K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2017

1. Phần Mở bài (Giới thiệu chung về quê hương)

- Em được sinh ra và lớn lên tại xã Hoàng Lộc, huyện Hoàng Hóa, tĩnh Thanh hoá.

- Quê hương em nằm dọc triền sông Mã, cách cầu Hàm Rồng 4km theo đường chim bay.

- Quê em có những hàng dừa cao nghiêng bóng soi mình xuống dòng mương bao quanh xóm làng.

- Quê em có bãi cỏ xanh rất rộng. Chiều chiều, em thường theo các anh, các chị ra chơi thả diều. Tiếng sáo diều vi vu, vi vút giữa buổi chiều yên ả của đồng quê. Từng đàn chim bay liệng giữa tầng không.

- Ngoài vẻ dẹp của thiên nhiên, ngày nay quê em còn đẹp hơn nữa bởi bàn tay chung sức xây dựng quê hương của mọi người.

Dàn ý bài văn Kể về những đổi mới của quê hương em

2. Phần Thân bài

* Giới thiệu về những đổi mới ở quê em

Ai đã về thăm quê hương em cách đây một năm, bây giờ có dịp trở lại chắc sẽ ngạc nhiên lắm trước sự đổi mới của quê em.   ;

- Con đường đất đỏ về làng đã được thay thế bằng con đường nhựa đen bóng. Chiều chiều, những xe lúa đầy ắp theo con đường nhựa nhẹ nhàng vê sân phơi...

- Đến đầu làng, trạm y tế với ngôi nhà ngói ba gian bây giờ đã được thay bằng hai dãy nhà đầy đủ tiện nghi như một bênh viện thu nhỏ.

- Đi thêm chút nữa, ta sẽ thấy ngôi trường mẫu giáo khang trang nằm ngay trên nền móng của ngôi trường cũ.

- Đường nhựa, đường bê tông nối liền các thôn xóm. Chỉ cần bước chân ra ngõ là ta sẽ được đi trên con đường sạch sẽ.

- Đi vào trong làng ta thấy trường Trung học cơ sở Tô Như và trường Tiếu học Nguyễn Mạnh Trinh thật rộng rãi, khang trang. Những dãy nhà cao tầng hằng năm mở rộng cửa đón biết bao con em trong làng tới lớp.

- Mỗi thôn ở quê em đều có nhà văn hóa của thôn mình, ở đó có sách báo cho mọi người đọc, có bản tin của thôn về các hoạt động trong thôn, trong xã.

Quê em còn có khu chợ rất rộng. Chợ họp phiên chính vào các ngày mùng 5, 10, 15, 20, 25, 30 âm lịch. Các ngày còn lại chỉ họp phiên xép. Tuy là phiên xép nhưng chợ chẳng thiếu thứ gì.

- Tuy là thôn quê nhưng giờ đây, quê em không còn đổ rác lung tung. Các gia đình đều dồn rác vào thùng rồi mỗi buổi chiều có các xe rác đến thu gom. Củng nhờ vậy, mà giờ đây, các con đường trong làng không còn rác sinh hoạt thải ra như trước nữa. Người nào vứt rác lung tung sẽ bị phạt theo quy định của xã.

- Một nét đổi mới nữa, nếu em không kể thì thật là thiếu sót. Giếng nước quê em từ bao đời này đều rất trong. Bây giờ, bên cạnh những giếng khơi ấy, quê em cũng đã có nước máy về đến tận mỗi nhà. Từ khi có điện, có nước máy cuộc sống ở quê em thay đổi hắn. Làng quê như khoác lên mình màu áo tươi mới.

- Nét nổi bật về sự đổi mới của quê em chính là phong trào học tập. Nghèo mấy thì nghèo, gia đình nào cũng cố gắng cho con ăn học đến nơi đến chốn. Các thôn đều có quỹ khuyến học. Nhờ vậy, năm nào, cả xã cũng có tới mấy chục anh chị đậu vào các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề.

