K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tác giả đã đưa ra những lý lẽ, ý kiến,dẫn chứng nào để chứng minh sự hấp dẫn của tác phẩm nghệ thuật (ghị lại đoạn) Hai vạn dặm dưới đáy biển Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển   (Lê Phương Liên)   (1) Tác phẩm của nhà văn Giuyn Véc-nơ hấp dẫn bạn đọc mọi lứa tuổi, không chỉ bởi những yếu tố li kì mà còn bởi tính nhân văn.   Hai vạn dặm...
Đọc tiếp

Tác giả đã đưa ra những lý lẽ, ý kiến,dẫn chứng nào để chứng minh sự hấp dẫn của tác phẩm nghệ thuật (ghị lại đoạn)

Hai vạn dặm dưới đáy biển Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển

 

(Lê Phương Liên)

 

(1) Tác phẩm của nhà văn Giuyn Véc-nơ hấp dẫn bạn đọc mọi lứa tuổi, không chỉ bởi những yếu tố li kì mà còn bởi tính nhân văn.

 

Hai vạn dặm dưới đáy biển là câu chuyện về cuộc hành trình bất đắc dĩ của nhà nghiên cứu biển A-rôn-nác, Giáo sư Viện bảo tàng Pa-ri (Paris), cùng người cộng sự Công-xây và người thợ săn cá voi Nét Len sau khi đột nhiên bị rơi vào con tàu No-ti-lớt kì lạ.

 

(2) Đã từ lâu, biển cả mênh mông, dữ dội, đầy sóng gió và bão tố, chiếm ba phần tư diệ tích Trái Đất, luôn hiện diện đối kháng với con người, thách thức tất cả những ai muốn vượt ra khỏi mảnh đất chật hẹp của quê hương mình để đi tới những miền đất khác. Con người luôn luôn muốn tiến ra biển, muốn làm chủ biển cả và muốn chiếm lĩnh trọn vẹn tất cả các đại dương. Khát vọng đó đã thôi thúc các dân tộc Bắc Âu làm những con thuyền Vi-kinh (Viking) đi phiêu lưu trên biển cả. Khát vọng đó cũng thôi thúc người Hà Lan, người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đóng thuyền đi vòng quanh Trái Đất.

 

Hình ảnh thuyền trưởng Nê-mô xuất hiện trong Hai vạn dặm dưới đáy biển là một con người bí ẩn gần như huyền thoại, chính là hình tượng anh hùng mang tư tưởng của tác giả Véc-nơ. Thuyền trưởng Nê-mô là một con người vừa có trí tuệ, vừa có tính phiêu lưu, mạo hiểm. Ông đã trải qau nhiều đau khổ nên đứng trước mọi khó khăn đều quả quyết hành động dũng mãnh với một bản lĩnh sáng suốt, tự tin. Đọc Hai vạn dặm dưới đáy biển, người đọc được chia sẻ khát vọng khám phá cuộc sống cả về nội tâm và ngoại cảnh với nhân vật tự sự, Giáo sư A-rôn-nác, có lẽ cũng chính là hiện thân của tác giả.

 

(3) Ra đời vào nửa cuối thế kỉ XIX, tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển đã ghi nhận được một cách nóng hổi bầu không khí sôi sục, đầy khát vọng của một thời con người muốn chinh phục biển cả. Có lẽ bầu không khí đó đến thế kỉ XXI này lại càng nóng bỏng hơn. Điều mà Véc-nơ đã ghi dấu ấn vào lịch sử văn học thế giới chính là ở những sáng tạo mang tính khoa học viễn tưởng về những máy móc công nghệ chưa từng hiện diện trên Trái Đất; những dự cảm về không gian tận đáy biển sâu nhất, vùng biển xa xôi nhất, nguy hiểm nhất mà con người chưa thể đặt chân tới. Với những trang viết của Véc-nơ, người đọc thán phục tầm hiểu biết sâu rộng về địa lí thế giới, sự am hiểu cặn kẽ về kiến thức vật lí, toán học, sinh học, lịch sử, tự nhiên và xã hội,... Trên nền tảng văn hoá vững vàng, nhà văn đã để trí tưởng tượng của mình thăng hoa sáng tạo theo một mạch viết thật tự nhiên. Đọc những trang viết của Véc-nơ, ta được thưởng thức một lối kể chuyện hấp dẫn, cách tạo ra những tình huống bất ngờ, nghẹt thở, đầy kịch tính, lại được diễn đạt bằng một giọng văn hài hước, dí dỏm, chan chứa tình cảm yêu thương con người.

