K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2018

con moi ko uong ,con dia ko an

27 tháng 4 2018

Bài kí Cô Tô của Nguyễn Tuân là một tác phẩm đặc sắc mà ở đó đoạn tả mặt trời mọc trên biển đã gây cho em sự thích thú, ham mê và trí tưởng tượng sâu sắc nhất.

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.

Rạng đông được tác giả miêu tả trong một câu rất súc tích và giàu sức gợi cảm. Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi- Cảnh rất thực mà đẹp thần tiên, trong trẻo, tinh khiết. Nguyễn Tuân đã khéo léo, tinh tế tạo ra cái “phông”, cái nền cho vầng dương hiện trên mặt biển: Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh mà tác giả đã dùng ở đây thật là đặc sắc, vừa rất thực mà cũng rất mơ, rất kì ảo. “Thực” là vì qua làn hơi nước của mặt biển, mắt thường có thể nhìn rõ hình dáng “tròn trĩnh” của vầng thái dương. Mặt trời lúc ấy dịu êm, chưa chói loá, chưa làm nhức mắt, khiến cho người ta có thể ngắm nhìn và có cảm giác vầng mặt trời hiền hoà phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh “rất mơ” rất kì ảo vì nó là kết quả của óc quan sát, nhận xét tinh tế và kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của tác giả. Không dừng ở đó, óc quan sát sắc sảo, tâm hồn tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của Nguyễn Tuân đã biện những lời văn miêu tả của ông thành một bức tranh sơn mài tráng lệ. Sự am hiểu của tác giả về hội hoạ tăng thêm hiệu lực cho ngòi bút miêu tả, đoạn văn giàu chất tạo hình và màu sắc khiến nó sáng rực lên, đẹp một vẻ đẹp kì ảo mà lại rất thực. Người đọc chưa hết sững sờ trước hình ảnh so sánh mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, thì lại sững sờ trước một vẻ đẹp kì ảo khác: Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bâng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Ba tính từ đặt liên tiếp cạnh nhau (hồng hào, thăm thẳm, đường bệ) có tác dụng tả màu sắc, trạng thái, hình dáng mặt trời làm cho nó nổi bật lên trên cái mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Màu hồng và màu ánh bạc là hai màu sắc có sức gợi cảm của tranh sơn mài, cũng là hai màu sắc chủ đạo của bức tranh này.

Vẻ đẹp của mặt trời mọc trên biển Cô Tô quả là tặng vật vô giá của thiên nhiên ban cho người lao động suốt đời gắn bó với biển cả. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Câu văn đẹp, một vẻ đẹp cổ điển, mẫu mực. Hình ảnh so sánh vầng mặt trời và bầu trời trên biển Cô Tô như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh... là một hình ảnh hết sức trang trọng, uy nghi, lộng lẫy và giàu chất nhân bản vì nó hướng tới “Con người”, vì “Con người”, kính trọng người lao động. Ta như có cảm giác thiên nhiên vĩ đại đang tự đẹp lên vì “Con người”, đang cung kính dâng lễ phẩm trong buổi lễ mừng thọ tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Và cùng lúc, chúng ta đón nhận mâm lễ phẩm của Nguyễn Tuân, một mâm lễ phẩm sang trọng, ông dâng cho muôn thuở văn chương: những trang viết tài hoa, huy hoàng của ông! Đến đây, người đọc cảm phục Nguyễn Tuân vì tài văn chương mà cũng vô cùng kính trọng cái “tâm” rất đẹp của ông. Cái “Tâm” rất đẹp của Nguyễn Tuân luôn hướng về người dân lao động của đất nước mình.

Bức tranh bình minh trên biển Cô Tô sẽ giảm đi rất nhiều vẻ đẹp nếu như nhà văn không điểm vào đó mấy cánh chim không khi nào thiếu vắng trên biển. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con Hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Đôi nét chấm phá cuối cùng đã hoàn tất bức tranh, làm cho bức tranh sống động, đầy chất thơ. Đây là những cánh chim xưa thường chấp chới, sáng lên trong những áng thơ cổ điển. Trong đoạn văn này, những cánh chim biển nhỏ nhoi có tác dụng rất lớn: nó thổi hồn thơ vào văn xuôi. Phải chăng đó là nét tài hoa của ngòi bút văn chương Nguyễn Tuân.