- Dưới ánh trăng, bên bát nước chè xanh sóng sánh, các cụ ông, cụ bà,... thường nói chuyện với nhau về việc học hành của con cháu. Việc học đã thấm vào máu thịt cua người dân quê em.

- Năm vừa qua, quê em thật vinh dự khi có hai chú cùng được phong quân hàm cấp tướng. Đó là chú Long con thầy giáo Huyền và chú Hùng con Bác Nhiên (bác Nhiên cũng là đại tá trong quân đội).

- Thạc sĩ và Tiến sĩ ở quê em rất nhiều. Những người có văn bằng như vậy đều được ghi vào sổ vàng của làng xã.

Dàn ý bài văn Kể về những đổi mới của quê hương em

3. Phần Kết bài

- Quê em có thể không giàu như các vùng quê khác nhưng em rất tự hào về quê hương hiếu học của mình.

- Em rất vui trước sự đổi mới của quê hương.

- Em sẽ chăm chi học tập để mai này xứng đáng được ghi tên trong bảng vàng của xã.

Em mong mai này lớn lên, em sẽ góp một phần bé nhỏ vào việc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

* Những điểm cần ghi nhớ khi lập dàn bài tập làm văn Kể về những đổi mới của quê hương em:

- Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề.

- Nêu bật những nét đổi mới của quê em trong những năm gần dây.

- Trong những nét đổi mới đó, em ấn tượng nhất với nét đổi mới nào?

- Tình cảm của em đối với quê hương mình?

                                                                      Đề kiểm tra 1 T Ngữ Văn khối 6                                                                                 Thời gian:45 phútI).Lý thuyết: (4đ)Truyền thuyết là gì?(1,5đ)Cổ tích là gì?(1,5đ)Nêu một số truyện về truyền thuyết/cổ tích.(1đ)II). Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:(6đ)"...Càng lạ hơn nữa,từ hôm sau gặp sứ giả,chú bé lớn nhanh như...
Đọc tiếp

                                                                      Đề kiểm tra 1 T Ngữ Văn khối 6

                                                                                 Thời gian:45 phút

I).Lý thuyết: (4đ)

Truyền thuyết là gì?(1,5đ)

Cổ tích là gì?(1,5đ)

Nêu một số truyện về truyền thuyết/cổ tích.(1đ)

II). Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:(6đ)

"...Càng lạ hơn nữa,từ hôm sau gặp sứ giả,chú bé lớn nhanh như thổi.cơm ăn mấy cũng không no,áo vừa mắc xong đã căng đứt chỉ.Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con,đành phải chạy nhờ bà con,làng xóm.bà con gom góp gạo nuôi chú bé vì ai cũng mong chú giết giặc,cứu nước."

a).Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?Thuộc loại truyện dân gian nào?Nêu khái niệm về loại truyện dân gian đó.(2đ)

b).Hãy kể thêm một số bài văn cũng thuộc loại truyện dân gian đó.(1đ)

c).Xác định phương thức biểu đạt và nội dung của đoạn văn trên.(1đ)

d).Tìm hai từ ghép trong đoạn văn trên .Đặt câu với hai từ ghép đó(1đ)

e).Giải thích nghĩa của từ:nao núng,học tập.(1đ)

              Ai trả lời nhanh và đúng nhất(tức là 10 điểm) thì mk sẽ tk cho.

0
16 tháng 10 2017

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

Tại những truyền thống văn hóa khác nhau về loại hình, khái niệm truyền thuyết có thể được mô tả những hiện tượng không hoàn toàn giống nhau, và liên hệ một cách khác nhau với các thể loại dân gian khác, kể cả thần thoại[1].

