Nêu điểm giống và khác giữa nhân hóa và so sánh
P/s:_Chép mạng phải ghi rõ nguồn nhưng tốt nhất m.n nên tự làm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới .Sau cách mạng ông nhanh chóng hoà nhập vào công cuộc kháng chiến vĩ đại và trường kì của dân tộc .Hoà bình lập lại ,từng trang thơ Huy Cận ấm áp hơi thở của cuộc sống đang lên . Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”được sáng tác ở Hòn Gai năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế dài ngày . Bài thơ thực sư là một bài ca ca ngợi cuộc sống của những con người lao động mới .
Với đôi mắt quan sát sắc sảo ,trí tưởng tượng phong phú ,trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ thuật điêu luyện ,nhà thơ đã vẽ lên trước mắt chúng ta khung cảnh lao động hăng say trên biển .Cả bài thơ như một bức tranh sơn mài lộng lẫy những sắc màu huyền ảo ,cuốn hút vô cùng :
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi .
Đoàn thyền đánh cá rời bến vào lúc hoàng hôn ,mặt trời như hòn lửa đỏ rực đang lặn dần vào lòng đại dương mênh mông , màn đêm buông xuống ,kết thúc một ngày .Biển kín đáo như một gian phòng lớn của thiên nhiên bởi cách nói thật riêng biệt “sóng đã cài then đêm sập cửa”.Chính vào thời điểm ấy, ngư dân bắt tay vào công việc quen thuộc của mình : Ra khơi đánh cá !Mặt biển đêm không lạnh lẽo mà ấm áp hẳn lên bởi tiếng hát âm vang, náo nức, thể hiện niềm vui to lớn của người lao động được giải phóng , tiếng hát hoà cùng gió, thổi căng buồm đưa đoàn thuyền ra khơi .Lời hát ca ngợi sự giàu có và hào phóng của biển cả cùng vẻ đẹp lung linh, diệu kì của nó trong đêm :
Hát rằng cá bạc biển đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
Sự say mê vẻ đẹp của biển đã làm giảm bớt bao nỗi nhọc nhằn vất vả trong việc đánh cá,đem lại niềm vui và sức mạnh cho ngư dân . Cảnh đánh cá trong đêm được nhà thơ miêu tả bằng cảm hứng trữ tình mãnh liệt . Tác giả như nhập thân vào thiên nhiên , công việc ,và con người :
Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới .Sau cách mạng ông nhanh chóng hoà nhập vào công cuộc kháng chiến vĩ đại và trường kì của dân tộc .Hoà bình lập lại ,từng trang thơ Huy Cận ấm áp hơi thở của cuộc sống đang lên . Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”được sáng tác ở Hòn Gai năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế dài ngày . Bài thơ thực sư là một bài ca ca ngợi cuộc sống của những con người lao động mới .
Với đôi mắt quan sát sắc sảo ,trí tưởng tượng phong phú ,trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ thuật điêu luyện ,nhà thơ đã vẽ lên trước mắt chúng ta khung cảnh lao động hăng say trên biển .Cả bài thơ như một bức tranh sơn mài lộng lẫy những sắc màu huyền ảo ,cuốn hút vô cùng :
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi .
Đoàn thyền đánh cá rời bến vào lúc hoàng hôn ,mặt trời như hòn lửa đỏ rực đang lặn dần vào lòng đại dương mênh mông , màn đêm buông xuống ,kết thúc một ngày .Biển kín đáo như một gian phòng lớn của thiên nhiên bởi cách nói thật riêng biệt “sóng đã cài then đêm sập cửa”.Chính vào thời điểm ấy, ngư dân bắt tay vào công việc quen thuộc của mình : Ra khơi đánh cá !Mặt biển đêm không lạnh lẽo mà ấm áp hẳn lên bởi tiếng hát âm vang, náo nức, thể hiện niềm vui to lớn của người lao động được giải phóng , tiếng hát hoà cùng gió, thổi căng buồm đưa đoàn thuyền ra khơi .Lời hát ca ngợi sự giàu có và hào phóng của biển cả cùng vẻ đẹp lung linh, diệu kì của nó trong đêm :
Hát rằng cá bạc biển đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
Sự say mê vẻ đẹp của biển đã làm giảm bớt bao nỗi nhọc nhằn vất vả trong việc đánh cá,đem lại niềm vui và sức mạnh cho ngư dân . Cảnh đánh cá trong đêm được nhà thơ miêu tả bằng cảm hứng trữ tình mãnh liệt . Tác giả như nhập thân vào thiên nhiên , công việc ,và con người :
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Con thuyền đó đang bay giữa không gian trong một đêm thuỷ tinh tuyệt đẹp.Những hình ảnh “lái gió”, “buồm trăng”, “ mây cao”, “ biển bằng ”phảng phất phong vị thơ cổ điển nhưng vẫn đậm chất hiện thực .Chuyến ra khơi đánh cá cũng giống như một trận đánh thật sự hào hùng .Cũng thăm dò ,cũng dàn đan thế trận và bủa vây bằng…lưới! Đã bao đời nay ,ngư dân có quan hệ chặt chẽ với biển cả .Họ thuộc biển như lòng bàn tay , bao loài cá họ thuộc tên ,thuộc dáng và thuộc cả thói quen của chúng :
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long .
