K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2017

" Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. "

Năm nay mẹ tôi 37 tuổi. Mẹ tôi là người tuyệt vời nhất. Bà đẹp như cô tiên trong truỵên cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Đôi bàn tay mẹ không đẹp, nó dã bị chai như ghi lai những nổI vất vả của mẹ trong bao năm nay dã nuôi tôi khôn lớn nên người. Mẹ thường gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm! Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình. Trong trái tim tôi, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi .

 Mẹ tôi là giáo viên . Dù rất tận tụy với nghề nhưng chưa tưng thấy mẹ bỏ quên công việc nội trợ của mình. Sáng, mẹ dậy thật sớm chuẩn bị cơm nước cho cả nhà. Tối về mẹ còn bận soạn giáo án, dạy tôi học bài. Những lúc như vậy , hay những lúc mẹ ốm, tôi thấy thương mẹ vô cùng.

Tôi nhớ có lần tôi bị bệnh nặng, mẹ chở tôi lên bệnh viện Bạch Mai . Mẹ em nghỉ dạy để chăm sóc tôi vì bố tôi bận công tác xa, cơm nước quần áo, tắm rửa mẹ tôi phải làm cả. Về nhà tôi cảm thấy khỏe, nên mẹ đi dạy một buổi, trưa về mẹ chăm sóc cho tôi, hai bàn tay mẹ gượng nhẹ thận trọng âu yếm biết bao. Lúc đó ánh mắt mẹ tràn ngập thương xót, nhưng miệng mẹ vẫn tươi cười kể chuyện này chuyện nọ cho tôi nghe để em chống mau hết bệnh. MỗI khi đau ốm mẹ tôi túc trực bên em sáng đêm, tận tụy lo lắng, cử động chậm rãi, gượng nhẹ xếp đặt mọi công việc trong ngoài không rảnh tay dù bận mấy đi nữa mẹ cũng không quên nấu những bữa ăn ngon.

 Tình mẹ thật bao la và rộng lớn, mẹ ơi,có nhiều lúc con làm mẹ buồn, con xin lỗi mẹ nhiều, mong mẹ tha thứ cho con. Con sẽ học thật giỏi để sau này về giúp đỡ mẹ, để nụ cười mãi nở trên môi mẹ. Mẹ đã làm nhiều việc khổ vì gia đình ,không ai có thể đếm được những việc ấy. Mẹ ơi, hãy làm những việc vừa sức mình thôi,để thời gian nghỉ ngơi. Con yêu mẹ nhiều lắm “ Mẹ vẫn mãi là nơi ấp áp của tâm hồn con ! Con yêu mẹ lắm , mẹ của con ơi ! "

;3

1 tháng 11 2017

Em yêu quý nhất là mẹ trong lòng em ,mẹ luôn là người mẹ hiền và là hinh ảnh cao dẹp nhất. Mẹ một tiếng nghe dảng dị mà lại chứa chan tình cảm vô bờ bếnh như lời bài hát:

“Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào

Tình mẹ tha thiết như dòng suốI hiền ngọt ngào”

Năm nay mẹ em 42 tuổi .Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truỵên cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Dôi bàn tay mẹ ko đẹp , nó dã bị chai như ghi lai những nổI vất vả của mẹ trong bao năm nay dã nuôi em khôn lớn nên ngườI. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm! Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình. Tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em... Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em...