Trong văn hóa châu Âu, thường người ta chia hai loại: legend và trandition, tuy cùng mang ngữ nghĩa là lời truyền tụng, lời tục truyền, truyền thuyết. Legend thiên về phía gắn với các nhân vật của lịch sử linh thiêng như các thánh của Kitô giáohoặc Hồi giáo. Trandition gắn với các nhân vật trần thế và không buộc phải có yếu tố thần kỳ. Tuy vậy, sự phân chia này chỉ phù hợp với những truyền thống trong đó tôn giáo thống trị đã cải biến các hệ thống thần thoại có sớm hơn (chỉ xảy ra tại các nền văn hóa Kitô giáo và Hồi giáo)[1], và rất khó thực hiện với các truyền thống trong đó tôn giáo mang tính thế giới (như Phật giáo) vốn không bác bỏ các hệ thống thần thoại có sớm hơn. Bên cạnh đó, sự phân chia này chỉ cũng khó làm đối với những hệ thần thoại đa thần chưa trải qua biến đổi căn bản nào hoặc những truyền thống trong đó lịch sử linh thiêng không phân lập với thế tục.

Trên một vài dấu hiệu khác biệt có thể rất nhỏ, sự phân lập truyền thuyết với các thể loại khác cũng có căn cứ nhất định. Truyền thuyết chung với thần thoại ở dấu hiệu về niềm tin và sự hiện diện của yếu tố thần kỳ. Truyền thuyết cũng phân biệt với thần thoại có thể ở phương diện sở hữu ngôn bản của bộ lạc hoặc toàn dòng họ. Thần thoại kể về nguồn gốc cõi đời và cõi người thì bất cứ một thành viên nào trong bộ lạc cũng có quyền kể lại; còn những truyền ngôn về các biến cố mở đầu dòng họ thì có thể thuộc sở hữu của các thành viên dòng họ. Bên cạnh đó, ở các nền văn hóa chưa có sự biến động về hệ thống tôn giáo, truyền thuyết có thể phân lập với thần thoại về quy chế, việc có hay không có liên hệ với sự thờ phụng, về nhân vật truyền thuyết v.v. Về tổng thể, so với thần thoại thì truyền thuyết kém linh thiêng hơn[1] và thường mô tả những sự kiện xảy ra muộn hơn. Sự lệ thuộc về nguồn gốc (biến sinh) của truyền thuyết với thần thoại có thể được xác định, tuy không phải thần thoại là nguồn cốt truyện duy nhất của truyền thuyết. Truyền thuyết nằm ở ranh giới giữa thần thoại và các ghi chép mô tả lịch sử.

Truyền thuyết liên quan đến Kitô giáo hoặc ít nhiều tái hiện các cốt truyện của thời tiền Kitô giáo, là một trong những phương tiện tái mã hóa các biểu tượng Kitô giáo trong các tượng trưng Kitô giáo[1]. Chẳng hạn hạnh các thánh(hagiographie) thực chất là những văn bản kém thiêng hơn so với lời thiêng, được phép hòa trộn với các môtip phi Kitô giáo, kể cả việc biến đổi các thánh thành một kiểu tương tự như trong điện thờ đa thần giáo. Hạnh các thánh tương tự như mọi loại truyền thuyết, trong khi hướng tới các thể loại lịch sử, đã đồng thời ứng với ngày kỷ niệm các thánh tính theo lịch. Từ đó cho phép gắn hai chu trình ngày lễ trong năm (gồm chu kỳ Kitô giáo và chu kỳ đa thần giáo) thành một chu kỳ thời gian nghi lễ.

Truyền thuyết Kitô giáo còn có một nhóm riêng trong đó không chỉ có những nhân vật của Cựu ước mà còn có cả thần vàquỷ. Nhóm truyền thuyết này đã bổ sung tính lịch sử cho hệ thần thoại Kitô giáo bằng những yếu tố thần thoại tiền Thiên Chúa. Các hành động trong loại truyền thuyết này cũng được chuyển vào cái thời gian, mà đối với Kitô giáo nó thực hiện chức năng thời gian thần thoại (tức thời gian của Cựu ước và Phúc âm), thậm chí xâm nhập cả vào thời gian Kinh thánh(thời giai lịch sử linh thiêng), và vào cả thời gian thần thoại đích thực kể về cuộc đấu tranh của những người khổng lồ, lịch sử sáng thế v.v.

