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Sự đói khổ ám ảnh nhà văn bởi nó ảnh hưởng không ít tới nhân cách, nhưng trong cảnh nghèo đói thê thảm, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân vẫn tồn tại và âm thầm tỏa sáng. Truyện ngắn Lão Hạc thể hiện cái nhìn nhân đạo sâu sắc của Nam Cao. Trong đó, nhân vật chính là một nông dân gặp nhiều nỗi bất hạnh vì nghèo đói nhưng chất phác, đôn hậu, thương con và có lòng tự trọng.

Vợ mất sớm, Lão Hạc dồn tất cả tình yêu thương cho đứa con trai duy nhất. Lão sẽ sung sướng biết dường nào nếu con trai lão được hạnh phúc, nhưng con trai lão đã bị phụ tình chỉ vì quá nghèo, không đủ tiền cưới vợ.

Thương con, lão thấu hiểu nỗi đau của con khi anh nghe lời cha, không bán mảnh vườn để lấy tiền cưới vợ mà chấp nhận sự tan vỡ của tình yêu. Càng thương con, lão càng xót xa đau đớn vì không giúp được con thỏa nguyện, đến nỗi phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền đất đỏ mãi tận Nam Kì. Mỗi khi nhắc đến con, Lão Hạc lại rơi nước mắt.

Lão Hạc rất quý con chó vì nó là kỉ vật duy nhất của đứa con trai. Lão trìu mến gọi là cậu Vàng và cho nó ăn cơm bằng chiếc bát lành lặn. Suốt ngày, lão thầm thì to nhỏ với con Vàng. Với lão, con Vàng là hình bóng của đứa con trai yêu quý, là người bạn chia sẻ cô đơn với lão. Vì thế nên bao lần định bán con Vàng mà lão vẫn không bán nổi.

Nhưng nếu vì nhớ con mà Lão Hạc không muốn bán cậu Vàng thì cũng chính vì thương con mà lão phải dứt khoát chia tay với nó. Lão nghèo túng quá! Lão đã tính chi li mỗi ngày cậu ấy ăn thế bỏ rẻ cũng mất hai hào đấy. Cứ mãi thế này thì tôi lấy tiền đâu mà nuôi được... Thôi bán phắt đi, đỡ đồng nào hay đồng ấy. Bây giờ, tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của con. Tiêu lắm chỉ chết nó!

Thế là vì lo tích cóp, giữ gìn cho con trai chút vốn mà Lão Hạc đành chia tay với con chó yêu quý. Đã quyết như thế nhưng lão vẫn đau đớn, xót xa. Lão kể cho ông giáo nghe cảnh bán cậu Vàng với nỗi xúc động cực độ. Lão đau khổ dằn vặt vì cảm thấy mình đã đánh lừa một con chó. Nỗi khổ tâm của lão cứ chồng chất mãi lên. Trước đây, lão dằn vặt mãi về chuyện vì nghèo mà không cưới được vợ cho con, thì bây giờ cũng chỉ vì nghèo mà lão thêm day dứt là đã cư xử không đàng hoàng với một con chó. Lão cố chịu đựng những nỗi đau đớn ấy cũng chỉ nhằm một mục đích là giữ gìn chút vốn cho con.

Biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con chính là cái chết của lão. Ông lão nông dân nghèo khổ ấy đã tính toán mọi đường: Bây giờ lão chẳng làm gì được nữa... Cái vườn này là của mẹ nó chắt chiu dành dụm cho nó, ta không được ăn vào của nó... Ta không thể bán vườn để ăn... Chính vì thương con, muốn giữ cho con chút vốn giúp nó thoát khỏi cảnh nghèo mà Lão Hạc đã chọn cho mình cái chết. Đó là một sự chọn lựa tự nguyện và dữ dội. Nghe những lời tâm sự của Lão Hạc với ông giáo, không ai có thể kìm nổi lòng xót thương, thông cảm và khâm phục. Một con người vì nghèo đói mà bất hạnh đến thế là cùng! Một người cha thương con đến thế là cùng!

Không chỉ có vậy, qua từng trang truyện, chúng ta còn thấy Lão Hạc là người đôn hậu, chất phác. Suốt đời, lão sống quanh quẩn trong lũy tre làng. Trong làng chỉ có ông giáo là người có học nên lão tìm đến ông giáo để chia sẻ tâm sự. Lời lẽ của Lão Hạc đối với ông giáo lúc nào cũng lễ phép và cung kính. Đó là cách bày tỏ thái độ kính trọng người hiểu biết, nhiều chữ của một lão nông. Cảnh ngộ Lão Hạc đã đến lúc túng quẫn nhưng lão tự lo liệu, xoay xở, cố giữ nếp sống trong sạch, tránh xa lối đói ăn vụng túng làm càn. Thậm chí, lão kiên quyết từ chối sự giúp đỡ chỉ vì lòng thương hại.

Lão đã chuẩn bị kĩ lưỡng mọi việc. Trước khi chết, lão nhờ ông giáo viết văn tự để giữ hộ con trai mình mảnh vườn và gửi ông giáo 30 đồng để lo chôn cất. Lão không muốn mọi người phải tốn kém vì lão. Rất có thể vì tốn kém mà người ta lại chẳng oán trách lão sao? Không phiền lụy đến mọi người, đó cũng là cách để giữ gìn phẩm giá. Thì ra ông lão có vẻ ngoài gàn dở ấy lại có phẩm chất đáng quý biết nhường nào!

Nhà văn Nam Cao đã giúp chúng ta hiểu được nỗi khổ tâm, bất hạnh vì nghèo đói cùng những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Từ những trang sách của Nam Cao, hình ảnh Lão Hạc luôn nhắc chúng ta nhớ đến những con người nghèo khó mà trong sạch với một tình cảm trân trọng và yêu quý.

Lão Hạc là người nhân hâụ , giàu tình thương , sống có ân nghĩa, thủy chung, chân thực
-“…nó làm như trách tôi…lão già tệ lắm…tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó…”
nhân hâụ, ân nghĩa, giàu tình thương
miêu tả tâm lí nhân vật : 

+phân vân,không muốn bán
+tâm trạng đau đớn, xót xa,
+day dứt, ân hận 

Đó là phẩm chất tốt đẹp của lão Hạc - một người dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Trước khi bán chó: “Có lẽ tôi bán con chó đấy …”
phân vân, không muốn bán
miêu tả ngoại hình sinh động

Trong lời kể, phân trần của Lão Hạc có những câu: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng…nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng

- Đó là những câu nói đượm màu triết lí dân gian dung dị nhưng khát khao cuộc sống tốt đẹp của những người dân nghèo, từng trải
- Vì túng quẫn không thể giữ chó lại, bán để không dùng vào tiền để dành cho con -> Thương con sâu sắc là người nhân hâụ , giàu tình thương , sống có ân nghĩa, thủy chung, chân thực.

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài làm

Ngay từ thời ấu thơ, tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài ca về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn.

Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ.

Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Chị Dậu là một người thương yêu chồng con, lo toan mọi việc trong gia đình không than phiền một câu gì. Quan tâm chăm sóc chồng từng chút một. Là một người biết nhẫn nhục, chịu đựng nhưng vẫn có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Chị cũng có một thân hình khỏe khoắn, hành động dứt khoát, quyết liệt, căm thù xã hội nửa thực dân phong kiến. Biết đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Là hiện thân của xã hội phong kiến xưa.