Những bài văn kể về mẹ của em

Những bài văn kể về mẹ của em - Ảnh minh họa

Có lần tôi bị bệnh mẹ chở em lên bệnh viện trảng Bàng . Mẹ em nghỉ dạy để chăm sóc tôi vì ba tôi bận công tác xa , cơm nước quần áo , tắm rửa mẹ em phảI làm cả . Về nhà em cảm thấy khỏe , nên mẹ đi dạy một buổI , trưa về mẹ chăm sóc cho em , hai bàn tay mẹ gượng nhẹ thận trọng âu yếm biết bao . lúc đó ánh mắt mẹ tràng gặp thương xót , nhưng miệng mẹ vẫn tươi cườI kể chuyện này chuyện nọ cho em nghe để em chống mau hết bệnh. MỗI khi đau ốm mẹ em túc trực bên em sáng đêm , tận tụy lo lắng ,cử động chậm rãi , gượng nhẹ xếp đặt mọI công việc trong ngoài không rảnh tay dù bận mấy đi nữa mẹ cũng không quên nấu những bữa ăn ngon

Mẹ khuyên lơn em đủ điều , giọng lúc nào cũng êm đềm thấm thía .

Mẹ luôn công tư rạch ròi , về nhà mẹ là mẹ , nhưng trên bục giảng mẹ là ngườI thầy , nếu em vi phạm thì phạt ngay , mẹ không hề châm chước hay thiên vị.

Cảnh đêm khuya mẹ ngồI soạn từng trang giáo án , để chuẩn cho tiết dạy ngày mai Có hôm thấy mẹ thả dài ngườI trên ghế có vẽ nghĩ ngợI xa xôi

Mẹ ôm tôi , nâng niu ng vòng tay âu yếm. Mẹ đứng ngồi không yên, khi em đi học về muộn .

Lòng mẹ còn mênh mông bao la hơn cả biển rộng sông dài. Biển dù rộng vẫn còn không ra khỏi giới hạn của địa cầu. Sông dù có dài thăm thẳm vẫn còn thước để đo. Còn lòng mẹ thì cao xa vời vợi như lòng trời vô tận trong vũ trụ mênh mông. Lòng mẹ là thiên đàng hạnh phúc thăm thẳm ngút ngàn. Chỉ có lòng mẹ mới đủ sức chứa nổi nguồn sống của nhân loại. Thượng Đế đã ban tặng cho con người sự sống phát sinh từ lòng mẹ. Vì vậy mà ta có thể nói hạnh phúc của loài người chính tâm hồn cao thượng của người mẹ hiền. Mỗi người chúng ta, dù sang hèn hay giàu nghèo. Chúng ta cũng có một tình thương vô bờ vô bến của mẹ hiền. Vì mẹ chúng ta, yêu thương chúng ta bằng tình yêu của Thượng Đế. Cũng vì thế mà không có gì có thể sánh với tình mẹ thương con

Ai rằng công mẹ bằng non

Thực ra công mẹ lại còn lớn hơn

1 tháng 11 2017

Xời, toàn mấy thanh niên cop mạng.

Bài làm:

Hồi học tiểu học tôi được học tại 1 ngôi trường có tên Tiểu học Mộc Lỵ. Trường được xây vào năm 1993. Lúc đầu khi mới nhập học vào lớp 1 trường vẫn còn cũ kĩ, sau 2 năm sữa chữa trường như mới, với diện tích rộng gấp đôi lúc chưa xây. Trường có 6 dãy nhà, 1 dãy 3 tầng, còn lại là dãy 2 tầng. Sân trường khá to đủ để làm 1 hội trường lớn, hồi tôi học lớp 5, tôi học bên dãy 3 tầng lúc đó trường cũng đã khang trang, lúc tôi hoàn thành khóa học tiểu học thì nhà trường bắt đầu xây sân khấu, láp mái tôn cho mấy bạn khoá sau bọn tôi có thể chơi đùa lúc trời mưa. Tôi mong dù có trả qua bao mưa nắng thì trường vẫn sẽ như mới.

P/s: Hình ảnh lúc trường đang xây mới.

Kết quả hình ảnh cho trường tiểu học mộc lỵ

Trường Tiểu học Mộc Lỵ 

1 tháng 11 2017

Từ ngày lên lớp 3, gia đình em chuyển đến một nơi ở mới cách xa ngôi trường tiểu học của em nên khi đó em cũng phải chuyển trường. Từ đó đến nay, đã lâu rồi em không được đến thăm ngôi trường thuở ấu thơ ấy của mình. Hôm nay, nhân dịp về thăm bà nội, em đã trở lại ngôi trường gắn bó với em suốt những năm đầu tiểu học.