Bên cạnh các truyền thuyết với hành động diễn ra trong thời gian lịch sử hoặc thời gian tôn giáo, châu Âu còn biết đến loại hình truyền thuyết diễn ra trong thời gian trừu tượng, bất định, tương tự thời gian của truyện ngụ ngôn hoặc truyện cổ tích. Đó là kiểu truyền thuyết mô tả quan hệ giữa các thánh với con người. Một số tiết đoạn của thể loại truyền thuyết này có thể được chuyển hóa thành cổ tích.

Cũng cần kể đến các truyền thuyết về những cư dân tiền bối tại các địa phương mang cùng một truyền thống văn hóa. Các truyền thuyết này thường miêu tả những sinh thể khác con người, đồng thời gắn với ranh giới giữa tiền lịch sử và lịch sử. Về phương diện nào đó, loại truyền thuyết này tương đồng về loại hình với các truyền thuyết kể về khởi thủy dòng họ hoặcbộ lạc.

Một số truyền thuyết khác, vượt qua ranh giới nói trên và đặt thời gian lịch sử vào tộc người, thể hiện chức năng của các thể loại lịch sử hoặc giả lịch sử[1]. Các truyền thuyết này tiếp cận ở mức độ đáng kể thời gian của cộng đồng cư dân mang truyền thống văn hóa ấy thậm chí vượt quá thời gian này, kéo dài thời gian lịch sử thành thời gian thần thoại.

Bên cạnh đó còn có loại thể truyền thuyết miêu tả những xứ sở và xã hội không tưởng, thể hiện sự tương quan không chỉ với lịch sử mà còn với tình thế xã hội cụ thể. Những truyền thuyết này miêu tả các bức tranh không tưởng về tương lai và những nhân vật không bị linh thiêng hóa, họ thực hiện chức năng khôi phục lẽ phải đã bị phá bỏ, xác lập một phúc lợi không tưởng (tức cái vốn là chức năng của nhân vật văn hóa đương thời được "dịch" ra thành ngôn ngữ của các quan hệ xã hội muộn hơn)[1] những nét chính trong chuyện là; lấy bối cảnh lịch sử để thêm vào đó những chi tiết thần bí,bí hiểm

16 tháng 10 2017

 Ếch khi ở trong giếng:

Không gian trong giếng chật hẹp, không thay đổi

  Cuộc sống nơi đó đơn giản, nhỏ bé.

Tự thấy mình oai phong to lớn hơn cả bầu trời.

Ếch là kẻ hiểu biết nông cạn, nhưng lại huênh hoang.

Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.

25 tháng 11 2017

+ Môi trường sống khi ở trong giếng: chật hẹp, xung quanh ếch cũng chỉ có những con vật nhỏ bé.

Môi trường sống khi ra ngoài: vô cùng rộng lớn.

+ Cách ra ngoài giếng là ý muốn khách quan của ếch.

+ Vì khi ở trong giếng rất chật hẹp, những con vật xung quanh ếch lại nhỏ bé nên chúng rất sợ ếch nên ếch nghĩ mình là một vị chúa tể. Và khi ra ngoài ếch vẫn giữ thói huênh hoang, kiêu ngạo đó.

+ Ếch chuốt lấy hậu quả: Ếch bị trâu giẫm bẹp.

+ Em rút ra bài học:

   - Trong cuộc sống và trong học tập không được huênh hoang, kiêu ngạo, chủ quan, cần phải khiêm tốn.

   - Phải học tập để mở rộng tầm hiểu biết.

   - Không được coi thường người khác.

   - Cần phải thích nghi với môi trường sống.

