K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nhé :

- Tìm hiểu đề.

- Vai trò của môi trường đối với con người.

- Khẳng định tính cấp bách của việc bảo vệ môi trường sống.

* Dàn bài.

1. Mở bài:

- Giới thiệu vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; vai trò quan trọng, giành được nhiều sự quan tâm của con người.

2. Thân bài:

- Môi trường sống là gì? ( những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước, không khí...)

- Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người:

+ Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi...

+ Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại ( không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi...)

- Những hành động thiếu ý thức của con người làm tổn hại đến môi trường sống và tác hại của chúng:

+ Xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí.

+ Rác thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí, thủng tầng ô-zôn, xói mòn đất...

- Tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn gữ môi trường sống trong lành: môi trường sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống.

3. Kết bài:

- Bài học rút ra cho bản thân, những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống: không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng và cây xanh...

25 tháng 8 2021

Mỗi ngày còn ốc sên leo được số mét là :

\(4-3=1\left(m\right)\)

Con ốc sên leo lên đỉnh của cái cột mất số ngày là :

\(1\times10=10\) ( ngày )

Vậy con ốc sên leo lên đỉnh vào ngày thứ 4 tuần sau

một ngày con ốc sên neo được số m là : 

4 - 3 = 1 ( m ) 

đến ngày thứ 6 con ốc sên neo được 6 m và ngày thứ 7 con ốc sên neo lên được hết cái cột vào ban ngày vì ko bị tụt 

nên con ốc sên sẽ lên váo ngày chủ nhật nha bạn 

25 tháng 8 2021

Từ đồng nghĩa với từ gặp lại là : chạm mặt 

Hok tốt~

25 tháng 8 2021

ơ xl mik lộn rồi ! xl bn!

gặp mặt : gặp gỡ

25 tháng 8 2021

Xuất xứ: Bài Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre,  bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.

25 tháng 8 2021

Bài “Cây tre Việt Nam” sáng tác năm 1955, là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan. Bộ phim thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta

1.

Nhóm từ thứ 2 là nhóm từ khồn đồng nghĩa.

2.

1.xanh ngắt

2.xanh non

3.xanh xao

3.

a.quốc thể

b.làng quê ( câu này ko chắc lắm )

c.lấp ló

HT~

25 tháng 8 2021

1.Nhóm từ hông đồng nghĩa là: xây dựng , kiến thiết , kiến tạo , kiến nghị

Bài 2

1-c

2-b

3-a

Bài 3

a.giang sơn

b.làng quê

c.lấp ló

Bài 4

Câu 1 : Đêm trăng , biển / yên tĩnh .

