K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 6 2021

Nhà văn Nga Leonit Leonop từng khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”. Sự thống nhất hài hòa giữa nội dung và hình thức là yếu tố quyết định nên giá trị bất hủ của tác phẩm, là kết quả chứa đựng tài năng, tâm huyết và sức sáng tạo miệt mài của người nghệ sĩ. Không chỉ đem lại giá trị độc đáo trong văn chương, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp cho thơ ca. Có ý kiến cho rằng: “Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật, nhưng hình thức nghệ thuật ấy chỉ đẹp khi được nhà thơ sáng tạo ra để chuyển tải một nội dung tư tưởng sâu sắc”.

“Ngôn ngữ thơ” là những câu từ, con chữ được người nghệ sĩ mã hóa, trau chuốt, chắt lọc từ đời sống, là phương tiện bật lên toàn bộ sức sống cho bài thơ. “Hình thức nghệ thuật” bao gồm các hình ảnh thơ, từ ngữ, cú pháp,…làm vỏ bọc bên ngoài cho tác phẩm thêm phần sinh động, sâu sắc; được biểu hiện qua nội dung tư tưởng. Nội dung và hình thức gắn bó với nhau như máu cùng huyết quản. “Nội dung tư tưởng” chính là những quan điểm, tình cảm, cảm hứng của nhà thơ về con người và về cuộc đời. Nhận định trên khẳng định vai trò của nội dung và hình thức đối với văn chương nói chung và với tác phẩm thơ ca nói riêng. Một tác phẩm thơ l Tác phẩm văn học là một hệ thống chỉnh thể được biểu hiện qua mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Nội dung là những mảnh ghép vụn vỡ lấy chất liệu từ hiện thực đời sống và được khai thác bằng nghệ thuật, bộc lộ tư tưởng, quan điểm mà người viết muốn gửi gắm. Hình thức được xay dựng nên bằng hệ thống phương tiện bên ngoài cũng như nội dung bên trong tác phẩm. Nội dung bao giờ cũng quyết định hình thức còn hình thức là sự thể hiện của nội dung. Sự thống nhất cao độ giữa nội dung và hình thức thể hiện ở mọi phương diện khác nhau: ngữ âm, cú pháp, thể loại, nhạc điệu,.. để tạo nên tác phẩm thơ giá trị, chân chính. Nội dung giá trị khi hướng người đọc đến tinh thần Chân-Thiện-Mĩ, còn hình thức đẹp phải có sự kết hợp giữa kết cấu, cú pháp câu thơ. Nội dung nào-hình thức ấy. Một hình thức đẹp đẽ sẽ phát huy tối đa chức năng bộc lộ sâu sắc nội dung nó biểu hiện, nguọc lại, tác phẩm có nội dung mới mẻ, ý nghĩa mới lôi cuốn được độc giả khám phá hình thức ngôn từ. Nội dung và hình tthức luôn gắn liền, bổ sung cho nhau, không tách rời. Bielinxki có câu: “Nội dung và hình thức gắn bó với nhau như tâm hồn và thể xác”. Để tạo nên sự gắn bó giữa hai yếu tố nội dung-hình thức, yêu cầu người nghệ sĩ phải trải qua quá trình tìm tòi, sáng tạo, có cá tính và phong cách riêng. Có thể nói, quá trình lao động nghệ thuật là quá trình công phu, ghi nhận toàn bộ quá trình đóng góp của người nghệ sĩ trên con đường hoạt động nghệ thuật của mình. Sự sáng tạo trong văn chương không có phép bất cứ người nghệ sĩ nào dẫm lên lối mòn của người khác đặc biệt là con đường mình đã tạo ra. Chỉ có như thế, họ mới sáng tạo ra những vần thơ bất hủ, giá trị, những đứa con tinh thần đặc sắc có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức, bởi “Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật” biểu hiện ” một nội dung tư tưởng sâu sắc”.