Khi em chuyển đi thì trường tiểu học hát đầu sửa chữa và xây mới rất nhiều. Vì vây, hôm nay em trở lại thấy có nhiều điều đã đổi thay. Tuy thế, trường vẫn giữ được những hình ảnh gắn bó với tuổi thơ của em.

Con đường trước cổng trường được làm rộng hơn, cao hơn, bằng phẳng và thoáng đãng. Hai bên đường còn có vỉa hè sạch đẹp, có những cây phượng được trồng thẳng hàng rất đẹp mắt. Nhìn ra con đường đẹp đẽ ấy là cổng trường uy nghiêm cũng đã được xây mới. Tấm biển trường ngày nào đã được thay nhưng vẫn được trang trí và sơn màu như cũ - nó giống hệt với hình ảnh tấm biển trường em được nhìn thấy vào ngày đầu tiên em bước vào lớp 1. Em cứ đứng ngắm mãi tấm biển ấy không thôi. Vừa thân quen lại vừa ngỡ ngàng như cậu bé lớp 1 ngày đầu nhập học.

Bước qua cánh cổng trường rộng mở là một không gian vừa lạ vừa quen. Lạ vì sân trường rộng hơn ngày trước rất nhiều. Trước đấy, sân trường chỉ bằng một nửa thế này và được lát gạch màu đỏ, nửa còn lại là một khu đất trống với cỏ dại với những cây bằng lăng gầy gò. Bây giờ, tất cả được lát gạch, những cây thân gỗ được xây bồn và chăm sóc chu đáo nên tất cả đều tươi xanh, rợp bóng. Dưới mỗi tán cây lớn lại có những chiếc ghế đá dành cho các em nhỏ ngồi nghỉ ngợi sau khi đã chơi đùa thỏa thích. Nhìn thẳng từ cổng trường vào là khu nhà của các thầy cô giáo, khu nhà ấy vẫn như xưa. Em còn nhớ, trước đây mỗi lần có chương trình văn nghệ, các thầy cô thường làm sân khấu trước khu nhà này. Nhìn khu nhà thân quen, em như nhìn thấy chính mình đang đứng hát trước khu nhà đó. Ngược lại, hai dãy phòng học được xây hai bôn vuông góc với khu nhà của các thầy cô thì đã được xây mới hoàn toàn. Đó là hai dãy nhà ba tầng khang trang và rất đẹp đẽ với đầy đủ phương tiện dạy học rất hiện đại. Phòng nào cũng được trang trí bằng những tranh ảnh, dụng cụ rực rỡ và đẹp mắt.

Có lẽ những hàng cây là còn thân quen hơn cả: phượng vĩ, xà cừ, bằng lăng. Hơn ba năm đã trôi qua nhưng dường như chúng không thay đổi gì nhiều. Thân vẫn vươn cao, to và chắc. Nhìn chúng,  nhớ những buổi cả lớp cùng lao động, vun cây, tưới nước rồi đùa nghịch. Đó còn là những lúc nghịch ngợm bẻ hoa hay vụng về khắc mãi vào thân cây tên mình và tên lớp...

Rời mái trường tiểu học thân yêu ra về em vẫn còn bồi hồi xúc động. Mái trường như nhắc nhở em phải cố gắng học tập để xứng đáng với kỉ niệm đẹp đẽ thuở ấu thơ.



 

1 tháng 11 2017

Cây cần nước nhiều nhất là vào lúc :

+ Cây đang sinh trưởng

+ Cây đang mọc cành

+ Cây đang ra hoa và tạo quả

k mk nha bn!