                                 CN        VN

Câu 2:Tàu Phương Đông của chúng tôi /buông neo

                  CN                                               VN

Câu 3: Một số chiến sĩ /thả câu

                    CN                VN

Câu 4: Một số khác / quây quần trên boong tàu ca hát , thổi sáo 

               CN                                          VN

Học tốt

Ex. 1: Change these sentences into the passive form: 1. The milkman brings bottles of milk to the house. →Bottles of milk are brought to the house by the milkman. 2. How do people learn languages? →How are people learnt languages? 3. John will collect me at the airport. →I will be collected at the airport by John. 4. The manager must sign the cheque. →The cheque must be signed by manger. 5. They kept me waiting for the half an hour. → 6. They are building a new ring road round the...
Đọc tiếp
Ex. 1: Change these sentences into the passive form: 1. The milkman brings bottles of milk to the house. →Bottles of milk are brought to the house by the milkman. 2. How do people learn languages? →How are people learnt languages? 3. John will collect me at the airport. →I will be collected at the airport by John. 4. The manager must sign the cheque. →The cheque must be signed by manger. 5. They kept me waiting for the half an hour. → 6. They are building a new ring road round the city. → 7. We can’t wear jeans at work. → 8. Will you invite her to your birthday party? → 9. They have built a new hospital near the airport. → 10. Do they speak French and English in Canada? → 11. They made jeans from denim. → 12. They will introduce a new style of jeans in Vietnam. → 13. Do they sell computers in the supermarket? → 14. Will they open the new hospital next month? → 15. The staff is going to explain the problem to the president. → 16. They will help you with your homework tonight. → 17. The director made an important announcement on TV last night. → 18. They have provided thousands of people with food. → 19. He sold his old car and bought a new one. → 20. He is writing another book about science. → 21. My students are doing exercises 5 on page 40 right now. → 22. I often visit her twice a week. → 23. She told us an interesting story. → 24. My father used to take me to the place when I was young. → 25. What will you do if you finish writing the book? → 26. We were driving a car when we saw an accident. → 27. You must make a decision as soon as possible. → 28. She doesn’t watch TV at night. → 29. Did they finish their work yesterday? → 30. You ought to show him how to use this computer. → 31. Naturally, they speak English very well. → 32. Have you told them the truth about the accident? → 33. Is she listening the folk song? → 34. I think she is honest. →
0

“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”

Câu ca dao quen thuộc trên đã làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của hình tượng người phụ nữ dựa trên việc đối lập vẻ đẹp ngoại hình bên ngoài và nhân cách bên trong. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương- bà Chúa thơ Nôm cũng đã có những vần thơ rất hay để miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua bài thơ “Bánh trôi nước”. Tuy khác với câu ca dao ở điểm Hồ Xuân Hương vừa đề cao vẻ đẹp hình thể lẫn tâm hồn nhưng chúng ta vẫn thấy nổi bật hơn cả là vẻ đẹp về tâm hồn. Người phụ nữ đã hiện lên với vẻ đẹp tâm hồn đẹp đẽ, tấm lòng chung thủy son sắt:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Trong bài thơ, vẻ đẹp của người phụ nữ đã được khúc xạ thông qua hình ảnh bánh trôi nước. Tác giả đã lựa chọn những chi tiết nổi bật nói lên đặc điểm của bánh trôi để gợi nên vẻ đẹp của người phụ nữ. Sau khi làm miêu tả sự hài hòa về hình thể “vừa trắng lại vừa tròn”, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp về tâm hồn của người phụ nữ trong những câu thơ tiếp theo.

Vẻ đẹp đó đã trải qua hành trình lênh đênh chìm nổi: “Bảy nổi ba chìm với nước non”. Thành ngữ “Ba chìm bảy nổi” để nói về sự lênh đênh, trôi nổi của kiếp người đã được tác giả Hồ Xuân Hương vận dụng một cách sáng tạo thông qua biện pháp đảo ngữ, tạo nên hình ảnh cách nói đầy ấn tượng “Bảy nổi ba chìm”. “Nước non” đã được chuyển nghĩa gợi lên hoàn cảnh sống và cuộc đời của người phụ nữ. Đó là một cuộc đời truân chuyên, lênh đênh, chìm nổi. Không những thế, người phụ nữ còn phải chịu đựng kiếp sống bị lệ thuộc, không được làm chủ cuộc đời mình: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Trong xã hội phong kiến xưa, khi chế độ nam quyền lên ngôi, người phụ nữ không thể có được tiếng nói riêng mà luôn phải tuân thủ những nguyên tắc của lễ giáo phong kiến: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, nếu chồng mất thì theo con trai). Như vậy, người phụ nữ luôn phải chịu số phận lệ thuộc là không được phép làm chủ cuộc đời mình. Cũng giống như chiếc bánh trôi, bánh rán hay bánh nát là do người làm bánh khéo hay vụng, số phận của người phụ nữ cũng phải lệ thuộc vào kẻ khác, giống như câu ca dao xưa:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Nhưng chính trong những thử thách và bất công đó, vẻ đẹp của người phụ nữ đã được làm nổi bật: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Mặc dù cuộc đời phải trải qua chìm nổi, bấp bênh, không có tiếng nói riêng nhưng người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn tấm lòng thủy chung, son sắt. Câu thơ kết thúc đã để lại một ấn tượng khó phai mờ trong lòng độc giả về một vẻ đẹp hoàn mỹ của người phụ nữ vượt lên những bi kịch của cuộc đời.

