Vẽ sơ đồ tư duy bài quê hương
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ cảm xúc vui vẻ, buồn bã, phấn khích, ngạc nhiên hay sợ hãi,….. của người nói về một sự việc hoặc hiện tượng nào đó mà học đang nhắc đến.
STUDY WELL !
Từ bài thơ “Đi đường”, hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về con đường học tập phía trước của bản thân:
Bài thơ Đi đường là một bài thơ tiêu biểu cho tinh thần, nghị lực của Hồ Chí Minh, nó thật sự đã để lại trong lòng người đọc nhiều bài học đáng suy ngẫm. Đặc biệt với những người học sinh nó gợi lên rất nhiều suy nghĩ về con đường học tập của bản thân
Đi đường của Hồ Chí Minh đã đưa ra một bài học tưởng chừng như đơn giản là có đi đường thì mới biết đường khó, đường đi khó khăn là vậy mà người đi đường đâu có được thảnh thơi, phải chịu xiềng xích vòng quanh chân với tay. Nhưng người đi đường không nản chí, nản lòng vượt qua bao khó khăn để lên đến đỉnh cao chót vót. Như vậy, mỗi gian khó của người đi đường dẫu là chồng chất liên tiếp nhưng không phải là bất tận, chỉ cần chịu khó thì hành trình ấy sẽ không phải là vô ích, lúc ấy niềm vui sẽ tới, con người sẽ làm chủ thiên nhiên vũ trụ.
Con đường học tập cũng tương tự như hành trình của người đi đường. Học tập là hành động tiếp thu tri thức của nhân loại. Chúng ta có thể học ở thầy cô giáo, học trong sách vở, hoặc học ở chính những người bạn của mình…. Tri thức là vô biên, nó giống như một đại dương còn những gì ta biết chỉ giống như một hạt muối nhỏ. Vì thế con đường học tập cũng là một con đường rất dài nhiều gian nan và thử thách. Nó đòi hỏi người học không được nản chí, nản lòng, phải thật sự say mê và nhiệt huyết.
Thật vậy, nhiều lúc ta đau đầu với các phép tính sin, cot trong toán học, thấy nó thật phức tạp và khó hiểu. Rất nhiều bạn cảm thấy nản lòng mà sợ hãi, bỏ qua môn toán. Hay nhiều lúc chúng ta thấy quyển sách Ngữ văn thật nhàm chán, chỉ toàn chữ là chữ, gây buồn ngủ. Đó chính là những thử thách trên con đường học mà chúng ta phải vượt qua. Hãy tự tạo ra cho mình những suy nghĩ tích cực, động viên mình vượt qua những khó khăn.
Chẳng hạn như bạn hãy cố gắng suy nghĩ, động não để tìm ra đáp án của những bài toán khó, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè… rồi sẽ đến lúc bạn thấy môn toán thật thú vị và có ích. Hay với môn văn, hãy thật sự làm bạn với các nhân vật văn học, hiểu tính cách, hoàn cảnh của họ thì chắc chắn bạn sẽ thấy môn văn thật sự rất hay…
Bắt đầu học và tiếp thu một thứ gì mới, ai cũng vậy đều cảm thấy khó khăn. Nhưng nếu ta dễ dàng đầu hàng thì ta sẽ chẳng học được thứ gì hết, kiến thức với ta sẽ mãi xa vời. Nhưng nếu vượt qua được sự bỡ ngỡ rồi thì bạn sẽ nhận lại được những kết quả vô cùng quý giá và tuyệt vời. Có kiến thức rồi bạn sẽ tự tin hơn trong cuộc sống, mọi việc bạn làm cũng dễ dàng hơn và hơn hết người có kiến thức sẽ được mọi người rất tôn trọng và quý mến.
Hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu như bác sĩ mà thấy các loại thuốc quá phức tạp thì bác sĩ có cứu người được không? Nếu như anh kĩ sư xây dựng không chịu học thiết kế bản vẽ vì nó quá khó thì anh có xây dựng được các căn nhà không? Bác nông dân chỉ dựa vào kinh nghiệm mà người xưa truyền lại không chịu cập nhật các kiến thức khoa học kĩ thuật thì bác có đỡ vất vả và làm giầu nhờ nông nghiệp được không? Câu trả lời chắc chắn là không. Việc học là vô cùng quan trọng, nó nhiều khó khăn, thử thách nhưng khi vượt qua kết quả ta thu về lại thật là tuyệt vời.