13 tháng 6 2021

k cho mình nhé

13 tháng 6 2021

Đặt câu :

Bạn My có tài năng ca hát kể từ khi còn nhỏ 

Hok tốt

Bạn Hùng có tài năng về võ thuật

13 tháng 6 2021

Danh hiệu huân chương cao quý nhất nước ta là:

A. Huân chương Sao vàng       B. Huân chương Quân công

C. Huân chương Lao động       D. Huân chương Độc lập 

13 tháng 6 2021

A. Huân chương Sao vàng

Hok tốt!!!

A, MB

- giới thiệu tác giả: Nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong nhà thơ tiêu biểu lớp đầu của phong trào thơ mới. Thơ của ông thường đậm chất thương người và nỗi niềm hoài cổ. Bài thơ "Ông đồ" chính là một trong những bài thơ tiêu biểu và thành công nhất của nhà thơ Vũ Đình Liên trong phong trào thơ mới.

- giới thiệu bài thơ: Bài thơ Ông đồ đã thể hiện được nỗi niềm và sự thương cảm của nhà thơ đối với một thế hệ những người bị lãng quên trong sự chuyển giao của xã hội và thời thế. Ông đồ chính là đại diện của vẻ đẹp của Nho giáo, của thú vui chơi chữ một thời nay bị lãng quên trong thời kỳ chuyển giao sang xã hội nửa phong kiến, nửa thực dân. Tình cảm mà nhà thơ truyền tải đã chứ đựng và truyền tải trong từng dòng thơ.

- Có ý kiến cho rằng"Thơ ca bắt rễ từ lòng người nở hoa nơi từ ngữ". Quan điểm này hoàn toàn đúng với bài thơ Ông đồ. Vì bài thơ xuất phát từ sự thương cảm, tiếc nuối, trân trọng của tác giả đối với nền Nho học truyền thống đã qua, cùng với những lớp người xưa cũ như ông đồ. Từ ngữ tài hoa và hình ảnh nghệ thuật tác giả sử dụng đã làm cho bài thơ trở thành tác phẩm văn thơ giá trị.

B, TB

1, Giải thích:

- "Thơ ca bắt rễ từ lòng người" có nghĩa là những tác phẩm văn học thơ ca đều được lấy cảm hứng từ cảm xúc, tâm trạng và tâm hồn của chính con người.

- "Nở hoa từ từ ngữ" có nghĩa là việc sử dụng từ ngữ tài hoa, độc đáo sẽ làm cho bài thơ trở nên xúc động và gây ấn tượng mãi với bạn đọc.

- Ta tưởng tượng những bài thơ cũng giống như một cái cây. Cái cây đó được nảy nở, ươm mầm từ trong chính tâm hồn, đời sống tình cảm của con người, của nhà thơ, nhà văn. Và những ngôn từ tài hoa đã làm cho bài thơ đó nở hoa, đơm hoa kết trái và để lại ấn tượng mãi trong lòng người đọc.

2, Phân tích bài thơ.

a, Phân tích hai khổ thơ đầu

- Hai khổ thơ đầu của bài thơ Ông đồ đã thể hiện được thời kỳ mà ông đồ hay Nho học vẫn còn được ưa chuộng. Câu thơ "Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già" cho thấy một sự thường niên theo năm cứ vào mùa xuân tết đến xuân về là các ông đồ lại xuất hiện bên đường. Ông xuất hiện với "mực tàu, giấy đỏ" là những biểu tượng không thể thiếu một thời của nền Nho học, của thú vui chơi chữ của người dân lúc bấy giờ.

