Cần người chạy bo cùng mình
FREE FIRE
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các bạn đã từng nghe câu “Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra” chưa?. Có lẽ câu nói thật lạ kì phải không các bạn, đây là câu nói của một nhà triết học, tuy thật khó hiểu nhưng nó lại hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, nhà triết học có ý nhắc nhở chúng ta điều gì đây? Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ ý nghĩa câu nói này nha các bạn.
Không chỉ đơn giản bằng một câu ngắn gọn như vậy, nhà triết học còn nói:“Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra‟‟. Đến đây một phần cánh cửa như được mở rộng. Tại sao lại nói “mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có”?. Mỗi con vật khi sinh ra đều biết ăn, biết đi lại, biết bắt mồi,... , tất cả đều là do bản năng sinh
tồn của nó, giống như con mèo con, khi mới sinh ra là đã biết bò lại gần mẹ để bú, để hưởng chút hơi ấm ngọt ngào mà mẹ nó dành cho những đứa con yêu thương, rồi dần tự mở đôi mắt nhỏ xinh mèo con bắt đầu tập được những bước đi chập chững, rồi chạy nhảy, đến nô đùa, đến bắt chuột, tất cả đều là do tự nhiên mà có, không ai dạy bảo, mèo con trưởg thành và cả vòng đời mèo con vẫn như vậy, không thay đổi. Thật t,hay, tạo hoá đã ban tặng cho loài vật một bản năng đặc biệt để có thể thích nghi với cuộc sống thế nhưng “Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả’ . Đúng vậy, con người không hề có một chút bản năng đặc biệt nào, tất cả mọi thứ hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, phải trải qua sự rèn luyện, tập tành mới có được khả năng. Con người khi sinh ra vốn chẳng biết gì, chỉ nhắm nghiền đôi mắt bé xiu và oa oa oà lên những tiếng khóc đòi bú mẹ, thật sự chẳng thể nào chạm được tới mẹ. Tất cả là nhờ mẹ nâng niu, ôm ấp vào lòng hoà tan dòng sữa ngọt chạm vào môi hồng bé xinh thì mới tiếp tục sự sống được. Không chỉ vậy, làm sao con người có thể tự đi đứng, bò trườn được, tất cả phải qua quá trình rèn luyện ngay từ thuở ban đầu. Hai
tháng biết lật, ba tháng biết bò, sáu tháng chập chững biết đi, mười tháng bắt đầu hoàn thiện bước đi của mình,... Đâu phải tự nhiên! Đều do bàn tay nồng ấm của mẹ dìu dắt từng bước, từng bước một tạo nên khả năng sinh tồn, hoà nhập với cuộc sống cho một sinh linh bé nhỏ dần bước vào đời.
Con người khác với con vật là có tri thức, có phẩm chất đạo đức nhưng đây cũng đâu phải là điều vốn sẵn có trong từng người mà nó được phát huy, phát triển qua những ngày học tập, những ngày được dạy dỗ. Cũng như chúng ta ngay từ nhỏ đã được dạy rằng phải biết hiếu thảo với cha mẹ, bên ngoài xã hội cần tôn trọng người khác, phải chân thành, công bằng,... và nhiều điều khác nữa, những lời dạy đó ăn sâu vào tâm trí, nó lớn theo thời gian khi ta càng lớn, và được áp dụng ngay trong đời sống. Thử hỏi không có sự chui rèn, không có sự luyện tập thì làm sao ta có thể hoà nhập với cuộc sống hiện tại đựơc, bởi vậy “nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó”. Đó chính là lí do ta cần phải biết sống, biết hành động, biết nỗ lực. Cũng như khi muốn đánh được một bản nhạc hay thì ta phải tập đánh đàn, điều đó xuất phát từ lòng yêu thích, bắt nguồn từ sự tự nguyện, không hề bị cưỡng ép, ràng buột. Con người là một tờ giấy trắng, chỉ từng nét, từng nét bút mới vẽ lên bức tranh hoàn thiện, nên cần phải luyện tập từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, mới có thể hấp thu kiến thức từ cuộc sống được. Giống như trong học tập đâu phải ai mới đầu cũng được ngồi trên chiếc ghế đại