ĐĂNG BÀI CUỐI TRONG NGÀY NÀY
ƯỚC MƠ
NGƯỚC MẮT LÊN NHÌN TRỜI XANH
CỚ SAO TÔI LẠI MỎNG MANH THẾ NÀY
CÚI XUỐNG LẬT GIỞ BÀN TAY
ƯỚC LÀ ĐÔI CÁNH ĐỂ BAY SUỐT ĐỜI.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi trả lời câu hỏi đó, nhiều em hồn nhiên nói: tất nhiên chúng em liên lạc với gia đình, bạn bè, trao đổi với thầy cô giáo.
Nhưng điều đó chỉ là một phần rất nhỏ trong nhiều mục đích của các em khi sử dụng. Bởi mỗi ngày các em đến trường trong vòng 4 tiếng đồng hồ, chủ yếu để học bài và tiếp thu kiến thức trên lớp; buổi trưa lại về gia đình. Thời gian đó cần gì phải liên lạc nhiều với bạn bè, gia đình nữa?
Vậy, các em dùng điện thoại chỉ với mục đích giải trí là chính. Có nhiều em trong lớp học không chú ý nghe giảng mà nghe nhạc hoặc nhắn tin cho bạn hết cả tiết. Điều này dẫn đến sự mất tập trung trong giờ học. Người viết bài này đã không ít lần khi đang say sưa giảng bài trên lớp, chợt một điệu nhạc chuông vang lên khiến cả lớp mất tập trung, cô giáo lại phải dừng lại nhắc nhở dẫn đến cắt ngang mạch cảm xúc, làm giảm hiệu quả tiết dạy. Đó là chưa kể cá biệt có em còn xem phim trong lớp học. Mà không phải chỉ xem một mình: các em cùng bàn túm năm tụm ba xem, không để ý đến lời cô giáo giảng. Thậm chí xem những phim có nội dung thiếu lành mạnh ảnh hưởng đến nhân cách của tuổi mới lớn.
Gần đây, nhiều em có “trò đùa” ác ý bằng cách chụp những bức ảnh ở tư thế hớ hênh khó coi của bạn rồi phát tán. Có những em còn tổ chức “đánh hội đồng” bạn mình (trong đó có cả nữ sinh) rồi quay clip tung lên mạng làm ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và thể diện của bạn… dẫn đến hậu quả khôn lường: có bạn vì xấu hổ mà phải bỏ học, hoặc có ý định tự tử sau khi ảnh và clip đã được phát tán khắp nơi. Một số học sinh còn dùng điện thoại quấy rồi người khác.
Việc sử dụng ĐTDĐ có hai mặt: Nếu các em sử dụng đúng mục đích là để tiện liên lạc với gia đình, trao đổi bài vở với bạn bè thì là điều tốt. Nhưng phần lớn các em sử dụng vào mục đích khác (như đã nêu ở trên) làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục.
Đó là chưa kể đến ở nông thôn, điều kiện kinh tế không đồng đều. Không phải gia đình nào cũng có thể trang bị điện thoại cho con. Một số em do chạy theo trào lưu, muốn “học đòi” nhưng điều kiện gia đình không thể có được điện thoại. Đã từng có em lấy cắp điện thoại của bố mẹ, thậm chí của thầy cô giáo. Có em còn trộm tiền của người lớn hoặc theo kẻ xấu làm việc phi pháp để có tiền mua điện thoại.
Giải pháp nào
Hiện nay, luật pháp không cấm học sinh sử dụng điện thoại di động nên nhà trường rất khó quản lý các em. Ở một số nơi, ngành giáo dục mới chỉ có quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học chứ chưa có những quy định cụ thể về vấn đề này.
Theo ý kiến của nhiều thầy cô giáo và các nhà quản lý giáo dục, ở tuổi các em, chưa nên dùng điện thoại di động vì các em cũng không thật cần thiết đến mức phải liên lạc thường xuyên hàng giờ với cha mẹ. Nếu có nhu cầu cấp thiết gì có thể gọi nhờ điện thoại của trường.