- Vào thời kỳ đó, thú vui chơi chữ chính là nét đẹp văn hóa dân tộc của nhân dân VN. Họ sùng bài chữ Nho như một môn nghệ thuật và mua những nét chữ Nho đó về để treo trong nhà như một sự tinh hoa. Những dòng thơ tiếp theo đã thể hiện được sự ưa chuộng bậc nhất và sự tài hoa của ông đồ. Hình ảnh "Bao nhiêu người thuê viết....bay" đã thể hiện được sư tài hoa vô cùng của những nét chữ ông đồ. Dường như, người đọc hoàn toàn cảm nhận được sự thịnh hành và ưa chuộng của thú chơi chữ ông đồ lúc bấy giờ. 

b, Phân tích khổ 3 và 4

- Thế nhưng, hai khổ thơ tiếp theo đã thể hiện được sự chuyển biến của thời thế mà những người thuộc thế hệ trước như ông đồ dần bị quên lãng đến xót xa. "Nhưng mỗi năm mỗi vắng/Người thuê viết nay đâu?" chính là câu nghi vấn không có câu trả lời của chính ông đồ và tác giả về sự chuyển biến của xã hội. Những hình ảnh thơ "giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu" đã cho thấy một nỗi buồn thấm đượm cả không gian vì sự thay đổi thời thế của xã hội. Thật vậy, khi xã hội và đất nước chuyển sang giai đoạn du nhập văn hóa phương Tây và Nho học thất thế, ông đồ dường như cũng bị lãng quên và gạt ra khỏi lề của cuộc sống.

- Tác giả Vũ Đình Liên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua từ "buồn không thắm, đọng trong nghiên sầu". Sự lãng quên và thất thế của ông đồ xưa, của nền văn hóa Nho học xưa như lan tỏa cả không gian. Kết quả là, giấy đỏ vì nỗi buồn ấy mà dường như chẳng còn sắc thắm, mực thì đọng lại. Phải chăng, hình ảnh giấy đỏ và mực là nỗi buồn thương của chính tác giả. Nỗi sầu và buồn của tác giả lan toả khắp không gian và in hằn lên đồ vật, gợi ra thời kỳ chuyển giao của thời đại. Tóm lại, hình ảnh thơ đã thể hiện nỗi buồn sâu sắc và man mác của tác giả, của thời thế về sự chuyển giao của xã hội, ông đồ và những lớp người xưa cũ bị lãng quên. Hình ảnh thơ tiếp theo cũng khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng đau lòng và xót xa.

- "Ông đồ vẫn ngồi đấy/Qua đường không ai hay" cho thấy sự tồn tại của ông đồ hoàn toàn đi vào quên lãng đến xót xa. Ông như bất động và bị gạt ra khỏi lề của dòng chảy thời gian và không gian. Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài giời mưa bui bay" cho thấy nỗi buồn buốt giá thấu tim can bao trùm cả không gian và lòng người. Lá vàng rụng xuống như sự lụi tàn của chính nền Nho học còn những hạt mưa chỉ làm lòng người trở nên đau xót và buồn thương. 

c, Khổ thơ cuối:

- Khổ thơ cuối đã chính thức thể hiện việc ông đồ hoàn toàn bị quên lãng, một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một và biến mất. Mùa xuân vẫn đến, người ta vẫn đi chơi hội nhưng lại chẳng thấy ông đồ ngày xưa nữa. Hình ảnh "những người muôn năm cũ" chính là hình ảnh ẩn dụ của những lớp người ngày xưa, lớp người từng một thời giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc.

- Câu hỏi tu từ được đặt ở cuối bài thơ dường như không có câu trả lời của tác giả cho thấy sự đau đớn đến tột cùng của nhà thơ "Hồn ở đâu bây giờ?". Hồn ở đây chính là chỉ hồn cốt của dân tộc, của giá tị tinh hoa một thời đã qua.

--> Kết luận:  Tóm lại, bài thơ đã thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ Vũ Đình Liên về sự chuyển mình, về sự thay đổi đến xót xa của thời thế, đã đẩy một nét văn hóa dân tộc rơi vào quên lãng. Những tâm sự ấy của tác giả đã thể hiện bằng những vần thơ chan chứa cảm xúc dành cho những người thuộc thế hệ trước bị lãng quên. Các hình ảnh nghệ thuật và ngôn từ tài hoa được sử dụng đã góp phần truyền tải thông điệp của bài thơ.