học, mà phải bắt đầu từ lớp một, trải qua mười hai năm rèn luyện gian khổ mới được ngồi vững trên chiếc ghế ấy. Tóm lại để đạt được thành công, ước muốn, nguyện vọng thì chính bản thân phải có sự nổ lực thực sự, cố gắng toàn vẹn thì thành công sẽ đến trong tầm tay thôi. Tuy nhiên đâu phải ai cũng đi được đến cùng của sự thành công. Có nhiều người đang học rất tốt nhưng vì mê chơi bỏ ngang việc học thế là mất tất cả qua một lúc nông nỗi, quả đúng thật họ làm thế nào thì sẽ nhận lại được kết quả như thế ấy thôi!. Chính vì vậy hãy luôn nhớ rằng “tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”, chỉ có ta mới quyết định được số phận của ta, con người ta thế nào thì do chính ta làm nên. Một người nếu biết gắng công học tập, biết chú trọng đến phẩm chất đạo đức,.... Thì sau này sẽ làm nên danh tiếng góp phần đưa đất nước đến một góc trời vinh quang, xây dựng đất nước ta thành toà lâu đài đẹp nhất mà không cường quốc nào có thể sánh bằng. Nhưng thật dáng tiếc xã hội ta ngày nay vẫn không thiếu những kẻ tự huỷ diệt
mình, những con người thân tàn ma dại do ăn chơi sa đoạ, dẫn đến bị AIDS, bị nghiện ngập là cũng do chính họ tự tạo ra, tự tạo cho họ một cuôc sống khổ sở, bị mọi người xa lánh. Bên cạnh là những kẻ chỉ biết trông chờ vào người khác, không biết tự nỗ lực bản thân trong hoc hành cũng như trong công việc. Thật đáng phê phán! Qua câu nói vô cùng đáng giá của nhà triết học, có lẽ đã làm thức tỉnh chúng ta, cho nên ngay từ bây giờ phải biết rèn luyện bản thân, học tập thật tốt, khắc phục chỗ hạn chế còn phải trông chờ vào người khác, để bản thân ta phát triển hơn, và hơn hết phải làm nên một con người hợp thời đại thì xã hội mới phát triển, đất nước mới giàu mạnh. Nhưng các bạn cũng hãy nhớ rằng chúng ta không hề cô độc chiến đấu với số phận mà bên cạnh đó còn có gia đình, xã hội nữa. Chính những tác động đó cũng có thể tạo nên tôi của ngày mai. Câu nói của nhà triết học thật thú vị phải không các bạn?
Biết bao điều ý nghĩa, vô giá được ẩn chứa trong câu nói này. Hãy tự khẳng định cái tôi của chính mình và làm nên cái tôi thật sự, thật giá trị cho xã hội này nha các bạn!!!!
“Tôi chỉ có thể là kẻ do chính tôi làm ra”
Xuất hiện khá nhiều trong danh sách những tướng mạnh mẽ của Liên Quân Mobile. Không có lý gì mà vị tướng thời Tam Quốc này lại không nằm trong danh sách những vị tướng có khả năng solo 1v1 mạnh nhất Liên Quân.
Sở hữu đủ bộ kĩ năng gây hiệu ứng, Lữ Bố có thể làm chậm, hất tung kẻ địch với một lượng sát thương vật lý đáng kể. Không chỉ vậy, với chiêu cuối giúp tăng sát thương, tăng hút máu và kháng phép, Lữ Bố chẳng ngán bất kì một đối thủ nào trong solo 1v1.
Không phải là một vị tướng dễ farm, dễ chơi trong giai đoạn đầu game. Tuy nhiên được nhà phát hành ưu ái những chỉ số căn bản cực tốt, Ormarr là loại tướng càng chơi sẽ càng mạnh mẽ và khó chịu với kẻ địch.
Với bộ kĩ năng đánh vào % máu của đối thủ, kèm theo khả năng gây choáng từ những đòn đánh thường. Ormarr có thể khống chế và kết liễu kẻ địch khá dễ dàng. Khi có đủ Items cần thiết, sẽ khó có ai là đối thủ của chiến binh Vikings này.
Tương tự như Ormarr, những điểm số cơ bản cao và đồng đều là yếu tố giúp cho Zephys trở thành một vị tướng cực mạnh khi đấu tay đôi. Zephys là một kẻ vô cùng lì lợm trên chiến trường nhờ khả năng miễn nhiễm sát tương từ nội tại và hồi máu từ chiêu 2.
Bên cạnh đó, Zephys cũng tỏ ra khá cơ động trong chiến đấu khi sở hữu 2 kĩ năng có khả năng áp sát kẻ địch. Tại chế độ đấu solo, sẽ rất khó để có thể đối phó với vị tướng vừa trâu bò vừa mạnh mẽ này.