1 tháng 11 2017
Giai đoạn cây cần nước nhất là lúc cây đang trong thời kỳ phát triển nha bạn . Kb với mình nha . Nếu cần bài văn viết cái gì đó thì cứ hỏi mình mình sẽ cho bạn gợi ý

1, thông tin là tất cả những j đem lại sự hiểu bik về thế giới xung quanh và về chính con người

vd : thông tin dạng văn bản,âm thanh , hình ảnh , ...

2 , phần mềm là:

Để phân biệt vs phần mêm cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lí kèm theo , người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm máy tính hay gọi ngắn gọn là phần mềm

phần mềm mk bik thì là : phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng

3 , SGK 

phần mềm gõ 10 ak các này mk ko bik bn có thể tham khỏa trên mạng hoặc SGK bởi vì câu 3 mk chưa học tới xl nha 

11 tháng 11 2017

cảm ơn bn : '" ĐỪNG NÓI GÌ KHI TÔI ĐANG BUỒN " nha

1 tháng 11 2017

   Mở bài: Giới thiệu người định tả.

   Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

   Thân bài:

   a) Tả hình dáng:

    - Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?

   (Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)

    - Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi...

    - Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.

       + Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.

       + Đôi mắt bà còn rất sáng.

       + Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.

       + Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.

   b)Tả tính tình:

    - Những thói quen và sở thích của bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.

    - Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...

   (Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).

   Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.

   Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.


 

1 tháng 11 2017

Mở bài: Giới thiệu người định tả
- Ông ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.
Thân bài:
a)Tả hỉnh dáng:
- Ông bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?
(Ông năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Ông thường mặc áo ông ba trắng với quần dài đen rất giản dị)
- Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhãn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi...
- Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.
+ Mái tóc ngắn nhưng bạc phơ giống như những ông tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi ông cười những nếp nhăn đó hằn  lên rất rõ.
+ Đôi mắt ông còn rất sáng.
+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.
+ Ông tay nổi rõ những đường gân xanh.
b)Tả tính tình:
- Những thói quen và sở thích cùa ông: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng ông vẫn thích đi xe đạp, dạo bộ. Ông thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Ông thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.
- Mối quan hệ của ông với con cháu, hàng xóm...
(Ông là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi ghe. Đối với hàng xóm ông cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến ông).
Kết bài: Tình cảm của em đối với ông.
- Em yêu quý ông, mong ông sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để ông vui lòng

1 tháng 11 2017

- Đi canh miếu và giết chết chằn tinh

- Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa rồi lại bị Lí Thông lừa nhốt trong hang

- Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ khiến Thạch Sanh bị bắt nhốt trong ngục.

- Đánh đuổi quân 18 nước chư hầu .

Từ những điều trên , ta thấy Thạch Sanh là một người dũng cảm , tốt bụng và có lòng vị tha .

1 tháng 11 2017

-Thạch Sanh bị lừa đi canh miếu thần.

=>Đánh nhau với chằn tinh

-Thạch cứu công chúa , con trai vua thủy tề khỏi đại bàng

=>Đánh nhau và diệt đại bàng .

-Bị hiểu lầm , nhốt trg ngục

=>Nhờ tiếng đàn mà dc giài oan

-18 Nước chư hầu qua xâm chiếm

=>Đánh đàn làm quân nể phục và mời ăn cơm trg niêu cơm thần .

Cảm nghĩ

Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam

​mk ko chép mạng đâu

1 tháng 11 2017

Chúng tôi vào thăm một gia đình nổi tiếng nhất đất cồn này về nghề trồng cây kiểng và cây ăn trái. Vô số những loài cây kiểng đang khoe sắc. Hòn non bộ nho nhỏ với dáng điệu ông tiều phu gánh củi, với đứa trẻ chăn trâu gợi cho tôi nhớ đến cái quạnh quẽ trong bài thơ “Vịnh Đèo Ngang” cửa Bà Huyện Thanh Quan. Có những cây xương rồng đã tồn tại hơn trăm năm đang khoe dáng vừa cổ kính vừa kiêu hãnh trước những con mắt tò mò của lũ chúng tôi. Chúng tôi rẽ qua lối vào vườn cây án trái. Quả là tiếng đồn không ngoa. Cây trái ở đây nhiều vô kể. Tán cây xanh thẩm, dày, rất dày. Tôi len vào tán một cây nhãn, đi vòng quanh khu vườn ấy. Ánh nắng mặt trời không chiếu được đến gốc, mặt đất mềm mềm, bốc lên mùi ẩm mục của lá cây. Nhìn lên phía trên chỉ thấy lốm đốm những mảnh nắng nhàn nhạt tan trong, vòm lá xanh và những chùm nhãn chín mọng, trắng xóa.