 

(4) Con người tưởng như là thật bé nhỏ, yếu ớt trước đại dương lớn lao, dữ dội. Nhưng với hình tượng thuyền trưởng Nê-mô và con tàu No-ti-lót sinh ra từ nỗi đau khổ quan gì tới nhan đề của thế giới loài người, nhà văn Pháp Véc-nơ đã khiến người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can “một đại dương”. Cuộc vật lộn giữa con người với đại dương thực sự là một cuộc hoà đồng, con người đã và sẽ sống chung với biển cả, bởi con người cần biển cả, yêu biển cả và càng ngày càng tìm hiểu biển cả sâu sắc hơn, như tìm hiểu chính bản thân mình. Phải chăng đó chính là những giá trị nhân văn khiến người ta đã và sẽ còn tìm đọc Véc-nơ, bởi ông không chỉ đơn giản là người kể chuyện hấp dẫn, những trang sách của ông còn là một đại dương tình người?

 

5 Ngoài Hai vạn dặm dưới đáy biển (1870), nhiều tác phẩm của Véc-nơ như Năm tuần trên khinh khí cầu (1863), Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873),... đã chinh phục người đọc khắp năm châu, khẳng định ông là nhà văn đi tiên phong trong thể loại khoa học viễn tưởng, một lối đi riêng biệt trong văn học thế giới. Những ý tưởng thiên tài của ông về cuộc sống hiện đại cũng như các thành tựu khoa học, công nghệ và hơn hết là khát vọng của con người mà ông đã diễn tả dường như cho đến nay vẫn còn mang tính thời sự

0
A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi. Vệt phấn trên mặt bàn      Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một bạn gái có cái tên rất ngộ: Thi Ca. Cô giáo xếp Thi Ca ngồi ngay cạnh Minh. Minh tò mò ngó mái tóc xù lông nhím của bạn, định bụng sẽ làm quen với “người hàng xóm” mới thật vui vẻ.      Nhưng cô bạn tóc xù toàn làm cậu bực mình. Trong lúc Minh bặm môi,...
Đọc tiếp

A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.

Vệt phấn trên mặt bàn

     Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một bạn gái có cái tên rất ngộ: Thi Ca. Cô giáo xếp Thi Ca ngồi ngay cạnh Minh. Minh tò mò ngó mái tóc xù lông nhím của bạn, định bụng sẽ làm quen với “người hàng xóm” mới thật vui vẻ.

     Nhưng cô bạn tóc xù toàn làm cậu bực mình. Trong lúc Minh bặm môi, nắn nót những dòng chữ trên trang vở thì hai cái cùi chỏ đụng nhau đánh cộp làm chữ nhảy chồm lên, rớt khỏi dòng. Tất cả rắc rối là do Thi Ca viết tay trái. Hai, ba lần, Minh phải kêu lên:

     – Bạn xê ra chút coi! Đụng tay mình rồi nè!

     Tới lần thứ tư, Minh lấy phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn:

     – Đây là ranh giới. Bạn không được để tay thò qua chỗ mình nhé!

     Thi Ca nhìn đường phấn, gương mặt thoáng buồn. Đường ranh giới cứ thế tồn tại trên mặt bàn hết một tuần.

     Hôm ấy, trống vào lớp lâu rồi mà không thấy Thi Ca xuất hiện. Thì ra bạn ấy phải vào bệnh viện. Cô giáo nói:

     – Hi vọng lần này bác sĩ sẽ chữa lành cánh tay mặt để bạn không phải viết bằng tay trái nữa!

     Lời cô giáo làm Minh chợt nhớ ra Thi Ca hay giấu bàn tay mặt trong hộc bàn. Minh nhớ ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn Minh vạch đường phấn trắng. Càng nhớ càng ân hận. Mím môi, Minh đè mạnh chiếc khăn, xóa vệt phấn trên mặt bàn. 