Đứng thứ 4 trong danh sách, không ai khác chính là một xạ thủ quen thuộc trong những trận đánh rank cũng như đánh thường của Liên Quân Mobile. Tay súng quả cảm – Violet là một trong những xạ thủ mạnh nhất khi thi đấu solo.
Sở hữu một tầm đánh xa đã là một lợi thế, với bộ kĩ năng có lượng sát thương vật lý cao của mình, Violet vừa có khả năng kết liễu kẻ địch vừa có khả năng đẩy trụ cực kì tốt. Không chỉ vậy, Tay súng xinh đẹp này còn có những kĩ năng di chuyển cực kì cơ động có thể vượt địa hình. Để bắt được Violet có lẽ sẽ cực kì khó khăn đấy !!
Không phải là một tướng cận chiến có số máu hay khả năng hồi máu ấn tượng, cũng không phải là một Xạ thủ hay đấu sĩ nào. Vị trí thứ 5 của danh sách này thuộc về một Pháp sư có vị trí chính là support – Mgangar.
Không phải là một pháp sư cơ động hay có sát thương phép lớn. Tuy nhiên Mgangar vẫn gây khó chịu cho bất kì kẻ địch nào đi cùng đường nhờ khả năng dồn sát thương độc cực mạnh. Bên cạnh đó là kĩ năng slow và rút máu trên diện rộng khiến hắn có thể ung dung đẩy trụ và bảo vệ trụ một cách dễ dàng.
Bạn hỡi! Ta về đâu?
Khi xa buổi ban đầu
Mái trường xưa lặng lẽ
Áo bạc màu đã lâu
Từng mùa phượng đơm hoa
Mùa áo trắng nhạt nhòa
Mưa chiều phôi phai xóa
Dấu chân người in qua
Dòng đời trôi lặng lẽ
Thời gian khẽ đong đưa
Đời dạt trôi tám hướng
Biết nói sao cho vừa?
Tôi vẫn nhớ những chiều
Kể về chuyện tình yêu
Thời ngây ngô xa vắng
Rượu sưởi nồng ánh trăng
Hay những lúc lặng thinh
Chẳng ai nói một lời
Nghĩ suy về hoài bão
Những gian khổ cuộc đời
Chiều nay rơi mưa bụi
Phượng trải hồng gót chân
Chạnh lòng, tôi chợt tủi
Ôi đâu rồi cố nhân?
Nguồn: Gửi Tặng: Bài Thơ 5 Chữ Buồn Về Tình Bạn https://ocuaso.com/tho-buon/tho-ve-tinh-ban/gui-tang-bai-tho-buon-5-chu-ve-tinh-ban.html
Tuổi thơ của tôi gắn bó với làng quê, với những cánh đồng thơm hương lúa chín, với dòng sông êm đềm nơi tôi tắm mát những ngày thơ dại. Mỗi đêm, trên chiếc chõng tre, bà thường kể tôi nghe bao câu chuyện cổ tích ngọt ngào dưới ánh trăng hiền hòa. Ánh trăng như người bạn thuở thiên thiếu, đã lớn lên cùng tôi nơi làng quê thanh tịnh.
Năm tháng ấy cứ êm đềm trôi qua. Rồi đất nước bỗng lâm cảnh chiến tranh loạn lạc, tôi lên đường chiến đấu theo tiếng gọi của quê hương. Nơi rừng xa thanh vắng, nơi ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Tôi nhớ làng quê, nhớ gia đình. Ngước lên ánh trăng trên cao, trăng tỏa sáng dịu hiền như muốn chia sẻ những nỗi buồn cùng tôi. Giữa cuộc sống trần trụi với thiên nhiên, cỏ cây, trăng như người bạn tri âm tri kỉ, đã cùng tôi đi qua những ngay chiến đấu gian khổ. Có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ quên được vầng trăng tình nghĩa, đã luôn đồng hành cùng tôi trong cuộc đời.
Vậy mà, chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại. Tôi trở về thành phố, những ngôi nhà ống san sát, những ánh đèn cao áp, cuộc sống đầy đủ tiện nghi vật chất đã lôi cuốn tôi. Những kí ức năm xưa về làng quê với ánh trăng thanh bình, tôi đã dần lãng quên.