Trên lớp, thầy cô nên hướng dẫn cho học sinh biết về văn hoá giao tiếp qua điện thoại. Đặc biệt, trước tình trạng học sinh sử dụng điện thoại di động để quay clip “dằn mặt” bạn rồi tung lên mạng như hiện nay, nhà trường cần quán triệt các em khi dùng điện thoại tuyệt đối không làm ảnh hưởng xấu đến người khác (quấy rối, quay phim chụp ảnh…). Trong các giờ học hoặc sinh hoạt tập thể (đặc biệt là chào cờ), tuyệt đối tắt máy không được sử dụng điện thoại làm ảnh hưởng đến người xung quanh và không khí buổi học, buổi lễ. Khi giao tiếp qua điện thoại, nên nói với thái độ lịch sự vừa phải. Nếu cần chuyển tải nội dung, hãy chắt lọc sao cho vừa đủ thông tin ngắn gọn dễ hiểu, tạo ấn tượng tốt đẹp với người nghe. Lời nói khi giao tiếp điện thoại phải đúng mực. Hãy xưng hô tên tuổi trước khi giao tiếp để biết cách nói chuyện vừa đủ, văn minh lịch sự. Nếu muốn chủ động chấm dứt thời gian nói chuyện thì nên tìm một cách nào vừa khéo léo tế nhị, lại tránh đột ngột gây sự khó chịu cho người đang giao tiếp. Nếu đang đi đường mà có tín hiệu điện thoại, không được nghe máy ngay mà phải tìm cách tạt vào lề đường rồi mới nghe…
Để làm được điều này, thầy cô cần làm gương khi sử dụng điện thoại. Ở một số trường phổ thông đã có quy chế nội bộ với giáo viên khi sử dụng điện thoại: yêu cầu để chế độ rung khi hội họp, khi lên lớp. Nhà trường cũng nên đưa vấn đề này ra trước cuộc họp phụ huynh học sinh để thống nhất phương án và yêu cầu phụ huynh học sinh cùng kết hợp thực hiện.
Với cha mẹ học sinh, khi con em mình đang độ tuổi đi học, không nhất thiết phải trang bị điện thoại cho các em. Cũng không nên cho con mang điện thoại đến trường nếu không thật khẩn cấp. Nếu có mua điện thoại cho con, chỉ nên trang bị điện thoại bình thường với mục đích nghe nhận thông tin là chính. Cho dù gia đình có điều kiện cũng không nên chiều theo trào lưu “sành điệu” mà sắm cho con những 3G, 4G tràn lan sẽ gợi sự hiếu kỳ và tò mò của các em. Điện thoại hiện đại khiến cho nhiều học sinh dễ dàng có được những clip không lành mạnh, đồi trụy khiêu khích. Nếu được phát tán sẽ gây hậu quả khôn lường. Theo tôi, nhà trường cũng cần gắn trách nhiệm cho phụ huynh nếu con em mình vi phạm việc sử dụng điện thoại không đúng quy định.
Bên cạnh đó, các nhà trường cũng nên có một quy định chặt chẽ. Có một số nơi đã cho học sinh làm đơn đăng ký sử dụng số điện thoại cụ thể, có chữ ký của phụ huynh. Một số trường đã đưa nội dung sử dụng điện thoại vào nội quy như không dùng trong giờ học, giờ sinh hoạt tập thể, không dùng điện thoại để tải nội dung xấu, hoặc quay phim chụp ảnh không lành mạnh, mục đích không thiện ý, và cho ký cam kết, nếu vi phạm đều bị lập biên bản xử lý. Khi cần thiết sẽ phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn, pháp luật can thiệp. Dù không thật triệt để nhưng cách làm này cũng đã “cảnh báo” đến các em về một hình thức kỷ luật nếu vi phạm, và phần nào đã ngăn chặn được việc dùng điện thoại không đúng mục đích của học sinh.
Giao tiếp qua điện thoại là một giao tiếp văn minh vì nó tiết kiệm được thời gian, lại có thể chuyển tải thông tin bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại trong học sinh phổ thông tiện dụng ít, rắc rối nhiều, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của các em. Nó như con dao hai lưỡi khiến người sử dụng có thể “đứt tay” bất cứ lúc nào, dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Không nên cho học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học. Điều này có thể bước đầu sẽ chưa nhận được sự đồng tình tuyệt đối nhưng rất nên như thế, bởi làm vậy sẽ xây dựng được nếp sống văn minh thanh lịch của học sinh, làm giảm thiểu bạo lực học đường và những hậu quả xấu không đáng có, góp phần xây dựng trường học thân thiện như nội dung cuộc vận động gần đây mà ngành giáo dục đã phát động. Để thực hiện được, ngoài các thầy cô giáo, rất cần sự hợp tác chặt chẽ của các bậc phụ huynh.