Em chưa một lần được ngắm cảnh bình minh ở biển. Nhờ đoạn kí của Nguyễn Tuân đã giúp em chiêm ngưỡng, thưởng thức vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và kì diệu của mặt trời mọc trên biển Cô Tô. Cảm ơn nhà văn với trí sáng tạo đã khám phá, đã “vẽ” lên trong văn chương vẻ đẹp của Cô Tô, giúp ta thêm yêu vùng đảo xa xôi này. Cảm ơn Nguyễn Tuân đã dạy ta cả cách đến với “Cái đẹp”.


 



 

2 tháng 5 2018

doc tram am, nhe nhang nhung day cam xuc ve 1 mien dat ma mk coi chung la me nha

23 tháng 7 2018

Chiếc thuyền chở ước mơ.

26 tháng 4 2018

Nội dung cơ bản của mẫu đơn xin chuyển trường tại đây:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________

ĐƠN XIN CHUYỂN TRƯỜNG

(Mẫu dành cho học sinh cấp Tiểu học)

Kính gửi:

- Lãnh đạo Phòng GD-ĐT: ..........................................................................
- Lãnh đạo Phòng GD-ĐT: ..........................................................................
- Hiệu trưởng trường: .................................................................................
- Hiệu trưởng trường: .................................................................................

Tôi tên là: .................................................................. Hiện ngụ tại: ...............................................................

Là phụ huynh của em ............................................... Sinh năm ...........  là học sinh lớp năm học thuộc trường ....................................................................

Kết quả cuối năm: ..................... Học lực: .......................... Hạnh kiểm: .....................................

Tôi làm đơn này gởi đến Hiệu trưởng trường ............................................................................. và Lãnh đạo Phòng GD&ĐT ....................................... cho tôi được chuyển con tôi về học lớp ............ năm học .................... tại trường .......................................................... thuộc huyện .................................... tỉnh: ............................................

Lý do: .............................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

Kính mong được sự chấp thuận.

Hồ sơ đính kèm:

  • Học bạ
  • Khai sinh

................., ngày ..... tháng ..... năm 20.....

Người làm đơn

 Ý kiến tiếp nhận Hiệu Trưởng trường

(Nơi chuyển đến)

Ý kiến Hiệu Trưởng trường

(Nơi đang học) 

26 tháng 4 2018

Mời các bạn tham khảo Mẫu đơn xin chuyển trường THCS cùng tỉnh

Đơn xin chuyển trường
Mẫu đơn xin chuyển trường THCS tham khảo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------------- 

ĐƠN XIN CHUYỂN TRƯỜNG

(Học sinh THCS chuyển đi, đến trong tỉnh)

 Kính gửi:

- Hiệu trưởng Trường (đi)........................................................
- Hiệu trưởng Trường (đến).....................................................

Phụ huynh của học sinh …………………………………… Sinh ngày:.………………......……………......Tôi tên là: ………………….................................………………….................................…………………..

Đang học lớp ………...................….. Năm học: 20…..-20….. tại trường ……….....…………………......

Thuộc huyện ………….....................……………… Tỉnh ………………...................................................

Nay xin chuyển đến học lớp ....................... Năm học: 20.....- 20..... tại trường ....................................

Thuộc huyện ................................................... Tỉnh ..............................................................................

Lý do: .....................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

Rất mong sự chấp thuận Quý Trường.

……, ngày ….. tháng …… năm 20….
Ký tên                   

Ý kiến tiếp nhận của trường (đến)

……………………………………..

……………………………………..

……………………………………..

26 tháng 4 2018

đề cương văn thi học kì hả, mk có nè

26 tháng 4 2018

Thánh

26 tháng 4 2018
-    Giống nhau :+ Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.+ Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp. -  Khác nhau :+ Ở cư dân Văn Lang - Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh, trong khi đó cư dân Cham-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp và ở cư dân Phù Nam thì nghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển lại phát triển mạnh.+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa và Phù Nam do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và đạo Phật.chúc bạn hok tốt 
26 tháng 4 2018

-    Giống nhau :

+ Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.

+ Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.

-  Khác nhau :

+ Ở cư dân Văn Lang - Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh, trong khi đó cư dân Cham-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp và ở cư dân Phù Nam thì nghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển lại phát triển mạnh.

+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa và Phù Nam do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và đạo Phật.

26 tháng 4 2018

Buổi trưa hôm ấy trôi qua thật nặng nề. Bố tôi ở lại cơ quan còn anh trai thì đi công tác, chỉ còn tôi và mẹ trong căn nhà rộng thênh thang. Mẹ lặng lẽ chuẩn bị bữa trưa một mình, không cần tôi giúp như mọi ngày. Rón rén đứng ở cửa bếp nhìn vào, tôi thấy rõ nỗi buồn phiền hiện trên gương mặt mẹ. Đôi tay mẹ làm nhưng ánh mắt nhìn buồn bã xa xăm. Thường ngày mẹ rất hay cười và nói chuyện với tôi tôi, thế mà hôm nay mẹ chẳng nói cười gì cả. Hình như mẹ đang lén tiếng thở dài. Trên khuôn mặt hiền từ của mẹ đã có nhiều nếp nhăn nơi khoé mắt. Mấy sợi gân xanh nổi trên vầng trán rộng, đôi môi mẹ không còn tươi thắm như trước… Có phải vì tôi mà mẹ già trước tuổi hay không?

Tuy rất buồn, nhưng mẹ vẫn quan tâm chăm sóc tôi chu đáo. Mẹ giục tôi ăn cơm, nhắc tôi ngủ trưa để có sức học chiều. Mẹ càng quan tâm, tôi càng xót xa ân hận. Còn mẹ, chưa kịp nghỉ ngơi đã lại vội vã đến trường làm việc. Ánh nắng vàng vẫn nhảy nhót ngoài sân nhưng tôi chẳng thấy vui chút nào. Ánh mắt thất vọng, giọng nói buồn rầu của mẹ cứ ám ảnh mãi tâm trí tôi. Tôi biết, mẹ buồn vì sự sa sút trong học tập của tôi thì ít mà mẹ đau đớn vì thái độ ngang ngạnh nói dối của tôi thì nhiều. Tôi thấy mình quả là một đứa trẻ hư. Tôi chỉ muốn oà khóc cho vơi đi phần nào nỗi ân hận đang giày vò trong lòng mình.

Cũng như bao đứa trẻ khác, tôi có bố chở che, có mẹ yêu thương chăm sóc. Tôi yêu, tự hào và kính trọng bố vô cùng. Nhưng có lẽ người gần gũi dấu yêu nhất trong gia đình đối với tôi là mẹ. Mẹ đã sinh ra tôi, nuôi tôi khôn lớn trưởng thành. Đôi tay thân thương, dòng sữa ấm áp, lời hát ru ngọt ngào của mẹ cứ lớn dần trong tôi, để tôi thêm yêu tha thiết và khắc ghi sâu hình ảnh mẹ lúc buồn cũng như lúc vui, khi tôi mắc lỗi cũng như khi làm được một việc tốt.

nên thay chỗ khá thành TB

26 tháng 4 2018

đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi

Nhưng mỗi năm một vắng

Người thuê viết nay đâu ?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

a) đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ? của ai=> Đây là bài thơ "Ông Đồ" của Vũ Đình Liên

b) trong đoạn thơ trên có một từ sai , chỉ ra và sửa từ sai đó=> Từ sai: "một" sửa thành "mỗi"=>"Nhưng mỗi năm mỗi vắng"

c) xác định biện pháp tu từ trong 2 câu thơ cuối=> Biện pháp nhân hóa

26 tháng 4 2018

a, Đoạn thơ trên trích từ bài : "Ông đồ" của Vũ Đình Liên

b, Từ sai trong câu văn trên là : Những mỗi năm một văng ( từ gạch chân là từ sai)

Sửa lại thành: Những mỗi năm mỗi vắng ( từ gạch chân là đúng)

c, 2 câu cuối dùng nghệ thuật ẩn dụ

Mk lm ko bt có đúng ko bn kiểm tra lại nhé có lẽ hai câu a và b là đúng đó