K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2021
Là con thứ 3của vừa Trần Thái tông Là một tướng sỹ thời trần Đánh tan giặc nguyên mông lần 2và lần3
8 tháng 10 2021

Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải (1241-1294), con trai thứ ba của vua Trần Thánh Tông, không những là một danh tuớng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ đã in dấu ấn trong văn chương dân tộc.

Trần Quang Khải làm thơ không nhiều, nhưng chỉ cần một bài như Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) cũng đủ để thành một tên tuổi.

Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, giữa không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Và tác giả của nó, một vị tướng lỗi lạc, mà tên tuổi đã từng phải: 10 phen khiến quân thù phải kinh hồn bạt vía, người vừa lập công lớn trong chiến trận, nay kiêu hãnh giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô trong khúc khải hoàn ca của dân tộc. Tức cảnh sinh tình. Trong hào quang của chiến thắng, tâm hồn vị tướng- nhà thơ của chúng ta bỗng dạt dào cảm hứng thi ca, kết tinh thành những vần thơ thật đẹp:

Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức.
Non nước ấy ngàn thu.
(Trần Trọng Kim dịch)
Dường như sự xúc động quá lớn về niềm vui chiến thắng khiến nhà thơ không nói được nhiều. Bao nhiêu cảm xúc, suy tư dồn nên cả lại vào bốn dòng ngũ ngôn tứ tuyệt gân guốc, chắc nịch.

Hai câu mở đầu nóng bỏng hơi thở chiến trận và đậm chất anh hùng ca:
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Chương Dương và Hàm Tử là hai chiến thắng lẫy lừng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285. Đối với quân dân nhà Trần lúc đó, chỉ cần nhắc đến cái tên Chương Dương-Hàm Tử cũng đã đủ thấy nức lòng. Đặc biệt, đối với thượng tướng Trần Quang Khải, người trực tiếp chỉ huy và lập nên chiến công trong trận Chương Dương, cũng là người góp phần hỗ trợ đắc lực cho Trần Nhật Duật đánh trận Hàm Tử, thì càng thêm xao xuyến, bồi hồi.

Tác giả không tả lại cảnh khói lửa binh đao, cũng không tả lại cảnh quyết chiến của quân ta, mà chỉ kể lại theo cách liệt kê sự kiện, nhưng vẫn làm sống dậy cả một không khí trận mạc hào hùng bởi tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng binh khí, và cả tiếng thét tiến công vang dội. Sức gợi cảm của cách nói giản dị mà cương quyết, rắn rỏi là ở đó.

Nên như mạch cảm xúc của hai câu đầu hướng về chiến trận, về hào quang chiến thắng, thì ở hai câu sau, mạch cảm xúc lại mở ra một hướng khác:
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
Vẫn với hai câu thơ ngắn gọn, chắc nịch mà lại chất chứa cảm xúc, tâm trạng và bao nỗi niềm suy tư. Vị tướng thắng trận mới đang trên đường trở về kinh đô, chưa kịp nghỉ ngơi (chứ đừng nói tới việc hưởng thụ chiến công), đã lo nghĩ cho đất nước, những mong một nền thái bình muôn thuở cho ngàn đời con cháu mai sau. Thật cảm động và đáng kính phục!

Tuy nhiên, Trần Quang Khải cảm nhận sâu sắc nền thái bình ấy đâu phải cứ mong là có. Để có nó, cần có sự chung lòng, chung sức, với bao tâm huyết (tu trí lực) của triều đình và trăm họ, trong đó có sự gắng sức của chính bản thân ông.

Niềm mong mỏi của nhà thơ chính là khát vọng của cả một dân tộc, của muôn triệu trái tim Đại Việt xưa và nay. Vì thế hai câu kết với cảm hứng hoà bình đậm chất nhân văn đã đem lại cho bài thơ một vẻ đẹp mới, lấp lánh đến muôn đời.

tửu tận tình do tại

8 tháng 10 2021

Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng.

Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.

Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.

8 tháng 10 2021

tự vt đi ai rảnh đâu mà viết cho màiii

8 tháng 10 2021

1, Mở bài

     Nụ cười mẹ hiền hậu bao bọc con khỏi những trận đòn roi của bố, nụ cười mẹ khoan dung trước những lỗi lầm của con, nụ cười mẹ mãn nguyện mỗi lần con đạt được mục tiêu của mình,… Nụ cười ấy đã cùng con lớn lên, âm thầm đứng sau làm điểm tựa tinh thần cho mỗi bước chân con tiến lên trên đường đời. Với em, nụ cười mẹ đã in sâu trong tâm khảm, trở thành nguồn động viên cũng như động lực dìu dắt em qua bao tháng ngày. Đường đời dù có trải đầy hoa hồng hay sỏi đá thì em tin mẹ vẫn ở đấy, với nụ cười thường trực, dõi theo và sẵn sàng nâng em từ vấp ngã.

2, Thân bài

     Năm nay tính ra mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi. Ở cái độ tuổi tứ tuần, sự khắc nghiệt của thời gian hiện rõ trên gương mặt mẹ: những sợi tóc trắng lốm đốm, những vết nhăn nơi khóe mắt, và cả những chấm đồi mồi trên gò má dãi dầu nắng mưa,… Vậy mà nụ cười mẹ trong kí ức tuổi thơ tôi so với bây giờ không hề thay đổi: vẫn đằm thắm, dịu dàng, hiền hậu tựa thuở nào. Mỗi lần mẹ cười là những vết nhăn mờ quanh mắt lại nheo lại, làm nụ cười thêm rạng rỡ. Hàm răng trắng sáng cứ tỏa ra cùng nụ cười ấy. Nụ cười mẹ thật thần kì, như liều thuốc chữa bách bệnh của các bà tiên trong cổ tích. Nó có thể an ủi, động viên chồng con dù với bất cứ khó khăn nào. Dường như mẹ lúc nào cũng nở nụ cười ngọt ngào ấy, dường như mẹ không biết mệt mỏi, hoặc chăng, mẹ giấu sự vất vả ấy lại, không để con cái nhìn thấy:

“Ngày tôi chập chững vào đời

Rời xa mẹ đến phương trời xa xăm

Mẹ tôi mòn mỏi tháng năm

Vẫn cười, chỉ khóc lặng thầm trong đêm”

Thân hình mẹ bé nhỏ, gầy gò nhưng sao tấm lòng mẹ lại cao cả, vĩ đại đến thế? Câu hỏi ấy cứ theo tôi bao mùa nắng mưa, vậy mà tôi vẫn chưa tìm ra câu trả lời cho chính mình.

     Nụ cười ấy tưởng chừng nhỏ nhoi nhưng lại có vai trò cực kì lớn đối với cả gia đình, thậm chí là những người khác. Khi bố thấy bất lực với công việc ngổn ngang, nụ cười mẹ sẽ giúp bố tiếp lại năng lượng  để sắp xếp lại tất cả; khi mọi thành viên trong gia đình vì quá bận rộn với việc của bản thân mà khiến không khí gia đình chợt lắng xuống, nụ cười mẹ sẽ lại khiến bầu không khí ấy trở nên ấm cúng lại. Khi gặp gỡ bạn bè, bà con lối xóm thì ai cũng khen mẹ có nụ cười đẹp, khiến họ có thiện cảm ngay từ lần gặp đầu tiên. Hơn tất thảy, nụ cười ấy là biểu hiện cho tình yêu thương chồng con vô bờ bến. Có lần em từng sà vào lòng mẹ mà thủ thỉ rằng: “Mẹ ơi, tại sao mẹ hay cười vậy?” Mẹ xoa đầu em nói rằng: “Khi cuộc đời cho con hàng trăm lí do để khóc, hãy chứng minh rằng con có hàng nghìn lí do để cười.” Thì ra mẹ còn coi nụ cười là vũ khí đắc lực nhất để đánh tan bao giông bão ngoài kia, mang lại ấm êm cho gia đình nhỏ của mình. Lời dạy đó cho đến nay vẫn hằn sâu vào tâm trí em, giúp em đủ mạnh mẽ và can đảm đương đầu với những thử thách, khó khăn. Hạnh phúc của em chính là mỗi ngày được nhìn thấy nụ cười của mẹ. Và chắc chắn, em sẽ phải cố gắng thật nhiều để có thể giữ mãi nụ cười trên môi mẹ.

     Ngày em học lớp ba, hôm ấy tan học trời mưa như trút nước, cơn mưa rào mùa hạ đến nhanh không một lời báo trước. Mẹ đợi đón em ở cổng trường vì thế cũng không kịp chuẩn bị đầy đủ ngoài bộ áo mưa mẹ luôn mang sẵn ở xe. Mẹ đã sẵn sàng nhường chiếc áo mưa ấy cho em, còn mình thì đội mưa về nhà. Về đến nhà, người mẹ ướt hết. Vậy mà mẹ vẫn mỉm cười nói mẹ không sao, nói rằng em đừng lo lắng. Tối hôm ấy mẹ đã bị cảm vì người ngấm nước mưa. Em hiểu rằng nụ cười của mẹ khi ấy chỉ là để an ủi em, để em không bận lòng. Mẹ cứ mãi như thế, một đời cam chịu tất thảy vì chồng vì con. Và em tin rằng, đường đời sau này dù gian nan đến đâu mẹ vẫn ở đấy, chở che, bảo vệ em:

“Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.”

Tấm lòng mẹ mênh mông mà bao la quá, cả đời này sao em đo hết được! Em chỉ biết nỗ lực từng ngày để đền đáp được phần nào ơn nghĩa sinh thành ấy.

3, Kết bài

     Thử hỏi trong vũ trụ này còn gì đẹp hơn nụ cười của mẹ? Nó là ngọn lửa hồng sưởi ấm trái tim của con trẻ hay thổn thức vì những điều vụn vặt trong cuộc sống, là cây kem mát lạnh giữa những ngày hè tâm hồn con đã khô kiệt sức sống, và là bông hoa đẹp nhất trên đời dành tặng con khi con đạt thành tích nào đó. Cảm ơn mẹ đã cho con một nguồn năng lượng dạt dào, để con nhận ra giá trị cuộc sống, để con có thêm ý chí vững bước những ngày sau! Cỗ xe thời gian sẽ lăn qua mọi thứ, chẳng điều gì có thể đoán định trước được nhưng mẹ cùng nụ cười rạng ngời thì con chắc rằng sẽ chẳng đổi thay. Yêu lắm, nụ cười của mẹ!

Câu 2: Tìm các từláy, từghép trong đoạn văn sau và nhận xét tác dụng của những từghép ấy:“ U tôi đã đi ngủtừlâu. Nhưng tôi buông bút nhìn ra bốn bên, chỗnào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen đủi, hòa lẫCâu 2: Tìm các từláy, từghép trong đoạn văn sau và nhận xét tác dụng của những từghép ấy:“ U tôi đã đi ngủtừlâu. Nhưng tôi buông bút nhìn ra bốn bên, chỗnào cũng thấy bóng u. Cái...
Đọc tiếp

Câu 2: Tìm các tláy, tghép trong đon văn sau và nhn xét tác dng ca nhng tghép y:“ U tôi đã đi ngtlâu. Nhưng tôi buông bút nhìn ra bn bên, chnào cũng thy bóng u. Cái bóng đen đi, hòa lCâu 2: Tìm các tláy, tghép trong đon văn sau và nhn xét tác dng ca nhng tghép y:“ U tôi đã đi ngtlâu. Nhưng tôi buông bút nhìn ra bn bên, chnào cũng thy bóng u. Cái bóng đen đi, hòa ln vi bóng ti, vlên mt khuôn mt trăng trng vi đôi mt nh, lòng đen nhummt màu nâu đng. Cái bóng mơ hyêu du y đng bên cnh lp lp nhng ngày tháng ngm ngùi, đói kh, nhng năm này năm khác qua đi trong cơn thp thm đi chdài dc mang ngn nưc mt và tiếng thdài.Câu 2: Tìm các tláy, tghép trong đon văn sau và nhn xét tác dng ca nhng tghép y:“ U tôi đã đi ngtlâu. Nhưng tôi buông bút nhìn ra bn bên, chnào cũng thy bóng u. Cái bóng đen đi, hòa ln vi bóng ti, vlên mt khuôn mt trăng trng vi đôi mt nh, lòng đen nhummt màu nâu đng. Cái bóng mơ hyêu du y đng bên cnh lp lp nhng ngày tháng ngm ngùi, đói kh, nhng năm này năm khác qua đi trong cơn thp thm đi chdài dc mang ngn nưc mt và tiếng thdài.n vi bóng ti, vlên mt khuôn mt trăng trng vi đôi mt nh, lòng đen nhummt màu nâu đng. Cái bóng mơ hyêu du y đng bên cnh lp lp nhng ngày tháng ngm ngùi, đói kh, nhng năm này năm khác qua đi trong cơn thp thm đi chdài dc mang ngn nưc mt và tiếng thdài.Câu 2: Tìm các tláy, tghép trong đon văn sau và nhn xét tác dng ca nhng tghép y:“ U tôi đã đi ngtlâu. Nhưng tôi buông bút nhìn ra bn bên, chnào cũng thy bóng u. Cái bóng đen đi, hòa ln vi bóng ti, vlên mt khuôn mt trăng trng vi đôi mt nh, lòng đen nhummt màu nâu đng. Cái bóng mơ hyêu du y đng bên cnh lp lp nhng ngày tháng ngm ngùi, đói kh, nhng năm này năm khác qua đi trong cơn thp thm đi chdài dc mang ngn nưc mt và tiếng thdài.

0