Bởi trái cây ở đây rất nhiều nên người ta không bọc xuể, các chùm trái rơi xuống dưới phía tán cây thật to, đều tăm tắp. Tôi lấy cái giỏ làm bằng lá dừa nước đựng nhãn chín. Chỉ loáng qua chừng hai mươi phút đã đầy giỏ. Tôi gọi các bạn. Ồ, bạn nào cũng đầy một giỏ như tôi. Hớn hở làm sao! Chúng tôi liên hoan tại chỗ, ngay bên gốc nhãn. Sau đó, được chủ vườn cho phép, lũ chúng tôi lại còn ních thêm cho đầy những túi quần, túi áo. Có cậu đã phùng phình cả người mà bước ra vẫn còn luyến tiếc…

  Cứ thế, chúng tôi đi qua các vườn trái cây khác như chôm chôm, boòng boong, dâu… Quả là tuyệt vời. Muôn vàn trái cây như các đèn lồng xanh, đỏ, vàng cứ nhấp nháy trong mắt, bắt buộc chứng tôi phải chú ý và phải “thăm” nó. Rời khỏi vườn trái cây, chúng tôi tiếp tục đi đến “Nhà nghỉ Công đoàn” của Cồn Rồng. Đâu đâu cũng là một màu xanh trù phú. Lướt qua những vườn nhãn, chúng tôi chỉ nghe tiếng cười nói của những người làm vườn, phải hết sức chú ý mới thấy được những bàn chân thấp thoáng, lá cây đã phủ tất cả. Bọn nhóc chúng tôi có thể chơi trò trốn tìm thỏa sức mình trong tòa lâu đài xanh kì diệu ấy. Các ngôi nhà ở Cồn Rồng chủ yếu là mái ngói, một kết quả do nguồn lợi trái cây đem lại. Hàng rào được xén tỉa rất cẩn thận dài trên đường đi. Một bên là vườn cây, một bên là nhà, con đường lát gạch như muốn kéo dài ra mãi. Chúng tôi vừa đi vừa “thanh toán” sản phẩm cây vườn, chẳng mấy chốc đã đến đích, bại một lần nữa hồi hộp và nóng lòng vì phải chờ mua vé. Không bao lâu sau, chúng tôi đã thoải mái tung tăng trong khu nhà nghỉ. Sân rộng rãi được lát xi măng và dựng tượng chín con rồng với chín kiểu điêu khắc khác nhau. Mỗi con đều mang vẻ uy nghi của quyền lực. Rồi chiếc Cửu đỉnh khổng lồ được ghép bằng gốm Bát Tràng, đã có người đề nghị đặt nó trong lồng kính đề bảo vệ một thành quả nghệ thuật hiếm có. Chúng tôi đứng lặng rất lâu để ngắm kĩ từng phiến gấm óng ánh. Có hàng vạn phiến như thế…

Chơi vơi, chơi vơi, đó là cảm giác chung của du khách khi đứng trên chiếc cầu cao vời vợi như treo lơ lửng giữa không trung. Trên đó, bạn phóng tầm mắt ra xa: Cù lao Minh chập chờn trước mắt, bên cánh trái là thành phố Mĩ Tho sầm uất với cái dáng lờ mờ cửa những ngôi nhà phố chợ ven sông, bên phải là Bến Tre với dừa xanh phủ liền cả bến sông dài thăm thẳm. Gió thổi lồng lộng, con người lúc này dường như muốn quên đi tất cả, tất cả trần thế để bay lên cao, phiêu diêu cùng mây gió. Gió thổi làm các cụm bần cứ xào xạc, xào xạc.