     “Mau về nhé, Thi Ca!” – Minh nói với vệt phấn chỉ còn là một đường mờ nhạt trên mặt gỗ lốm đốm vân nâu.

(Theo Nguyễn Thị Kim Hoài)

Câu 5 (0,5 điểm): Khi biết tin Thi Ca phải đi viện chữa tay, Minh đã có hành động gì?

Câu 6 (0,5 điểm): Nội dung chính của câu chuyện là gì?

Câu 7 (1,0 điểm): Em có nhận xét gì về nhân vật Minh?

Câu 8 (1,0 điểm): Em rút ra được bài học gì cho mình từ bài đọc trên?

Câu 9 (1,0 điểm): Chỉ ra dấu gạch ngang được dùng với tác dụng đánh dấu phần chú thích, giải thích trong câu trong câu chuyện trên. Đặt một câu văn khác chứa dấu gạch ngang với tác dụng tương tự.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:      (Tóm tắt phần đầu: Hoàng triều về đời niên hiệu Vĩnh Thịnh có một vị tiến sĩ tên Đinh Hoàn, người làng An Ấp tỉnh Nghệ An. Vợ thứ của ông vốn là con quan họ Nguyễn, tính tình đoan trang, giỏi may vá, lại có tài thơ phú nên ông vừa yêu vừa kính trọng. Năm Ất Tỵ, triều đình cử ông làm sứ thần đi Trung Quốc kết mối bang giao. Vợ chồng chia tay...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

     (Tóm tắt phần đầu: Hoàng triều về đời niên hiệu Vĩnh Thịnh có một vị tiến sĩ tên Đinh Hoàn, người làng An Ấp tỉnh Nghệ An. Vợ thứ của ông vốn là con quan họ Nguyễn, tính tình đoan trang, giỏi may vá, lại có tài thơ phú nên ông vừa yêu vừa kính trọng. Năm Ất Tỵ, triều đình cử ông làm sứ thần đi Trung Quốc kết mối bang giao. Vợ chồng chia tay đầy bịn rịn, nước mắt người vợ tràn xuống như mưa. Người chồng đi sứ, gặp thời tiết mùa đông lạnh giá, bị cảm hàn, bệnh ngày càng trầm trọng và mất vào đêm 30 tháng Chạp, lòng vẫn mang nặng nỗi u hoài vì không làm trọn vẹn việc nước. Người vợ từ khi chồng đi xa, lòng lo buồn mà sinh bệnh. Mối u sầu phát ra văn thơ, có đến hơn 30 bài. Khi biết tin chồng mất thì có ý quyên sinh, người nhà hết lời khuyên nhủ.).

     Người nhà khuyên giải không ăn thua gì có ý đề phòng cẩn thận không rời phu nhân một bước. Một hôm, phu nhân đốt đèn ngồi một mình, khi ấy là mùa thu muộn, gió vàng hiu hắt, cây khuya xào xạc, sâu tường nỉ non, tiếng đập vải lạnh lùng như giã vào lòng người cô phụ, trăng suông như rọi vào giọt lệ Vương Sinh. Nỗi thương tâm khiến phu nhân đờ đẫn, nhìn đâu cũng toàn thấy âu sầu. Phu nhân càng thêm thê thảm, gục xuống bàn mà nức nở khiến cõi lòng chìm sâu vào cõi đê mê. Trong cơn dật dờ đó thấy một người khăn vuông đai rộng từ xa tới gần, nhìn kĩ hóa ra là chính chồng vậy. Phu nhân đón chào, mừng quá chảy nước mắt mà rằng:

     – Từ khi cách biệt đã bốn năm rồi, biết bao nỗi sầu bi, mộng hồn tản mát, không nơi nào là không tìm tung tích lang quân, ấy thế mà lang quân chẳng có đoái hoài gì đến thiếp. Nếu bảo rằng trần gian và thiên thượng hai nơi cách biệt, thì sao Thuấn phi (1) có hội ngộ, Chức Nữ (2) lại tương phùng, vậy lang quân đối với thiếp rất là bạc tình.

     Ông buồn nét mặt mà rằng:

     – Ta từ khi về chầu thiên đình, được trông coi về việc bút nghiên, nơi thiên tào công việc nhiều, không có thì giờ đến thăm nàng, còn tấm lòng khăng khít thủy chung không bao giờ thay đổi.

