K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ..... Đề thi chất lượng Học kì 2 Năm học 2023 - 2024 Bài thi môn: Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 2) I. PHẦN LỊCH SỬ Khoanh vào chữ cái trước ý em cho là đúng: Câu 1:   a) Hiệp định Pa – ri về việc Việt Nam được kí kết chính thức vào thời gian nào?     A. 27/01/1972     B. 27/01/1973     C. 27/01/1974     D. 27/01/1975 b) Phong...
Đọc tiếp

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Lịch Sử & Địa Lí lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(Đề 2)

I. PHẦN LỊCH SỬ

Khoanh vào chữ cái trước ý em cho là đúng:

Câu 1:

 

a) Hiệp định Pa – ri về việc Việt Nam được kí kết chính thức vào thời gian nào?

    A. 27/01/1972

    B. 27/01/1973

    C. 27/01/1974

    D. 27/01/1975

b) Phong trào Đồng Khởi Bến Tre bùng nổ vào thời gian nào?

    A. 17/01/1960

    B. 17/01/1961

    C. 17/01/1962

    D. 17/01/1963

Câu 2: Tấm gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ là:

    A. Nguyễn Viết Xuân

    B. La Văn Cầu

    C. Nguyễn Văn Trỗi

    D. Tô Vĩnh Diện

Câu 3: Ngày 30/04/1975 có sự kiện gì đáng nhớ?

    A. Ngày diễn ra lễ ký hiệp định Pa – ri về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

    B. Hiệp định Giơ – ne – vơ được ký

    C. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

    D. Quân ta giải phóng Sài Gòn, chuẩn bị kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Câu 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:

    A. Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Học kì 2 có đáp án (Đề 7) 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954 tướng Đờ - ca – xtơ – ri và Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống.

    B. Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Học kì 2 có đáp án (Đề 7) Ngày 30/12/1972 Ních – xơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miềm Bắc.

    C. Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Học kì 2 có đáp án (Đề 7) Ngày 27/01/ 1973, tại Pa – ri diễn ra lễ ký kết hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.

    D. Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Học kì 2 có đáp án (Đề 7) Ngày 30/04/ 1975, quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai.

Câu 5: Kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa VI đã quyết định những điều gì?

I. PHẦN ĐỊA LÝ.

Khoanh vào chữ cái trước ý em cho là đúng:

Câu 1: Châu Á tiếp giáp với các châu lục nào?

    A. Châu Âu và châu Phi

    B. Châu Âu và châu Mỹ

    C. Châu Phi và châu Mỹ

    D. Châu Âu và châu Đại Dương

Câu 2: Phần lớn dân cư Châu Âu thuộc chủng tộc nào?

    A. Da vàng

    B. Da trắng

    C. Da đen

    D. Da đỏ

Câu 3: Nước nào có diện tích lớn nhất thế giới?

    A. Trung Quốc

    B. Pháp

    C. Liên Bang Nga

    D. Mỹ

Câu 4: Em hãy chọn các từ sau đây: Tây Nam, giữa, nam, xích đạo điền vào chỗ chấm của các dòng bên dưới cho thích hợp:

Châu Phi nằm ở phía …………………… châu Âu và phía ……………… châu Á, có đường……………………… đi ngang qua…………………….châu lục.

Câu 5: Nêu những hoạt động kinh tế của các nước châu Âu?

1
25 tháng 1 2024
Đáp án I. PHẦN LỊCH SỬ: (5 điểm)

Câu 1: a) B b) A

Câu 2: D

Câu 3: C

Câu 4: A. Đ     B. Đ     C. Đ     D. S

Câu 5: Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI quyết định:

Lấy tên nước ta Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, quyết định Quốc huy, Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài tiến quân ca, Thủ đô là Hà Nội, Thành Phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.

II. PHẦN ĐỊA LÝ:

Câu 1: A

Câu 2: B

Câu 3: C

Câu 4: Thứ tự các từ cần điền là: nam, Tây Nam, xích đạo, giữa.

Câu 5: Hoạt động kinh tế của các nước ở Châu Âu là:

Các nước ở Châu Âu có nền kinh tế phát triển, họ liên kết với nhau để sản xuất và buôn bán nhiều loại hàng hóa. Những sản phẩm công nghiệp của châu Âu nổi tiếng thế giới là máy bay, ô tô, thiết bị, hàng điện tử, len dạ, dược phẩm, mỹ phẩm,…

Câu 1:(1 điểm) “Sấm sét đêm giao thừa” diễn ra vào thời gian nào ?   QUẢNG CÁO       A.Đêm 30 tết Đinh Mùi năm 1967       B.Đêm 30 tết Mậu Thân 1968       C.Đêm 30 tết Kỉ Dậu 1969       D.Đêm 30 tết Canh Tuất 1970   Câu 2:(1 điểm) Vì sao Mĩ phải ký hiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam ?       A.Vì Mĩ không muốn kéo dài chiến tranh ở Việt...
Đọc tiếp

Câu 1:(1 điểm) “Sấm sét đêm giao thừa” diễn ra vào thời gian nào ?