13 tháng 12 2017

Nhờ vào danh hiệu Học sinh giỏi của tôi năm ngóai mà giờ bố mẹ đã thưởng cho tôi một chuyến đi đến bãi biển Vũng Tàu diễm lệ và xinh đẹp.Hôm ấy, tôi không thể nào diễn tả được cảm xúc của mình: vừa vui mừng, vừa tự hào vì đây là phần thưởng tôi đạt được vì học tốt. A! Xe taxi đến rồi.

Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành…Woa! Cuối cùng chúng tôi cũng đã đến biển rồi đây sao?!? Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống đã làm tôi đứng mê mẫn nãy giờ. Ôi! cái mùi măn mặn trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc của tôi cũng đủ cho tôi cảm thấy sung sướng rồi! Khi gia đình tôi nhận phòng, tôi nhìn từ cửa sổ tầng năm mà thấy sao Vũng Tàu hùng vĩ, xinh đẹp thế này! Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như gặp phải vàng, tôi đã mong chời giây ohút này lâu lắm rồi! Khi tôi bước xuống làn cát mềm mịn, tôi cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung vậy! Qua bờ cát mịn một chút là đã chạm những ngọn sóng tràn bờ vấy lên chân. Những ngọn sóng nghịch ngợm từng đợt vỗ đến chân tôi. Nứơc biển mát thật đấy! Tôi thấy biển như một tấm gương khổng lồ phản chiếu lại hình ảnh của bầu trời. Hình như tôi đạp phải thứ gì đó! A! Là những chiếc vỏ ốc. Nhìn chúng đọng nước biển, lấp lành dưới ánh nắng mặt trời đẹp thật! Cái màu trắng ngà, cái màu đo đỏ, cái màu hồng nhạt,… Nhìn khắp bãi, ngòai vỏ ốc còn có các chiếc dù đủ màu nhìn sống động như có những cây kẹo mút khổng lồ vậy!

ke-ve-chuyen-du-lich
Kể về một chuyến du lịch đáng nhớ của em


Các du khách ở đây đa số là người nước ngòai, họ rất vui vẻ và thân thiện. Họ chơi những trò chơi thể thao, trông rất vui, như: bóng chuyền,… Nếu đã nói đến biển, người ta sẽ nghĩ ngay đến hải sản. Vì thế đến biển Vũng Tàu mà không ăn hải sản thì uổng lắm! Bố dẫn tôi và gia đình vào một tiệm bình dân trên bãi để ăn: nghêu, tôm, mực, cua,… Ngon quá! Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngòai, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hòang hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ. Biển thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trển bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi… Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm kích vì đất nước Việt Nam đã có những danh lam thắng cảnh trong đó có nơi tôi đang nghỉ mát- biển Vũng Tàu.
Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ cho tôi đến đây một lần nữa để tôi có thể thưởng thức bầu không gian hùng vĩ. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim cũng như tâm hồn tôi như một kỉ miệm đẹp và đáng nhớ trong kì nghỉ hè năm lớp Sáu. Hẹn gặp lại năm sau đấy, Vũng Tàu ơi!

1 tháng 11 2017

Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.

Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3,4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.

  Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.

Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm “cây nhà lá vườn”: cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoiaf vườn và ngủ đi lúc nào không hay.

Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: “Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé”.

1 tháng 11 2017

Mik làm rồi nhưng đang chờ duyệt, bạn xem thấy đc tk cho mik chỗ này nha ! 