+ Em có nhận xét rằng cuộc sống của chú ếch quá chật hẹp, chỉ gói gọn trong cái giếng nhỏ bé. Vì vậy, ếch chỉ có được vốn hiểu biết cạn hẹp, dẫn đến thái độ coi thường người khác. Kết quả là chú bị trâu giẫm bẹp.

+ Vì ếch chỉ có thể ngắm bầu trời qua miệng giếng nhỏ nên nó tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung.

Mọi loài vật sống xung quanh nó đều nhỏ bé, mỗi khi ếch đi qua, chúng đều rất sợ hãi, Vì vậy ếch tưởng rằng mình oai như một vị chúa tể.

+ Qua đó cho thấy ếch chỉ biết được những điều mà nó thấy được trong cái giếng nhỏ hẹp, còn khi ra ngoài nó lại không biết gì cả.

16 tháng 10 2017

trong truyện có làng Gióng ; làng Phủ Đổng; làng Cháy...

nó đều có thật nên truyện thánh gióng mang đậm yếu tố lịch sử

- Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước.

- Truyện Thánh Gióng còn giải thích: ao hồ, làng Cháy, núi Sóc, tre đằng ngà.

- Thánh Gióng ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trổi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.

16 tháng 10 2017

Mấy bạn toàn copy trên mạng về không chứ có phải tự nghĩ đâu

16 tháng 10 2017
  • Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội :
    • Những người lao động nghèo khổ và bị áp bức luôn yêu thương nhau và nhận được sự giúp đỡ, “ở hiền gặp lành”
    • Kẻ thống trị và cường quyền tham lam, độc ác nhất định bị tiêu diệt và trừng trị thích đáng.
  • Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.
  • Thông qua truyện, dân gian cũng gửi gắp thông điệp: mỗi người cần có sự đam mê và nỗ lực cố gắng, nuôi dưỡng tài năng và trí tuệ của mình.
16 tháng 10 2017
  • Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội :
    • Những người lao động nghèo khổ và bị áp bức luôn yêu thương nhau và nhận được sự giúp đỡ, “ở hiền gặp lành”
    • Kẻ thống trị và cường quyền tham lam, độc ác nhất định bị tiêu diệt và trừng trị thích đáng.
  • Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.
  • Thông qua truyện, dân gian cũng gửi gắp thông điệp: mỗi người cần có sự đam mê và nỗ lực cố gắng, nuôi dưỡng tài năng và trí tuệ của mình
16 tháng 10 2017

Thôi tăng 4 tk . Tk mik, mik cho 5 tk .

16 tháng 10 2017

Câu 1:

Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.

Câu 2: Năm lần ra biển, cảnh biển thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ ông lão:

- Lần 1, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.

- Lần 2, mụ đòi cái nhà đẹp: Biển xanh đã nổi sóng.

- Lần 3, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.

- Lần 4, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.

- Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Những "phản ứng" của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. "Nhân vật" biển tuy không trực tiếp tham gia vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam vô hạn độ của con người – cụ thể ở đây là của mụ vợ ông lão.

Câu 3: Lòng tham và sự bội bạc của bà vợ là không đáy và quá quắt.

- Qua 5 lần đòi hỏi cá vàng phải đáp ứng thì lần đầu là một đòi hỏi chính đáng. Lần 2 cũng chính đáng nhưng cá vàng đã hiểu được cái xu thế tất yếu của lòng tham nên biển xanh êm ả đã nổi sóng. Ba yêu cầu sau thật là quá quắt, nó gắn với sự bội bạc vì vậy mà cảnh tượng của biển mỗi lúc một dữ dội, mù mịt, rồi ầm ầm.

- Sự bội bạc cũng tăng lên.

   + Lần đầu mụ vợ mắng chồng là đồ ngốc.

   + Lần hai mụ mắng chồng to hơn.

   + Lần ba mụ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão quét dọn chuồng ngựa.

   + Lần tư mụ nổi giận lôi đình tát vào mặt ông lão, định cho người lôi ông lão ra bờ biển. Sau đó khi làm nữ hoàng mụ vợ đuổi chồng và để cho mọi người chế giễu.

