K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :Ngày mai con sẽ vào lớp mộtSách giấy chờ kia trắng đến bồn chồnCô giáo trẻ và bạn bè ríu rítThu xanh sáng trên đầu, cha biết nói gì hơn ?Bài học của con bao nhiêu người đã họcĐời thực hơn hay trang sách thực hơn ?Cha sống giữa việc đời từng đổi khắcBài vỡ lòng còn nguyên vẹn cho con !…………Mai đến trường, cha biết...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

Ngày mai con sẽ vào lớp một

Sách giấy chờ kia trắng đến bồn chồn

Cô giáo trẻ và bạn bè ríu rít

Thu xanh sáng trên đầu, cha biết nói gì hơn ?

Bài học của con bao nhiêu người đã học

Đời thực hơn hay trang sách thực hơn ?

Cha sống giữa việc đời từng đổi khắc

Bài vỡ lòng còn nguyên vẹn cho con !

…………

Mai đến trường, cha biết nói gì hơn

Mai con bước vào thời tươi đẹp nhất

Nhưng con ạ, tháng ngày như chớp mắt

Chớ trễ tràng từ buổi học đầu tiên.

……..

(Trái tim người lính, NXB Thanh niên, H., 1998)

1. Văn bản trên là lời của cha nói với con trong hoàn cảnh nào? Có những điều đẹp đẽ nào chờ đón người con?

2. Em hiểu thế nào về câu thơ: Cha sống giữa việc đời từng đổi khắc- Bài vỡ lòng còn nguyên vẹn cho con !

3. Tại sao người cha lại khuyên con: Chớ trễ tràng từ buổi học đầu tiên.?

4. Hãy viết 3-5 dòng nêu cảm nhận của em về nhân vật người cha trong văn bản trên.

0
3 tháng 9 2021

hjhjhdaddadadd

3 tháng 9 2021
Bài này bạn ơi
3 tháng 9 2021

Một trong những hiện tượng nóng bỏng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận đó chính là việc học sinh ngày nay ngày càng lười học.

Thật không khó để nhận thấy các em học sinh hiện nay lơ là trong học tập mà chỉ tập trung vào những thú vui tiêu khiển ở bên ngoài như chơi điện tử, lên mạng xã hội. Hầu như bạn học sinh nào cũng có một mạng xã hội là Instagram, Facebook,… và thời gian sử dụng mạng xã hội rất nhiều. Kèm theo đó là tỉ lệ học sinh nghỉ học, bỏ học sớm vẫn còn cao.

Nguyên nhân của thực trạng này không thể không nhắc đến đó là sự chủ quan; do bản tính hiếu thắng, tò mò của các em muốn biết nhiều thứ trên mạng xã hội. Đôi lúc là do việc có quá nhiều bài tập dẫn đến tình trạng chán nản không muốn làm. Ngoài ra nguyên nhân còn là do sự ham chơi ở tuổi ăn tuổi lớn. Một trong những nguyên nhân không thể không nhắc đến đó là sự thiếu quan tâm của gia đình khi bố mẹ bận rộn kiếm tiền; nhà trường tạo nhiều áp lực về học tập khiến các em chán nản…

Hậu quả của việc lười học của học sinh đó là chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, tạo lỗ hổng kiến thức cho các em. Các em sẽ có những hiểu biết sai lầm, lệch lạc về các vấn đề trong cuộc sống từ đó dẫn đến hành động sai trái. Việc lười biếng không chịu trau dồi kiến thức của thế hệ học sinh dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng là nước nhà ngày càng thiếu đi nhân tài.

Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi mỗi bạn học sinh cần có ý thức tự rèn luyện bản thân và tích cực học tập. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm nhiều hơn đến con em mình, đốc thúc con em học tập, hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội… nhất có thể. Nhà trường cần giao bài tập vừa đủ và hợp lí không quá ít cũng không quá nhiều để các em rèn luyện, ôn tập và tạo cảm hứng để các em yêu thích việc học.

Việc học không chỉ là việc của một cá nhân mà nó còn ảnh hưởng đến tương lai, sự phát triển của cả một quốc gia. Mỗi học sinh chúng ta hãy cố gắng học tập và rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho đất nước, cho xã hội.

3 tháng 9 2021

Tiếp cận xu thế giáo dục thế kỷ XXI là nhiệm vụ cấp bách to lớn của nền giáo dục của mọi quốc gia. Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người. Vì vậy, việc giáo dục học sinh cá biệt học yếu, chưa ngoan là một điều tất yếu.