Mik hứa sẽ tk lại    -_-

1 tháng 11 2017

Có nơi đâu đẹp tuyệt vời

Như sông như núi, như người Việt Nam

    Câu thơ thể hiện niềm kiêu hãnh, tự hào về non sông đất trời Việt Nam. Thiên nhiên trên quê hương ta có vẻ đẹp mộng mơ, chan hoà sức sống. Chính vì vậy, thiên nhiên luôn là dề tài bất tận của thi ca. Lúc thì lung linh, huyền diệu như trong mộng, lúc lại rực rỡ, kiêu sa tựa ánh mặt trời. Nhưng đồng thời, cảnh vật cũng sẽ nhuốm màu ảm đạm, thê lương dưới ánh mắt của các nhà thơ mang một tâm sự u hoài khi sáng tác một bài thơ tức cảnh. Vì thế, đại thi hào Nguyễn Du đã từng nói: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Câu thơ thật thích hợp khi ta liên tưởng đến bà Huyện Thanh Quan với bài thơ Qua đèo Ngang.

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Phải hiểu rõ và yêu quý bài thơ mới thấy hết được tài năng cũng như tư tưởng luôn hướng về quê hương đất nước và gia đình của bà Huyện Thanh Quan. Ai dám bảo rằng người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có được những tình cảm thiêng liêng đó?

Chỉ mới đọc hai câu đầu của bài thơ thôi:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

là ta đã nhận ngay ra một nỗi buồn xa vắng.

Câu thơ xuất hiện cụm từ bóng xế tà và sự hiện diện của điệp từ chen cùng cách gieo vần lưng lá, đá đã tạo nên sự cô đơn, tĩnh mịch. Từ tà như diễn tả một khái niệm sắp tàn lụa, biến mất. Yếu tố thời gian làm cho câu thơ thêm phần buồn bã. Ca dao cũng đã có câu:

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

 Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau

Thế mới biết, những tình cảm cao quý của mỗi người dường như gặp nhau ở một điểm. Đó chính là thời gian. Mà quãng thời gian thích hợp nhất để bộc lộ sự nhớ nhung khắc khoải chính là lúc chiều về. Ở bài thơ Qua đèo Ngang, tác giả bỗng dâng lên cảm xúc man mác khi bà bắt gặp ánh hoàng hôn bao phủ cảnh vật ở Hoành Sơn. Cảnh vật đã buồn lại trống vắng hơn bởi điệp từ chen ở câu thứ hai. Nó làm cho người đọc thơ bỗng cảm nhận được sự hoang vắng của đèo Ngang lúc chiều tà, bóng xế mặc dù nơi đây rất đẹp: có cỏ cây, đá, lá, hoa. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt để tìm kiếm một chút gì gọi là sự sống linh động. Và kìa, phía xa xa dưới chân đèo xuất hiện hình ảnh:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Câu thơ gợi cho tả hình dung trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo, mấy người tiều phu đang đốn củi, mấy quán chợ xiêu xiêu trong gió. Đảo ngữ đưa hai từ láy lom khom, lác đác lên đầu câu đã được tác giả sử dụng như nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Nhà thơ đi tìm một sự sống nhưng sự sống đó lại làm cho cảnh vật héo hắt, buồn bã hơn, xa vắng hơn. Sự đối lập vốn có của hai câu thực khiến cho cảnh trên sông, dưới núi thêm rời rạc, thưa thớt. Từ vài, mấy như càng nói rõ thêm sự vắng vẻ ở nơi này. Trong sự hiu quạnh đó, bỗng nhiên vẳng lên tiếng kêu đều đều, man mác của loài chim quốc quốc, chim gia gia trong bóng hoàng hôn đang buông xuống.

Từ ghép đau lòng, mỏi miệng khiến cho ta có cám giác tha thiết, ray rứt. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó?