Rồi một đêm tối nọ, bỗng ánh đèn khắp thành phố vụt tắt, không khí trở nên ngột ngạt hơn. Tôi đưa tay mở tung cánh cửa sổ. Lạ thay, ánh sáng chiếu vào tôi lúc nào dịu mát làm sao, đó không phải là ánh đèn điện nóng bức ngày hè. Đó là ánh trăng - vầng trăng tròn vành vạnh tỏa sáng trên bầu trời đêm. Tôi với trăng, mặt đối mặt, nhìn nhau, thật lâu. Bỗng, trong lòng tôi có cái gì đó rưng rưng, Bao nhiêu ký ức chợt ùa về. Hình ảnh của những cánh đồng bao la, những dòng sông, những hồ bể, những cánh rừng cứ hiện lên trong đầu tôi.
Bao năm trôi qua, mái tóc tôi đã điểm hoa râm nhưng trăng vẫn không thay đổi, vẫn tròn vành vạnh như lúc xưa. Trăng vẫn đứng im trên bầu trời trong xanh, tỏa sáng khắp nhân gian. Trăng vẫn như chờ tôi bên ngoài cửa sổ biết bao năm nay. Tôi đã quá thờ ơ với trăng, đã vô tình quên đi những kỷ niệm đẹp đẽ giữa trăng và tôi. Trăng cứ nhìn tôi, im lặng. Tôi bỗng giật mình. Sự im lặng của trăng cứ như một lời trách móc tôi, oán hận tôi vì sao đã quên đi người bạn tri kỷ.
Phải chăng tôi đã quá vô tình, sống nơi thị thành xa hoa giàu có mà đã lãng quên đi tuổi thơ nghèo khó, quên đi người bạn đã gắn bó thủy chung bên mình, quên đi bao tháng ngày tuổi trẻ. Lòng tôi nghẹn đắng, giọt nước mắt như trực trào ra. Và tôi đã hứa, lời hứa thật lòng, khắc sâu trong đầu tôi, là không bao giờ được quên đi ánh trăng – người bạn ân nghĩa, thủy chung đã gắn bó cùng tôi suốt thời thơ ấu và cả chặng đường chiến đấu gian lao vất vả trong quá khứ.
hok tốt
“Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Người xưa đã từng căn dạn con cháu như thế! Quả thật chẳng có gì lớn lao bằng công cha nghĩa mẹ, chẳng có gì tồn tại vĩnh hằng ngoại trừ tình yêu thương của mẹ cha. Tình mẫu tử hay phụ tử từ lâu đã trở thành những tình cảm thiêng liêng cao đẹp , là nguồn gợi cảm hứng bất tận cho thi ca Việt Nam. Từ những câu ca dao về con cha nghĩa mẹ cho đến những câu Kiều đầy xúc động nói về sự ghi nhớ công ơn cha mẹ của một kiếp hồng nhan bạc mệnh Vương Thúy Kiều cho đến những vần thơ hiện đại, vẫn chất chứa tình yêu thương vô bờ của những người mẹ. Một trong số đó không thể không kể đến tình mẫu tử thiêng liêng và đẹp đẽ trong bài thơ” Con cò” của Chế Lan Viên. Bài thơ với cấu tứ của lời hát ru với giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu suy tư triết lí đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Mỗi chúng ta, ai chẳng lớn lên từ những câu ca lời hát ngọt ngào của mẹ. Những lời ru êm dịu bên tiếng võng đu đưa đã trở thành một phần đẹp đẽ trong kí ức tuổi thơ của mỗi con người. Có lẽ cũng bở thế mà Chế Lan Viên đã mượn hình thức một bài hát ru để thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng trong đời sống của mỗi con người nói chung và dân tộc Việt Nam nới riêng.
Tình yêu mà mẹ giành cho con xuất phát từ những điều giản đơn nhất, nhỏ bé nhất. Mẹ yêu con nên mẹ hát ru con. Bế đứa con thơ trên tay, ngắm nhìn đôi mắt tròn xoe và đôi môi chúm chím của bé yêu, mẹ dịu dàng vỗ về con vào giấc ngủ. Những giấc trẻ thơ của con luôn đong đầy những lời hát của mẹ:Mẹ thương con như thân cò lận đận trong ca dao xưa:
- “Con cò bay la
- Con cò bay lả
- Con cò cổng phủ
- Con cò Đồng Đăng…”
Mẹ cũng sẽ như thân cò, sẽ vì con. Để cho con một cuộc sống vui tươi và hạnh phúc, mẹ không sợ những vất vả, chông gai, thậm chí là không tiếc số phận mình.Mẹ sẽ làm một hứ vì con, sẽ không để con phải xấu hổ hay buồn phiền vì mẹ và tình yêu thương của mẹ. Vì thương con, vì yêu con, mẹ sẽ làm một người mẹ tốt. Còn lúc này, khi con vẫn còn thơ bé, mẹ sẽ chở che con, để con không phải giống như con cò:
- “Con cò mà đi ăn đêm
- Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
- Ông ơi ông vớt tôi nao
- Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
- Có xáo thì xáo nước trong
- Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.”
Tiếng ru nhẹ nhàng của mẹ cất lên bên chiếc nôi xinh:
- “Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn
- Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ”
Phải chăng trong giấc ngủ con thơ bỗng giật mình, mẹ dịu hiền nhẹ nhàng vỗ về, ủi an tâm hồn bé bỏng của mẹ:
- “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!”
Mẹ sẵn sàng bảo vệ con, che chở cho con trước mọi bão tố của cuộc đời.
- “Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng”
Tình yêu bao la của mẹ đi từ chăm chút giấc ngủ con đến những ước mớ mai sau được sát cánh cùng con. Mơ ước của mẹ được gửi vào cánh cò trong câu hát ru:Trong mỗi chặng đường đời của con, cánh cò trong lời ru hay chính tình yêu thương của mẹ sẽ luôn sát bên con, luôn dõi theo con. Khi con vui đùa , khi con lớn hơn một chút và cắp sách đến trường, khi con khôn lớn và bắt đầu những mơ ước của chính con. Hình ảnh thơ gợi sự gắn bó, song đôi không rời của cánh cò và con trên những dấu mốc của cuộc đời. Đó hay cũng chính là mje, tình yêu thương bao la của mẹ luôn hướng về con, luôn luôn bên con, trên mọi bước đường con đi. Tình yêu thương ấy đã phát triển đến cực điểm và cất lên thành lời nguyền trong câu hát:
- “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
- Cho cò trắng đến làm quen
- Cod đứng ở quanh nôi
- Rồi cò vào trong tổ
- Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
- Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi
- Mai khôn lớn con theo cò đi học
- Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
- Lớn lên, lớn lên, lớn lên
- Con làm gì?
- Con làm thi sĩ!
- Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
- Trước hiên nhà
- Và trong hơi mát câu văn…”
Cấu trúc đỗi lập kết hợp với điệp từ “dù” tạo nên một kết cấu đối lập tương phản, nhấn mạnh và khẳn định sự tồn tại bất biến của con cò, hay chính là tình mẹ. Dù có bị cách trở bởi những khoảng cách địa lí hữa hình, dù có khó khăn, vượt thác lội đèo hay lên rừng xuống bể, mẹ vẫn sẽ tìm con, vẫn sẽ mai yêu con. Tình yêu thương tha thiết ấy đã đúc kết thành một triết lí:
- “ Dù ở xa con
- Dù ở gần con
- Lên rừng xuống bể
- Cò sẽ tìm con
- Cò mãi yêu con”
Tình mẹ bao la như biển cả thế đấy, vĩnh hằng và vô tận là thế đấy. Dù lớn khôn, dù trưởng thành, dù con có thể đã có một mái ấm của riêng con, nhưng với mẹ và tình yêu thương của mẹ, con mãi là đứa bé cần được chở che và vỗ về.
- “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
- Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
- Đó là chân lí bất biến của tình mẫu tử thiêng liêng.
- “Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
- Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”
Bài thơ với âm điệu của một bài hát ru kết hợp với sự học tập và kế thừa một cách sáng tạo ngôn ngữ ca dao dân ca đã làm nên một bài ca bất tử về tình mẫu tử.
“Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Người xưa đã từng căn dạn con cháu như thế! Quả thật chẳng có gì lớn lao bằng công cha nghĩa mẹ, chẳng có gì tồn tại vĩnh hằng ngoại trừ tình yêu thương của mẹ cha. Tình mẫu tử hay phụ tử từ lâu đã trở thành những tình cảm thiêng liêng cao đẹp , là nguồn gợi cảm hứng bất tận cho thi ca Việt Nam. Từ những câu ca dao về con cha nghĩa mẹ cho đến những câu Kiều đầy xúc động nói về sự ghi nhớ công ơn cha mẹ của một kiếp hồng nhan bạc mệnh Vương Thúy Kiều cho đến những vần thơ hiện đại, vẫn chất chứa tình yêu thương vô bờ của những người mẹ. Một trong số đó không thể không kể đến tình mẫu tử thiêng liêng và đẹp đẽ trong bài thơ” Con cò” của Chế Lan Viên. Bài thơ với cấu tứ của lời hát ru với giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu suy tư triết lí đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Mỗi chúng ta, ai chẳng lớn lên từ những câu ca lời hát ngọt ngào của mẹ. Những lời ru êm dịu bên tiếng võng đu đưa đã trở thành một phần đẹp đẽ trong kí ức tuổi thơ của mỗi con người. Có lẽ cũng bở thế mà Chế Lan Viên đã mượn hình thức một bài hát ru để thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng trong đời sống của mỗi con người nói chung và dân tộc Việt Nam nới riêng.
Tình yêu mà mẹ giành cho con xuất phát từ những điều giản đơn nhất, nhỏ bé nhất. Mẹ yêu con nên mẹ hát ru con. Bế đứa con thơ trên tay, ngắm nhìn đôi mắt tròn xoe và đôi môi chúm chím của bé yêu, mẹ dịu dàng vỗ về con vào giấc ngủ. Những giấc trẻ thơ của con luôn đong đầy những lời hát của mẹ:
Mẹ thương con như thân cò lận đận trong ca dao xưa:
Mẹ cũng sẽ như thân cò, sẽ vì con. Để cho con một cuộc sống vui tươi và hạnh phúc, mẹ không sợ những vất vả, chông gai, thậm chí là không tiếc số phận mình.Mẹ sẽ làm một hứ vì con, sẽ không để con phải xấu hổ hay buồn phiền vì mẹ và tình yêu thương của mẹ. Vì thương con, vì yêu con, mẹ sẽ làm một người mẹ tốt. Còn lúc này, khi con vẫn còn thơ bé, mẹ sẽ chở che con, để con không phải giống như con cò:
Tiếng ru nhẹ nhàng của mẹ cất lên bên chiếc nôi xinh:
Phải chăng trong giấc ngủ con thơ bỗng giật mình, mẹ dịu hiền nhẹ nhàng vỗ về, ủi an tâm hồn bé bỏng của mẹ:
Mẹ sẵn sàng bảo vệ con, che chở cho con trước mọi bão tố của cuộc đời.
Tình yêu bao la của mẹ đi từ chăm chút giấc ngủ con đến những ước mớ mai sau được sát cánh cùng con. Mơ ước của mẹ được gửi vào cánh cò trong câu hát ru:
Trong mỗi chặng đường đời của con, cánh cò trong lời ru hay chính tình yêu thương của mẹ sẽ luôn sát bên con, luôn dõi theo con. Khi con vui đùa , khi con lớn hơn một chút và cắp sách đến trường, khi con khôn lớn và bắt đầu những mơ ước của chính con. Hình ảnh thơ gợi sự gắn bó, song đôi không rời của cánh cò và con trên những dấu mốc của cuộc đời. Đó hay cũng chính là mje, tình yêu thương bao la của mẹ luôn hướng về con, luôn luôn bên con, trên mọi bước đường con đi. Tình yêu thương ấy đã phát triển đến cực điểm và cất lên thành lời nguyền trong câu hát:
Cấu trúc đỗi lập kết hợp với điệp từ “dù” tạo nên một kết cấu đối lập tương phản, nhấn mạnh và khẳn định sự tồn tại bất biến của con cò, hay chính là tình mẹ. Dù có bị cách trở bởi những khoảng cách địa lí hữa hình, dù có khó khăn, vượt thác lội đèo hay lên rừng xuống bể, mẹ vẫn sẽ tìm con, vẫn sẽ mai yêu con. Tình yêu thương tha thiết ấy đã đúc kết thành một triết lí:
Tình mẹ bao la như biển cả thế đấy, vĩnh hằng và vô tận là thế đấy. Dù lớn khôn, dù trưởng thành, dù con có thể đã có một mái ấm của riêng con, nhưng với mẹ và tình yêu thương của mẹ, con mãi là đứa bé cần được chở che và vỗ về.
Bài thơ với âm điệu của một bài hát ru kết hợp với sự học tập và kế thừa một cách sáng tạo ngôn ngữ ca dao dân ca đã làm nên một bài ca bất tử về tình mẫu tử.
Có crush rồi , không còn FA , sorry !!!
#Bông#
Nói vs nó là: mày tả được thì tao cx tả đc