K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2021

Tham khảo:

Chiến tranh đã đi qua, đau thương mất mát đã dần vơi dịu. Qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh gian khổ, dưng nước à giữ nước với biết bao hi sinh xương máu của cha ông đã để lại cho thế hệ sau nhiều truyền thống tốt đẹp. Một trong những điều ấy là: Lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập dân tộc và ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa. Lòng yêu nước, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng hưng, hay các chiến sĩ trẻ tuổi đã hi sinh đổ mãu cho công cuộc giành độc lập cho tổ quốc không kể già trẻ gái trai, lớn tuổi hay nhỏ tuổi như Lượm, chị Võ Thị Sáu, Phan Đình Giót,...Tất cả những hình tượng ấy, dù cuộc chiến có diễn ra thành công hay không nhưng trong họ đều đều thể hiện 1 lòng nồng nàn yêu nước.Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước: Cuộc chiến Hai bà Trưng , cho dù cuộc chiến có đi đến thất bại, nhưng họ vẫn nuôi ý chí một lòng đánh tan quân thù, đánh đến khi nào không thể. Hay kể đến cuộc Chiến Ngô Quyên đóng cọc dưới lòng sông, với một khoảng thời gian thực hiện cuộc chiến, chờ đến thời cơ thích hợp và chuẩn bị lực lượng, lên kế hoạch đánh từng vị trí đã biểu hiện sự bền bỉ, kiên trì không ngừng. Hay các cuộc đấu tranh của toàn đảng toàn dân ta, dù thất bại nhưng vẫn không từ bỏ, quyết chờ thời cơ để bùng nổ nên các cuộc kháng chiến khác để đi đến chiến thắng cuối cùng. ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa. Qua bao cuộc khàng chiến, với sự trộn lẫn của văn hóa Pháp, Mỹ, bị thực dân đô hộ nhưng dân ta vẫn một lòng giữ trọn nét đẹp văn hóa đất Việt Như: tục nhai trầu, nhuộm răng đen,... Hay minh chứng rõ nhất cho việc giữ gìn văn hóa ngày nay, khi mà nền kinh tế đang hội nhập với thế giới, văn hóa Phương tây đang ăn sâu vào văn hóa Việt thì chúng ta vẫn luôn duy trì các tập tục truyền thống như Tết cổ truyền, lễ tảo mộ mùa xuân, các câu ca dao tục ngữ được lưu truyền về kinh nghiệm cày cấy của nhân dân, dự báo thời tiết.

@Cừu

18 tháng 4 2021

chịu ạ

Câu 1. Sự bùng nát của chính quyền phong kiến ở Đàng Ngoài vài giữa thế kỉ XVIII được biểu hiện như thế nào?Câu 2. Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII. So sánh với các thế kỉ trước.Câu 3. Vì sao cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu được đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân và đồng bào các dân tộc thiểu số ủng hộ.Câu 4. Em...
Đọc tiếp

Câu 1. Sự bùng nát của chính quyền phong kiến ở Đàng Ngoài vài giữa thế kỉ XVIII được biểu hiện như thế nào?

Câu 2. Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII. So sánh với các thế kỉ trước.

Câu 3. Vì sao cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu được đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân và đồng bào các dân tộc thiểu số ủng hộ.

Câu 4. Em hãy nêu những hiểu biết của mình và thân thế, sự nghiệp của vua Quang Trung.

Câu 5. Thuật lại diễn biến cuộc tiến công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh trong tết Kỷ Dậu (1789)

Câu 6. Yếu tố nào giúp Tây Sơn lật đổ phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê? Tây Sơn đã có những cống hiến to lớn nào với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 -> 1789.

Câu 7. Trong lần đại phá quân Thanh 1789, khi Quang Trung tới Thanh Hóa, Quang Trung tiếp tục tuyển thêm quân và làm lễ tuyên hệ

Trong lời ru tướng sĩ, ông đã nói:

-Đánh cho để dài tóc.

-Đánh cho để đen răng.

-Đánh cho để nó chích luân bất phản.

- Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn.

- Đánh cho sử chi Nam quốc anh hùng chi hữu chỉ.

Em có suy nghĩ như thế nào về lời dụ tướng sĩ của vua Quang Trung?