 

QUẢNG CÁO

 

    A.Đêm 30 tết Đinh Mùi năm 1967

 

    B.Đêm 30 tết Mậu Thân 1968

 

    C.Đêm 30 tết Kỉ Dậu 1969

 

    D.Đêm 30 tết Canh Tuất 1970

 

Câu 2:(1 điểm) Vì sao Mĩ phải ký hiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam ?

 

    A.Vì Mĩ không muốn kéo dài chiến tranh ở Việt Nam

 

    B.Vì Mĩ muốn rút quân về nước

 

    C.Vì Mĩ thất bại nặng nề về quân sự ở hai miền Nam – Bắc trong những năm 1972.

 

    D.Vì Mĩ thương nhân dân ta

 

Câu 3:(1 điểm) Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được chính thức khởi công xây dựng vào ngày, tháng, năm nào ?

 

    A. Ngày 06 – 11 – 1979;

 

    B. Ngày 16 – 11 – 1979 ;

 

    C. Ngày 30 – 12 – 1988 ;

 

    D. Ngày 04 – 4 – 1994.

 

Câu 4:(1 điểm) Điền chữ thích hợp vào chỗ chấm (..........) trong câu sau: (Mức độ 3)

 

Giai đoạn 1954 - 1975, nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu chống đế quốc..............còn nhân dân miền Bắc vừa tiến hành xây dựng..................................................., vừa chống trả .................................... phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời……………….cho miền Nam.

 

Câu 5:(1 điểm) Em hiểu câu : “Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta” như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

Câu 6:(1 điểm) Các nước láng giềng của Việt Nam là? (mức độ 1)

 

    A. Trung Quốc, Lào, Cam- pu chia

 

    B. Trung Quốc, Lào, Thái Lan

 

    C. Lào, Cam- pu chia, In - đô- nê- xi- a.

 

    D.Lào, Thái lan, Campuchia

 

Câu 7:(1 điểm) Vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới?(mức độ 2)

 

    A.Vì châu Phi nằm trong đới khí hậu ôn hòa.

 

    B.Vì châu phi có diện tích rộng lớn.

 

    C.Vì châu Phi nằm trong vành đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, không có biển ăn sâu vào đất liền.

 

    D. Vì châu Phi nằm gần biển.

 

Câu 8:(1 điểm) Đông Nam A chủ yếu có khí hậu như thế nào ?

 

    A. Nhiệt đới

 

    B. Gió mùa nóng ẩm

 

    C. Ôn hoà

 

    D. Hàn đới

 

Câu 9:(1 điểm) Chọn từ thích hợp để điền vào những chỗ chấm sau: ( mức độ 3)

 

Châu Âu nằm ở phía .................... châu Á, có khí hậu .................................. Đa số dân cư châu Âu là người da ................................ Nhiều nước châu Âu có nền kinh tế .........................................

 

Câu 10: (1 điểm) Hãy xếp các đại dương trên thế giới về diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé. 

 

 

 

3
25 tháng 1 2024

1.B

2.C

3.A

4. Giai đoạn 1954 - 1975, nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu chống đế quốc  còn nhân dân miền Bắc vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam

5. Ngày 30/4/1975, đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.

6.A

7.C

8.B

9.Châu Âu nằm ở phía Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, có khi hậu hàn đới. Đa số dân cư châu Âu là người da vàng, nhiều nước châu Âu có niền kình tế vượt trội.

10.

1. Thái Bình Dương
2. Đại Tây Dương
3. Ấn Độ Dương
4. Nam Đại Dương (Mới công nhận năm 2020)
5. Bắc Băng Dương

 

 

 

25 tháng 1 2024
I. PHẦN LỊCH SỬ

Câu 1: ý B

Câu 2: ý c

Câu 3: ý a

Câu 4: Mĩ – chủ nghĩa xã hội- cuộc chiến tranh - chi viện

Câu 5: Ngày 30- 4 năm 1975 quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến dịch Hồ Chi Minh lịch sử.Đất nước ta được thống nhất và độc lập.

II. PHẦN ĐỊA LÝ

Câu 6: ý A

Câu 7: ý c

Câu 8: ý C

Câu 9: tây – ôn hòa –trắng - phát triển

Câu 10: Thái Bình Dương, Đại tây dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương

24 tháng 1 2024

máy là sao?