Trong cuộc sống hiện nay, vẫn còn rất nhiều người coi thường việc học, cho rằng việc học là khó, không chịu tìm tòi suy nghĩ đúng sai. Những người như thế nếu không thay đổi suy nghĩ sẽ sớm bị tụt lùi tại xã hội đang ngày càng văn minh, hiện đại ngày nay.
Là một người học sinh – mầm non tương lai của đất nước, hơn ai hết chúng ta phải hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc học, phải phấn đấu vượt qua những khó khăn trở ngại, tìm ra cho mình một phương pháp học tập phù hợp và tuyệt đối không bao giờ được bỏ cuộc trước những khó khăn. Có như thế chúng ta mới có thể đưa Việt Nam “sánh đôi với các cường quốc năm châu trên thế giới” đúng như lời Bác Hồ đã từng dạy bảo.
Nhớ rừng không chỉ để lại trong lòng người đọc những tâm sự của chú hổ trong những tháng ngày giam hãm, đầy căm hận và uất ức, Đó còn là bức tranh tranh thiên nhiên tuyệt sắc về núi rừng, được tác giả khắc họa qua khổ 3 của bài thơ. Đó là những đêm trăng thơ mộng, huyền ảo giữa núi rừng. Ánh trăng vàng trên bầu trời tự do tỏa ánh sáng chan hòa lên cảnh vật và thả bóng xuống dòng suối mát trong. Sau một ngày kiếm mồi no nê, chú hổ như say đắm, ngất ngây trước trước ánh trăng đầy mơ mộng. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Hay những ngày mưa giữa núi ngàn, trong tiếng mưa thét gào, dữ dội, chú hổ lặng yên ngắm nhìn giang sơn đổi mới. Và trong ngày mới trong ánh bình minh tinh khôi, muôn loài cỏ cây, chim ca thức giấc, âm thanh của ngày mới như bản hòa ca của núi rừng cho giấc ngủ của hổ thêm “tưng bừng”. Bức tranh có màu, có sắc, có thanh thật sống động và vui tươi biết mất. Và bức tranh cuối khép lại là ánh đỏ rực của máu và mặt trời sắp tắt. Hình tượng chú hổ hiện lên là một loài mãnh thú, là bá chủ của của muôn loài chốn rừng xanh. Chẳng thế mà mặt trời trong đôi mắt của vị chúa sơn lâm cũng trở nên nhỏ bé, chỉ còn là “mảnh mặt trời”. Chỉ bằng vài nét họa, tác giả đã vẽ lên được bức tranh thiên nhiên bao la, rộng lớn, sống động với những nét đẹp tuyệt sắc dù ngày nắng hay mưa, dù khoảnh khắc bình minh hay đêm tối huyền bí. Và trong nỗi nhớ mong khôn nguôi đó, chú hổ càng thêm buồn bã, tuyệt vọng với hoàn cảnh thực tại để rồi thốt lên tiếng than đau đớn:”Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”. Phải chăng đó cũng là tiếng than của nhà thơ trước thực tại đất nước, sống trong cảnh gôn cùm, mất tự do. Khổ thơ thứ ba là đã vẽ lên bức tranh tứ bình tuyệt sắc của núi rừng và qua đó cũng bộc lộ tâm trạng tiếc nuối của chúa sơn lâm về quá khức vàng son của mình
còn câu nghi vấn tự tiềm nha !~ mk k bt gạch chân dưới mấy từ đó
Trong nguyên tác chữ Hán, bài thơ có hai trường hợp tác giả sử dụng điệp ngữ :
– Câu thứ nhất : ” Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan” có nghĩa là ” (Có) đi đường mới biết đi đường khó”. Cụm từ tâu lộ được sử dụng hai lần. Hình thức điệp ngữ này có tác dụng nhấn mạnh ý : “Đi đường mới biết gian lao”.
– Câu thứ hai và thứ ba :
Trùng san chi ngoại hựu trùng san ;
Trùng san đăng đáo cao phong hậu,
Có nghĩa là : “Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác – Khi đã vượt hết các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót”, ở đây, hai tiếng tiùng san xuất hiện tới ba lần. Cách sử dụng điệp ngữ này có tác dụng khắc hoạ đậm nét cảnh tượng núi non trùng điệp, qua lớp núi này lại đến lớp núi khác ; từ đó, nhấn mạnh sự gian nan, vất vả chồng chất của người đi đường.