Sự song song về ý, về lời của hai câu thơ trong phần luận của bài thơ này nhằm nhấn mạnh tình cảm của bà Huyện Thanh Quan đối với Tổ quốc, gia đình trước cảnh thật là khéo léo và tài tình. Từ thực tại của xã hội đương đời mà bà đang sống cho đến cảnh thực của đèo Ngang đã khiến cho tác giả sực nhớ đến mình và tâm sự:

Dừng chân dứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Câu kết của bài, ta cảm thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ. Dừng lại và quan sát bà chỉ thấy: trời, non, nước. Vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng, ở đây, chỉ có một mình bà ta với ta, lại thêm mảnh tình riêng cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái. Vũ trụ bao la quá! Con người cô đơn quá! Tất cả lại được diễn tả dưới ngòi bút tài hoa của người nữ sĩ nên bài thơ là bức tranh đặc sắc. Từ ta với. ta như một minh chứng cho nghệ thuật điêu luyện trong sáng tác thơ ca của bà Huyện Thanh Quan. Bởi vì cũng ta với ta nhưng nhà thơ Nguyễn Khuyến lại nói:

Bác đến chơi đây ta với ta

lại là sự kết hợp của hai người: tuy hai mà một, tuy một mà hai. Còn bà Huyện lại:

Một mảnh tình riêng ta với ta.

đã tô đậm thêm sự lẻ loi, đơn chiếc của mình. Qua câu thơ, ta như cảm nhận sâu sắc hơn nỗi niềm tâm sự của tác giả trưức cảnh tình quê hương..

Phân tích bài thơ rồi, em hiểu sâu sắc hơn, thấm thía hơn tình cảm của một nhà thơ nữ trong xã hội thời xưa, giúp em thêm yêu quý đất nước và con người Việt Nam. Em cảm thấy vững vàng trong tư tưởng và có những suy nghĩ tích cực hơn góp phần xây dựng quê hương đất nước Việt Nam thêm giàu đẹp, để giữ mãi được những dấu tích mà người xưa để lại như gửi gắm, nhắc nhở và trao gởi cho chúng em.

Từ xưa đến nay, có nhiều nhà thơ tả cảnh đèo Ngang nhưng không ai thành công bằng bà Huyện Thanh Quan vì trong tác phẩm của bà có cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng và tài năng của một cây bút tuyệt vời. Cả bài thơ được gieo vần "a" như chính tâm sự hoài cổ của tác giả. Chúng ta không tìm thấy dù chỉ một chút gọi là sự ồn ào trong cách miêu tả. Tất cả chỉ là sự trầm lắng, mênh mang như chính tâm sự của tác giả.

Lời thơ nghe xao xuyến, bồi hồi làm cho người đọc xúc động cũng chính là những cảm xúc sâu lắng của bà Huyện Thanh Quan khi đặt chân lên đèo Ngang trong khung cảnh miền núi khi hoàng hôn buông xuống. Cũng những cảm xúc ấy, ta sẽ gặp lại khi đọc bài Chiều hôm nhớ nhà của bà với câu:

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn

 Tiếng ốc xa đưa, vẳng trống dồn.

Để tỏ lòng biết ơn đối với nhà thơ xưa đã cho ta những phút giây có được tình cảm tốt đẹp xuất phát từ đáy tâm hồn, từ sự rung cảm thật sự, người đời đã đặt một tên làng, một tên đường: Bà Huyện Thanh Quan để mãi mãi ghi nhớ tài năng cũng như tư tưởng tuyệt vời của người,nữ sĩ đối với non sông, đất nước một thời đã qua.


 

1 tháng 11 2017

“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

1 tháng 11 2017

mầm non là sự vật được nhân hóa

từ ngữ nhân hóa : nghe , bật , đứng , khoác

tác dụng : làm cho mầm non trở nên sinh động,gần gũi hơn với con người vì có các hoạt động,cử chỉ giống con người

1 tháng 11 2017

Sự vật được nhân hóa : mầm non

Những từ ngữ nhân hóa : nghe, bật, đứng, khoác

Tác dụng: làm cho hình ảnh mầm non thêm sinh động và giống như con người

               làm cho đoạn thơ trở nên lôi cuốn, gợi cảm với người đọc