24 tháng 1 2024

nước Trung Quốc và đối với vế "đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc"

(trong sách giáo khoa ấy)

 

9 tháng 1 2024

 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam với mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

9 tháng 1 2024

Nhân dịp Ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9, trân trọng giới thiệu bài viết "Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945" của TS.Vũ Ngọc Am đăng trên báo điện tử Đảng Cộng sản:

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản ”Tuyên ngôn Độc lập” lịch sử do chính Người chuẩn bị, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Thời gian đã qua đi hơn 2/3 thế kỷ, nhiều chi tiết nội dung trong Tuyên ngôn đã được nghiên cứu, làm sáng tỏ trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta càng thấy rõ những tư tưởng vĩ đại, tầm nhìn chiến lược của Người thể hiện trong Tuyên ngôn.

Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hơn thế nữa, Tuyên ngôn độc lập còn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân loại, là sự mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới.

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử, một văn bản pháp lý quan trọng bậc nhất của nước ta. Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, một cơ sở pháp lý vững chắc khẳng định mạnh mẽ chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới, mở ra thời kỳ mới của dân tộc ta trên con đường phát triển.

Nội dung của Tuyên ngôn Độc lập đã được các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu, làm rõ, nhưng hiện vẫn còn những luận điệu xuyên tạc, đặt câu hỏi với dụng ý xấu: Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập bằng những câu trích dẫn từ hai bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và Pháp?

Điều này cần phải hiểu và lý giải rõ.

Một là, Chủ tịch Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới như UNESCO đã tôn vinh, Người nhắc đến hai văn kiện lịch sử ấy với lòng trân trọng đặc biệt của một trí tuệ lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại mà Cách mạng giành độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và Cách mạng tư sản Pháp 1789 đã giành được. Đây là những thành quả văn hoá của nhân loại, là dấu mốc lớn của lịch sử loài người, trong đó đã khẳng đinh những quyền cơ bản của con người. Đó là "quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” … “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”… Đây là những tư tưởng rất tiến bộ đã được khẳng định trong hai bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp. Dẫn dắt từ sự kiện này để Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến kết luận nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế đối với cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam.

Hai là, trên nền tảng và tiền đề đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng, chính cuộc cách mạng mà dân tộc Việt Nam đã giành được vào Tháng Tám năm 1945 là bước đi tiếp trong sự phát triển của nhân loại, đồng thời cũng là cột mốc cho sự phát triển của lịch sử giải phóng con người thuộc các dân tộc bị áp bức, bóc lột. Đó là mẫu hình đầu tiên và cũng là ngọn cờ đầu của cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa nhỏ yếu thoát khỏi ách đô hộ, thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và mới mà cách mạng Việt Nam do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã gương cao.

Ba là, đi sâu nghiên cứu hai bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp, chúng ta thấy cả hai bản Tuyên ngôn đã đề cao và khẳng định quyền con người: “Mọi người đều sinh ra bình đẳng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Chính sự suy rộng ra đã thể hiện một tư tưởng lớn, một luận điểm quan trọng thể hiện sự vượt trội của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được trình bày trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam. Đây là một nội dung rất căn bản, có ý nghĩa không chỉ đối với dân tộc ta mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với thời đại. Từ đó tới nay, các nước trên thế giới đã và đang liên tục đấu tranh để giành độc lập, giành quyền dân tộc cơ bản của mình.

Như vậy, có thể thấy, với vốn tiếng Anh cùng với thiên tài trí tuệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dịch và trích dẫn Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp nhưng có sự điều chỉnh và phát triển để thể hiện quan điểm riêng của mình về quyền con người và trên thực tế, tinh thần ấy đã được thể hiện và khẳng định trong tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam từ trước đến nay.

Đó chính là sự đóng góp về lý luận và thực tiễn về quyền con người, đem lại những tiến bộ và phù hợp với sự phát triển của nhân loại.

Hơn 70 năm đã trôi qua, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 đã trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện lời thề thiêng liêng trong ngày Lễ độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Với tinh thần đó mà cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong suốt hơn 70 năm qua. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ và thách thức.

Để tận dụng, phát huy tốt nhất thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần đoàn kết một lòng với quyết tâm cao, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nâng cao đời sống của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập ,chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

9 tháng 1 2024

Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 . 

- Khẳng định quyền Độc lập Dân tộc . 

- Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa .

9 tháng 1 2024

Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 . 

- Khẳng định quyền Độc lập Dân tộc . 

- Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa .

- Kết thúc 80 năm thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta . 

- Khẳng định tinh thần kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống xâm lược , bảo vệ độc lập cho dân tộc ta .