Thực trạng những mặt xấu của xã hội; sự thiếu quan tâm của gia đình; những éo le trong cuộc sống gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự hư đốn. Hay nói một cách khác là đạo đức học sinh yếu kém. Tình huống này, vai trò người thầy rất quan trọng trong việc rèn luyện giáo dục các em chưa ngoan trở thành học sinh ngoan. Tác động của thầy cộng hưởng với năng lực tự học, tự rèn luyện của trò tạo ra chất lượng hiệu quả cao. Ở tiểu học, điều đáng lo ngại cho giáo viên là tỉ lệ học sinh chưa tốt về mặt đạo đức tương đối cao, tỉ lệ này không giảm mà tăng hàng năm. Theo tôi, có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân là ý thức và suy nghĩ của các em còn non nớt. Tôi cho rằng, các em làm việc gì đó nếu có sai trái xuất phát có thể do bản năng hoặc bệnh a dua hay bệnh lấy le… nên khi làm không lường được hậu quả việc làm sai trái của mình. Thậm chí các em còn nghĩ làm như vậy là không sai!

Khi đạo đức yếu kém thì học lực cũng tỉ lệ thuận với nó. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả, các em kiến thức bị hổng dẫn đến mất căn bản; điểm kiểm tra thấp so với các bạn cùng lớp làm các em mặc cảm đưa đến hiện tượng sợ bị kiểm tra, tiếp theo là chán học và cuối cùng nảy sinh bỏ học. Những em này phát sinh tính xấu là nói dối thường xuyên nhằm tìm cách che đậy hoặc chối tội. Chính từ hiện tượng đó đã cho tôi những suy nghĩ và phải tìm biện pháp giúp các em lấy lại kiến thức căn bản, tinh thần học tập và ngoan ngoãn hơn.

Nếu học sinh có thói hư tật xấu phạm lỗi trầm trọng cũng có thể tùy trường hợp hay tùy đối tượng mà xử lí, tôi không xử lí một cách cứng nhắc. Dù lỗi lầm lớn nhưng nếu em đó biết nhận lỗi và sửa lỗi thì tôi luôn tạo cho học sinh đó cơ hội tự làm chủ bản thân, có niềm tin nghị lực để vươn lên. Thế nhưng đối với những học sinh lỗi vi phạm không đáng kể nhưng lại vi phạm thường xuyên thì tôi không thể bỏ qua mà xử lí một cách linh động tùy theo từng đối tượng. Dù các em vi phạm ở mức độ lỗi lớn hay nhỏ tôi cũng xử lí trên cơ sở giáo dục các em, cụ thể cho em đó biết chuộc lỗi, làm một việc tốt, giao cho em đó thời gian thử thách.

Đối với một học sinh không thuộc bài, không làm bài do lười học đưa đến điểm học tập kém, tôi tổ chức đôi bạn học tốt, nhóm học tốt. Thông thường thì cách này đã có từ lâu, thực hiện ở các lớp nhưng đặc biệt hơn thay vì cho học sinh giỏi kèm và kiểm tra học sinh yếu thì tôi phân nhóm. Mỗi nhóm từ ba đến bốn học sinh, giao trách nhiệm cho chính em học sinh đó làm nhóm trưởng tạm thời. Vai trò này để em cảm thấy có được lòng tin ở người thầy và bản thân phải có trách nhiệm và gương mẫu. Các em kiểm tra lẫn nhau và em đó có nhiệm vụ ghi lại phần nhận xét kiểm tra các bạn trong nhóm. Căn cứ vào kết quả, tôi tuyên dương kịp thời nếu em đó có cố gắng dù nhỏ, tạo cho em có hứng thú trong học tập.

Đối với một học sinh có cố gắng nhưng mất căn bản về kiến thức cũng đưa đến điểm học tập yếu, tôi cho học sinh giỏi kèm, hướng dẫn, vạch ra thời gian biểu để học tập theo đôi bạn. Trường hợp có học sinh biểu hiện hành vi đạo đức không tốt, làm mất trật tự trong giờ học, đánh nhau, tôi thường khuyên dạy bằng những câu chuyện thực tế ở đời giúp các em thấy được những hành vi xấu, không tốt sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường ở tương lai.