   + Lần năm mụ vợ lại sai người bắt ông lão đến và ra lệnh.

- Mụ có ý định bắt cá vàng là kẻ cho mình đạt tất cả các yêu cầu giàu sang và địa vị, để phục vụ cho lòng tham, sự bội bạc không cùng của mụ. Rõ ràng lần thứ mụ không chỉ bội bạc chồng (người xứng đáng được hưởng những đặc ân của cá vàng) mà mụ vợ bội bạc với cá ân nhân (và ông lão mà trả ơn) đó chính là cá vàng.

Câu 4: Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh "trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ". Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân và lời nhắn nhủ phải sống giàu ân tình và nhân hậu chứ không được bội bạc, có mới nới cũ.

Câu 5:

Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.

Hình tượng cá vàng chính là công lí của nhân dân, là thái độ của nhân dân với những người lương thiện, hiền lành và những kẻ tham lam bội bạc.

16 tháng 10 2017

http://loigiaihay.com/soan-bai-ong-lao-danh-ca-va-con-ca-vang-trang-96-sgk-van-6-c33a22870.html

16 tháng 10 2017

Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình.

Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí.

Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc.

tran tuan vu

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.

16 tháng 10 2017

Tôi là một chú voi già trong đoàn xiếc ở kinh thành. Ngày nọ, ông chả đưa chúng tôi về một làng quê để biểu diễn. Ở đây, có lẽ người ta chưa từng thấy anh em họ hàng của tôi bao giờ nên nhắc đến voi ai cũng háo hức. Vé bán một buổi sáng mà đã hết veo!

Buổi chiều hôm ấy, cậu bé giúp việc đưa tôi ra đồng ăn cỏ, lúc trở về, cậu lại dắt tôi ra chợ để mua đồ. Đang đi, trên đường có năm ông thầy bói già cứ đùn đẩy nhau điều gì không rõ. Bác bán rau nói với cậu bé đi cùng tôi: "Này cháu! Năm ông thầv bói muốn cháu dừng con voi lại để họ xem nó thế nào có được không?". Cậu bé nhìn tôi như muốn hỏi ý kiến, thấy tôi huơ vòi cậu bèn vui vẻ nhận lời. Thú thực, tôi thấy xúc động vì tấm lòng của người dân nơi đây dành cho mình. Bởi vậy, ai nỡ từ chối đề nghị như thế của những người già, họ lại bị mù nữa cơ chứ. Thật tội nghiệp quá!

Tôi dừng lại, năm ông thầy bói theo lời hướng dẫn của cậu bé đi cùng, để gậy lại gần tôi. Năm người bọn họ, người ôm chân tôi, người xoa vòi tôi, người sờ tai tôi, người lại vuốt ngà tôi, người thứ năm thì cứ vỗ tay bồm bộp vào bụng tôi! Tôi thấy nhột lắm nhưng gắng nín nhịn chiều họ. Đột nhiên, ông sờ vòi nói to:

-  Ôi chao! Tôi tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Ông sờ ngà tiếp lời:

-  Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn.

Ông thầy sờ tai không chịu nhường:

-   Ai bảo thế! Nó hò hè như cái quạt thóc.

-  Nhầm! Nhầm hết. Nó như cái cột đình - Thầy sờ chân quát to!

Thầy sờ đuôi giơ gậy lên như sẵn sàng đánh nhau với ai:

-   Bốn ông sao ngốc nghếch thế! Nó lun tủn như cái chổi sể cùn!

"Như con đỉa!", "Như cột đình!", "Như đòn càn",... Năm ông ỏm tỏi với nhau, mặt ai cũng đỏ gay gắt. Cậu bé đi cùng hốt hoảng đẩy mấy ông thầy kì lạ kia ra. Còn tôi lúng túng tìm cách thoát ra khỏi đám đông đang xúm xít lại xem.