Thông qua vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, tác phẩm “Bánh trôi nước” trở nên thấm đẫm giá trị nhân đạo. Đằng sau vẻ đẹp của người phụ nữ là cái nhìn đồng cảm, xót thương của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đối với những thân phận chìm nổi, bấp bênh, đồng thời thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca, đề cao vẻ đẹp tâm hồn son sắt, thủy chung của họ. Đặt trong bối cảnh xã hội phong kiến với chế độ nam quyền và thiết chế “trọng nam khinh nữ” thì những giá trị này càng có ý nghĩa sâu sắc hơn.

Bằng ngôn từ giản dị, bài thơ “Bánh trôi nước” đã làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, son sắt thủy chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Thông qua việc vịnh một món ăn dân giã, quen thuộc theo phong tục dân tộc, chúng ta thấy được thái độ trân trọng, đồng cảm đối với thân phận người phụ nữ: “Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà, dễ thường như cái bánh trôi chưa vào được văn học”

Bn tham khảo nha:

Ở Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ không chỉ xuất hiện qua những trang sử hào hùng mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho thi ca, nhạc, hoạ. Trong tiếng nói về người phụ nữ, “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương có thể được xem là nhà thơ của phụ nữ.

Phần lớn những thi phẩm bà viết là viết về người phụ nữ hoặc qua đó thể hiện cách nhìn của nữ sĩ. Điều đáng nói là đến thơ Hồ Xuân Hương, nhà thơ không hóa thân vào nhân vật trữ tình nhập vai mà trực tiếp nói lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến thối nát, bất công, khẳng định vẻ đẹp tự thân của người phụ nữ, đòi nữ quyền.

Bánh trôi nước là một bài thơ vịnh vật, viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Vịnh về một món ăn dân gian là cái nghĩa bề nổi, tảng băng ẩn tàng dưới hình ảnh cái bánh trôi là vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Cái tài, sự độc đáo của nữ sĩ Xuân Hương là chỉ với vài nét vẽ cơ bản nói lên đặc trưng của chiếc bánh trong khuôn khổ 28 chữ mà khơi gợi nên bao điều về người phụ nữ xưa, nhất là về vẻ đẹp của họ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Đứng trước một người phụ nữ, ấn tượng đầu tiên của mỗi người là ở vẻ đẹp hình thức, hình thể rồi mới đến vẻ đẹp về phẩm chất, tâm hồn. Và cách nhìn của Hồ Xuân Hương cũng không nằm ngoài tâm lý, quy luật nhận thức ấy.

Câu thơ thứ nhất, với hai tính từ trắng, tròn dùng để miêu tả màu sắc và hình dáng của bánh trôi đã chuyển nghĩa, khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc về vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ. Có thể nói, mong muốn và cũng là chuẩn mực trong cách nhìn truyền thống về hình thức một người phụ nữ đẹp trước hết phải là nước da trắng:

Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau

Và với Hồ Xuân Hương, đó như một nét đẹp xuyên suốt trong cách nhìn về vẻ đẹp hình thức của giới nữ trong sáng tác của tác giả (Tranh tố nữ, Vịnh cái quạt,…). Nước da trắng, nhất là trắng hồng đã nói hết được vẻ xinh xắn, tươi tắn của một người con gái. Không những thế vẻ tròn trịa của chiếc bánh còn gợi lên một vẻ đẹp hình thể tròn đầy, đầy đặn theo quan niệm thẩm mĩ truyền thống của người Việt về một vẻ đẹp viên mãn.

