K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2020

Chọn câu b

Các câu còn lại đều là các câu cầu khiến nhưng với sắc thái không tôn trọng đối tượng giao tiếp, gây khó chịu cho người nghe.

Câu b cũng là một dạng câu cầu khiến dưới dạng câu hỏi

6 tháng 3 2020

a. Cái Tí lễ mễ bưng rổ khoai luộc ghếch vào chân cột, và dặn thằng Dần:
- Hãy còn nóng lắm đấy nhé! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.
b. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì
cho cái vườn của lão
. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.

(Lão Hạc – Nam Cao)

c. Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.

- Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng,

(câu in đậm là câu cầu khiến)

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0
Làm sao để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia.Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng.Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trườngsống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn, nhưng đừng bức tử nguồn nước chomai sau, đừng để những con kênh thành kênh nước đen, đừng để những...
Đọc tiếp

Làm sao để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia.
Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng.
Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường
sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn, nhưng đừng bức tử nguồn nước cho
mai sau, đừng để những con kênh thành kênh nước đen, đừng để những dòng sông
thành sông chết[…] Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình
không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc
cho riêng mình mặc ai kia khổ sở.
[…]Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu năng cơ
thể. Bởi vì thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng đã bị
tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình
(Yêu xứ sở thương đồng bào, Đoàn Công Lê Huy, NXB Kim Đồng, 2016)
a. Xét theo mục đích nói, câu Làm sao để niềm vui của người này không phải
là nỗi buồn của người kia. Thuộc kiểu câu nào?
b. Chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của loại câu đó?
c. Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích?
d. Thông điệp mà đoạn văn muốn gửi đến bạn đọc là gì?

0
Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi:           Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp nhưng bà có một vết  sẹp lớn che gần...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi:

    
       Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp nhưng bà có một vết  sẹp lớn che gần toàn bộ mặt bên phải. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.

      Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình trong  góc tránh mặt mọi người.

     Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo. "Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" - Cô giáo của cậu hỏi. Người mẹ trả lời: "Khi con tôi còn bé, nó đang trong phòng thì lửa bốc lên. Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó. Tôi ngất xỉu nhưng thật là may mắn, có môt anh lính cứu hỏa đã vào và cứu hai mẹ con tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc vì điều mình đã làm." Đến đây, cậu bé ra khỏi chỗ nấp của mình chạy  về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình. Cậu nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó như không muốn rời.

a) Nêu phương thức biwwur đạt chính của câu chuyện trên? (0.5đ)

b) Điều làm cậu bé sợ là gì? (0.5đ)

c) Tại sao cậu bé lại nắm chặt tay mẹ cả ngày hôm đó như không muốn rời? (0.5đ)

d) Nếu em là người con trong câu chuyện, khi chứng kiến câu chuyện của mẹ và cô giáo em sẽ xử sự như thế nào? (0.5đ)

1
6 tháng 3 2020

a) Phương thức biểu đạt: Tự sự

b) Cậu bé sợ mọi người sẽ cười vì vết sẹo to tướng của mẹ làm cậu cảm thấy xấu hổ

c) Vì cậu bé đã cảm nhận được sự hi sinh của người mẹ [câu này tớ không chắc .-.]

d) Câu này nêu suy nghĩ của cậu lên nha :33

Chúc cậu học tốt :>

6 tháng 3 2020

Em đồng ý 

vì thất bại sẽ giúp chúng ta hiểu được cái sai , cái thiếu sót mà mình đã làm . Từ đó chúng ta rút được kinh nghiệm để tiến tới thành công

6 tháng 3 2020

EM ĐỒNG Ý

Vì thất bại sẽ giúp ta nhận ra cái  thiếu sót của bản thân mình còn giúp chúng ta có những bài học ý nghĩ trong cuộc sống.

6 tháng 3 2020

Tham khảo nha bạn !