Tối hôm ấy, dân làng đến xem chúng tôi rất đông. Nhìn thấy tôi, tất cả ồ lên võ tay. Họ còn bàn tán ríu ran về chuyện mấy ông thầy bói. Thì ra, tôi đi khỏi rồi, năm ông còn đánh nhau đến chảy máu đầu!

Tôi vừa buồn cười, vừa tức giận. Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận của tôi và bảo rằng đó là cả con voi tôi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi tôi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá các thầy ấy chịu khó lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi cậu bé đi cùng tôi... thì đã biết tôi là như thế nào và đâu đến nỗi đánh nhau đến thế!

Đại Ma Vương HT

Tôi là một chú voi già trong đoàn xiếc ở kinh thành. Ngày nọ, ông chả đưa chúng tôi về một làng quê để biểu diễn. Ở đây, có lẽ người ta chưa từng thấy anh em họ hàng của tôi bao giờ nên nhắc đến voi ai cũng háo hức. Vé bán một buổi sáng mà đã hết veo!

Buổi chiều hôm ấy, cậu bé giúp việc đưa tôi ra đồng ăn cỏ, lúc trở về, cậu lại dắt tôi ra chợ để mua đồ. Đang đi, trên đường có năm ông thầy bói già cứ đùn đẩy nhau điều gì không rõ. Bác bán rau nói với cậu bé đi cùng tôi: "Này cháu! Năm ông thầv bói muốn cháu dừng con voi lại để họ xem nó thế nào có được không?". Cậu bé nhìn tôi như muốn hỏi ý kiến, thấy tôi huơ vòi cậu bèn vui vẻ nhận lời. Thú thực, tôi thấy xúc động vì tấm lòng của người dân nơi đây dành cho mình. Bởi vậy, ai nỡ từ chối đề nghị như thế của những người già, họ lại bị mù nữa cơ chứ. Thật tội nghiệp quá!

Tôi dừng lại, năm ông thầy bói theo lời hướng dẫn của cậu bé đi cùng, để gậy lại gần tôi. Năm người bọn họ, người ôm chân tôi, người xoa vòi tôi, người sờ tai tôi, người lại vuốt ngà tôi, người thứ năm thì cứ vỗ tay bồm bộp vào bụng tôi! Tôi thấy nhột lắm nhưng gắng nín nhịn chiều họ. Đột nhiên, ông sờ vòi nói to:

-  Ôi chao! Tôi tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Ông sờ ngà tiếp lời:

-  Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn.

Ông thầy sờ tai không chịu nhường:

-   Ai bảo thế! Nó hò hè như cái quạt thóc.

-  Nhầm! Nhầm hết. Nó như cái cột đình - Thầy sờ chân quát to!

Thầy sờ đuôi giơ gậy lên như sẵn sàng đánh nhau với ai:

-   Bốn ông sao ngốc nghếch thế! Nó lun tủn như cái chổi sể cùn!

"Như con đỉa!", "Như cột đình!", "Như đòn càn",... Năm ông ỏm tỏi với nhau, mặt ai cũng đỏ gay gắt. Cậu bé đi cùng hốt hoảng đẩy mấy ông thầy kì lạ kia ra. Còn tôi lúng túng tìm cách thoát ra khỏi đám đông đang xúm xít lại xem.

Tối hôm ấy, dân làng đến xem chúng tôi rất đông. Nhìn thấy tôi, tất cả ồ lên võ tay. Họ còn bàn tán ríu ran về chuyện mấy ông thầy bói. Thì ra, tôi đi khỏi rồi, năm ông còn đánh nhau đến chảy máu đầu!

Tôi vừa buồn cười, vừa tức giận. Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận của tôi và bảo rằng đó là cả con voi tôi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi tôi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá các thầy ấy chịu khó lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi cậu bé đi cùng tôi... thì đã biết tôi là như thế nào và đâu đến nỗi đánh nhau đến thế