Khi sinh ra không phải ai cũng là người may mắn. Ai cũng muốn mình được là người khoẻ mạnh, sống trong gia đình hạnh phúc, nhưng ta nào có thể chọn được hoàn cảnh gia đình, và vì vậy, ắt hẳn cuộc sống sẽ có những mảnh đời khác nhau, muôn hình vạn trạng. Tuy nhiên, tôi đã từng được nghe ai đó nói “số phận là do bản thân mình quyết định”, ngẫm ra, nhiều phần là đúng. Những éo le trong hoàn cảnh sẽ chỉ là thử thách, đòi hỏi ta phải vươn lên, vượt
qua, để sống, học tập và cống hiến cho xã hội. Thực vậy, ngay trên quê hương Việt .Nam, với những con người Việt Nam, có không ít những con người không chịu đầu hàng số phận.Hẳn con số để đếm hết những con người như thế sẽ không là ít. Họ là ai ? Họ là những con người có ý chí, vượt lên mọi khó khăn, là Nguyễn NgọcKí, Đỗ Trọng Khơi hay Nguyễn Minh Phú. Câu chuyện cậu bé viết bằng chân chẳng phải đã bao lần làm ta cảm động, quý trọng sao. Có nghe những lời tâm sự trên mẹt cau của mẹ về cuộc đời mình mới thấy được hết gian nan : “Khi tôi bốn tuổi, bị bại liệt, hai tay buông thõng như hai sợi dây đeo bên vai. Tôi nhớ mẹ thường bổ cau rồi xếp vào mẹt thành những hình tròn đồng tâm rất đẹp để phơi. Vừa chăm chú ngồi xem mẹ làm, tôi vừa bí mật dùng chân xếp thử. Khi mẹt cau xếp gần xong, bất ngờ chân trái của tôi làm mẹt cau nghiêng ngả. Tôi sờ run lên, không ngờ mẹ lại trìu mến động viên, tôi lại tiếp tục hào hứng với “chiến công” đầu đời. Trò chơi xếp cau cùng lời an ủi ngọt ngào của mẹ đã mở cho tôi một trời hi vọng. Nó thực sự là kỉ niệm ngọt ngào ghi dấu mốc mở đường cho những tháng ngày sau đó. Tôi dùng đôi chân thay đôi tay với bao bao nhọc nhằn, gian khó, từng bước viết lên cuộc đời mình cho đến ngày hôm nay”. Vậy mà, nhờ đôi chân ấy, Nguyễn Ngọc Kí đã từ một cậu bé bại liệt cả hai tay năm bốn tuổi để vào đại học rồi trở thành Nhà giáo Ưu tú. Bên cạnh đó, cuộc sống đâu chỉ có một Nguyễn Ngọc Kí như thế, còn rất nhiều, rất nhiều con người nữa. Như một gương mặt điển hình của thê hệ trẻ hôm nay, Nguyễn Minh Phú là một gượng mặt điển hình của Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vừa qua. Cha em bị nhiễm chất độc màu da cam, gia đình nghèo khó, dựa vào nghề nông leo lắt, bản thân Phú mất hai cánh tay từ khi cất tiếng khóc chào đời. Tuy nhiên, không quản ngại khó khăn, ngày ngày Phú theo em đến lớp để nghe lỏm cô giáo giảng bài. Những ngày tháng như thế qua đi, em hoà nhập vào cuộc sống, học tập giỏi, tích cực giúp đỡ gia đình… Đó là những con người mà xã hội cảm ơn họ, mỗi chúng ta cảm phục và quý trọng họ. Số phận có ngặt nghèo nhưng họ không chết một lần nữa, họ vươn lên bằng y chí, nỗ lực để không thua kém ai. Họ học tập, rèn luyện. Có lẽ, đã bao nhiêu mồ hôi rơi, nước mắt chảy, bao lần họ phải vượt qua mặc cảm, vượt lên chính mình để được như ngày hôm nay. Những gì họ đã và đang đạt được như tiếp thêm sức mạnh cho xã hội, cho mỗi chúng ta. Họ không từ bỏ niềm tin, một xã hội có những con người như thế hẳn sẽ là một xã hội phát triển. Ý chí của họ, nghị lực của họ cho ta hiểu một sức mạnh vô hình thật diệu kì. Những cam go của cuộc đời có thể đánh cắp đi sức khoẻ, thể xác, nhưng không thể đánh cắp tinh thần. Họ là những con người có trái tim không tật nguyền, những con người “tàn nhưng không phế”. Thành công đến với mỗi chúng ta không phải là một con đường ngắn và trơn tru. Với những con người có số phận éo le, con đường ấy của họ còn dài hơn, khó khăn hơn nhiều lần. Tuy nhiên, con đường ấy không phải không có cái đích riêng của nó. Ông cha ta đã dạy : “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Để đạt thành quả như ngày hôm nay, họ có nhiều nguyên nhân để dẫn đến. Nhưng trước hết và chủ yếu nhất, chính là bản thân mỗi người. Nào ai thay được họ suy nghĩ đúng đắn về bản thân, về cuộc đời ? Nào ai thay được họ có ước mơ cao đep, có ích ? Nào ai thay được họ nỗ lực, hun đúc ý chí vươn lên ? Những Nguyễn Ngọc Kí, những Nguyễn Minh Phú, hẳn họ đã phải tự vượt qua cách trở lớn nhất : chính bản thân họ. Như trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy cũng đã viết : “Hãy sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay ta không phải ân hận về nhữĩig năm tháng đã sống hoài, sống phí”. Có lỗ, những con người không may mắn ấy đã ý thức được mình cũng đang có một cuộc sống, được cha mẹ đặt vào cuộc đời này, dù mình ra sao thì mình vẫn phải hướng tới tương lai. Cho dù mọi thứ mất đi nhưng tương lai thì vẫn còn ở phía trước. Hơn nữa, trong trái tim nóng bỏng, nồng nhiệt, yêu đời luôn có một niềm tin. Chính vì thế, họ cố gắng không ngừng, kiên trì bền bỉ. Chẳng phải như thế sao, khi Nguyễn Ngọc Kí bắt đầu từ việc xếp cau, đã thất bại nhiều, nhưng rồi cũng thành công. Ông cũng đã khổ sở biết bao khi tập cầm bút rồi nguệch ngoạc viết. Và chẳng phải sao, Nguyễn Minh Phú cũng nhẫn nại, ngày ngày theo cậu em trai đến trường chỉ để nghe thầy cô giảng. Không có điều kiện, em phải tự học, tự tập viết rất nhiều, ngày qua ngày trong âm thầm để khỏi làm cha mẹ buồn. Thời gian trôi qua, càng ngày ta càng thấy sức bền bỉ phi thường của những con người ấy, ý chí kiên định của họ. Khát vọng và những việc họ làm là những điều đẹp đẽ nhất. Cùng với những quyết tâm đó, họ không hề đơn độc. Cậu bé Kí thuở nào hẳn sẽ từ bỏ nếu như mẹ không khuyến khích, an ủi, động viên ; mẹ chỉ dẫn và luôn ở bên. Khi đó, trong tâm thức, tựa như có một sức mạnh, sôi nổi lắm, thiết tha lắm, đẩy cho ta tiến bước. Chính những con người đã từng sống trong khó khăn ấy, đã mang lại động lực cho gia đình và xã hội. Bản “thân họ đã nắm chắc số phận của mình. Họ cầm lấy tay lái cuộc đời mình. Một ngày mai tươi sáng đang đón chờ họ như với bao công dân khác của xã hội. Hơn thế nữa, điều mà họ có thể có được sau đó còn quý giá hơn nhiều : đó là sự tin yêu của mọi người. Gia đình thay vì lo lắng, buồn phiền thì cũng trở nên tự tin hơn vào cuộc sống. Xã hội cần biết bao những con người như thế! Chính vì thế, nếu là một người sinh ra may mắn, ta hãy cảm ơn cuộc sống và sống sao cho đúng. Đặc biệt, với những con người bất hạnh, ta hãy mở rộng lòng hơn. Họ cũng có đầy đủ quyền như mỗi chúng ta, họ đáng được cảm thông và tôn trọng. Xã hội là vòng nôi tu dưỡng con người. Nói như thế cũng có nghĩa mọi ảnh hưởng của xã hội sẽ tác động tới mỗi cá nhân. Tạo dựng một điều kiện tốt để những người như họ phát huy khả năng là điều chia sẻ lớn nhất cho những con người thiếu may mắn. Chẳng ai muốn những người xung quanh mình đau khổ, và càng không muốn bản thân đau khổ. Tuy nhiên, nếu chẳng may lâm vào hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo, hãy biết chấp nhận và chống lại số phận. Một xã hội chỉ tốt đẹp khi có người công dân tốt. Sống tốt là có trách nhiệm với chính mình, có nghị lực, quyết tâm cùng ý chí vươn lên, ngay từ ngày hôm nay.