Vẻ trắng trẻo, nét tròn đầy ấy thật bắt mắt, thật tràn đầy sức sống, chứa đựng bao khát khao rạo rực, thể hiện cái nhìn tươi trẻ, lạc quan của nữ sĩ, và cũng là cái nhìn của nhân dân, nhất là những người dân lao động. Cũng có thể nói thêm rằng, đằng sau vẻ trắng trẻo, đầy đặn ấy còn giúp chúng ta liên tưởng đến vẻ trắng trong, phúc hậu của người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp tâm hồn hồn nhiên, thuần phác, mang quan niệm, cốt cách Việt.

Đến câu thơ thứ hai, ai cũng biết thông qua nói về cách luộc bánh trôi, nhất là ở việc sử dụng thành ngữ Ba chìm bảy nổi mà lại đảo câu thành ngữ cho chữ chìm nằm ở cuối, nhà thơ ngầm thể hiện sự long đong, cơ cực của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.

Nhưng có lẽ ít ai thấy được rằng, đằng sau sự long đong cơ cực ấy là vẻ đẹp tần tảo, chịu thương chịu khó, đức hy sinh, nhẫn nại của người phụ nữ Việt Nam. Đây chính là nét đẹp truyền thống mà không ai có thể phủ nhận được.

Nói đến đây, bỗng nhiên ta nhớ đến hình ảnh người phụ nữ trong ca dao một mình nuôi con để chồng tham gia chiến trận:

Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non…,

Hay hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương:

Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng…

Ở hai câu thơ cuối, vẫn tiếp nối mạch thơ nói về số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến (cụ thể là nói đến một thân phận phụ thuộc) nhưng ý thơ tập trung vào việc khẳng định phẩm chất quý báu, vấn đề sống còn của mỗi người phụ nữ theo quan niệm đạo đức phong kiến, và cũng là vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Hình ảnh tấm lòng son ở đây dĩ nhiên nhà thơ không dùng với ý nghĩa tượng trưng cho tấm lòng yêu nước thương dân như trong thơ Nguyễn Trãi mà tượng trưng cho tấm lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ, nhất là người vợ.

Chẳng phải từ xa xưa, đạo tam tòng tứ đức buộc người phụ nữ khi có chồng phải một mực thuỷ chung mà ngay cả trong hiện tại hay ở bất kỳ thời đại nào thì đây luôn là phẩm chất quý báu của người phụ nữ được mọi người trong xã hội coi trọng, đề cao.

Điều đáng chú ý trong hai câu thơ cuối của bài thơ là Hồ Xuân Hương đã khẳng định vẻ đẹp thuỷ chung của người phụ nữ với thái độ đầy tự tin, tự hào qua cách diễn đạt bằng cặp quan hệ từ đối lập: mặc dầu mà. Có thể nói, dù hoàn cảnh, số phận người phụ nữ có long đong, lận đận, dù phải sống với thân phận phụ thuộc nhưng mẫu số chung vững bền ở họ là tấm lòng thuỷ chung sáng ngời.

Gần như cứ qua mỗi câu thơ, nhà thơ lại mở ra cho chúng ta thấy được một vẻ đẹp khác của người phụ nữ, mà lại rất đặc trưng cho vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Qua hình ảnh ẩn dụ là bánh trôi nước, từng vẻ đẹp của người phụ nữ được khơi gợi thật tinh tế.