3, Liên hệ với bài thơ "Khi con tu hú"

- Bài thơ "Khi con tu hú" đã xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, khát vọng tự do và tinh thần tuổi trẻ tham gia cách mạng của nhà thơ Tố Hữu. Trong hoàn cảnh ngục tù tăm tối, nhà thơ khao khát được tự do, được tham gia cống hiến cho cách mạng và tận hưởng không gian mùa hè tươi đẹp bên ngoài. Chỉ bằng tiếng chim tu hú, khao khát ấy đã trào dâng và sục sôi đến mãi mãi trong tâm tưởng của người tù cách mạng, làm cho người tù thực sự khát khao được tự do đến tột cùng

- Ngôn từ của bài thơ vô cùng chọn lọc, không chỉ thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp mà còn thể hiện được khát khao tự do mãnh liệt của người cách mạng trẻ Tố Hữu

C, KB

Tóm lại, hai bài thơ Ông đồ và Khi con tu hú đều là những bài thơ xuất sắc của nền thơ ca Việt Nam. Tuy tư tưởng nội dung khác nhau, hoàn cảnh sáng tác và đối tượng sáng tác khác nhau, điểm chung của hai bài thơ đó là xuất phát từ tình cảm của tác giả và sử dụng từ ngữ một cách chọn lọc, tinh tế và tài hoa.

13 tháng 6 2021

Nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong nhà thơ tiêu biểu lớp đầu của phong trào thơ mới. Thơ của ông thường đậm chất thương người và nỗi niềm hoài cổ. Bài thơ "Ông đồ" chính là một trong những bài thơ tiêu biểu và thành công nhất của nhà thơ Vũ Đình Liên trong phong trào thơ mới. Có ý kiến cho rằng "Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ". Và em thấy ý kiến này thật đúng với bài thơ Ông đồ. Bài thơ Ông đồ đã thể hiện được nỗi niềm và sự thương cảm của nhà thơ đối với một thế hệ những người bị lãng quên trong sự chuyển giao của xã hội và thời thế. Ông đồ chính là đại diện của vẻ đẹp của Nho giáo, của thú vui chơi chữ một thời nay bị lãng quên trong thời kỳ chuyển giao sang xã hội nửa phong kiến, nửa thực dân. Tình cảm mà nhà thơ truyền tải đã chứ đựng và truyền tải trong từng dòng thơ.

Hai khổ thơ đầu của bài thơ Ông đồ đã thể hiện được thời kỳ mà ông đồ hay Nho học vẫn còn được ưa chuộng. Câu thơ "Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già" cho thấy một sự thường niên theo năm cứ vào mùa xuân tết đến xuân về là các ông đồ lại xuất hiện bên đường. Ông xuất hiện với "mực tàu, giấy đỏ" là những biểu tượng không thể thiếu một thời của nền Nho học, của thú vui chơi chữ của người dân lúc bấy giờ. Vào thời kỳ đó, thú vui chơi chữ chính là nét đẹp văn hóa dân tộc của nhân dân VN. Họ sùng bài chữ Nho như một môn nghệ thuật và mua những nét chữ Nho đó về để treo trong nhà như một sự tinh hoa. Những dòng thơ tiếp theo đã thể hiện được sự ưa chuộng bậc nhất và sự tài hoa của ông đồ. Hình ảnh "Bao nhiêu người thuê viết....bay" đã thể hiện được sư tài hoa vô cùng của những nét chữ ông đồ. Dường như, người đọc hoàn toàn cảm nhận được sự thịnh hành và ưa chuộng của thú chơi chữ ông đồ lúc bấy giờ. 