     Phu nhân muốn lưu ông ở lại tự tình. Ông vỗ về nói:

     – Chết sống là lẽ thường xưa nay, hợp tan là tuần hoàn việc thế. Vị Ngọc Tiên (3) có duyên tái hợp, Dương Thái Chân (4) cơ ước lai sinh. Nàng không cần phải bi phiền về nỗi hạc lánh gương tan, cái ngày chúng ta gặp nhau gần đến rồi.

     Nói xong, có một trận thanh phong, không biết ông biến đi đâu mất. Phu nhân thương khóc chợt tỉnh dậy, sai thị nữ ra xem trời đất chỉ thấy sương mù trắng mờ, đêm đã gần sáng rồi.

     Từ đó phu nhân lại càng có ý chán đời, nhưng chưa có dịp. Đến ngày lễ tiểu tường (5) ông, người nhà bận việc, phu nhân ở trong buồng xé cái áo mà ông tặng ngày trước tự thắt cổ chết. Đến khi người nhà biết thì phu nhân đã tắt thở rồi. Cả nhà thương cảm, tống táng theo lễ. Việc ấy tâu lên, triều đình cho lập đền thờ, đề bảng nêu ra cửa, khắc chữ “Trinh liệt phu nhân từ”, ban cấp tế điền, bốn mùa có tế lễ, người làng cầu đảo đều có linh ứng.

                   (Trích Người liệt nữ ở An Ấp, Truyền kì tân phả, Đoàn Thị Điểm, in trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB Giáo dục, 1997,  tr 344-357)

Chú thích:

(1) Thuấn phi: vợ vua Thuấn, Nga Hoàng và Nữ Anh hai chị em (con vua Nghiêu) đều lấy Thuấn, khi mất làm thần sông Tương.

(2) Chức Nữ: tích Ngưu Lang Chức Nữ, hàng năm được gặp nhau một lần vào ngày mồng 7 tháng 7.

(3) Vị Ngọc Tiên: đời Đường, Vị Cao lúc hàn vi, ở trọ nhà họ Khương, chung tình với nàng Ngọc Tiên. Cao tặng nàng một cái vòng tay, hẹn 7 năm đến cưới làm vợ. Quá hạn không đến, nàng tự sát. Cách đó 13 năm, Cao được làm Tiết độ sứ Ba Thục, có người dâng một ca sĩ rất đẹp tên là Ngọc Tiên, Cao nhận rõ diện mạo y như nàng Ngọc Tiên ngày trước.

(4) Dương Thái Chân: Dương Quý phi bị chết ở núi Mã Ngôi, sau lại tái sinh cùng Đường Minh Hoàng kết làm vợ chồng lần nữa.

(5) Lễ tiểu tường: lễ tang chẵn một năm, cũng gọi là luyện tế.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Chỉ ra một số đặc trưng của thể loại truyền kì được thể hiện trong văn bản.

Câu 2. Chỉ ra 3 điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Nêu cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của người vợ trong được thể hiện trong lời thoại sau.

     Phu nhân đón chào, mừng quá chảy nước mắt mà rằng:

     – Từ khi cách biệt đã bốn năm rồi, biết bao nỗi sầu bi, mộng hồn tản mát, không nơi nào là không tìm tung tích lang quân, ấy thế mà lang quân chẳng có đoái hoài gì đến thiếp. Nếu bảo rằng trần gian và thiên thượng hai nơi cách biệt, thì sao Thuấn phi có hội ngộ, Chức Nữ lại tương phùng, vậy lang quân đối với thiếp rất là bạc tình.

Câu 4. Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 5. Thông qua hành động, lời nói của nhân vật người vợ, anh/chị có nhận xét gì về vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay?

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:     Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến. Những món ăn Huế như bún bò, cháo lòng,... bây giờ trở thành phổ biến khắp nơi (dù đã mất đi bản chất cay của nó chỉ món cơm hến này là không nơi nào có. Hà Nội, Sài Gòn cũng có vài ba quán Huế có cả cơm hến, tôi đã thử xem, đều toàn là nghêu xắt nhỏ, đâu phải...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

    Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến. Những món ăn Huế như bún bò, cháo lòng,... bây giờ trở thành phổ biến khắp nơi (dù đã mất đi bản chất cay của nó chỉ món cơm hến này là không nơi nào có. Hà Nội, Sài Gòn cũng có vài ba quán Huế có cả cơm hến, tôi đã thử xem, đều toàn là nghêu xắt nhỏ, đâu phải là hến. Vậy thì cơm hến là gì?