Nhìn về vẻ đẹp của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã ca ngợi, khẳng định ở cả vẻ đẹp hình thức lẫn vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn, tạo cho độc giả có một cái nhìn về một vẻ đẹp hoàn mỹ của người phụ nữ Việt Nam. Đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ với một thái độ khẳng định đầy tự tin chính là cốt lõi nhân văn, là bản lĩnh và cũng là phong cách thơ Hồ Xuân Hương.

tham khảo 

Cây tre là một biểu tượng của dân tộc Việt Nam về phẩm chất kiên cường, bất khuất, ngay thẳng , kiên trung . Người dân VN ta luôn dành một tình yêu sâu sắc với cây tre , đồng thời trân trọng và đề cao  những lợi ích, vai trò của cây tre trong đời sống hàng ngày. Chẳng biết từ bao giờ, cây tre đã gắn liền với xóm làng Việt Nam. Hình ảnh lũy tre xanh vươn mình trong gió đã trở thành nét đẹp trong đời sống người dân quê. Với thân hình gầy guộc, lá mong manh, tre mạnh mẽ vươn mình đứng thẳng lên trong nắng chiều. Có một đặc tính rất nổi bật của tre là tre không hề kén chọn đất. Ở bất cứ đâu, trên bất cứ loại đất nào, ngay cả đó là những vùng đất cằn khô sỏi đá, tre vẫn vươn mình đứng thẳng. Rễ tre đâm sâu xuống tận cùng của bề mặt đất, hút chất dinh dưỡng từ lòng đất  lên nuôi cây khôn lớn. Và khi đã vươn mình lên khỏi không gian nhỏ bé của bức tường làng, tre kiêu hùng đứng thẳng  trong không gian rộng lớn của vũ trụ . Sự ngay thẳng ấy của tre cũng là biểu trưng cho sự ngay thẳng, kiên cường, bất khuất không bao giờ chịu thua hoàn cảnh của con người Việt Nam. Đó cũng là những đực tính đẹp của người dân ta mà thông qua hình ảnh cây tre tất cả chúng ta ai nấy đều phải ngợi ca.

25 tháng 8 2021

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí khác: thẳng thắn, bất khuất Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam.

CÓ CẢ TIẾNG VIỆT NHÉ:

In my free time, I love to relax myself by listening to music and watching my favorite films. I study all day, so after 7PM is the only time that I can use for myself. I have a smart phone, so I can download a lot of songs from the Internet for free, and I usually hear them with my headphone. Sometimes when my parents are not at home, I turn on the loudspeakers to have the best experience with music, but most of the time I just listen in silence. Besides music, movies are my biggest love. When I am not listening to the songs, I turn on my computer and watch some of the lasted movies on the websites. Since most of the best films are from Europe and America, this is also a way for me to improve my English skills. I usually do not use the subtitle, and I try to hear directly what the actors and actresses are saying. My parents want me to read books to even learn in my free time, but I think I should do what I actually love to make myself comfortable.

Dịch:

Trong thời gian rảnh rỗi, tôi thích thư giãn bản thân bằng cách nghe nhạc và xem những bộ phim yêu thích. Tôi học cả ngày, vậy nên sau 7 giờ tối là thời gian duy nhất tôi dành cho bản thân. Tôi có một chiếc điện thoại, vậy nên tôi có thể tải về nhiều bài hát miễn phí từ mạng Internet, và tôi thường nghe bằng tai nghe. Đôi khi bố mẹ tôi không ở nhà, tôi mở loa để có trải nghiệm tốt nhất với âm nhạc, nhưng hầu hết thời gian tôi chỉ nghe trong im lặng. Bên cạnh nhạc, phim ảnh là tình yêu lớn nhất của tôi. Khi tôi không nghe những bài hát, tôi mở vi tính và xem một vài bộ phim mới nhất trên những trang web. Vì những bộ phim hay nhất đều đến từ Châu Âu và Châu Mỹ, đây cũng là một cách để tôi cải thiện các kĩ năng tiếng Anh của mình. Tôi không hay xem phụ đề, và tôi cố gắng để nghe trực tiếp những gì diễn viên đang nói. Bố mẹ tôi muốn tôi đọc sách để có thể học kể cả khi rảnh rỗi, nhưng tôi nghĩ tôi nên làm những gì tôi thích để khiến bản thân thoải mái.

25 tháng 8 2021

má ơi đay tiếng việt