0
16 tháng 4 2021

nhà Hán đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ , Cửu Chân và bắt nhân dân ta phải theo phong tục của người Hán để biến nd ta thành nd TQ, biến lãnh thổ ta thành lãnh thổ TQ

=>Mục đích của chúng là đồng hóa về văn hóa

18 tháng 4 2021

Trả lời:

Để cống nạp cho nhà Hán. - Nhà Hán đưa người Hán sang ở Châu Giao nhằm mục đích:

"đồng hóa" dân tộc tabắt dân ta phải theo phong tục của họ để dễ bề cai trị.

16 tháng 4 2021

Nhận xét:
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

16 tháng 4 2021

Nhận xét:
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc

Alex, Billy, Colin, Duncan và Eddie là 5 tên cướp biển được sắp xếp theo thứ tự từ già đến trẻ. Chúng có 100 đồng tiền vàng.Trên tàu, chúng quyết định chia số tiền đó theo cách:Tên cướp nhiều tuổi nhất, Alex, đề ra quy tắc chia. Tất cả bọn chúng, bao gồm chính Alex, bỏ phiếu.Nếu ít nhất 50% số tên cướp đồng ý, số tiền sẽ được chia theo cách đó. Nếu không, Alex sẽ bị ném xuống...
Đọc tiếp

Alex, Billy, Colin, Duncan và Eddie là 5 tên cướp biển được sắp xếp theo thứ tự từ già đến trẻ. Chúng có 100 đồng tiền vàng.

Trên tàu, chúng quyết định chia số tiền đó theo cách:

Tên cướp nhiều tuổi nhất, Alex, đề ra quy tắc chia. Tất cả bọn chúng, bao gồm chính Alex, bỏ phiếu.

Nếu ít nhất 50% số tên cướp đồng ý, số tiền sẽ được chia theo cách đó. Nếu không, Alex sẽ bị ném xuống biển. 

Tên nhiều tuổi nhất trong số những kẻ còn sống sót lại tiếp tục đề xuất và bỏ phiếu theo nguyên tắc cũ. Chúng lặp lại quy trình này cho đến khi một cách chia được chấp nhận.

Bọn cướp biển đều là những kẻ tham lam, tàn bạo. Tất nhiên, chúng không muốn chết.

Vậy, chuyện gì sẽ xảy ra và kẻ đề xuất đầu tiên nên đặt quy tắc như thế nào để hắn được lợi nhất?

1
1 tháng 5 2021

3 tên cướp thì tôi làm đc còn 5 tên thì thôi

15 tháng 4 2021

                                                                             CÁC PHONG TRÀO LỚN CỦA ĐỘI

                                                                          "hoàn cảnh ra đời, nhiệm vụ, ý nghĩa"

 

1-Phong trào Trần Quốc Toản (tháng 2 năm 1948)
    -Phong trào này do Bác Hồ đề xướng. Tháng 2 năm 1948, xuất phát từ thực tế của cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã viết thư cho thiếu nhi: “Qua năm mới, Bác đề nghị các cháu làm một việc là các cháu tổ chức những Đội Trần Quốc Toản để đi đánh giặc và lập được nhiều chiến công nhưng mà cốt để tham gia kháng chiến bằng cách giúp đỡ đồng bào”. “Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một Đội giúp nhau học hành, khi học rảnh, mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào, trước giúp các nhà chiến sĩ, thương binh, lần lượt giúp những nhà ít người. Sức các cháu làm được việc gì thì giúp việc ấy. Thí dụ quét nhà, gánh nước, lấy củi, giữ em, dạy chữ quốc ngữ, giúp đỡ đồng bào tham gia kháng chiến”.