“Mỗi trang đời đều là một điều kỳ diệu” M.Gorki đã từng nói như thế và điều đó thật sự khiến chúng ta cảm động khi lật giở những trang đời của những con người không chịu thua số phận như anh Nguyễn Ngọc Ký ,Trần Văn Thước, Nguyễn Công Hùng …
Trước hết ta phải hiểu thế nào là “không chịu thua số phận” ?Đó là những con người không chấp nhận mình mãi là người tàn phế ,vô dụng ,không học tập, không đóng góp gì cho xã hội .
Không mấy người Việt Nam không biết đến anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay đã kiên trì luyện tập biến đôi chân thành đôi bàn tay kỳ diệu viết những dòng chữ đẹp ,học tập trở thành nhà giáo ,nhà thơ . Anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động liệt toàn thân.Không gục ngã trước số phận anh can đảm tự học và đã trở thành nhà văn. Không thể nói hết những gian nan ,những giọt nước mắt đau khổ của họ trong những ngày tự mình vượt qua bệnh tật để khẳng định giá trị của mình, để chứng tỏ bản thân tàn nhưng không phế .Vào năm 2005 cả nước biết đến một Nguyễn Công Hùng (xã Nghi Diên ,huyện Nghi Lộc ,Nghệ An ).Từ khi sinh ra đã mắc chứng bại liệt . Anh còn bị căn bệnh viêm phổi hành hạ làm cho sức khoẻ suy kiệt .Vậy mà anh đã không gục ngã .Chàng trai 23 tuổi bại liệt,chân tay teo tóp, trọng lượng chỉ 12kg và gần như mất hoàn toàn khả năng vận động đã trở thành một chuyên gia tin học và được tôn vinh là Hiệp sỹ công nghệ thông tin năm 2005 vì những đóng góp không vụ lợi của mình cho cộng đồng.Tháng 5 -2005 anh được trung tâm sách kỷ lụcViệt Nam đưa vào “Danh mục kỷ lục Việt Nam ”về người khuyết tật bị bại liệt toàn thân đầu tiên làm giám đốc cơ sở đào tạo tin học và ngoại ngữ nhân đạo…
Điều gì khiến những con người tật nguyền ấy có thể vượt qua bệnh tật và khẳng định được bản thân mình?Họ đã tạo dựng cuộc sống từ muôn vàn khó khăn,gian khổ, thử thách bằng sự kiên trì,nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng số phận của mình.Họ đã không mất đi niềm tin yêu vào cuộc sống,không gục ngã trước những đau đớn,họ dũng cảm,tự tin đứng lên để sống bằng nghị lực,ý chí ,khát vọng và sức sống tinh thần mạnh mẽ của họ.Song bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác.Đó chính là sự động viên, khích lệ ,giúp đỡ của bạn bè,của người thân,là khát khao không muốn người thân của mình đau khổ,thất vọng và còn nhờ dòng máu kiên cường và truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam .
Những con người vượt lên số phận đứng lên bằng nghị lực,khát vọng và ý chí của mình khiến em vô cùng khâm phục.Chính những tấm gương về họ đã xây đắp những ước mơ ,hoài bão trong em, dạy em phải biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện những khát khao của mình .
Những người không chịu thua số phận,những con người tàn mà không phế thực sự là những tấm gương cho lứa tuổi học sinh chúng em,khích lệ bản thân mỗi người cố gắng phấn đấu học tập ,rèn luyện để trở thành những con người có ích cho xã hội .
Nguyễn Quỳnh Anh , đây là những ý của mình nhé !
Niềm tin là điều thiết yếu trong tất cả các mối quan hệ.
Sự thỏa hiệp là một yếu tố rất quan trọng.
Giao tiếp với nhau cũng vô cùng quan trọng.
Chấp nhận cuộc sống có lúc thăng trầm
Vẫn gần nhau những lúc trục trặc
Hôn nhân là chuyển động và thích nghi
you are very good!!!
hay đấy
tk tôi nhé
mai tôi lại chế thơ