8 tháng 1 2024

Tình bạn là những vần thơ

Tối về đắp gối ngâm quơ vài lời

Tình bạn áo trắng một thời

Bây giờ áo bạc phai rồi vẫn treo

Tình bạn hạt giống mang theo

Suốt đời tri kỉ ai gieo ai trồng

đó∑( 口 ||

8 tháng 1 2024

tình bn là một tình đời

tình bn thắm thiết mãi ko buông rời

tình bn như ngàn sao sáng

cao tít chói lọi như tình  bn thân

tình bn giống như vũ trụ

mãi như cái trụ nằm yên một chỗ

tình bn một thời dắt tay

nay còn kỉ niệm mãi luôn gắn liền

B.Chiến thắng Thu-Đông 1947

8 tháng 1 2024

Câu B

Sự phát triển của Lan Xang trong các thế kỉ XV - XVII - Về tổ chức nhà nước: + Vương quốc được chia thành 7 mường (tỉnh) + Đứng đầu nhà nước là Vua, dưới vua là một phó vương và 7 quan đại thần kiêm tổng đốc tỉnh. + Quân đội bao gồm quân thường trực của nhà vua và quân địa phương. - Về kinh tế: + Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi gia súc, khai thác lâm sản...
Đọc tiếp

Sự phát triển của Lan Xang trong các thế kỉ XV - XVII

- Về tổ chức nhà nước:

+ Vương quốc được chia thành 7 mường (tỉnh)

+ Đứng đầu nhà nước là Vua, dưới vua là một phó vương và 7 quan đại thần kiêm tổng đốc tỉnh.

+ Quân đội bao gồm quân thường trực của nhà vua và quân địa phương.

- Về kinh tế:

+ Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi gia súc, khai thác lâm sản khá phát triển.

+ Cư dân Lan Xang đã có sự trao đổi, buôn bán với nước ngoài.

+ Cuộc sống của cư dân thanh bình, sung túc.

- Về ngoại giao: Lan Xang giữ quan hệ hòa hiếu với các quốc gia láng giềng nhưng luôn kiên quyết chống quân xâm lược để bảo vệ nền độc lập.

Đánh giá: Dưới thời Lang Xang, Lào là một vương quốc thịnh trị, đời sống nhân dân thanh bình, ấm no, sung túc.

0
Hỏi đáp  Những nét tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Campuchia: - Tín ngưỡng – tôn giáo: + Người Khơ-me có nhiều tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tục cầu mưa,… + Thời kì này bên cạnh Hindu giáo thì Phật giáo cũng được đề cao với nhiều công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng. - Chữ viết – văn học: + Từ những thế kỷ đầu Công nguyên, người Khơ-me đã...
Đọc tiếp

Hỏi đáp 

Những nét tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Campuchia:

- Tín ngưỡng – tôn giáo:

+ Người Khơ-me có nhiều tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tục cầu mưa,…

+ Thời kì này bên cạnh Hindu giáo thì Phật giáo cũng được đề cao với nhiều công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng.

- Chữ viết – văn học:

+ Từ những thế kỷ đầu Công nguyên, người Khơ-me đã học chữ Phạn của người Ấn. Trên cơ sở đó, từ thế kỉ VII, người Khơ-me đã sáng tạo nên hệ thống chữ viết riêng của mình - chữ Khơ-me cổ

+ Dòng văn học dân gian và văn học viết với các truyện thần thoại, truyện cười, truyện thơ,… rất phong phú.

- Kiến trúc, điêu khắc:

+ Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc rất phát triển, tiêu biểu là quần thể đền tháp đồ sộ và độc đáo Ăng-co Vát, Ăng-co Thom,…

 

1
5 tháng 1 2024

Trả lời:

Những nét tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Campuchia:

- Tín ngưỡng – tôn giáo:

+ Người Khơ-me có nhiều tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tục cầu mưa,…

+ Thời kì này bên cạnh Hindu giáo thì Phật giáo cũng được đề cao với nhiều công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng.

- Chữ viết – văn học:

+ Từ những thế kỷ đầu Công nguyên, người Khơ-me đã học chữ Phạn của người Ấn. Trên cơ sở đó, từ thế kỉ VII, người Khơ-me đã sáng tạo nên hệ thống chữ viết riêng của mình - chữ Khơ-me cổ

+ Dòng văn học dân gian và văn học viết với các truyện thần thoại, truyện cười, truyện thơ,… rất phong phú.

- Kiến trúc, điêu khắc:

+ Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc rất phát triển, tiêu biểu là quần thể đền tháp đồ sộ và độc đáo Ăng-co Vát, Ăng-co Thom,