Trên mặt biển đêm ,ánh trăng lung linh dát bạc ,cá quẫy đuôi sóng sánh trăng vàng ,tiếng “em” bật lên tự nhiên, trìu mến .Bài ca gọi cá vẫn tiếp tục ngân vang : lúc náo nức ,lúc lại thật tha thiết.Trăng thức cùng ngư dân ,trăng cùng sóng dập dờn bên mạn thuyền như gõ nhịp phụ hoạ cho tiếng hát ,trăng chiếu sáng cho ngư dân kéo được những mẻ cá đầy …Với ngư dân, biển cả bao la “như lòng mẹ”,bởi vậy thiên nhiên và con người thật hoà hợp,nhịp nhàng .Nhịp điệu công việc càng khẩn trương ,sôi nổi khi bóng đêm dần tàn ,ngày đang đến :
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng .
Bao công lao vất vả đã được đền bù ,dáng người ngư dân đang choãi chân, nghiêng người dồn tất cả sức mạnh vào đôi tay cuồn cuộn để kéo lên những mẻ lưới nặng trĩu mới đẹp làm sao!Màu sắc phong phú ,lấp lánh vẩy bạc, đuôi vàng của bao loài cá càng khiến cho cảnh rạng đông thêm rực rỡ .Nhịp điệu câu thơ “lưới xếp buồm lên đón nắng hồng ”chậm rãi, gợi cảm giác thanh thản, vui tươi, phán ánh tâm trạng hài lòng của ngư dân trước những kết quả tốt đẹp của chuyến ra khơi.
Khổ thơ cuối cùng miêu tả cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá:
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Vẫn là tiếng hát khoẻ khoắn của ngư dân dạn dày sông nước đang vươn lên làm chủ cuộc đời .Tiếng hát hoà trong gió ,thổi căng buồm đưa đoàn người ra khơi đêm trước nay lại cùng đoàn thuyền đầy ắp cá hân hoan về bến . Hình ảnh “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” rất thực mà cũng rất hào hùng .Nó phản ánh một thói quen lâu đời của ngư dân là đưa cá về bến trước khi trời sáng đồng thời cũng hàm ý nói lên khí thế đi lên mạnh mẽ của họ trong công cuộc xây dựng đất nước. Hoà cùng niềm vui to lớn của mọi người ,nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng .Đoàn thuyền đi trên biển ,giữa màu hồng rạng rỡ tinh khôi và ánh mặt trời phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá khiến nhà thơ liên tưởng đến hàng ngàn những mặt trời nhỏ xíu đang toả rạng nềm vui .Đến đây bức tranh biển cả ngập tràn màu sắc tươi sáng và ăm ắp chất sống trong từng dáng hình ,từng đường nét của cảnh, của người .
“Đoàn thuyền đánh cá” là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng .Bài ca ấy dành cho biển hào phóng ,cho những con người cần cù, gan góc đang làm giàu cho đất nước .Cảm hứng trữ tình và nghệ thuật điêu luyện được tác giả sử dụng trong bài thơ đã cuốn hút người đọc thật sự .Chúng ta cùng chia sẻ niềm vui to lớn với nhà thơ ,với tất cả những người lao động mới đang kiêu hãnh ngẩng cao đầu trên con đường đi tới tương lai tươi sáng .
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ.
Bài thơ được viết dựa trên những sự kiện có thực. Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu. Đầu năm 1951, Minh Huệ đang ở Nghệ An thì được một người bạn là bộ đội vừa từ Việt Bắc về kể cho nghe chuyện được gặp Bác Hồ.
Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ, là nguồn thi hứng để Minh Huệ sáng tác nên bài thơ này.
Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm.
Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bài thơ của nhiều tác giả viết về Bác Hồ với những cách thể hiện khác nhau. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).
Bài thơ có thể tóm tắt như sau:
Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, trên đường đi kiểm tra khâu chuẩn bị của chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đến thăm một đơn vị chủ lực rồi nghỉ chân tại nơi đóng quân của bộ đội. Đêm khuya, trời mưa lâm thâm và rất lạnh. Anh đội viên thức dậy lần đầu, thấy Bác ngồi bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng người, anh năn nỉ mời Bác đi ngủ. Lần thứ ba thức dậy, anh thấy Bác vẫn thức. Trời đã gần sáng, anh tâm tình với Bác và thức luôn cùng Bác.
Trong bài thơ có hai nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên chiến sĩ. Hình tượng trung tâm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người.
Qua đó, bài thơ phản ánh tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác Hồ với đồng bào, chiến sĩ và thể hiện tình cảm kính yêu, khâm phục của bộ đội, nhân dân đối với Bác Hồ.
Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên :
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.
Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.
Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một .
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng
Bác đốt lửa sưởi ấm căn lều rồi đi dém chăn cho từng người. Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con.
Hành động này đã thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ. Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con. Sự chăm sóc thật chu đáo, không sót một ai: Từng người, từng người một. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.
Anh đội viền mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.
Có rất nhiều bài thơ viết về Bác Hồ kính yêu của dân tộc trong đó, bài Đêm nay Bác không ngủ (viết năm 1951) của Minh Huệ đã gây bao xúc động cho người đọc. Năm khổ thơ đầu tiên đã đọng lại trong em niềm kính yêu Bác vô hạn.
Mở đầu là một phát hiện và một câu hỏi của anh đội viên:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ
Có lẽ sự xúc cảm mạnh nhất là biểu tượng Đêm nay Bác không ngủ. Xúc động và ngạc nhiên nhìn Bác qua ánh lửa, anh tự hỏi mình: Mà sao Bác vẫn ngồi, đêm nay Bác không ngủ? Anh băn khoăn và quan sát Bác giữa đêm khuya, dưới mái lều tranh xơ xác, trong cảnh trời mưa lâm thâm, hình ảnh Bác được nhà thơ khắc hoạ với bao khám phádiệu kì:
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Đọc câu thơ, em thấy thương Bác vô cùng, tuổi cao sức yếu, Bac vẫn cùng các chiến sĩ ra mặt trận, cung “nếm mật, nằm gai ”. Con người luôn luôn đem đến cho đồng bàõ chiến sĩ nụ cười rạng rỡ, vậy mà giờ đây, nụ cười ấy biến đi đâu, nhường chỗ cho sự trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ... Bác đang thao thức và băn khoăn với bao ý tưởng nung nấu trong lòng, những lo toan gánh vác việc nước, việc quân. Cái hay của bài thơ là nói đến quan hệ chan hoà yêu thương giữa lãnh tụ và chiến sĩ trong khói lửa của cuộc chiến tranh. Đó là tình cha con, tình bác cháu vô cùng thắm thiết. Anh đội viên xúc động, bồi hồi. Tình cảm chân thành của người lính trẻ cũng chính là tình cảm của mỗi con người Việt Nam, của em, của chị….đối vởi Bác:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương.
Càng nhìn vì ngạc nhiên xúc động. Càng thương vì đã khuya mà "đêm nay bác vẫn không ngủ". Càng thương vì tấm lòng thân ái, bao la của Bác. Trong đêm đông lạnh lẽo, người đội viên khám phá bao điều kì diệu: bên cạnh phẩrn chất lãnh tụ vĩ đại, ở Bác còn sáng rực lên nhân phẩm cao quí của một con người giàu tình thương:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Anh lửa rừng chờn vờn “mái tóc bạc” của người Cha vừa gần gũi, vừa thiêng liêng. Cử chỉ của Bác “đốt lửa” sưởi ấm cho các chiến sĩ ngủ ngon chứa đựng bao tình yêu thương mênh mông, tình cha con ruột thịt, tình bác cháu ruột rà được nhà thơ ghi lại một cách chân thực làm rung động lòng người:
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng...
Vần thơ như đoạn phim quay cận cảnh. Bác “đốt lửa”, “dém chăn” cho các anh ngủ ngon để ngày mai ra trận hay chính Bác đang đốt ngọn lửa yêu thương nơi đáy lòng mình? Bác dém chăn cho từng chiến sĩ hay Bác đang truyền hơi ấm tình thương cho các cháu? Câu thơ từng người từng người một diễn tả rất sâu sắc tình thương yêu bao la của Bác. Người lính nào cũng được Bác chăm sóc, cũng được Bác chia cho phần yêu thương, bởi lẽ Người là cha, là Bác, là Anh (Tố Hữu). Bác gần gũi với mọi ngựời Việt Nam, bởi một lẽ rất đơn giản Bác là Hồ Chí Minh như Minh Huệ đã ca ngợi.
Anh đội viên đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên nọ, từ suy nghĩ này đến cảm xúc khác mà lòng bâng khuâng tự hào. Anh mơ màng, chập chờn “như nằm trong mộng”. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ vượt ra ngoài trí tưởng tượng của anh. Cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng. Niềm kính yêu gắn liền với sự khâm phục và biết ơn Bác. Nhà thơ đã sử dụng những ngôn từ đẹp nhất, kết hợp với hình ảnh so sánh diệu kì nhất để ca ngợi tâm hồn cao cả và tình thương bao la của Bác đối với dân tộc. Câu thơ như một nét vẽ mang màu sắc thần thoại làm xúc động nơi trái tim người đọc:
Bóng Bác cao lồng lộng .
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Sống bên Bác, ai cũng cảm thấy tự hào, ai cũng thấy mình được truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi:
Ta bên Người, Người toả sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.
(Sáng tháng năm)
Thế thơ năm chữ bình dị, mộc mạc, giàu sức truyền cảm đã tạo cho bài thơ đậm đà chất dân ca Nghệ Tĩnh. Năm khổ thơ đã diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của anh đội viên với lãnh tụ. Giọng điệu thơ hồn nhiên như tiếng nói tâm tình nên có sức lan toả rộng và lắng sâu trong tâm hồn người đọc. Bác thiêng liêng mà gần gũi quá! Kính yêu Bác, em xin hứa học giỏi, mãi mãi xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, tiếp bước con đường cách mạng mà Bác đã vạch ra.
Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.
Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ. Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm.
Trước hết, cần xác định đúng phép ẩn dụ trong từng câu. Sau đó, suy nghĩ, liên tưởng để hiểu được “cái được so sánh” ẩn đi trong từng trường hợp. Tiếp đến, đặt hình ảnh dùng để so sánh bên cạnh hình ảnh được so sánh để xác định mối quan hệ tương đồng giữa chúng. – Các hình ảnh ẩn dụ: + ăn quả, kẻ trồng cây; + mực – đen , đèn – sáng; + thuyền, bến; + Mặt Trời (trong câu Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ). – Các hình ảnh trên tương đồng với những gì? + ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả (tương đồng về cách thức); kẻ trồng cây tương đồng với người làm ra thành quả (tương đồng về phẩm chất); + mực – đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất); đèn – rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất); + thuyền – bến tương đồng với người ra đi – người ở lại; sự chung thuỷ, sắt son của “người ở” đối với “kẻ đi” (tương đồng về phẩm chất); + Mặt Trời tương đồng với Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất).
a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Ăn quả: Thừa hưởng thành quả của tiền nhân.
- Kẻ trồng cây: Người đi trước, người làm ra thành quả.
Quả tương đồng với thành quả.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- Mực: Đen, khó tây rửa :=> Tương đồng với hoàn cảnh xấu, người xấu.
- Rạng: Sáng sủa => Tương đồng với hoàn cảnh tốt, người tốt.
c. Mặt trời đi qua trên lăng
Ẩn dụ: Mặt trời => Chi phong cách đạo đức cách mạng của Bác Hồ.
Em yêu trường lắm
Mái trường Thành Công
Sân trường rộng lớn
Có hai hang cây
Hàng cây xanh mát
To ra mỗi lúc
Cao lên mỗi ngày.
-Giống nhau: đều giống nhau về mục đích là biến 1 vật vô tri vô giác nào đó thành 1 thứ j đó linh động, sinh động hơn.
-Khác nhau:
+ So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.
+ Nhân hóa thường là nhân hóa vật này thành những vật như người...
*Mk dễn đạt theo ý hiểu nên hơi sai sót ^^
-Giống nhau: đều giống nhau về mục đích là biến 1 vật vô tri vô giác nào đó thành 1 thứ j đó linh động, sinh động hơn.
-Khác nhau:
+ So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.
+ Nhân hóa thường là nhân hóa vật này thành những vật như người...