Tình cảm gia đình là một tình cảm thiêng liêng không gì có thể sánh được, ai trong chúng ta cũng có những người thân yêu của mình, có một mái ấm gia đình để che chở cho chúng ta mỗi khi chúng ta khó khăn trong cuộc sống. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng quý giá với mỗi chúng ta, nơi chứa chan những tình cảm ấm áp của một gia đình, chứa đựng những tình cảm giữa những thành viên thân thiết ruột thịt với nhau.

   Trong cuộc sống có nhiều trẻ em lang thang cơ nhỡ, có hoàn cảnh sống thiếu tình thương của gia đình, thường xuyên bị đánh đập bắt làm việc mưu sinh từ khi còn rất nhỏ, khiến chúng ta vô cùng đau lòng. Các em nhỏ đó khiến cho mỗi chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều về những số phận trong cuộc sống. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng cao quý chúng ta cần phải biết trân trọng giữ gìn tình cảm của gia đình của mình, biết trân trọng tình cảm mà cha mẹ người thân dành cho mình.

    Tình cảm gia đình là nơi chứa đựng nhiều cảm xúc vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người chúng ta. Nó bảo vệ cho chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn thử thách trong cuộc sống, dành cho chúng ta những điều tốt đẹp nhất. Ai cũng có gia đình của mình, có những người thân những mối quan hệ trong xã hội mà chúng ta không thể thay thế được.

    Từ ngày xưa tới nay đó là tình cảm thiêng liêng giữa người thân vô bờ  bến của con người. Mái ấm gia đình là nơi mà chở che cho chúng ta mỗi khi ta bị vấp ngã, gặp khó khăn thử thách trong cuộc sống thì chúng ta có thể quay về với gia đình của mình. Bởi cha mẹ luôn bảo vệ, dành cho con cái của mình những tình cảm yêu thương, bao la vô bờ bến. Họ chính là những người có thể tha thứ bao dung cho mọi lỗi lầm của con cái gây ra, giúp con cái nhận ra sai lầm của mình rồi sửa sai.

    Tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta không lời nào có thể nói hết, đó là tình cảm xuất phát từ trái tim vô điều kiện. Những ông bố bà mẹ sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời mình dành những gì tốt đẹp nhất cho con cái của họ để mong sao con cái trưởng thành nên người.

    Tình cảm gia đình là nơi ấp ủ chứa đựng nhiều tình cảm yêu thương, là nơi mà ở đó con người luôn sống là chính mình, được sống với bản thân mình bao bọc bởi tình cảm máu mủ ruột già. Là nơi mà những người thân thương luôn tìm cách để vun đắp phát triển cho gia đình trở nên toàn diện nhất.

    Mỗi thành viên trong gia đình cần phải có ý thức và làm tốt vai trò trách nhiệm của mình để cuộc sống gia đình trở nên hoàn hảo hơn, tạo ra những giá trị cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong các thành viên cần có sự sẻ chia, yêu thương lẫn nhau thì gia đình đó sẽ luôn hạnh phúc.

    Cần phải có ý thức trân trọng tình cảm của những người xung quanh dành cho mình, bổn phận làm con thì phải vâng lời cha mẹ giúp đỡ cha mẹ những việc làm nhẹ nhàng vừa sức của mình. Học tập chăm chỉ trở thành con ngoan trò giỏi để không phụ lòng cha mẹ làm việc vất vả nuôi dưỡng mình,

    Khi cha mẹ già yếu phận làm con phải chăm sóc hiếu kính có như vậy mới đúng bổn phận và đạo làm con. Trong xã hội hiện nay nhiều người con không chịu phụng dưỡng cha mẹ lúc ốm đau, già cả mà cho vào viện dưỡng lão, bất hiếu với cha mẹ, đùn đẩy trách nhiệm, không nhớ tới công lao cha mẹ nuôi dưỡng sinh thành vất vả. Với những người như vậy cần phải phê phán, để làm gương cho những người khác trong xã hội.

    Mỗi con người chúng ta cần phải có trách nhiệm yêu thương chăm sóc người thân của mình đó vừa là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ.