K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng của biết bao thi nhân nổi tiếng và trong số rất nhiều tên tuổi nổi tiếng, Viễn Phương với bài thơ "Viếng lăng Bác" vẫn để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu đậm. Bài thơ là những tình cảm chân thành nhất, sâu nặng nhất của tác giả và đồng bào miền Nam dành cho vị Cha già kính yêu vĩ đại của dân tộc.

Viễn Phương viết bài thơ "Viếng lăng Bác" năm 1976, một năm sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất đồng thời cũng là thời điểm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành. Nhà thơ có dịp ra Bắc thăm lăng Bác Hồ với tâm trạng xúc động vô bờ bến, cũng chính điều này đã tạo nguồn cảm hứng để tác giả sáng tác bài thơ đầy xúc cảm này.

Ngay ở khổ thơ đầu, một khung cảnh bên ngoài lăng đã được tác giả giới thiệu một cách rất tự nhiên và chân thật:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Trước lăng Bác là tâm trạng xúc động, là tiếng lòng của một người con miền Nam sau biết bao ngày tháng mong chờ được ra Bắc viếng lăng Bác. Ngay ở câu thơ đầu tiên: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời thông báo, giới thiệu giản dị nhưng chứa chan bao tình cảm thân thương. Với cách xưng hô "Con - Bác" người đọc như cảm nhận được tình cảm vừa gần gũi, vừa thân thiết lại thành kính của một người con đi xa lâu ngày nay được trở về gặp lại người cha kính yêu của dân tộc. Qua đó ta cũng thấy được giữa lãnh tụ và quần chúng không hề có khoảng cách, mà có sự gắn kết mật thiết với nhau. Cụm từ "con ở miền Nam" vừa chứa đựng một nỗi đau mất mát, vừa thể hiện được niềm tự hào lớn lao. Miền Nam gian khổ mà anh dũng, đã bao nhiêu năm chiến đấu hi sinh, để có được ngày đất nước thống nhất, vậy mà Bác lại không cùng chung vui niềm vui ấy với hàng triệu trái tim nước nhà. Nỗi đau ấy như được vơi bớt đi phần nào với cách dùng từ thay thế tinh tế của nhà thơ. Từ "thăm" thay cho từ "viếng" như làm dịu đi nỗi đau mất Bác và ẩn sau trong đáy lòng mỗi con người Việt Nam: Bác Hồ vẫn còn sống.

Sau tâm trạng ấy là một khung cảnh hàng tre bát ngát hiện ra trước mắt nhà thơ khi đứng trước lăng. Từ xa xưa, hình ảnh cây tre đã trở nên quen thuộc, gần gũi với mỗi một miền quê, nay nó được nhân hóa như hình ảnh con người Việt Nam với bao phẩm chất tốt đẹp: bền bỉ, kiên cường, hiên ngang trước mọi khó khăn, thử thách. Hàng tre mà đất nước - đại diện cho dân tộc luôn trung thành gắn bó, canh giấc ngủ yên bình cho Người. Với từ cảm thán "Ôi!" mà nhà thơ sử dụng đã biểu hiện niềm xúc động xen lẫn tự hào trước hình ảnh hàng tre. Có thể nói, hình ảnh tre là khúc nhạc dạo đầu nói lên niềm xúc động bồi hồi của nhà thơ khi đến bên Lăng Bác.

Nối tiếp nỗi niềm xúc động đó, là cảm xúc của tác giả trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Với một tấm lòng biết ơn, ngưỡng mộ và kính yêu vị lãnh tụ của dân tộc. Tác giả mượn hình ảnh "mặt trời" để biểu tượng cho hình ảnh Bác trong lòng hàng triệu trái tim Việt Nam. Một hình ảnh thật đẹp và giàu sức sáng tạo. Nếu ở trên là mặt trời thiên nhiên soi sáng không gian và mang lại sự sống cho muôn loài, thì ở câu thơ dưới "mặt trời" là một hình ảnh ẩn dụ để chỉ Bác. Bác là nhà cách mạng tài ba mang đến ánh sáng cách mạng, đem đến cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Với chi tiết "rất đỏ" đã làm cho câu thơ thêm ấn tượng sâu sắc, cho ta thấy một trái tim đầy nhiệt huyết luôn khi hi sinh vì nước, vì dân và một trái tim ấm nóng luôn dành những tình cảm thân thương nhất cho đồng bào cả nước. Màu đỏ ấy như xua tan đi nỗi đau mất mát, làm ấm lại khung cảnh đau thương.

Khi hòa cùng dòng người vào viếng lăng Bác, nhà thơ bồi hổi, xúc động:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Với điệp từ "ngày ngày" vừa gợi ấn tượng về cái trường sinh vĩnh viễn, về quy luật của dòng người vào lăng viếng Bác cũng như quy luật tự nhiên của tạo hóa. Vừa gợi lên tấm lòng của nhân dân không nguôi nhớ Bác. Hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là một hình ảnh thực, gợi tả ngày ngày từng dòng người chầm chậm, thành kính vào lăng viếng Bác trong niềm xúc động, tiếc thương và biết ơn vô hạn. Hình ảnh đó được Viễn Phương ví như tràng hoa dâng lên Người bởi cuộc đời của họ đã được nở hoa dưới ánh sáng cách mạng của Bác. Một hình ảnh thật đẹp và giàu tính nhân văn.

Tiếp mạch cảm xúc ấy, là cảm xúc, là tình cảm dồn nén bấy lâu của nhà thơ khi đứng trước di hài của Bác:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Giấc ngủ của Bác là giấc ngủ giữa vầng trăng, là giấc ngủ đêm bình thường chứ không phải giấc ngủ ngàn thu vĩnh viễn. Ta có cảm giác như Bác vẫn đang còn đó, Bác như vẫn đang bên cạnh chúng ta. Đây là một giấc ngủ "bình yên" trong niềm yêu thương con người và vạn vật. Đến đây ta lại thấy được ngòi bút của ông thật đặc sắc, giàu sáng tạo với việc lấy hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Hình ảnh "vầng trăng" gợi cho ta nghĩ đến vẻ đẹp tâm hồn trong sạch và thanh cao của Người.

Cảm xúc tự hào, ngưỡng mộ như lắng xuống nhường chỗ cho nỗi đau trào dâng không thể kìm nén:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Dẫu rằng lý trí vẫn cứ nghĩ là Bác còn sống mãi với chúng ta, nhưng sao tim ta vẫn đau nhói như nghẹn lại, không nói nên lời khi nhận ra một sự thật đau lòng: Bác đã ra đi mãi mãi. Đó là nỗi đau vô hạn, xót thương. Lời thơ như tiếng khóc nghẹn ngào của đứa con về muộn bên di hài người Cha của mình. Và tiếp tục, hình ảnh của vũ trụ: "trời xanh" lại được nhà thơ nói đến như những gì kì vĩ, cao cả, bất diệt, vĩnh hằng như để ca ngợi tầm vóc lớn lao, đồng thời thể hiện lòng kính trọng của nhà thơ đối với Bác.

Nếu như ở trên, nỗi đau ấy mới chỉ âm ỉ, đau nhói thì đến khổ thơ cuối, khi sắp phải trở lại miền Nam, nhà thơ bỗng trào dâng niềm cảm xúc. Lòng thương nhớ bao lâu nay đã vỡ òa trong tiếng khóc nghẹn ngào:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt

Mai về miền Nam, nhớ Bác không nguôi

Hai câu thơ như một lời giã biệt, từ "trào" diễn tả cảm xúc mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn, lưu luyến không muốn chia xa. Đó là nỗi đau không chỉ của riêng tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau mất Bác. Tình cảm ấy, cảm xúc ấy đã lên đến đỉnh điểm của sự tột cùng, bởi vậy mà nhà thơ có ước mong muốn hóa thân thành "con chim hót quanh lăng", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được sống mãi cùng Người, để được báo đáp công ơn mà Bác đã mang đến cho nhân loại:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Như chúng ta đã biết, mở đầu bài thơ hình ảnh cây tre được nhà thơ nói đến. Và đến cuối bài thơ, "cây tre" cũng được nhà thơ nhắc lại. Nhưng, lúc này cây tre đã mang thêm một ý nghĩa mới. Nó không còn là cây tre mang ý nghĩa bình thường nữa, mà đó là lòng kính yêu và ước nguyện thủy chung tiếp tục đi theo con đường, lý tưởng cách mạng mà Bác đã chọn cho dân tộc.

Bài thơ khép lại trong sự xa cách về không gian, nhưng lại tạo được sự gần gũi trong ý chí, tình cảm. Bằng tất cả tình yêu thương chân thành, Viễn Phương đã bộc lộ hết những cung bậc cảm xúc của mình qua những vần thơ. Và đó cũng chính là tình cảm của mỗi con dân miền Nam nói riêng và của cả nhân loại nói chung dành cho Bác.

7 tháng 3 2019

Khi hòa cùng dòng người vào viếng lăng Bác, nhà thơ bồi hổi, xúc động:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Với điệp từ "ngày ngày" vừa gợi ấn tượng về cái trường sinh vĩnh viễn, về quy luật của dòng người vào lăng viếng Bác cũng như quy luật tự nhiên của tạo hóa. Vừa gợi lên tấm lòng của nhân dân không nguôi nhớ Bác. Hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là một hình ảnh thực, gợi tả ngày ngày từng dòng người chầm chậm, thành kính vào lăng viếng Bác trong niềm xúc động, tiếc thương và biết ơn vô hạn. Hình ảnh đó được Viễn Phương ví như tràng hoa dâng lên Người bởi cuộc đời của họ đã được nở hoa dưới ánh sáng cách mạng của Bác. Một hình ảnh thật đẹp và giàu tính nhân văn.

Tiếp mạch cảm xúc ấy, là cảm xúc, là tình cảm dồn nén bấy lâu của nhà thơ khi đứng trước di hài của Bác:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Giấc ngủ của Bác là giấc ngủ giữa vầng trăng, là giấc ngủ đêm bình thường chứ không phải giấc ngủ ngàn thu vĩnh viễn. Ta có cảm giác như Bác vẫn đang còn đó, Bác như vẫn đang bên cạnh chúng ta. Đây là một giấc ngủ "bình yên" trong niềm yêu thương con người và vạn vật. Đến đây ta lại thấy được ngòi bút của ông thật đặc sắc, giàu sáng tạo với việc lấy hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Hình ảnh "vầng trăng" gợi cho ta nghĩ đến vẻ đẹp tâm hồn trong sạch và thanh cao của Người.

Cảm xúc tự hào, ngưỡng mộ như lắng xuống nhường chỗ cho nỗi đau trào dâng không thể kìm nén:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Dẫu rằng lý trí vẫn cứ nghĩ là Bác còn sống mãi với chúng ta, nhưng sao tim ta vẫn đau nhói như nghẹn lại, không nói nên lời khi nhận ra một sự thật đau lòng: Bác đã ra đi mãi mãi. Đó là nỗi đau vô hạn, xót thương. Lời thơ như tiếng khóc nghẹn ngào của đứa con về muộn bên di hài người Cha của mình. Và tiếp tục, hình ảnh của vũ trụ: "trời xanh" lại được nhà thơ nói đến như những gì kì vĩ, cao cả, bất diệt, vĩnh hằng như để ca ngợi tầm vóc lớn lao, đồng thời thể hiện lòng kính trọng của nhà thơ đối với Bác.

Nếu như ở trên, nỗi đau ấy mới chỉ âm ỉ, đau nhói thì đến khổ thơ cuối, khi sắp phải trở lại miền Nam, nhà thơ bỗng trào dâng niềm cảm xúc. Lòng thương nhớ bao lâu nay đã vỡ òa trong tiếng khóc nghẹn ngào:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt

Mai về miền Nam, nhớ Bác không nguôi

Hai câu thơ như một lời giã biệt, từ "trào" diễn tả cảm xúc mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn, lưu luyến không muốn chia xa. Đó là nỗi đau không chỉ của riêng tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau mất Bác. Tình cảm ấy, cảm xúc ấy đã lên đến đỉnh điểm của sự tột cùng, bởi vậy mà nhà thơ có ước mong muốn hóa thân thành "con chim hót quanh lăng", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được sống mãi cùng Người, để được báo đáp công ơn mà Bác đã mang đến cho nhân loại:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Như chúng ta đã biết, mở đầu bài thơ hình ảnh cây tre được nhà thơ nói đến. Và đến cuối bài thơ, "cây tre" cũng được nhà thơ nhắc lại. Nhưng, lúc này cây tre đã mang thêm một ý nghĩa mới. Nó không còn là cây tre mang ý nghĩa bình thường nữa, mà đó là lòng kính yêu và ước nguyện thủy chung tiếp tục đi theo con đường, lý tưởng cách mạng mà Bác đã chọn cho dân tộc.

Bài thơ khép lại trong sự xa cách về không gian, nhưng lại tạo được sự gần gũi trong ý chí, tình cảm. Bằng tất cả tình yêu thương chân thành, Viễn Phương đã bộc lộ hết những cung bậc cảm xúc của mình qua những vần thơ. Và đó cũng chính là tình cảm của mỗi con dân miền Nam nói riêng và của cả nhân loại nói chung dành cho Bác.

7 tháng 3 2019
  • Tên gì cũng được
  • Cả hai cùng có.
  • 21+7+1999=2027

TK mình nha!

7 tháng 3 2019

36

ko biết

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

6 tháng 3 2019

Những người nông dân - ông Hai và lão Hạc trong tác phẩm của Kim Lân và Nam Cao vừa có điểm chung lại có sự khác biệt độc đáo.
Họ đều là những người nông dân hiền lành, chân chất, giàu lòng tự trọng. 
​Ông Hai yêu tha thiết làng Chợ Dầu của minh và đauđớn, nhục nhã khôn xiết khi biết tin làng theo giặc để rồi vỡ òa trong niềm vui sướng khi nghe tin cải chính. Tình yêu làng của ông Hai là tình yêu trong lành, nguyên sơ. Và tình yêu ấy tưởng chừng như là tình yêu vị kỉ nhưng lại cao cả vô cùng khi ông Hai sẵn sàng từ bỏ làng nếu làng theo giặc bởi ông theo cách mạng, theo cụ Hồ. Như vậy, tình yêu làng hòa quyện trong tình yêu nước và tình yêu nước kết nối những người nông dân với nhau.
​Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao lại trải qua cuộc đời khốn khó nhiều bi kịch. Lão sống cô đơn với tuổi già cùng con chó Vàng bởi con trai lão vì phẫn chí đã bỏ đi đồn điền cao su biền biệt không về. Lão giành tình yêu cho cậu Vàng, chăm sóc nó, yêu thương nó, chia sẻ vui buồn với nó nhưng rồi vì đói kém mà lão phải đau đớn bán nó đi. Bán cậu Vàng đi, lão đau khổ biết chừng nào và lão cũng bắt đầu chuẩn bị cái chết của riêng mình. Vì không muốn phạm vào tiền bòn vườn của con trai, lão đã sống khổ sống sở để rồi chọn cái chết đau đớn, vật vã bằng bả chó. Lão chết đi trong nỗi cô đơn vì chẳng có lấy người thân nào ở cạnh. Lão chết đi trong nỗi cô đơn khi hàng xóm chẳng ai hiểu tâm tư của lão, chỉ thấy lão gàn dở và xấu xa. Lão chết đi vì trọng danh dự và vì tình phụ tự. Ở lão Hạc, Nam Cao đã làm nổi bật lên vẻ đẹp nhân cách sáng ngời ngay trong sự tăm tối của đói nghèo. Lão không đánh mất nhân cách như nhiều nhân vật khác trong các sáng tác của Nam Cao, cho đến lúc vật vã với cái chết, lão vẫn ttong trẻo, đẹp đẽ bởi nhân cách sáng ngời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
6 tháng 3 2019

Câu nói thứ nhất cho thấy 2 thông tin: Độ tuổi của tôi và suy nghĩ của tôi. Khi "tôi" còn trẻ, tôi nóng vội, ngạo nghễ, khát khao được khẳng định mình nên đã "cho mình là nhất" và khẳng định "Tôi và Mô-da" - có nghĩa là tôi đứng trước, có thể tài giỏi hơn Mô-da.

Câu nói thứ hai tương tự, "tôi" khi 30 tuổi, khi đã có độ từng trải nhất định thì am hiểu và biết khiêm tốn hơn. Nhưng vẫn có gì đó ngạo nghễ, nên đã đặt mình ngang hàng với Mô-da.

Câu nói thứ ba "Chỉ còn Mô-da" được khẳng định khi "tôi" đã 40 tuổi. Điều đó cho thấy, khi có độ từng trải và suy nghĩ chín chắn hơn, "tôi" nhận ra rằng không ai có thể vĩ đại và vượt qua Mô-da.

=> Câu nói của nhạc sĩ đưa ra là cái nhìn xuyên suốt qua ba chặng đường đời của một người từ năm 20 tuổi đến năm 40 tuổi. Thời gian là phép thử, đồng thời cũng là môi trường tốt nhất để con người khẳng định mình và tìm ra chân lí. Bài học mà ta nhận được qua câu nói trên đó là: hãy cứ sống hết mình, sống tự tin lạc quan như thế khi còn trẻ tuổi nhưng đồng thời cũng phải biết khiêm tốn để có thể rút ra những triết lí, hoàn thiện bản thân.

Bởi vì chó bẩn 

Đi vệ sinh ko đúng chỗ

Ko hiểu tiếng người

Sủa nhiều

5 tháng 3 2019

linh tinh

12 tháng 3 2019

Đơn giản mà ns là vì con chó và con ng ko hiểu tiếng nhau thôi!

5 tháng 3 2019

Bài Mẫu Số 1: Hãy Phân Tích Nhân Vật Lão Hạc Trong Tác Phẩm Cùng Tên

Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên là một trong những nhân vật "để đời" của Nam Cao.

Lão Hạc, một nông dân nghèo khổ, cùng quẫn, nhưng không bị biến chất như Chí Phèo, mà trái lại có một tâm hồn đẹp, một nhân cách cao thượng.

Lão sống một thân một mình trong cô đơn, vất vả. Lão chỉ có đứa con trai duy nhất để nương tựa tuổi già thì anh ta lại phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su- "cao su đi dễ khó về". Lão Hạc đành thui thủi làm thuê, làm mướn kiếm ăn lân hồi, đồng thời cố nhặt nhạnh, dành dụm cho con.

Nhưng một trận ốm đã làm lão trở nên tay trắng. Sức yếu dần "những công việc nặng không làm được nữa", việc nhẹ thì "đàn bà tranh hết". Lão Hạc không có việc. Rồi lại bão. Hoa màu trên mảnh vườn bị phá sạch sành sanh. Gạo cứ kém dần. "Một lão với một con chó, mỗi ngày ba hào gạo mà gia sự còn đói deọ đói dắt. Cuối cùng lão phải ăn khoai. Khoai cũng hết. Bắt đầu từ đây, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ôc.

Thực ra tình cảnh lão Hạc đã làm gì bế tắc đến thế. Lão còn mảnh vườn đó, con chó vàng đó, có thể bán đi mà tiêu. Nhưng lão sống vì con chứ đâu vì mình. Điều này mấy ai hiểu cho lão. Người ta chỉ thấy lão lẩm cẩm. Có ông giáo hàng xóm là người có lòng ái ngại, nhưng vừa bày tỏ với vợ đã bị thị gạt phắt ngay: "Cho lão chết! Ai bão lão có tiền mà chịu khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Con mình cũng đóiCòn Binh Tư, một gã lưu manh chuyên đánh bả chó thì lại lấy làm khoái chí khi thấy lão đến xin mình một ít bả. Hắn tưởng đâu lão Hạc "đói quá hoá liều" cũng quay sang trộm cắp như hắn. Hắn bĩu môi: "Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chẳng vừa đâu". Ngay đến ông giáo tuy hiểu lão Hạc hơn cả mà cũng đâm ra nghi ngờ.

Người ta chỉ hiểu lão khi lão đã chết rồi. Lão tự tử bằng nắm bả chó của Binh Tư. Lão chết đi nhưng sẽ còn sống mãi trong lòng người như một tấm gương đạo đức hiếm có.

Hiếm có người cha nào thương con như lão Hạc. Nghèo khó nhưng lúc nào cũng nghĩ đến bổn phận làm cha, lo làm tròn bổn phận ấy, dẫu có phải chịu khổ, chịu đói và chết bi thảm. Hình ảnh đứa con trái, nỗi lo chu tất cho con luôn ám ảnh, dằn vặt tâm trí lão. Hồi anh ta còn ở nhà, lão không cho anh ta bán vườn để cưới vợ cũng là xuất phát từ sự tính toán điều hơn lẽ thiệt của bậc làm cha. Thực ra lão dằn lòng lắm. Bởi đạo làm cha phải lo cho con một người vợ, một căn nhà - một tổ ấm gia đình. Song tình cảnh lão thì lo chưa chu toàn được. Anh con trai phẫn chí ra đi, ngày về khó hẹn, lão lại đã già. Đã bao lần, lão ngỏ tâm sự này với ông giáo: tiền hoa lợi trong vườn, tiền bán con chó vàng, mảnh vườn, lão không giám đụng đến, vì đây là tiền của con, là tiền mà người làm cha phảiđể lại cho con. Nếu không, không phải "đạo". Đã bao lần lão tính tiền bòn vườn sủa con, "không cho bán là ta chỉ có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để ta ăn đâu!... Ta bòn vườn của nó, cũng nên để ra cho nó, đến lúc nó về, nếu nó không đủ tiền cưới vợ thì ta thêm vào cho nó, nếu nó có đủ tiền cưới vợ thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn". Lão đã làm y như thế. Thà ăn khoai, ăn củ chuối, củ ráy... chứ lão không ăn vào tiền của con, không chịu bán mảnh vườn của con. Bao nhiêu tiền nhặt nhạnh được từ mảnh vườn, lão gửi tất cả nhờ ông giáo giữ hộ. Rồi lão chết để không bao giờ phải đụng đến. ôi, lão Hạc, con người bề ngoài thì có vẻ tiều tuỵ và gàn dở như vậy mà thật giàu tình nặng nghĩa. Mà đâu chỉ đối với đứa con. Tấm lòng nhân hậu của lão còn thể hiện ở cái tình rất nặng với con chó vàng mà lão gọi là "cậu vàng" như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Cứ xem cái cách lão nựng con chó: "À không! À không! Cậu vàng của ông ngoan lắm! ông không cho giết... ông để cậu vàng ông nuôi"..., hay cái vẻ mặt vô cùng đau khổ của lão khi kể cho ông giáo nghe lão đã bán con chó. "Mặt lão tự nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít", đủ thấy lão thương xót con chó và cảm thấy mình có tội như thế nào khi phải bán nó đi.

Chân thật, chất phác, đôn hậu, tràn đầy tình thương và trách nhiệm, lão Hạc cũng thật giàu lòng tự trọng. Đối với ông giáo, người lão tin tưởng và quý trọng đến thế, lão cũng vẫn giữ ý để khỏi bị coi thường. Lão đói đấy, lão phàn nàn "kiếp người như lão cũng khổ như kiếp chó" đấy, nhưng khi ông giáo mời lão ăn khoai, uống nước chè tươi, lão đã từ chối. Lão dứt khoát "từ chối tất cả". Khi ông giáo giấu vợ, thỉnh thoảng muốn ngấm ngầm giúp đỡ lão một chút gì, lão từ chối "một cách gần như hách dịch". Rồi lão cứ cố ý xa ông giáo dần dần.

Cuối cùng thì lão Hạc chết. Chủ động tìm đến cái chết, một cái chết bi thảm, khốc liệt như là cái chết của một con người cao quý. Bởi qua cái chết này, tất cả những phẩm giá cao đẹp của lão ánh lên, chiếu sáng thăm thẳm vào lòng người.

Gần đây người ta đã dựng phim về các nhân vật của Nam Cao - phim Làng Vũ Đại ngày ấy. Nhà văn Kim Lân được mời đóng vai lão Hạc. Kim Lân đã nghiền ngẫm kĩ về nhân vật của mình, ông nói: "Lão Hạc không chỉ là một người nghèo, đó là một con người có nhân cách, tự trọng và bất khuất". Chúng ta cũng hoàn toàn đồng ý với Kim Lân. Ta còn thấy rằng những phẩm chất ấy của lão Hạc đã cho ta những suy nghĩ sâu sắc. Cái chết của lão Rạc đã để lại cho chúng ta, cùng với nỗi xót thương vô hạn là nhiều bài học quý. Bài học sâu sắc nhất là trong bất kì thân phận nào, hoàn cảnh nào cũng phải giữ danh hiệu con người cao quý. Giữa người với người phải có trách nhiệm với nhau hơn, phải hiểu biết để đánh giá đúng và cảm thông với người khác hơn, phải tin tưởng hơn ở con người và cuộc đời. Và phải biết căm ghét xã hội bất công, những thế lực độc ác vùi dập, đày đọa những con người như lão Hạc.

Vợ ông giáo từng nói về lão Hạc: "Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ. Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ!". Nhưng thực ra sống làm người, có những điều dù khổ, dù phải tự làm khổ mình cũng phải giữ. Chết cũng giữ! Đó là những điều thuộc vềđạo lí, nhân cách làm người như lão Hạc đã giữ. Vì thế, đã hơn 60 năm (truyện Lão Hạc ra đời năm 1943), lão Hạc vẫn sống cùng chúng ta,sẽ còn sống cùng chúng ta. Và dẫu cho cuộc đời này còn nhiều nỗi đáng buồn nhưng có những con người như lão Hạc thì cuộc đời "chưa hẳn đã đáng buồn".

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Hãy phân tích nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên bài tiếp theo, các em chuẩn bị cho phần Em hãy nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc qua đoạn trích và cùng với phần Em có suy nghĩ gì về cái chết của lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này.

Bài Mẫu Số 2: Hãy Phân Tích Nhân Vật Lão Hạc Trong Tác Phẩm Cùng Tên

Viết về đề tài nông dân trước cách mạng, "'Lão Hạc" là một truyện ngắn độc đáo, đặc sắc của nhà văn Nam Cao. Một truyện ngắn chứa chan tình người, lay động bao nỗi xót thương khi tác giả kể về cuộc đời cô đơn bất hạnh và cái chết đau đớn của một lão nông nghèo khổ. Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng ta bao ám ảnh khi nghĩ về số phận con người, số phận người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ.

1. Lão Hạc, một con người nghèo khổ, bất hạnh. Ba sào vườn, một túp lều, một con chó vàng... đó là tài sản, vốn liếng của lão. Vợ chết đã lâu, cảnh gà trống nuôi con, lão lần hồi làm thuê kiếm sống. Đứa con trai độc nhất không có trăm bạc để cưới vợ, cảm thấy "nhục lắm" đã "phẫn chí" đi phu đồn điền cao su Nam Kỳ, biền biệt năm, sáu năm chưa về. Tuổi già, sống cô quạnh, nỗi bất hạnh ngày thêm chồng chất. Lão Hạc chỉ còn biết làm bạn với con chó vàng. Lão bị ốm một trận kéo dài 2 tháng 18 ngày. Không một người thân bên cạnh đỡ đần, săn sóc cho một bát cháo, một chén thuốc! Tinh cảnh ấy thật đáng thương! Tiếp theo một trận bão to, cây trái hoa màu trong vườn bị phá sạch sành sanh. Làng mất nghề sợi. Đàn bà con gái trong làng đi làm thuê rất nhiều, giành hết mọi việc. Sau trận ốm, lão Hạc yếu hẳn đi, chẳng ai thuê lão đi làm nữa. Thất nghiệp! Giá gạo mỗi ngày một cao. Lão và cậu Vàng, mỗi ngày ăn hết ba hào gạo mà vẫn "đói deo đói dắt". Bao nhiêu tiền bán hoa lợi trong vườn dành dụm được bấy lâu nay, lão đã chi tiêu gần hết trong trận ốm!

''Nhưng đời người ta không chỉ khổ một lần (...). Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?". Nhân vật ông giáo đã nghĩ như thế khi nghe lão Hạc nói về ý định phải bán con chó. Cậu Vàng "ăn khỏe", mỗi ngày cậu ấy ăn "bỏ rẻ cũng mất hào rưỡi, hai hào". Lão Hạc rất yêu cậu Vàng, nhưng "lấy tiền đâu mà nuôi được?" Lão Hạc phải bán cậu Vàng cho thằng Xiên, thằng Mục... Bán cậu Vàng xong, lão Hạc bị đẩy sâu xuống đáy vực bi thảm. Lão cảm thấy mình là một kẻ "tệ lắm", đã già mà còn "đánh lừa một con chó". Đói khổ, túng bấn, cô đơn... ngày một thêm nặng nề... lão Hạc chỉ ăn khoai, ăn củ chuối, ăn sung luộc, ăn rau má, thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai bữa ốc. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo một cách "gần như là hách dịch". Lão xa ông giáo dần, chỗ dựa tinh thần của lão bấy lâu nay. Lão Hạc đã ăn bả chó để tự tử. Lão chết đau đớn thê thảm: đầu tóc rũ rượi, mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt mép sùi ra... vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết! Cái chết thật là dữ dội!

Số phận một con người, một kiếp người như lão Hạc thật đáng thương. Với chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, Nam Cao đã nói lên bao tình thương xót đối với những con người đau khổ, bế tắc phải tìm đến cái chết thê thám. Chí Phèo tự sát bằng mũi dao, Lang Rận thắt cổ chết... Và lão Hạc đã quyên sinh bằng cái bả chó! Lão Hạc đã từng hỏi ông giáo: ''... nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?". Câu hỏi ấy đã thể hiện nỗi đau khố tột cùng của một kiếp người.

2. Lão Hạc, một con người chất phác, hiền lành, nhân hậu. Lão rất yêu con. Biết con buồn vì không có tiền để cưới vợ lão thương con lắm.... Lão đau đớn khi con sắp đi làm phu đồn điền cao su. Lão chỉ biết khóc: "Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi (...). Nó là người của người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi ?". "Cao su đi dễ khó về" (Ca dao). Con trai lão Hạc đã đi "bằn bặt" năm, sáu năm chưa về. Hoa lợi trong vườn, bán được bao nhiêu lão dành dụm cho con, hi vọng khi con trở về "có chút vốn mà làm ăn". Lão tự bảo: "Mảnh vườn là của con ta... Của mẹ nó tậu thì nó hưởng...". Đói khổ quá, nhưng lão Hạc đã giữ trọn vẹn ba sào vườn cho con. Lão đã tìm đến cái chết, thà chết chứ không chịu bán đi một sào. Tất cả vì con, một sự hi sinh thầm lặng cực kì to lớn!

Lòng nhân hậu của lão Hạc được thể hiện sâu sắc đối với con chó vàng, mà người con trai để lại. Lão quý nó, đặt tên nó là "cận Vàng". Cho nó ăn cơm trong bát sứ như nhà giàu. Bắt rận hoặc đem nó ra cầu ao tắm. Lão ăn gì cũng chia cho cậu Vàng cùng ăn. Lão ngồi uống rượu, cậu Vàng ngồi dưới chân, lão nhắm một miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Lão tâm sự với cậu Vàng như tâm sự với một người thân yêu ruột rà: "Cậu Vàng của ỏng ngoan lắm! Ông không cho giết... Ông để cậu Vàng ông nuôi...". Có thể nói, cậu Vàng được lão Hạc chăm sóc, nuôi nấng như con, như cháu; nó là nguồn vui, chỗ dựa tinh thần, nơi san sẻ tình thương, giúp lão Hạc vợi đi ít nhiều nỗi buồn cô đơn, cay đắng. Cậu Vàng là một phần cuộc đời lão Hạc. Nó đã tỏa sáng tâm hồn và làm ánh lên bản tính tốt đẹp của ông lão nông đau khổ, bất hạnh này. Vì thế, sau khi bán cậu Vàng đi, từ túng quẫn, lão Hạc chìm xuống đáy bể bi kịch, dẫn đến cái chết vô cùng thảm thương.

3. Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng. Trong đói khổ cùng cực phải ăn củ chuối, củ ráy... ông giáo mời lão ăn khoai, uống nước chè, lão cười hồn hậu và khất "ông giáo cho để khi khác". Ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ, lão từ chối "một cách gần như hách dịch". Bất đắc đĩ phải bán con chó; bán xong rồi, lão đau đớn, lương tâm dằn vặt: "thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó". Ba sào vườn gửi lại nguyên vẹn cho con trai, như một lời nguyền đinh ninh: "Cái vườn là của con ta (...). của mẹ nó tậu thì nó hưởng". Tnrớc khi chết, lão gửi lại ông giáo mảnh vườn cho con, và gửi lại 30 đồng bạc đê "lỡ có chết... gọi là của lão có tí chút...", vì lão không muốn làm phiền đến hàng xóm. Nam Cao đã tinh tế đưa nhân vật Binh Tư, một kẻ "làm nghề ăn trộm" ở phần cuối truyện, tạo nên một sự đối sánh đặc sắc, làm nổi bật tấm lòng trong sạch, tự trọng của lão Hạc, một lão nông chân quê đáng trọng.

Tóm lại, cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Sống thì âm thầm, nghèo đói, cô đơn; chết thì quằn quại, đau đớn. Tuy thế, lão Hạc lại có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, vị tha, nhân hậu, trong sạch và tự trọng... Lão Hạc là một điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ được Nam Cao miêu tả chân thực, với bao trân trọng xót thương, thấm đượm một tinh thần nhân đạo thống thiết.

Bài Mẫu Số 3: Hãy Phân Tích Nhân Vật Lão Hạc Trong Tác Phẩm Cùng Tên

Nam Cao là một nhà văn lớn của người nông dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông vẫn cảm nhận được những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn của họ trước bờ vực của cái đói, cái nghèo. Truyện ngắn "Lão Hạc" của nhà văn là một tác phẩm như thế. Nhân vật chính của tác phẩm - nhân vật lão Hạc - dù có một hoàn cảnh bất hạnh, đau đớn nhưng lão vẫn giữ được tình yêu thương đối với những người thân yêu và đặc biệt là một lòng tự trọng cao cả. Qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện tư tưởng nhân đạo tiến bộ và sâu sắc.

Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Vợ lão chết sớm. Con trai lão phẫn chí vì nghèo không lấy được người mình yêu nên bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con để làm bạn. Vậy là cùng một lúc lão phải đối mặt với bao đau khổ: cái đói, sự cô đơn và tuổi già với ôm đau, bệnh tật. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi con chó Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: "Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít", "lão hu hu khóc",...

Ban đầu là "luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai", "khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc". Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống. Rồi điều gì đến sẽ phải đến. Không còn đường sinh sống, lão Hạc chỉ còn đường chết. Và đó là một cái chết thật đau đớn, thật tủi nhục: chết "nhờ" ăn bả chó tự tử...! Cái chết của

lão dữ dội vô cùng: lão sùi bọt mép, lão co giật phải hai người đàn ông lực lưỡng đè lên... Cái chết ấy khiến người đọc liên tưởng đến cái chết của con chó Vàng để rồi rùng mình nhận ra rằng cái chết của lão đâu khác gì cái chết của một con chó.

Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.

Lão yêu thương con rất mực. Văn học Việt Nam đã có những "Cha con nghĩa nặng" của Hồ Biểu Chánh, "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng,... ngợi ca tình phụ tử. Và trong đó cũng cần nhắc đến "Lão Hạc" của Nam Cao. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào con chó Vàng. Đừng nghĩ đơn giản rằng lão cưng chiều "cậu" Vàng vì đó là con chó khôn, chó đẹp. Điều quan trọng nhất khiến lão yêu quý con Vàng đến mức chia với nó từng cái ăn, cho nó ăn vào bát như người, rồi đến lúc nó chết lão quằn quại, đau đớn,... là bởi con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình.

Không chỉ vậy, lão thương con đến độ chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn của con. Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn. Vậy là lão đã nhận lấy cái chết rồi nhờ ông giáo giữ đất cho con. Chao ôi! Tình yêu thương con của lão thật cảm động biết mấy!

Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong "Một bữa no" của Nam Caor..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão "từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó "lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu". Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: "con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn". Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn đi. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!

Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!

Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình. Điều đó được thể hiện trong đoạn văn miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc khi kể cho ông giáo chuyện lừa bán cậu Vàng, trong đoạn miêu tả sự vật vã đau đớn dữ dội của lão Hạc trước lúc chết. Ngôn ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.

Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tinh thần nhân đạo tiến bộ sâu sắc.

Nam Cao đã đồng cảm đến tận cùng với cái nghèo, cái đói của người nông dân Việt Nam trong nạn đói 1945. Thời cuộc đã dồn họ đến đường cùng và lối thoát nhanh chóng nhất là cái chết nghiệt ngã.

Nhưng trên hết, nhà văn đã biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn cao khiết của người nông dân ngay cả khi họ bước vào đường cùng. Không chỉ giàu tình yêu thương, người nông dân còn sống đầy tự trọng. Trong cái đói, tự trọng là thứ gì đó xa xỉ vô cùng. Vì miếng ăn, người ta có thể tàn nhẫn, dã man, thậm chí mất hết nhân tính. Nhưng đáng trọng thay lão Hạc, lão không chỉ giữ được tình thương tươi mát mà còn giữ được lòng tự trọng vàng đá của mình.

Và chính nhờ vẻ đẹp tươi sáng ấy của lão Hạc mà Nam Cao đã chiệm nghiệm: "Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn". Chưa đáng buồn bởi còn có những con người cao quý như Lão Hạc. Viết câu văn ấy, nhà văn đã bày tỏ thái độ tin tưởng đối phẩm cách tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Điều ấy đáng quý vô cùng bởi trước Cách mạng, người nông dân bị coi rẻ như cỏ rác, thậm chí có nhà văn còn nhận định người nông dân "như những con lợn không tư tưởng". Và bởi thế, tư tưởng của Nam Cao đáng ca ngợi biết bao!

Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc.

Bài Mẫu Số 4: Hãy Phân Tích Nhân Vật Lão Hạc Trong Tác Phẩm Cùng Tên

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trong giai đoạn văn học 1930 - 1945. Qua nhiều tác phẩm, tác giả đã vẽ nên khung cảnh tiêu điều, xơ xác của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Sự đói khổ ám ảnh nhà văn bởi nó ảnh hưởng không ít tới nhân cách, nhưng trong cảnh nghèo đói thê thảm, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân vẫn tồn tại và âm thầm tỏa sáng. Truyện ngắn Lão Hạc thể hiện cái nhìn nhân đạo sâu sắc của Nam Cao. Trong đó, nhân vật chính là một nông dân gặp nhiều nỗi bất hạnh vì nghèo đói nhưng chất phác, đôn hậu, thương con và có lòng tự trọng.

Vợ mất sớm, lão Hạc dồn tất cả tình yêu thương cho đứa con trai duy nhất. Lão sẽ sung sướng biết dường nào nếu con trai lão được hạnh phúc, nhưng con trai lão đã bị phụ tình chỉ vì quá nghèo, không đủ tiền cưới vợ.

Thương con, lão thấu hiểu nỗi đau của con khi anh nghe lời cha, không bán mảnh vườn để lấy tiền cưới vợ mà chấp nhận sự tan vỡ của tình yêu. Càng thương con, lão càng xót xa đau đớn vì không giúp được con thỏa nguyện, đến nỗi phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền đất đỏ mãi tận Nam Kì. Mỗi khi nhắc đến con, lão Hạc lại rơi nước mắt.

Lão Hạc rất quý con chó vì nó là kỉ vật duy nhất của đứa con trai. Lão trìu mến gọi là cậu Vàng và cho nó ăn cơm bằng chiếc bát lành lặn. Suốt ngày, lão thầm thì to nhỏ với con Vàng. Với lão, con Vàng là hình bóng của đứa con trai yêu quý, là người bạn chia sẻ cô đơn với lão. Vì thế nên bao lần định bán con Vàng mà lão vẫn không bán nổi.

Nhưng nếu vì nhớ con mà lão Hạc không muốn bán cậu Vàng thì cũng chính vì thương con mà lão phải dứt khoát chia tay với nó. Lão nghèo túng quá! Lão đã tính chi li mỗi ngày cậu ấy ăn thế bỏ rẻ cũng mất hai hào đấy. Cứ mãi thế này thì tôi lấy tiền đâu mà nuôi được... Thôi bán phắt đi, đỡ đồng nào hay đồng ấy. Bây giờ, tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của con. Tiêu lắm chỉ chết nó!

Thế là vì lo tích cóp, giữ gìn cho con trai chút vốn mà lão Hạc đành chia tay với con chó yêu quý. Đã quyết như thế nhưng lão vẫn đau đớn, xót xa. Lão kể cho ông giáo nghe cảnh bán cậu Vàng với nỗi xúc động cực độ. Lão đau khổ dằn vặt vì cảm thấy mình đã đánh lừa một con chó. Nỗi khổ tâm của lão cứ chồng chất mãi lên. Trước đây, lão dằn vặt mãi về chuyện vì nghèo mà không cưới được vợ cho con, thì bây giờ cũng chỉ vì nghèo mà lão thêm day dứt là đã cư xử không đàng hoàng với một con chó. Lão cố chịu đựng những nỗi đau đớn ấy cũng chỉ nhằm một mục đích là giữ gìn chút vốn cho con.

Biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con chính là cái chết của lão. Ông lão nông dân nghèo khổ ấy đã tính toán mọi đường: Bây giờ lão chẳng làm gì được nữa... Cái vườn này là của mẹ nó chắt chiu dành dụm cho nó, ta không được ăn vào của nó... Ta không thể bán vườn để ăn... Chính vì thương con, muốn giữ cho con chút vốn giúp nó thoát khỏi cảnh nghèo mà lão Hạc đã chọn cho mình cái chết. Đó là một sự chọn lựa tự nguyện và dữ dội. Nghe những lời tâm sự của lão Hạc với ông giáo, không ai có thể kìm nổi lòng xót thương, thông cảm và khâm phục. Một con người vì nghèo đói mà bất hạnh đến thế là cùng! Một người cha thương con đến thế là cùng!

Không chỉ có vậy, qua từng trang truyện, chúng ta còn thấy lão Hạc là người đôn hậu, chất phác. Suốt đời, lão sống quanh quẩn trong lũy tre làng. Trong làng chỉ có ông giáo là người có học nên lão tìm đến ông giáo để chia sẻ tâm sự. Lời lẽ của lão Hạc đối với ông giáo lúc nào cũng lễ phép và cung kính. Đó là cách bày tỏ thái độ kính trọng người hiểu biết, nhiều chữ của một lão nông. Cảnh ngộ lão Hạc đã đến lúc túng quẫn nhưng lão tự lo liệu, xoay xở, cố giữ nếp sống trong sạch, tránh xa lối đói ăn vụng túng làm càn. Thậm chí, lão kiên quyết từ chối sự giúp đỡ chỉ vì lòng thương hại.

Lão đã chuẩn bị kĩ lưỡng mọi việc. Trước khi chết, lão nhờ ông giáo viết văn tự để giữ hộ con trai mình mảnh vườn và gửi ông giáo 30 đồng để lo chôn cất. Lão không muốn mọi người phải tốn kém vì lão. Rất có thể vì tốn kém mà người ta lại chẳng oán trách lão sao? Không phiền lụy đến mọi người, đó cũng là cách để giữ gìn phẩm giá. Thì ra ông lão có vẻ ngoài gàn dở ấy lại có phẩm chất đáng quý biết nhường nào!

Nhà văn Nam Cao đã giúp chúng ta hiểu được nỗi khổ tâm, bất hạnh vì nghèo đói cùng những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Từ những trang sách của Nam Cao, hình ảnh lão Hạc luôn nhắc chúng ta nhớ đến những con người nghèo khó mà trong sạch với một tình cảm trân trọng và yêu quý.

Bài Mẫu Số 5: Hãy Phân Tích Nhân Vật Lão Hạc Trong Tác Phẩm Cùng Tên

Cùng với Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố, Nam Cao là tác giả tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán, luôn hướng về người nông dân, phản ánh hiện thực đời sống của người nông dân trước Cách mạng. Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm đặc sắc của Nam Cao, nó như một điểm son trong sự nghiệp sáng tác của ông.

Nam Cao luôn trăn trở về số phận của người nông dân lương thiện trong xã hội phong kiến. Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên là chân dung của một lão nông Việt Nam đáng thương và đáng kính. Số phận của Lão Hạc thật đáng thương bởi cái nghèo nàn, túng thiếu. Vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Khi đứa con trai đến tuổi lấy vợ, lão tính chuyện cưới vợ cho con, nhưng vì nghèo túng mà người ta lại thách cưới nặng quá nên con trai không cưới được vợ. Thất vọng, đứa con bỏ nhà ra đi làm phu đồn điền ở Nam Kì. Khi con đi rồi, lão cô đơn, sống trong hiu quạnh. Bấy giờ, chỉ có con Vàng là nguồn vui của lão. Cậu Vàng được lão chăm sóc chu đáo. Lão xem cậu Vàng như một đứa trẻ cần sự chăm sóc, yêu thương. Lão nhân hậu ngay cả với con chó của mình. Tội nghiệp cho số phận ông lão. Cuộc đời túng quẫn, nghèo khó cứ đeo đẳng bên ông. Vợ chết để lại mảnh vườn ba sào, nhưng lão nhất quyết không bán dù cho nghèo khó. Lão tự bảo: Cái vườn là của con ta ... của mẹ nó tậu thì nó được hưởng. Lão nghĩ vậy và làm đúng như vậy. Tất cả hoa lợi thu được lão bán để dành dụm riêng chờ ngày con về cưới vợ. Cảm thương cho ông lão đã vò võ trông con về làng, lão chắc mẩm thế nào đến lúc con lão về cũng có được trăm đồng bạc. Nhưng hy vọng chẳng có, thất vọng lại về, lão bị một trận ốm đúng hai tháng mười tám ngày, bao nhiêu vốn liếng dành dụm được đều sạch nhẵn. Sau trận ốm, người lão yếu quá, không làm được việc nặng, việc nhẹ thì người ta tranh hết, lão phải cầm hơi qua ngày bằng củ chuối, củ ráy, con ốc, con trai...

Vì không kiếm được tiền để sống, lại sợ tiêu lạm vào tiền của con nên lão quyết định tìm đến cái chết. Lão chết để con lão khỏi trắng tay. Thật cảm động biết bao về tấm lòng yêu thương bao la và đức hi sinh cao cả của một người cha khốn khổ! Số phận của lão thật bi thương. Nghèo đến nỗi phải bán đi con Vàng mà lão yêu thương, gắn bó. Kể lại việc bán chó với ông giáo, lão đau đớn xót xa: mặt lão đột nhiên rúm lại, những nép nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít, lão hu hu khóc... lão khóc vì thương chó, và cảm thấy mình là kẻ lừa dối khi bán cậu Vàng. Số phận của lão thật bi thương nhưng lão không đánh mất phẩm giá của mình. Đến bước đường cùng lão luôn nghĩ đến con mà chẳng nghĩ đến mình. Lão đủ can đảm để nghĩ đến chuyện kết thúc cuộc đời để không làm phiền đến ai. Lão từ chối mọi sự thương hại của người khác, cho dù đó là sự cưu mang chân tình. Ngay cả ông giáo, người hàng xóm gần gũi nhất và tin tưởng nhất, ông cũng từ chối sự giúp đỡ. Lão Hạc còn nghĩ đến cái chết không làm phiền lòng người khác. Lão nhịn ăn, tích góp được hai lăm đồng cộng với năm đồng bán chó, lão gửi ông giáo nhờ làm đám ma cho lão. Trước khi chết, lão còn nghĩ đến hạnh phúc của con. Lão viết văn tự nhượng mảnh vườn cho ông giáo để không ai còn mơ tưởng, dòm ngó đến, khi nào con lão về thì sẽ nhận vườn làm. Tuy lão nghèo khó, lại bị xã hội bỏ rơi nhưng lão vẫn giàu đức hi sinh, giàu tình thương và giữ vững phẩm chất cao đẹp của mình.

Hình ảnh Lão Hạc chết thật thê thảm. Lão mượn miếng bả chó để tự kết liễu đời mình. Tội nghiệp cho lão quá! Lão vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra... Cái chết đau đớn của lão đã làm sáng tỏ thêm phẩm chất cao đẹp của người nông dân hướng thiện. Tuy sống trong cái xã hội đầy bóng tối, nhưng tâm trí lão vẫn sáng ngời, tính cách của lão thật cao quí. Cả đời lão nghèo đói nhưng không làm mất đi tấm lòng đôn hậu, trong sáng của mình.

Với bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật, xen kẽ tự sự, Nam Cao đã gợi cho ta niềm cảm thương vô hạn đối với những người nông dân nghèo khổ. Ngòi viết của Nam Cao là tiếng nói cảnh tỉnh về một xã hội thiếu công bằng, không quan tâm đến người nghèo, chà đạp lên số phận của con người lương thiện.

5 tháng 3 2019

Bn lên mạng hoặc vào câu hỏi tương tự nhé!

mk bận rồi!

k mk nha!

thanks!

haha!

Một những loài cây có sự gắn bó lâu đời và mật thiết đời sống, văn hóa của dân tộc Việt Nam phải kể đến là cây tre. Khi nhắc đến cây tre, chúng ta không khỏi tư hào gọi là cây tre Việt Nam như sự thừa nhận, khẳng định cây tre là một phần không thể thiếu được của nước nhà.

Tre thường được thấy ở cổng làng, cổng đình cùng với những hình ảnh như cây đa, giếng nước, sân đình, là một điều không thể thiếu nơi làng quê. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân tre tròn, xanh thẫm, nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có các đốt được phân ra, nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Lá dài, thon, nhọn, chỉ bằng nửa lá xoài, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,… Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía bầu trời không chịu cong bao giờ.
Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân. Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.

Khi thời bình, tre trở thành những vật dụng thường ngày của người nông dân nhưng vào lúc nước ta gặp nỗi gian truân, tre lại trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vũ khí sử dụng đều phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Từ ngày còn bé ta đã được biết đến truyền thuyết về vị anh hùng Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện lịch sử quan trọng, Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938, chấm dứt một nghìn năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.

Tre cũng mang trong mình những ý nghĩa biểu tượng rất đáng tự hào, tiêu biểu cho những đức tính tốt đẹp của dân tộc. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng, là một truyền thống quý báu từ bao đời của cha ông. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất, giống như những con người Việt Nam dù phải chịu bao nhiêu sương gió, nhọc nhằn hay bị áp bức vẫn không mất đi sự cao quý trong tâm hồn và sự kiên cường trong tính cách. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam. Bởi vậy, cả dân tộc đều gọi tre là cây tre Việt Nam.

Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, thế hệ này sẽ tiếp nối nhựa sống của thế hệ kia, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn, nhiều loại vật liệu được sinh ra thay thế cho tre nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt và mãi là tài sản vô giá của cả dân tộc.

Trên mảnh đất Việt Nam của cha ông, tre và người và đã gắn bó, cùng đồng cam cộng khổ, nâng đỡ nhau qua bao năm tháng lịch sử có giá trị to lớn và vĩnh hằng. Hình ảnh cây tre đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong những trang văn hóa bất diệt của dân tộc, là người bạn lớn đáng tôn vinh của cả dân tộc.
 

Việt Nam rừng vàng biển bạc, tài nguyên nước ta vô cùng phong phú, khắp nơi đều có muôn vàn những loại cây thảo mộc, cây xanh đa dạng khác nhau. Chính vì thế nước Việt Nam “xanh muôn ngàn cây lá khác nhau” Từ núi cao cực Bắc tới sông nước Cà Mau, mỗi vùng sinh thái đều tươi xanh những loài thảo mộc, hoa trái đặc trưng. Nhưng thân thương xiết bao, khi đâu đâu cũng bốn mùa xanh những lũy tre tươi tốt. Tre làm bạn với làng, bản, xóm, thôn, từ ngàn xưa, bóng tre xanh âu yếm đã phủ đầy nếp sống thanh cao, cần mẫn của người dân Việt ta. Cây tre cao, thẳng thắn như vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết của tâm hồn người dân Việt Nam. Có lẽ, cây tre xanh xanh đã trở thành người ban thân thiết của nông dân và nhân dân Việt Nam, sống bền bỉ, dai dẳng và âm thầm làm êm dịu cho vẻ đẹp tâm hồn người dân đất Việt.

Tre là loại cây thân gỗ, cao vút, thân nhỏ khoảng bằng cánh tay người trưởng thành. Xung quanh thân cây có những chiếc gai nhọn, sắc. Tre thường mọc cành và lá ở phần ngọn, lá tre xanh xanh, thon thon như chiếc thuyền nan. Trên lá có những đường gân song song trông rất duyên dáng. Tre già măng mọc, cứ như thế tre luôn sinh sôi phát triển. Tre "mộc mạc", "nhũn nhặn" mà nhẫn nại không chê đất cằn, sá gì sương gió. Tre "ngay thẳng, thủy chung, can đảm", giàu lòng vị tha, bao dung, đùm bọc. Tre "thanh cao, giản dị, chí khí như người". "Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm". Chính vì thế mà dù đất nước có phát triển, ngày càng tiến bộ hiện đại thì bóng tre xanh vẫn sống trong lòng người Việt Nam ta không bao giờ mất đi.

Tre ăn ở với người kiếp kiếp. Từ khi còn ấu thơ chúng ta vẫn nằm trong chiếc nôi tre, võng tre ầu ơ trong tiếng ru của bà của mẹ lớn lên từng ngày đó thôi. Đến khi đã gần đất xa trời, về với tổ tiên thì cây tra lại là linh hồn gắn với chiếc xe đưa tiễn ta trên đoạn đường cuối cùng. Tre xanh xưa kia còn là cánh tay đắc lực giúp người nông dân làm các công cụ bằng tre, các đồ vật như làn, rổ, rá bằng nứa rất dẻo dai và bền bỉ. Tre xanh đi vào những câu ca dao, những câu thơ rất điệu rất duyên đằm sâu vào tâm hồn người Việt Nam ta:

“Lạt mềm gói bánh chưng xanh
Cho tre lấy trúc cho anh lấy nàng”.


Như thế tre đã sống với tất cả tấm lòng và tâm hồn thanh ao, chân thật cùng người dân ta, cả khi chiến tranh, gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chín. Đến khi hòa bình, tre được dùng để làm các đồ nội thất trong gia đình. Tre là loại cây mộc mạc, đơn sơ, không phải vẻ sang trọng, khí phách quân tử như những cây tùng, cây bách cũng không cuốn hút, hấp dẫn lòng người bởi hương thơm, nhưng tất cả những gì cây tre mang lại là nguồn dưỡng tảo tần đã gắn bó với người dân ta đời đời kiếp kiếp. Chính vì thế, với cây tre xanh, không chỉ đơn thuần là loại cây vô tri vô giác nữa mà đó là cây linh hồn của người dân Việt Nam. Dưới bóng tre xanh, tâm hồn ta được tỏa bóng mát, được êm dịu và lắng nghe những khúc nhạc du dương của đồng quê, của tiếng diều sáo vi vu, đó chính là những sợi nhớ, sợi thương của quê hương mà cây tre xanh xanh đã giăng mắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

Cây tre là biểu tượng cho phẩm chất đặc sắc nhất của con người Việt Nam ta: đoàn kết, thủy chung, thanh cao, bất khuất. Là đức tính kiên cường ẩn tàng trong khả năng thích ứng dẻo bền vô hạn trước mọi tai họa thiên nhiên cũng như mọi biến thiên, bão táp và bi kịch lịch sử, cả do đến từ mọi phía lẫn do nội sinh, để trường tồn và phát triển. Cùng với dân tộc ta, cùng với lịch sử phát triển của dân tộc, cây tre xanh âm thầm bền bỉ nuôi dưỡng những tinh hoa của đất Việt, hun đúc nên những phẩm chất được bạn bè năm chau mến mộ. Cây tre xanh là những gì thiêng liêng và cao quý vô ngần của tâm hồn người Việt Nam xưa và nay chưa bao giờ mất đi, chưa bao giờ tiêu biến, làm nên những nét rất riêng cho văn hóa, linh hồn quê hương.

Tuổi thơ ta với tiếng diều sáo vi vu, với tiếng võng kéo cà kẽo kẹt cũng đi lên từ tre xanh xanh ngát. Tre xanh là vẻ đẹp tâm hồn, là nét đẹp truyền thống rất Việt Nam rất truyền thống rất nền nã của nhân dân ta. Có lẽ sau này, dù công nghiệp hóa hiện đại hóa có phát triển mạnh mẽ như vũ bão chăng nữa thì cây tre xanh vẫn mãi mãi là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam. 

 

Thuyết minh về cây tre Việt Nam hay nhất lớp 9 - Dàn ý, văn mẫu về cây tre

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống. Đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi.

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng...

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong,màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió. Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ ,bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác quỷ dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ.

Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng. Cả nhà chúng tôi đung đưa theo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con - những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng,chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa. Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sông được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:

"Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu"...

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thuở đất nước còn chưa có vũ  khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù. Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre. Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.

Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.

                       HẾT RỒI NHA

5 tháng 3 2019

Một những loài cây có sự gắn bó lâu đời và mật thiết đời sống, văn hóa của dân tộc Việt Nam phải kể đến là cây tre. Khi nhắc đến cây tre, chúng ta không khỏi tư hào gọi là cây tre Việt Nam như sự thừa nhận, khẳng định cây tre là một phần không thể thiếu được của nước nhà.

Tre thường được thấy ở cổng làng, cổng đình cùng với những hình ảnh như cây đa, giếng nước, sân đình, là một điều không thể thiếu nơi làng quê. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân tre tròn, xanh thẫm, nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có các đốt được phân ra, nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Lá dài, thon, nhọn, chỉ bằng nửa lá xoài, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,… Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía bầu trời không chịu cong bao giờ.
Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân. Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.

Khi thời bình, tre trở thành những vật dụng thường ngày của người nông dân nhưng vào lúc nước ta gặp nỗi gian truân, tre lại trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vũ khí sử dụng đều phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Từ ngày còn bé ta đã được biết đến truyền thuyết về vị anh hùng Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện lịch sử quan trọng, Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938, chấm dứt một nghìn năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.

Tre cũng mang trong mình những ý nghĩa biểu tượng rất đáng tự hào, tiêu biểu cho những đức tính tốt đẹp của dân tộc. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng, là một truyền thống quý báu từ bao đời của cha ông. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất, giống như những con người Việt Nam dù phải chịu bao nhiêu sương gió, nhọc nhằn hay bị áp bức vẫn không mất đi sự cao quý trong tâm hồn và sự kiên cường trong tính cách. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam. Bởi vậy, cả dân tộc đều gọi tre là cây tre Việt Nam.

Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, thế hệ này sẽ tiếp nối nhựa sống của thế hệ kia, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn, nhiều loại vật liệu được sinh ra thay thế cho tre nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt và mãi là tài sản vô giá của cả dân tộc.

Trên mảnh đất Việt Nam của cha ông, tre và người và đã gắn bó, cùng đồng cam cộng khổ, nâng đỡ nhau qua bao năm tháng lịch sử có giá trị to lớn và vĩnh hằng. Hình ảnh cây tre đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong những trang văn hóa bất diệt của dân tộc, là người bạn lớn đáng tôn vinh của cả dân tộc.