Đối với học sinh ngỗ nghịch khó dạy, tôi đưa ra một tình huống thực tế điển hình phù hợp với khả năng học sinh nhằm giáo dục tư tưởng lối sống, buộc học sinh đó phải giải quyết vấn đề, biến sự suy nghĩ đó thành hành động cụ thể gắn liền với tình thương yêu gần gũi với lớp học. Việc hạ hạnh kiểm học sinh đối với tôi chỉ là thứ yếu, cốt lõi là phải làm được việc giáo dục học sinh biết nhận thức để khi bước vào môi trường THCS, các em cảm thấy mình tự tin hơn.

Năm học 2005-2006, trường hợp một học sinh có hoàn cảnh gia đình đáng thương, cha mẹ ly dị nhau, tình cảm của em đó bị tổn thương ảnh hưởng đến chất lượng học tập hậu quả là em học yếu các môn, dẫn đến tình trạng chán học, trốn học. Tôi liên hệ và kết hợp chặt chẽ với phụ huynh. Tôi thường dành nhiều thời gian để gần gũi với em như một người mẹ, giúp em thấy được ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm thầy cô và bạn bè ở trường, tạo cho em thấy được khi đến trường là một niềm vui.

Suy nghĩ và hành động giáo dục rèn luyện học sinh học yếu của tôi là giúp các em có ý thức tự học, biết cố gắng vươn lên. Trường hợp này hay ở trường hợp khác, điều mà tôi đặt lên trên hết là phải hướng các em gần gũi nhiều hơn với tập thể lớp, với tình thương của người thầy. Ngoài học tập nội khóa, tôi còn động viên các em tham gia các chương trình vui chơi ngoại khóa của nhà trường, tham gia với nhóm học tốt, giao lưu nhiều mặt tình cảm để các em có niềm tin hơn. Cái chính đứng vững trong cuộc sống đó là ý chí, bản lĩnh của bản thân mình.

3 tháng 9 2021

Các quan hệ từ trong bài Cổng trường mở ra: vào, của, với, như, trên, như, mà, và, nhưng, của, trong, cho                                             Gửi bạn nè chúc bạn học tốt :333

2 tháng 9 2021

eeeeeeeeeeeeeeeeeeeweeeee3eweeeee

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả

#Hok tốt

1 tháng 9 2021

Là sao bạn không đánh chữ có dấu thì ai hiểu được

1 tháng 9 2021

bài này là bài " Cổng trường mở " ra nhé!

1 tháng 9 2021

vào đầu giờ ra về em đứng chờ bạn để đi chơi cùng nhau trong lúc đó em mút kẹo.

1 tháng 9 2021

"Cây khô chưa dễ mọc chồi

Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta

Non xanh bao tuổi mà già

Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu"

       Từ hiện tượng "cây khô" mà suy nghĩ đến tuổi già của cha mẹ. Đó là quy luật của sự sống, quy luật của tự nhiên. Cây khô là cây chết thì không thể "mọc chồi" nảy mầm xanh. Cha mẹ cũng vậy, tuổi già là về cõi , là quy tiên. "Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta" vì đó là quy luật của sự sống.

      Câu thứ ba là câu hỏi : "Non xanh bao tuổi mà già ?". Non xanh là núi mùa xuân, nghĩa rộng là đời người thời thanh xuân trẻ trung. Câu thứ tư nói rõ sự biến đổi của non xanh, của đời người : " Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu". Về mùa đông, núi non phủ đầy sương tuyết, nên "non xanh" ngày nào, nay đã trở thành "bạc đầu". "Sương tuyết" là một ẩn dụ gợi lên sự vất vả của cha mẹ trong những tháng ngày nuôi con. Cuộc đời vất vả, gieo neo, sức mỗi ngày một yếu, tuổi mỗi ngày một cao, nên ông bà, cha mẹ mới "hóa ra bạc đầu".

      Bài ca dao sử dụng điệp ngữ " chưa dễ", ẩn dụ " non xanh" và "sương tuyết" để nói về cha mẹ già yếu. Đó là nghĩa thực. Nghĩa bóng của bài ca dao là khuyên con cháu trong gia đình phải hiếu thảo, hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, ông bà khi già yếu. "Trẻ trông cha, già trông con" đó là tình nghĩa.

      Bài ca dao thể hiện một cách cảm động về tình cảm gia đình. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Bài học về đạo hiếu, đạo làm con được nên lên sâu sắc. Tình cảm gia đình là một tong những tình cảm đẹp nhất đối với mỗi chúng ta. 

Hok tốt