   -Thực hiện sáng kiến của Bác, phong trào Trần quốc Toản phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. Tính sơ bộ, trong thời kì kháng chiến chống Pháp, các em thiếu niên, nhi đồng đã giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ 27.192 công lao động, tát nước, gánh phân, làm cỏ, xay lúa, giã gạo, chăn trâu bò, ... Công tác “Trần Quốc Toản” đã trở thành một nội dung công tác lâu dài của Đội, gắn bó mãi mãi với lịch sử và hoạt động của Đội. Ngày nay, công tác “Trần Quốc Toản” được phát triển với nhiều hình thức phong phú như: Đi tìm địa chỉ đỏ, áo lụa tặng bà, ... - Nhiệm vụ của phong trào: Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, phong trào Trần Quốc Toản đã hoạt động hết sức thiết thực. Những đội viên thiếu niên nhi đồng khi tham gia công tác Trần Quốc Toản thường tổ chức thực hiện theo các chủ đề sinh động như: “Uống nước nhớ nguồn”, “Tháng đền ơn đáp nghĩa”, “Tháng thăm một lần, tuần làm một việc”,… Nhiều gia đình chính sách nhờ đó mặc dù cô đơn, phần lớn chồng con đều đã ra trận nhưng vẫn thấy ấm lòng. Sau ngày đất nước thống nhất, phong trào Trần Quốc Toản vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
  - Ý nghĩa: Phong trào Trần Quốc Toản đã phát huy truyền thống “Tương thân tương ái”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Phong trào tạo nên một tinh thần công tác mới thích hợp với lứa tuổi và điều kiện sinh hoạt của thiếu niên, nhi đồng, là niềm vui của tuổi thơ được góp phần thiết thực vào cuộc kháng chiến; giúp tổ chức Đội ngày càng trưởng thành hơn. Phong trào Trần Quốc Toản đã trở thành một nội dung công tác lâu dài của Đội, gắn bó mãi với lịch sử và hoạt động của Đội ta. 

2-Phong trào kế hoạch nhỏ (1958) Làm theo lời Bác Hồ dạy:
   -Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tuỳ theo sức của mình Năm 1958, theo sáng kiến của thiếu nhi tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Tây) và thành phố Hải Phòng, đó là tập hợp các bạn thiếu nhi cùng tham gia làm kế hoạch nhỏ lấy tiền góp chung xây dựng nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong đặt tại Hải Phòng. Ngày 2 tháng 12 năm 1958, Bác Tôn Đức Thắng đã viết thư hoan nghênh sáng kiến đó và cho phép mở rộng phong trào kế hoạch nhỏ trong thiếu nhi. Phong trào nhanh chóng cuốn hút các em thiếu nhi sôi nổi tổ chức chăn nuôi, sản xuất, tiết kiệm và thu nhặt phế liệu. Phong trào được nhân rộng và phát triển rộng khắp trong hoạt động Đội với nhiều hình thức phong phú như: “Trồng một cây, nuôi một con”, thu nhặt giấy vụn, ...

  - Nhiệm vụ của phong trào Kế hoạch nhỏ: Các em thiếu nhi sôi nổi tổ chức chăn nuôi, sản xuất, tiết kiệm và thu nhặt phế liệu, giấy các loại; tăng gia trồng cây, nuôi gia cầm phát triển cả nước.

  -Kết quả của phong trào chính là góp phần cho ra đời “Đoàn tàu lửa mang tên Đội TNTP Hồ Chí Minh”, xây dựng “Khách sạn khăn quàng đỏ” ở Thủ đô Hà Nội, Xây dựng tượng đài và khu di tích kỉ niệm anh Kim Đồng, xây dựng tượng đài và nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu; xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động Đội như mua trống, cờ, khăn quàng đỏ,…
  - ý nghĩa: Phong trào từng bước phát triển đi vào chiều sâu, vừa mang tính giáo dục cao, vừa đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội, trong học tập và rèn luyện của thiếu nhi.

3- Phong trào Nghìn việc tốt (1961) 
  -Năm 1961, liên đội Tam Sơn, Tiên Sơn, Bắc Ninh có sáng kiến dấy lên phong trào “Làm nghìn việc tốt thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy” giành danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”.

  -Phong trào nhanh chóng phát triển sâu rộng trong hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi các tỉnh miền Bắc. Phong trào đã được thiếu niên, nhi đồng thực hiện trên mọi mặt hoạt động, từ một điển hình nhân ra nhiều nơi, từ một gương tốt nhân lên thành cả một lớp thiếu niên, nhi đồng mang nếp sống con người mới xã hội chủ nghĩa.

   - Nhiệm vụ của phong trào: Xây dựng nền nếp học tập; giữ gìn vệ sinh trường lớp, xóm làng; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, người già cô đơn, lao động giúp đỡ gia đình, hỗ trợ hợp tác xã sản xuất, bảo vệ của công, làm kế hoạch nhỏ v.v …. Nhiều em thiếu niên thực sự trưởng thành trong phong trào, trở thành những cán bộ tốt, những công dân tốt.