    Trước hết, nói về cơm. Người Việt mình ăn cơm kiểu nào cũng phải nóng, duy chỉ cơm hến nhất thiết phải là cơm nguội. Hình như người Huế muốn bày tỏ một quan niệm rằng trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi, nên bày ra món cá lẹp kẹp rau mưng, và món cơm nguội với những con hến nhỏ lăn tăn làm sốt ruột người chế biến món ăn, gọi là cơm hến. Sau này ở Huế người ta còn bảy thêm món bún hến, dùng bún thay cơm nguội. Tôi rất ghét những lối cải tiến tạp nham như vậy. Bún đã có bún bò, ai có giang sơn ấy, việc gì phải cướp bản quyền sáng chế của người khác. Vả lại, người Huế (Huế xưa, không phải bây giờ) rất kiên định trong “lập trường ăn uống” của mình. Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản. Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hoá, cứ phải giống y như ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”! […]

    Hương vị bát ngát suốt đời người của tô cơm hến là mùi ruốc thơm dậy tận óc, và vị cay đến trào nước mắt. Người “máu” cơm hến vẫn chưa vừa lòng với vị cay sẵn có, còn đòi thêm một trái ớt tươi để cắn kêu cái rốp! Nước mắt đầm đìa, mồ hôi ròng ròng nhỏ giọt vào tô cơm thế mà cứ sì sụp, xuýt xoa kêu “ngon, ngon”; đi xa nhớ lại thèm đứt sợi tóc, ở nước ngoài về bay ra Huế để ăn cho được một tô cơm hến lấy làm hả hê, thế đấy, chao ôi là Huế!

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Huế – Di tích và con người)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản được diễn đạt bởi các yếu tố nào?

Câu 2. Theo tác giả, vì sao nhất thiết cơm hến phải là cơm nguội?

Câu 3. Tìm một từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản. Giải thích nghĩa của từ ấy.

Câu 4. Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 5. Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả. Em cảm nhận được điều gì về cái “tôi” của tác giả thể hiện trong văn bản?

Câu 6. Vì sao nhà văn lại nói: “Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản. Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hoá, cứ phải giống y như ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”!”. Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 - 7 câu).

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:                GÁNH MẸ      Cho con gánh mẹ một lần, Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.      Cho con gánh mẹ đầu non, Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...      Ngày xưa mẹ gánh à ơi! Con xin gánh lại những lời mẹ ru.     Đường đời sương gió mịt mù, Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...     Để con gánh mẹ đừng can, Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?    ...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

               GÁNH MẸ

     Cho con gánh mẹ một lần,

Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.

     Cho con gánh mẹ đầu non,

Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...

     Ngày xưa mẹ gánh à ơi!

Con xin gánh lại những lời mẹ ru.

    Đường đời sương gió mịt mù,

Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...

    Để con gánh mẹ đừng can,

Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?

    Cho con gánh cả tháng dài,

Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.

    Cho con... gánh cả đôi vai,

Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.

    Mẹ già lá sắp xa cây

Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?

    Mẹ ơi sóng biển dạt dào,

Con sao gánh hết công lao một đời.

    Bông hồng cài áo đúng nơi,

Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.

    Cho con gánh lại mẹ già,

Để sau người gánh chính là con con...

(Quách Beem)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản được viết theo thể thơ nào?

Câu 2.  Xác định cách ngắt nhịp của câu thơ sau.

    Đường đời sương gió mịt mù,

Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...

Câu 3. Gọi tên và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong văn bản trên.

Câu 4. Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong văn bản trên?

Câu 5. Tác giả đã thể hiện cảm xúc gì trong đoạn thơ sau?

    Cho con... gánh cả đôi vai,

Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.

    Mẹ già lá sắp xa cây

Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?

Câu 6. Từ nội dung của văn bản trên, em có suy nghĩ gì về bổn phận của con cái với bố mẹ, gia đình?

0