Thế nhưng, hai khổ thơ tiếp theo đã thể hiện được sự chuyển biến của thời thế mà những người thuộc thế hệ trước như ông đồ dần bị quên lãng đến xót xa. "Nhưng mỗi năm mỗi vắng/Người thuê viết nay đâu?" chính là câu nghi vấn không có câu trả lời của chính ông đồ và tác giả về sự chuyển biến của xã hội. Những hình ảnh thơ "giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu" đã cho thấy một nỗi buồn thấm đượm cả không gian vì sự thay đổi thời thế của xã hội. Thật vậy, khi xã hội và đất nước chuyển sang giai đoạn du nhập văn hóa phương Tây và Nho học thất thế, ông đồ dường như cũng bị lãng quên và gạt ra khỏi lề của cuộc sống. Tác giả Vũ Đình Liên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua từ "buồn không thắm, đọng trong nghiên sầu". Sự lãng quên và thất thế của ông đồ xưa, của nền văn hóa Nho học xưa như lan tỏa cả không gian. Kết quả là, giấy đỏ vì nỗi buồn ấy mà dường như chẳng còn sắc thắm, mực thì đọng lại. Phải chăng, hình ảnh giấy đỏ và mực là nỗi buồn thương của chính tác giả. Nỗi sầu và buồn của tác giả lan toả khắp không gian và in hằn lên đồ vật, gợi ra thời kỳ chuyển giao của thời đại. Tóm lại, hình ảnh thơ đã thể hiện nỗi buồn sâu sắc và man mác của tác giả, của thời thế về sự chuyển giao của xã hội, ông đồ và những lớp người xưa cũ bị lãng quên. Hình ảnh thơ tiếp theo cũng khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng đau lòng và xót xa. "Ông đồ vẫn ngồi đấy/Qua đường không ai hay" cho thấy sự tồn tại của ông đồ hoàn toàn đi vào quên lãng đến xót xa. Ông như bất động và bị gạt ra khỏi lề của dòng chảy thời gian và không gian. Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài giời mưa bui bay" cho thấy nỗi buồn buốt giá thấu tim can bao trùm cả không gian và lòng người. Lá vàng rụng xuống như sự lụi tàn của chính nền Nho học còn những hạt mưa chỉ làm lòng người trở nên đau xót và buồn thương. 

Khổ thơ cuối đã chính thức thể hiện việc ông đồ hoàn toàn bị quên lãng, một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một và biến mất. Mùa xuân vẫn đến, người ta vẫn đi chơi hội nhưng lại chẳng thấy ông đồ ngày xưa nữa. Hình ảnh "những người muôn năm cũ" chính là hình ảnh ẩn dụ của những lớp người ngày xưa, lớp người từng một thời giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc. Câu hỏi tu từ được đặt ở cuối bài thơ dường như không có câu trả lời của tác giả cho thấy sự đau đớn đến tột cùng của nhà thơ "Hồn ở đâu bây giờ?". Hồn ở đây chính là chỉ hồn cốt của dân tộc, của giá tị tinh hoa một thời đã qua.

Tóm lại, bài thơ đã thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ Vũ Đình Liên về sự chuyển mình, về sự thay đổi đến xót xa của thời thế, đã đẩy một nét văn hóa  dân tộc rơi vào quên lãng. Những tâm sự ấy của tác giả đã thể hiện bằng những vần thơ chan chứa cảm xúc dành cho những người thuộc thế hệ trước bị lãng quên.

Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!

17 tháng 6 2021

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai. 

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. 

Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. 

Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. 

Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được dát vàng. 

Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang. Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.

13 tháng 6 2021

Mình trả lời:

-Người có ''tài cao đức trọng'' sẽ được nhiều người yêu mến. -Người có ''tài cao học rộng'' sẽ hiểu biết nhiều hơn những người khác.

13 tháng 6 2021

Trả lời :

Từ "em" trong câu "Em yêu màu xanh" là danh từ

~~học tốt~~

13 tháng 6 2021

Trả lời :

Từ em trong câu "Em yêu màu xanh" là danh từ

~HT~

13 tháng 6 2021

d nhé bn hiền

13 tháng 6 2021

Trả lời :

Chọn D

~HT~