  - Phong trào liên tục được duy trì, phát triển và không ngừng được tổng kết nâng cao cả về mặt lí luận và thực tiễn. Để tổng kết và biểu dương kết quả của phong trào, kể từ năm 1981 cứ 5 năm Hội đồng Đội Trung ương lại tổ chức một lần Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc để biểu dương các em có thành tích tốt trong các phong trào và mọi hoạt động của Đội.

14 tháng 3 2022

1 Ba phong trào truyền thống của đội số 1: Phong trào Trần Quốc Toản

Phong trào Trần Quốc Toản do Bác Hồ đề xướng. Tháng 2 năm 1948, xuất phát từ thực tế của cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã viết thư cho thiếu nhi: “Qua năm mới, Bác đề nghị các cháu làm một việc là các cháu tổ chức những Đội Trần Quốc Toản để đi đánh giặc và lập được nhiều chiến công nhưng mà cốt để tham gia kháng chiến bằng cách giúp đỡ đồng bào”. “Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một Đội giúp nhau học hành, khi học rảnh, mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào, trước giúp các nhà chiến sĩ, thương binh, lần lượt giúp những nhà ít người. Sức các cháu làm được việc gì thì giúp việc ấy. Thí dụ quét nhà, gánh nước, lấy củi, giữ em, dạy chữ quốc ngữ, giúp đỡ đồng bào tham gia kháng chiến”.

Phong trào Trần quốc Toản phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, các em thiếu niên, nhi đồng đã giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ 27.192 công lao động, tát nước, gánh phân, làm cỏ, xay lúa, giã gạo, chăn trâu bò, ... Công tác “Trần Quốc Toản” đã trở thành một nội dung công tác lâu dài của Đội, gắn bó mãi mãi với lịch sử và hoạt động của Đội.

Ngày nay, công tác “Trần Quốc Toản” được phát triển với nhiều hình thức phong phú như: Đi tìm địa chỉ đỏ, áo lụa tặng bà, ...

Ý nghĩa của phong trào: Phong trào đã phát huy tích cực truyền thống “Tương thân tương ái”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta và tạo nên một tinh thần công tác mới thích hợp với lứa tuổi và điều kiện sinh hoạt của thiếu niên, nhi đồng, là niềm vui của tuổi thơ được góp phần thiết thực vào cuộc kháng chiến; giúp tổ chức Đội ngày càng trưởng thành hơn.

1.2 Ba phong trào truyền thống của đội số 2: Phong trào kế hoạch nhỏ

Phong trào kế hoạch nhỏ được thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Phong trào đã tập hợp các bạn thiếu nhi cùng tham gia làm kế hoạch nhỏ lấy tiền góp chung xây dựng nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong đặt tại Hải Phòng. Ngày 2 tháng 12 năm 1958, Bác Tôn Đức Thắng đã viết thư hoan nghênh sáng kiến đó và cho phép mở rộng phong trào kế hoạch nhỏ trong thiếu nhi. Phong trào nhanh chóng thu hút các em thiếu nhi sôi nổi tổ chức chăn nuôi, sản xuất, tiết kiệm và thu nhặt phế liệu. Phong trào được phát triển rộng khắp trong hoạt động Đội với nhiều hình thức phong phú như: “Trồng một cây, nuôi một con”, thu nhặt giấy vụn, ...

Ý nghĩa của phong trào: Phong trào vừa mang tính giáo dục cao, vừa đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội, trong học tập và rèn luyện của thiếu nhi.

1.3 Ba phong trào truyền thống của đội số 3: Phong trào Nghìn việc tốt

Đúng như tên gọi của mình, phong trào khuyến khích các em thiếu niên, nhi đồng làm việc tốt, việc hay.

Phong trào đã được thiếu niên, nhi đồng thực hiện trên mọi mặt hoạt động, từ một điển hình nhân ra nhiều nơi, từ một gương tốt nhân lên thành cả một lớp thiếu niên, nhi đồng mang nếp sống con người mới xã hội chủ nghĩa.

Ý nghĩa của phong trào: Phong trào thúc đẩy tinh thần làm việc tốt của các em thiếu niên, nhi đồng. Qua đó tạo được nếp sống tốt cho các em